1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Quy trình tín dụng của NH Sacombank

11 2,8K 49

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 18,68 KB

Nội dung

Quy trình cấp tín dụng của ngân hàng sacombank:  Böôùc 1: Tieáp xuùc vôùi khaùch haøng Höôùng daãn KH laäp hoà sô – Nhaän hoà sô  Böôùc 2: Xaùc minh tính xaùc thöïc cuûa caùc thoâng tin maø khaùch haøng cung caáp

Trang 1

Quy trình tín dụng của Sacombank bao gồm các bước:

Bước 1: Tiếp xúc với khách hàng - Hướng dẫn KH lập hồ sơ – Nhận hồ sơ

Hoạt động tín dụng bao giờ cũng bắt đầu từ việc tiếp xúc khách hàng Đây là một công việc không kém phần quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến hình ảnh của NH

Tiếp xúc với khách hàng:

Tất cả các KH ( cá nhân, công ty, doanh nghiệp…) khi có nhu cầu vay vốn phải đến giao dịch tại NH và được tiếp xúc trực tiếp với Trưởng phòng tín dụng hoặc cán bộ tín dụng

Khi tiếp xúc với KH cán bộ tín dụng yêu cầu KH cung cấp những thông tin cần thiết liên quan đến phương án vay vốn theo từng đối tượng KH

Hướng dẫn KH lập hồ sơ:

Sau khi CBTD tiếp xúc với KH thì CBTD của NH hướng dẫn KH lập hồ sơ vay vốn theo quy định của NH Lập hồ sơ tín dụng là khâu quan trọng vì nó là khâu thu thập thông

Trang 2

tin làm cơ sở thực hiện các khâu sau, đặc biệt là khâu phân tích và ra quyết định cho vay

Tùy theo quan hệ giữa KH và NH, loại hình tín dụng, qui mô tín dụng mà CBTD hướng dẫn KH lập hồ sơ với những thông tin, yêu cầu khác nhau

Nếu KH cá nhân: Hồ sơ xin vay bao gồm:

- Giấy đề nghị vay vốn

- Phương án vay vốn

- Các giấy tờ liên quan đến pháp lý như: Chứng minh nhân dân, hộ chiếu, hộ khẩu thường trú hoặc KT3…

- Các giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh nợ vay như:

 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hoặc quyết định giao đất, văn bản chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Trang 3

 Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, hợp đồng mua bán nhà

 Tờ khai nộp thuế: chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển quyền sử dụng đất,

 Lệ phí trước bạ cho chuyển dịch tài sản

 Sơ đồ vị trí, hiện trạng nhà đất

- Các giấy tờ liên quan khác( nếu cần thiết)

Nếu KH là doanh nghiệp:

Ngoài những yêu cầu trên, khi những DN đặt mối quan hệ lần đầu với NH thì CBTD yêu cầu DN cung cấp:

- Các hồ sơ pháp lý liên quan đến việc thành lập và hoạt động của DN như:

 Quyết định thành lập hoặc giấy phép thành lập DN

 Giấy phép đăng ký kinh doanh

 Giấy phép hoạt động

Trang 4

 Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc thông báo mã số thuế

 Quyết định bổ nhiệm Giám đốc, văn bản bổ nhiệm Kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán

 Biên bản họp hội đồng thành viên

 Bản điều lệ hoạt động của DN và các giấy tờ khác có liên quan

- Bảng cân đối tài khoản, hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN

- Các yêu cầu khác theo quy định của NH về việc cấp phát tín dụng

Bước 2: Xác minh tính xác thực của các thông tin mà khách hàng cung cấp

- Xác minh tình trạng kinh doanh thực tế của KH

- Xác minh tình trạng thực tế của bất động sản

- Định giá bất động sản

Trang 5

Bước 3: Thẩm định xét duyệt

Đây là bước quan trọng trong quy trình tín dụng Bước này ảnh hưởng đến việc sinh lợi nhuận hay xảy ra rủi ro của

NH Vì vậy trong bước này đòi hỏi CBTD phải thẩm định phương án sản xuất kinh doanh của KH thật kỹ, cụ thể là về:

- Xem xét khả năng hoàn trả vốn gốc và lãi vay

- Phân tích tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm

- Uy tín của KH

- Thẩm định tài sản đảm bảo – thế chấp

Bước 4: Lập tờ trình đề xuất về hồ sơ vay của KH trình lên Trưởng phòng tín dụng hoặc BGĐ đề ra quyết định cấp tín dụng hay không cấp tín dụng.

Trên cơ sở các tài liệu, dữ liệu đã có, CBTD lập “ Tờ trình đề xuất” trình lên cấp tên xét duyệt

Trong tờ trình đề xuất bao gồm các nội dung như sau:

Trang 6

 Giới thiệu về KH vay.

 Số tiền – Mục đích – Thời hạn xin vay

 Mục đích sử dụng vốn

 Tình hình tài chính – Nguồn thu nhập và kế hoạch trả nợ

 Định giá tài sản thế chấp

 Nhận xét đánh giá và đề nghị

Tuỳ theo qui mô vốn vay lớn hay nhỏ mà quyền phán quyết tín dụng được trao về ai (một hội đồng tín dụng hay một cá nhân phụ trách) Hội đồng tín dụng bao gồm những người có quyền hạn và trách nhiệm quan trọng trong NH, thường phán quyết những hồ sơ vay vốn có qui mô lớn trong khi quyền phán quyết các hồ sơ vay có qui mô nhỏ thường được giao cho cá nhân phụ trách

 Nếu món vay vượt quá hạn mức phán quyết cho vay đối với một KH của PGĐ thì trình lên hội đồng tín dụng chi nhánh xét duyệt

Trang 7

 Nếu món vay vượt quá phán quyết của hội đồng tín dụng chi nhánh thì lập tờ trình gởi lên hội đồng tín dụng cấp trên( kèm theo bản sao bộ hồ sơ tín dụng và biên bản cuộc họp ban tín dụng) xét duyệt

Sau khi xem xét hồ sơ vay và tờ trình đề xuất của CBTD mà người có quyền quyết định hồ sơ đó sẽ ra quyết định tín dụng là chấp thuận hay từ chối cho vay Nếu chấp thuận cho vay thì CBTD sẽ hướng dẫn KH ký kết hợp đồng tín dụng và làm tiếp các bước tiếp theo

Bước 5: Ký hợp đồng tín dụng và tiến hành thủ tục công chứng

Sau khi hội đồng tín dụng hoặc ban tín dụng quyết định cho vay, thì CBTD cần tiếp tục thực hiện các công việc sau:

- Lập hợp đồng thế chấp, cầm cố, bảo lãnh thực hiện việc chứng nhận hợp đồng theo đúng quy chế thế chấp, cầm cố tài sản ( 4 bản)

Trang 8

- Thu bản gốc và các giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp có công chứng

- Hoàn tất thủ tục cầm cố và nhận tài sản cầm cố

- Hướng dẫn KH ký tên lên các giấy tờ có liên quan

- Lập hợp đồng tín dụng và khế ước vay (3 bản)

- Trình hồ sơ lên trưởng phòng tín dụng xem lại trước khi giải ngân

Bước 6: Đăng ký giao dịch đảm bảo tài sản thế chấp với chính quyền địa phương theo dõi tài sản thế chấp trước khi giải ngân.

 Nếu bất động sản thế chấp có giấy chứng nhận quyền sở hữu do UBND Quận cấp thì về Quận đăng ký giao dịch đảm bảo

 Nếu bất động sản thế chấp có giấy chứng nhận quyền sở hữu do thành phố cấp thì đang ký giao dịch đảm bảo ở Sở Tài Nguyên – Môi Trường

Trang 9

Bước 7: Giải ngân

Sau khi hợp đồng tín dụng đã được ký, cán bộ tín dụng lưu lại một bản hợp đồng để theo dõi, một bản giao cho KH và chuyển cho bộ phận giao dịch ngân quỹ 2 bản hợp đồng tín dụng Bên cạnh đó phòng tín dụng giao hồ sơ, hiện vật thế chấp cho phòng ngân quỹ có sự chứng kiến kiểm tra giao nhận hồ sơ và lập phiếu nhập ngoại bảng của bộ phận kế toán

Giao dịch tín dụng tiến hành thủ tục giải ngân: Lập phiếu lĩnh tiền cho KH (tên người nhận tiền phải khớp với người vay tiền) Phòng ngân quỹ có trách nhiệm phát tiền vay cho KH

Bước 8: Thu nợ – thu lãi vay theo đúng định kỳ

Trước khi đến hạn thu nợ CBTD cần làm việc với KH:

nhắc nhở KH trả nợ vay và vốn gốc đúng hạn

Trang 10

Nhân viên giao dịch tính lãi phát sinh, lập phiếu thu lãi và thu lãi cộng với vốn gốc ( tuỳ theo phương thức trả nợ vay)

Nếu KH trả bớt vốn thì nợ phát sinh cho những ngày tháng tiếp sau sẽ được tính trên số vốn vay còn lại

Trường hợp đơn vị, KH gặp khó khăn và xin gia hạn nợ thì CBTD tìm hiểu nguyên nhân, căn cứ vào tình hình luân chuyển vốn của KH và thể lệ tín dụng lập tờ trình để Giám Đốc xét duyệt và gia hạn nợ cho KH

Bước 9: Thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay và tình hình hoạt động kinh doanh của KH để lập “báo cáo kiểm tra sau khi cho vay” _ Giám sát tín dụng

Sau khi đã giải ngân cho KH, CBTD phải thực hiện công tác kiểm tra sau khi cho vay_ giám sát

Giám sát tín dụng là khâu khá quan trọng nhằm mục tiêu đảm bảo cho tiền vay được sử dụng đúng mục đích đã cam kết, kiểm soát rủi ro tín dụng, phát hiện và chấn chỉnh

Trang 11

kịp thời những sai phạm có thể ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ sau này.Việc này được thực hiện như sau:

 Kiểm tra thường xuyên việc KH sử dụng tiền vay có đúng mục đích không và theo dõi chặt chẽ tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, tình hình công nợ của KH

 Ghi sổ theo dõi cho vay, thu nợ, nhắc nhở KH trả lãi vay và vốn gốc đúng hạn

Ngày đăng: 12/10/2014, 16:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w