Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 217 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
217
Dung lượng
3,09 MB
Nội dung
Ngày soạn: 24/8/2014 ngày dạy: 26/8/2014 lớp dạy: 9a ngày dạy: 28/8/2014 lớp dạy: 9b CHƯƠNG I: CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MENDEN Tiết 1: MEN ĐEN VÀ DI TRUYỀN HỌC I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức: - Hs trình bày được MĐ , NV và ý nghĩa của di truyền học - Hiểu được công lao và trình bày được phương pháp phân tích của các thế hệ lai của Menden.Nêu được các thí nghiệm của Men đen và rút ra nhận xét. - Hiểu và ghi nhớ một số thuật ngữ và kí hiệu trong di truyền học. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình. - Kĩ năng lắng nghe tích cực , trình bày suy nghĩ / ý tưởng , hợp tác trong hoạt động nhóm. - Kĩ năng tự tin trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp - Kĩ năng hợp tác, xử lí. 3. Thái độ: - Xây dựng ý thức tự giác và thói quen học tập môn học II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH. 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Tranh phóng to hình 1.2/6 (SGK). 2. Chuẩn bị của học sinh: - Đọc trước mục "Em có biết". III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY. 1. Kiểm tra bài cũ. (Không) * Đặt vấn đề vào bài mới: Di truyền học tuy mới hình thành từ đầu thế kỷ XX nhưng chiếm 1 vị trí quan trọng trong sinh học. Menđen - người đặt nền móng cho di truyền học. 2. Dạy nội dung bài mới. Hoạt động của GV - HS Ghi bảng Gv: Cho HS đọc khái niệm di truyền và biến dị mục I SGK. ? Thế nào là di truyền và biến dị ? Gv: Giải thích rõ: biến dị và di truyền là 2 hiện tượng trái ngược nhau nhưng tiến hành song song và gắn liền với quá trình sinh sản. I. Di truyền học. 19p - Di truyền: Là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố, mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con cháu . - Biến dị: Là hiện tượng con sinh ra khác với bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết. 1 Gv: Cho HS làm bài tập SGK mục I. Cho HS tiếp tục tìm hiểu mục I để trả lời: Hs: làm việc độc lập theo SGK, trao đổi nhóm, thống nhất ý kiến trả lời. Hs: Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung. Gv: yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập với nội dung: Bản thân em có gì giống và khác với bố mẹ ở những đặc điểm nào? Tại sao ? Gv đặt câu hỏi tiếp: Di truyền học nghiên cứu cái gì? ý nghĩa thực tiễn của di truyền học? Hs: Các nhóm thảo luận , trả lời . Gv: Giải thích một số thuật ngữ : + Cơ sở vật chất: Là nhân tố di truyền + Cơ chế: Tồn tại, tổ hợp, phân li + Tính quy luật: Theo chu kì không thay đổi. Gv: Chuyển ý Gv: Giới thiệu tiểu sử và phương pháp nghiên cứu của Men Đen . Hs: qua sát và phân tích H1.2 SGK, đọc thông tin rút ra nhận xét về sự tương phản của từng cặp tính trạng . ? Nội dung phương pháp nghiên cứu của Men Đen là gì ? ? Ông đã làm gì để rút ra đựơc quy luật di truyền ? Gv: Treo hình 1.2 phóng to để phân tích. Gv: Trước Menđen, nhiều nhà khoa học đã thực hiện các phép lai trên đậu Hà Lan nhưng không thành công. Menđen có ưu điểm: chọn đối tượng thuần chủng, có vòng đời ngắn, lai 1-2 cặp tính trạng tương phản, thí nghiệm lặp đi lặp lại nhiều lần, dùng toán thống kê để - Di truyền học nghiên cứu bản chất và tính quy luật của các hiện tượng di truyền, biến dị, nó làm sáng tỏ cơ sở vật chất, cơ chế của các hiện tượng di truyền và biến dị. - Di truyền học là cơ sở lí thuyết cho khoa học chọn giống, có vai trò to lớn với y học, đặc biệt có tầm quan trọng trong công nghệ sinh học hiện đại. II. Men Đen - người đặt nền móng cho di truyền học. 10p - Nội dung phương pháp phân tích các thế hệ lai của Men Đen . + Lai các cặp bố mẹ khác nhau về một hoặc một số cặp tính trạng thuần chủng tương phản rồi theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng đó trên con cháu của từng cặp bố mẹ . + Dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được.Từ đó rút ra quy luật di truyền, đặt nền móng cho di truyền học. 2 xử lý kết quả. Gv: Giải thích vì sao menđen chọn đậu Hà Lan làm đối tượng để nghiên cứu. Gv: Chuyển ý Gv: yêu cầu HS nêu một số thuật ngữ cơ bản của di truyền học? ? Lấy ví dụ minh hoạ cho từng thuật ngữ? HS: đọc thông tin SGK, thảo luận nhón thống nhất ý kiến, cử đại diện trả lời, nhóm khác nhận xét bổ sung . Gv: nhận xét và đưa ra kết luận . Gv: yêu cầu HS nêu một số kí hiệu cơ bản của di truyền học HS: đọc thông tin SGK, thảo luận nhón thống nhất ý kiến, cử đại diện trả lời, nhóm khác nhận xét bổ sung . Gv: nhận xét và đưa ra kết luận . III. Một số thuật ngữ và kí hiệu cơ bản của di truyền học. 12p 1. Một số thuật ngữ: - Tính trạng là những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lí của một cơ thể . - Cặp tính trạng tương phản là hai trạng thái biểu hiện trái ngược nhau của cùng loại tính trạng . - Nhân tố di truyền (gen) quy định các tính trạng của sinh vật . - Giống (dòng) thuần chủng là giống có đặc tính di truyền đồng nhất, các thế hệ sau giống thế hệ trước . 2. Một số kí hiệu. - P: Cặp bố mẹ xuất phát. - Phép lai lai kí hiệu bằng dấu: x - G: Giao tử . + Giao tử đực: ♂ + Giao tử cái: ♀ - F: Thế hệ con * Kết luận chung : SGK tr.7 3.Củng cố, luyện tập. 3p - X/c HS đọc kết luận chung /7. ? Trình bày ND phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menden? 4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. 1p - Đọc trước bài 2/8; Kẻ bảng 2/8 (SGK) vào vở. * Rút kinh nghiệm giờ dạy: Kiến thức: Phương pháp: Thờigian 3 Ngày soạn: 27/8/2014 ngày dạy: 29/8/2014 lớp dạy: 9a ngày dạy: 30/8/2014 lớp dạy: 9b Tiết 2: LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức: - Học sinh trình bày và phân tích được thí nghiệm lai 1 cặp tính trạng của Menden. - Hiểu và ghi nhớ các k/n kiểu hình, kiểu gen, thể đồng hợp, dị hợp. - Hiểu và phát biểu được qui luật phân li. - Giải thích được kết quả thí nghiệm theo quan điểm của Menden. 2. Kĩ năng: - Phát triển kĩ năng phân tích kênh hình. - Rèn kĩ năng phân tích số liệu tư duy logic. 3. Thái độ: - Củng cố niềm tin vào KH khi nghiên cứu qui luật của hiện tượng SH. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH. 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Tranh phóng to hình 2.1 và 2.3 SGK/9 2. Chuẩn bị của học sinh: - Kẻ trước bảng 2.8 SGK III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY. 1. Kiểm tra bài cũ. 5p ? Trình bày ND cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menden? Giải thích một số ký hiệu của Di truyền học. Trả lời: - Phương pháp phân tích các thê hệ lai: + Lai các cặp bố mẹ khác nhau về 1 hoặc 1 số cặp tính trạng thuần chủng tương phản rồi theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng đó trên con cháu của từng cặp bố mẹ. + Dùng toán thống kê phân tích số liệu → rút ra quy luật di truyền các tính trạng. - P: Bố mẹ hay thế hệ xuất phát. - F: Thế hệ con. + F 1 : Con ở thế hệ thứ nhất. + F 2 : Con ở thế hệ thứ hai. - G: Giao tử. + G P :Giao tử của P. + G F 1 :Giao tử của F 1 . - ♀: Giống cái. - ♂: Giống đực. 4 * Đặt vấn đề vào bài mới: Để hiểu rõ nội dung cơ bản của phương pháp lai một cặp tính trạng của Men Đen ntn? Ông làm thí nghiệm và giải thích thí nghiệm đó ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay 2. Dạy nội dung bài mới. Hoạt động của GV - HS Ghi bảng Gv: yêu cầu HS đọc thông tin SGK, quan sát H2.1, trả lời câu hỏi sau : ? Men đen đã tiến hành thí ghiệm như thế nào ? ? Điền tỉ lệ các loại kiểu hình ở F2 vào ô trống ở bảng 2? Hs: quan sát tranh hình, đọc thông tin, thảo luận nhóm cử đại diện trả lời . ? Vì sao F1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ? Gv: tổ chức cho HS thảo luận lệnh 2 SGK . Hs: các nhóm thảo luận, trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung . Gv: Qua thí nghiệm và kết quả thảo luận hãy phát biểu nội dung quy luật phân li? Gv: Chuyển ý Gv: giải thích quan niệm đương thời về di truyền hoà hợp . Hs: cá nhân đọc thông tin SGK, quan sát H2.3 giải thích kết quả thí nghiệm , đại diện trình bày . Gv: yêu cầu HS thảo luận lệnh ở mục II cho biết : ? Tỉ lệ các loại giao tử ở F1 và tỉ lệ các loại hợp tử ở F2 ? ? Tại sao F2 có tỉ lệ 3 Hoa đỏ : 1 Hoa trắng? ? Men Đen đã giải thích kết quả thí nghiệm như thế nào ? I. Thí ghiệm của Men đen. 20p 1. Thí nghiệm. - Men đen đã tiến hành giao phân giữa các giống đậu Hà Lan khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng , tương phản. - Ví dụ : P : Hoa đỏ x Hoa trắng F1 : 100% Hoa đỏ . Tiếp tục cho : F1 x F1 => F2 : tỉ lệ 3 Hoa đỏ ; 1 Hoa trắng Men đen gọi : - Tính trạng trội là tính trạng biểu hiện ở F1 . - Tính trạng lặn là tính trạng biểu hiện ở F2 . - Kiểu hình là tổ hợp các tính trạng của cơ thể . 2. Nội dung quy luật phân li. - Khi lai 2 bố mẹ khác nhau về 1 cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì F1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ, còn F2 có sự phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình 3 trội : 1 lặn. II. Men Đen giải thích kết quả thí nghiệm. 16p * Theo Men đen : - Mỗi tính trạng do một cặp nhân tố di truyền ( còn gọi là gen) quy định . Ví dụ : AA, Aa, aa . - Các nhân tố di truyền tồn tại thành từng cặp nhưng không trộn lẫn vào nhau . - Trong quá trình phát sinh giao tử có sự phân li của cặp nhân tố di truyền . Ví dụ : Aa tạo ra 2 loại giao tử: 1A : 1a. - Trong quá trình thụ tinh các nhân tố di truyền được tổ hợp lại . * Sơ đồ giải thích ( SGK tr.9) 5 HS: đại diện nhóm phát biểu, nhóm khác nhận xét bổ sụng . GV: nhân xét và kết luận , đưa ra sơ đồ giải thích . F2 có tỉ lệ 3 Hoa đỏ : 1 Hoa trắng . Vì kiểu gen dị hơp Aa biểu hiện kiểu hình trội. ( gen trội át gen lặn ), còn aa biểu hiện kiểu hình lặn. * Điều kiện nghiệm đúng: - Bố mẹ phải thuần chủng. - Số lượng cá thể phải đủ lớn. - Các gen phải phân li trong quá trình phát sinh giao tử và tổ hợp lại trong thụ tinh. 3.Củng cố, luyện tập. 3p - Y/c HS đọc kết luận chung/10 SGK ? Trình bày thí nghiệm lai 1 cặp tính trạng và giải thích KQTN? 4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. 1p - Học bài, trả lời câu hỏi 1,2,3/10 - Hướng dẫn HS làm BT4: + Cần xác định tính trạng trội, lặn; qui định chữ cái thể hiện tính trạng. - Đọc trước bài 3/11 SGK. * Rút kinh nghiệm giờ dạy: Kiến thức: Phương pháp: Thờigian Ngày soạn: 01/9/2014 ngày dạy: 9/9/2014 lớp dạy: 9a ngày dạy: 4/9/2014 lớp dạy: 9b Tiết 3: LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG (Tiếp) I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức: - HS hiểu và trình bày được ND, mục đính và ứng dụng của phép lai phân tích. - Giải thích được vì sao qui luật phân li chỉ nghiệm đúng trong những đ/k nhất định. - Nêu được ý nghĩa của qui luật phân li đối với lĩnh vực sản xuất. 6 - Hiểu và phân biệt được sự di truyền trội ko hoàn toàn với di truyền trội hoàn toàn. 2. Kĩ năng: - Phát biểu tư duy lý luận như: phân tích, so sánh. - Rèn kĩ năng hoạt động nhóm; kĩ năng viết sơ đồ lai. - KNS: Kĩ năng tự tin trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp. Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ý tưởng, hợp tác trong hoạt động nhóm. 3. Thái độ: - Củng cố niềm tin vào KH khi nghiên cứu quy luật của hiện tượng SH. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH. 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Tranh minh họa lai phân tích; tranh phóng to hình 3 SGK/12. 2. Chuẩn bị của học sinh: - Nghiên cứu trước bài ở nhà. III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY. 1. Kiểm tra bài cũ. 5p ? Làm BT 4 SGK trang 10? Trả lời: - Quy ước: + Gen A quy định màu mắt đen. + Gen a quy định màu mắt đỏ. - Vì mầu mắt cá chỉ do một nhân tố di truyền quy định và giống cá kiếm đem lai là thuần chủng, F 1 thu được toàn cá kiếm mắt đen nên mắt đen là tính trạng trội, còn mắt đỏ là tính trạng lặn. - Cá kiếm mắt đen có kiểu gen: AA - Cá kiếm mắt đỏ có kiểu gen: aa - Ta có sơ đồ lai: P: AA X aa (♂ mắt đen) (♀ mắt đỏ) G p : A a F 1 : Aa ( 100% cá mắt đen) F 1 x F 1 : Aa X Aa G F1 : A; a A; a F 2 : 1AA : 2Aa : 1aa Kiểu hình: 3 cá mắt đen : 1 cá mắt đỏ * Đặt vấn đề vào bài mới: Trong tự nhiên muốn XĐ giống có thuần chủng hay không? Người ta dùng phương pháp nào? Và tương quan trội lặn có ý nghĩa gì? Trội không hoàn toàn là hiện tượng ntn? Nó khác gì với quy luật trội hoàn toàn của MenĐen đó là nội dung chúng ta n/c trong bài hôm nay. 2. Dạy nội dung bài mới. Hoạt động của GV - HS Ghi bảng Gv: Gv: yêu cầu HS đọc thông tin SGK ? cho biết một số khái niệm về kiểu gen thể đồng hợp, thể dị hợp ? III. Lai phân tích. 21p 1. Một số khái niệm . - Kiểu gen : Là tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào của cơ thể . 7 Hs: Phát biểu . Gv: yêu cầu HS thực hiện lệnh SGK . Hs: làm việc theo nhóm, đại diện nhóm phát biểu . ? Vì sao khẳng định được nếu kết quả phép lai là đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp ( Đồng tính có kiểu gen AA hoặc Aa thì đực phải cho 1 giao tử là A , cái cho 1 giao tử là a hoặc ngược lại ) ? Vì sao khẳng định được nếu kết quả phép lai là phân tính thì cá thể có kiểu gen dị hợp ( F1 có 1aa thì đực phải cho 1 giao tử là a, cái cho 1 giao tử là a ) Gv: Chuyển ý Gv: nêu câu hỏi: ? Làm thế nào để xác định được tương quan trôi - lặn? ? Để xác định giống có thuần chủng hay không cần phải thực hiện phép lai nào? Hs: nghiên cứu thông tin SGK, trả lời Gv: nhận xét bổ sung và đưa ra kết luận. - Thể đồng hợp : Là kiểu gen chứa cặp gen tương ứng giống nhau : Ví dụ : AA hoặc aa . - Thể dị hợp: Là kiểu gen chứa cặp gen tương ứng khác nhau . Ví dụ : Aa . 2. Lai phân tích . Lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn . - Nếu kết quả phép lai là đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp ( AA ) . Ví dụ : P AA x aa F1 Aa ( đồng tính ) - Nếu kết quả phép lai là phân tính thì cá thể đó có kiểu gen dị hợp ( Aa ) . Ví dụ : P Aa x aa F1 1Aa : 1aa. IV. Ý nghĩa của tương quan trội – lặn. 15p - Tương quan trội, lặn là hiện tượng phổ biến ở giới sinh vật. - Tính trạng trội thường là tính trạng tốt vì vậy trong chọn giống phát hiện tính trạng trội để tập hợp các gen trội quý vào 1 kiểu gen, tạo giống có ý nghĩa kinh tế. - Trong chọn giống, để tránh sự phân li tính trạng, xuất hiện tính trạng xấu phải kiểm tra độ thuần chủng của giống. 3.Củng cố, luyện tập. 3p Khoanh tròn vào chữ cái các ý trả lời đúng: 1. Khi cho cây cà chua quả đỏ thuần chủng lai phân tích. Kết quả sẽ là: a. Toàn quả vàng c. 1 quả đỏ: 1 quả vàng b. Toàn quả đỏ d. 3 quả đỏ: 1 quả vàng 8 2. ở đậu Hà Lan, gen A quy định thân cao, gen a quy định thân thấp. Cho lai cây thân cao với cây thân thấp F 1 thu được 51% cây thân cao, 49% cây thân thấp. Kiểu gen của phép lai trên là: a. P: AA x aa c. P: Aa x Aa b. P: Aa x AA d. P: aa x aa 3. Trường hợp trội không hoàn toàn, phép lai nào cho tỉ lệ 1:1. a. Aa x Aa c. Aa x aa b. Aa x AA d. aa x aa 4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. 1p - Học bài và trả lời câu hỏi SGK. - Làm bài tập 3, 4 vào vở. - Kẻ sẵn bảng 4 vào vở bài tập. * Rút kinh nghiệm giờ dạy: Kiến thức: Phương pháp: Thờigian Ngày soạn: 03/9/2014 ngày dạy: 06/9/2014 lớp dạy: 9b ngày dạy: 12/9/2014 lớp dạy: 9a Tiết 4: LAI HAI CẶP TÍNH TRẠNG I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức: - Học sinh mô tả được thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của Menđen. - Biết phân tích kết quả thí nghiệm lai 2 cặp tính trạng của Menđen. - Hiểu và phát biểu được nội dung quy luật phân li độc lập của Menđen. - Giải thích được khái niệm biến dị tổ hợp. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng phân tích kết quả thí nghiệm. - KNS: Kĩ năng tự tin trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp. Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ý tưởng, hợp tác trong hoạt động nhóm. 3. Thái độ: - Củng cố niềm tin vào KH khi nghiên cứu quy luật của hiện tượng SH. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH. 1. Chuẩn bị của giáo viên: 9 - Tranh phóng to hình 4 SGK. - Bảng phụ ghi nội dung bảng 4. 2. Chuẩn bị của học sinh: - Nghiên cứu trước bài ở nhà. III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY. 1. Kiểm tra bài cũ. 5p ? Lai phân tích là gì? Làm BT 3, 4 SGK trang 13. Trả lời: - Là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn. + Nếu kết quả phép lai đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp. + Nếu kết quả phép lai phân tính theo tỉ lệ 1:1 thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen dị hợp. * Đặt vấn đề vào bài mới: Ở tiết trước chúng ta đã được tìm hiểu thí nghiệm của MenĐen về lai 1 cặp tính trạng, tiết hôm nay chúng ta tiếp tục nghiên cứu về thí nghiệm của MenĐen trên cây đậu Hà Lan. 2. Dạy nội dung bài mới. Hoạt động của GV - HS Ghi bảng Gv: Vào ý Gv: cho HS quan sát tranh phóng to H4 SGK, thảo luận nhóm và điền nội dung phù hợp vào bảng 4 SGK. Hs: đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung . ? Cho biết tỉ lệ kiểu hình ở F2, tỉ lệ từng cặp tính trạng ở F2? ( 315 : 32 = 9 ; 108 : 32 = 3 ; 101 : 32 = 3 ; 32 : 32 = 1) ( 3 : 1 ) (3 : 1) ?Tỉ lệ kiểu hình và tỉ lệ từng cặp tính trạng ở F2 có mối tương quan như thế nào? Lập tích tỉ lệ đó ? Vàng = 315 +101 = 3 Xanh 108 + 32 1 Trơn = 315 + 108 = 3 Nhăn 101 + 32 1 => 9 + 3 + 3 + 1 = 9 + 6 + 1 = ( 3 + 1 ) 2 I. Thí nghiệm của Men Đen. 28p 1.Thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của Men đen. - Lai 2 bố mẹ khác nhau về hai cặp tính trạng thuần chủng tương phản . P : Vàng, trơn x Xanh, nhăn F1 : 100% Vàng, trơn . F1 x F1 F2 Cho 4 kiểu hình : Vàng, trơn : Vàng , nhăn : Xanh , trơn : Xanh , nhăn . - Tỉ lệ kiểu hình ở F2 : 9 Vàng, trơn ; 3 vàng, nhăn; 3 Xanh, trơn ; 1 Xanh, nhăn ( 9 : 3 : 3 :1 ) - Tỉ lệ tính trạng từng cặp ở F2 : Vàng = 3 = Trơn = 3 Xanh 1 Nhăn 1 ( 3 : 1 ) (3 : 1) => Tỉ lệ của mỗi loại kiểu hình ở F2 chính bằng tích tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó . ( 3 : 1 ) x (3 : 1) = 9 : 3 : 3 : 1 2. Nội dung quy luật phân li độc lập của 10 [...]... Hng dn hc sinh t hc nh 1p - Nhc Hs hc bi theo phn ghi nh SGK - Hng dn Hs tr li cõu hi SGK - K bng 9. 1, 9. 2 vo v * Rỳt kinh nghim gi dy: Kin thc: Phng phỏp: Thigian -Ngy son: 20 /9/ 2014 ngy dy: 27 /9/ 2014 ngy dy: 22 /9/ 2014 TIT 9: NGUYấN PHN lp dy: 9A lp dy: 9B I MC TIấU 1 Kin thc: - Hc sinh nm c... 2 K nng: - Phỏt trin k nng quan sỏt v phõn tớch kờnh hỡnh - Rốn k nng hot ng nhúm 3 Thỏi : - Hc sinh yờu thớch nghiờn cu b mụn, cú thỏi ỳng n vi khoa hc sinh hc II CHUN B CA GIO VIấN V HC SINH 1 Chun b ca giỏo viờn: - Tranh phúng to hỡnh 9. 1; 9. 2; 9. 3 SGK - Bng ph ghi ni dung bng 9. 2 SGK 2 Chun b ca hc sinh: - Hs chun b bi trc nh 21 III TIN TRèNH BI DY 1 Kim tra bi c 5p ? Th no l b NST lng bi, n... cỏc phng phỏp gii bi toỏn thun v bi toỏn nghch 4 Hng dn hc sinh t hc nh 1p - Nhc Hs lm bi tp vo v - Chun b bi mi * Rỳt kinh nghim gi dy: Kin thc: Phng phỏp: Thigian -Ngy son: 16 /9/ 2014 ngy dy: 23 /9/ 2014 lp dy: 9A ngy dy: 18 /9/ 2014 lp dy: 9B CHNG II: NHIM SC TH TIT 8: NHIM SC TH I MC TIấU 1 Kin... nng quan sỏt, phõn tớch kờnh hỡnh 3 Thỏi : - Hc sinh yờu thớch nghiờn cu b mụn, cú thỏi ỳng n vi khoa hc sinh hc II CHUN B CA GIO VIấN V HC SINH 1 Chun b ca giỏo viờn: - Tranh phúng to H 8.1 8.5 SGK 2 Chun b ca hc sinh: - Hs chun b bi trc nh III TIN TRèNH BI DY 1 Kim tra bi c 2p (Kim tra v bi tp ca hc sinh) * t vn vo bi mi: Chỳng ta bit c mi loi sinh vt cú nhng c im hỡnh thỏi, cu trỳc v kớch thc... kinh nghim gi dy: Kin thc: 11 Phng phỏp: Thigian -Ngy son: 09/ 9/2014 ngy dy: 16 /9/ 2014 lp dy: 9b ngy dy: 11 /9/ 2014 lp dy: 9a Tit 5: LAI HAI CP TNH TRNG (Tip) I MC TIấU 1 Kin thc: - HS hiu v gii thớch c KQ lai hai cp tớnh trng theo quan nim ca Menden - Phõn tớch c ý ngha ca quy lut phõn li c... thc hnh theo mu bng 6.1, 6.2 SGK 4 Hng dn hc sinh t hc nh 1p - Yờu cu Hs v nh hon thin ND bn thu hoch - Lm bi tp luyn tp * Rỳt kinh nghim gi dy: Kin thc: Phng phỏp: Thigian -Ngy son: 13 /9/ 2014 ngy dy: 20 /9/ 2014 lp dy: 9A ngy dy: 15 /9/ 2014 lp dy: 9B Tit 7: BI TP CHNG I I MC TIấU 1 Kin thc: -... dn hc sinh t hc nh 1p - Nhc Hs hc bi theo v ghi v ghi nh SGK - Hng dn Hs lm bi tp 4 SGK vo v 13 - Nhc Hs chun b ni dung thc hnh bi 6: Mi nhúm 2 ng kim loi, k bng 6.1, 6.2 vo v * Rỳt kinh nghim gi dy: Kin thc: Phng phỏp: Thigian -Ngy son: 11 /9/ 2014 ngy dy: C.16 /9/ 2014 lp dy: 9A ngy dy: 13 /9/ 2014... Ngy son: 23 /9/ 2014 ngy dy: 02/10/2014 ngy dy: 25 /9/ 2014 TIT 10: GIM PHN 24 lp dy: 9A lp dy: 9B I MC TIấU 1 Kin thc: - Hs trỡnh by c nhng din bin c bn ca NST qua cỏc kỡ ca gim phõn - Nờu c im khỏc nhau tng kỡ ca gim phõn I v gim phõn II - Nờu ý ngha ca gim phõn 2 K nng: - Rốn k nng quan sỏt v phõn tớch kờnh hỡnh ng thi phỏt trin t duy, lớ lun (phõn tớch, so sỏnh) 3 Thỏi : - Hc sinh yờu thớch nghiờn... 02/10/2014 lp dy: 9B TIT 11: PHT SINH GIAO T V TH TINH I MC TIấU 1 Kin thc: - Mụ t v so sỏnh cỏc quỏ trỡnh phỏt sinh giao t c v cỏi - Xỏc nh c thc cht ca quỏ trỡnh th tinh - Phõn tớch c ý ngha ca cỏc quỏ trỡnh gim phõn v th tinh v mt di truyn v bin d 2 K nng: - Tip tc rốn k nng quan sỏt, phõn tớch kờnh hỡnh v t duy (phõn tớch, so sỏnh) 3 Thỏi : - Hc sinh yờu thớch nghiờn cu b mụn, cú ý thc v bo v sinh gii,... b 8 c 16 d 32 Tr li: ?1: a ?2: b ?3: b * t vn vo bi mi: cỏc loi sinh sn hu tớnh s phỏt sinh giao t v th tinh cú th duy trỡ c nũi ging din ra ntn? 2 Dy ni dung bi mi Hot ng ca GV - HS Ghi bng Gv: Yờu cu HS nghiờn cu thụng tin mc I, I S phỏt sinh giao t 19p quan sỏt H 11 SGK Gv: Yờu cu 2 Hs lờn trỡnh by trờn tranh quỏ trỡnh phỏt sinh giao t c v cỏi Hs: 2 Hs lờn trỡnh by trờn tranh Cỏc Hs khỏc theo . thức: Phương pháp: Thờigian Ngày soạn: 01 /9/ 2014 ngày dạy: 9/ 9/2014 lớp dạy: 9a ngày dạy: 4 /9/ 2014 lớp dạy: 9b Tiết 3: LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG (Tiếp) I. MỤC TIÊU. 1. Kiến. Thờigian Ngày soạn: 03 /9/ 2014 ngày dạy: 06 /9/ 2014 lớp dạy: 9b ngày dạy: 12 /9/ 2014 lớp dạy: 9a Tiết 4: LAI HAI CẶP TÍNH TRẠNG I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức: - Học sinh mô tả được thí nghiệm lai. thức: 11 Phương pháp: Thờigian Ngày soạn: 09/ 9/2014 ngày dạy: 16 /9/ 2014 lớp dạy: 9b ngày dạy: 11 /9/ 2014 lớp dạy: 9a Tiết 5: LAI HAI CẶP TÍNH TRẠNG (Tiếp) I. MỤC TIÊU. 1. Kiến