CHỦ đề 2 QUY TRÌNH tín DỤNG của NGÂN HÀNG

7 3.5K 79
CHỦ đề 2 QUY TRÌNH tín DỤNG của NGÂN HÀNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

CHỦ ĐỀ 2: QUY TRÌNH TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG 1. Tổng quan về quy trình tín dụng: 1.1 Khái niệm: Quy trình tín dụng là bảng tổng hợp mô tả công việc của ngân hàng từ khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng cho đến khi quyết định cho vay, giải ngân, thu nợ và thanh lý hợp đồng tín dụng. 1.2 Vai trò: Việc xác lập một quy trình tín dụng và không ngừng hoàn thiện nó đặc biệt quan trọng đối với một ngân hàng thương mại: • Về mặt hiệu quả, một quy trình tín dụng hợp lý sẽ giúp cho ngân hàng nâng cao chất lượng tín dụng và giảm thiểu rủi ro tín dụng. • Về mặt quản lý, quy trình tín dụng có tác dụng:  Làm cơ sở cho việc phân định quyền, trách nhiệm cho từng bộ phận trong hoạt động tín dụng.  Làm cơ sở để thiết lập các hồ sơ, thủ tục vay vốn về mặt hành chính.  Chỉ rõ mối quan hệ giữa các bộ phận liên quan trong hoạt động tín dụng. 1.3 Nội dung cơ bản của quy trình tín dụng: Các giai đoạn Nguồn cung cấp thông tin Nhiệm vụ của ngân hàng Kết quả Bước 1: Lập hồ sơ vay vốn Khách hàng đi vay cung cấp thông tin. Tiếp xúc, phổ biến và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn Hoàn thành hồ sơ để chuyển sang giai đoạn sau Bước 2: Phân tích tín dụng - Hồ sơ đề nghị vay vốn từ giai đoạn trước chuyển sang. - Các thông tin bổ sung từ phỏng vấn, hồ sơ lưu trữ. - Tổ chức thẩm định về các mặt tài chính và phi tài chính do các cá nhân hoặc bộ phận thẩm định thực hiện Báo cáo kết quả thẩm định để chuyển sang bộ phận có thẩm quyền để quyết định cho vay Bước 3: Ra quyết định tín dụng - Các tài liệu và thông tin từ giai đoạn trước chuyển sang và báo cáo kết quả thẩm định - Các thông tin bổ sung Quyết định hoặc từ chối cho vay dựa vào kết quả phân tích Quyết định cho vay hoặc từ chối tùy theo kết ảu thẩm định - Tiến hành các thủ tục pháp lý như: ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng công chứng và các hợp đồng khác Bước 4: Giải ngân - Quyết định cho vay và các hợp đồng liên quan - Các chứng từ làm cơ sở giải ngân Thẩm định các chứng từ theo các điều kiện của hợp đồng tín dụng trước khi phát vốn vay Chuyển tiền vào tài khoản tiền gửi của khách hàng hoặc chuyển trả nhà cung cấp theo yêu cầu của khách hàng Bước 5: Giám sát và thanh lý tín - Các thông tin từ nội bộ ngân hàng - Các báo cáo tài chính theo định kỳ - Phân tích hoạt động tài khoản, báo cáo tài chính, kiểm tra mục đích - Báo cáo kết quả giám sát và đưa ra các giải pháp hợp lý - Lập các thủ tục để dụng của khách hàng - Các thông tin khác sử dụng vốn vay - Tái xét và xếp hạng tính dụng, thanh lý hợp đồng tín dụng thanh lý tín dụng 2. Quy trình tín dụng của ngân hàng Công thương Việt Nam – Vietinbank Bước 1: Phỏng vấn và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ đề nghị vay vốn • Phỏng vấn và trao đổi với khách hàng:  Mục đích phỏng vấn người vay nhằm: - Quan sát thái độ, phương pháp và nội dung trả lời của khách hàng, phát hiện những mâu thuẫn và các vấn đề không nhất quán, hoặc không trung thực giữa hồ sơ vay vốn và nội dung trả lời phỏng vấn. - Nhận xét tư cách, năng lực, phẩm chất, đạo đức, kinh nghiệm, uy tín của người vay. - Giải thích những điểm còn chưa rõ ràng hoặc còn mâu thuẫn trong hồ sơ vay vốn.  Trong quá trình phỏng vấn cán bộ tính dụng ( CBTD) cần đưa ra được những câu hỏi chủ yếu sau: - Nhân thân (tên, tuổi, địa chỉ, nghề nghiệp) của khách hàng và người liên quan (thành viên hộ gia đình, người bảo lãnh, du học sinh), CBTD đối chiếu với quy định của NHCTVN về những trường hợp không được cho vay hoặc bị hạn chế cho vay? - Mục đích vay vốn, nhu cầu sử dụng vốn, đối chiếu với quy định của NHCTVN về nhu cầu không được cho vay? - Các tài sản mà khách hàng là chủ sở hữu hoặc đồng sở hữu, tài sản của hộ gia đình? - Thu nhập và nguồn trả nợ dự kiến, thời gian trả nợ dự kiến? - Khái quát phương án sản xuất kinh doanh (nếu là vay vốn phục vụ SXKD) - Các nguồn tiền khác thay thế có thể huy động được để trả nợ Ngân hàng trong trường hợp phương án xin vay bị rủi ro không thể trả nợ là nguồn nào? - Những khó khăn, thuận lợi và những loại rủi ro có thể xảy ra trong quá trình sử dụng vốn vay là gì? Biện pháp khắc phục như thế nào? - Các nghĩa vụ tài chính hiện tại, quan hệ tín dụng của khách hàng với hệ thống NHCTVN và các tổ chức, cá nhân khác.  CBTD hướng dẫn khách hàng cụ thể và đầy đủ về: (i) nguyên tắc vay vốn; (ii) điều kiện vay vốn; (iii) mức cho vay; (iv) lãi suất cho vay; (v) thời hạn cho vay; (vi) biện pháp bảo đảm tiền vay; (vii) kiểm tra giám sát sử dụng vốn vay và (viii) xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ, thủ tục hồ sơ theo quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước và Vietinbank. • Hướng dẫn khách hàng lập, tiếp nhận và đối chiếu hồ sơ đề nghị vay vốn Sau khi trao đổi thông tin với khách hàng, nếu khách hàng chấp thuận, CBTD hướng dẫn khách hàng lập và gửi hồ sơ vay vốn. Lưu ý: Hồ sơ phải do khách hàng vay vốn lập, cán bộ tín dụng không được lập thay. Bước 2. Thẩm định mức độ đáp ứng các điều kiện vay vốn Để quyết định cho vay hay từ chối khoản vay, CBTD thẩm định mức độ đáp ứng các điều kiện vay vốn của khách hàng trên cơ sở tổng hợp và phân tích các nguồn thông tin về khách hàng bao gồm: Thông tin từ hồ sơ/ trao đổi do khách hàng cung cấp và thông tin do CBTD điều tra từ các nguồn thông tin như: mối quan hệ, cơ quan liên quan, thị trường, Tùy theo từng nhu cầu vay vốn cụ thể, CBTD cần xác định nội dung và phương pháp thẩm định thích hợp vừa đảm bảo chất lượng và thời gian thẩm định cho một món vay. Các vấn đề trọng tâm cần tập trung phân tích thẩm định như sau: • Thẩm định năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự của khách hàng • Thẩm định tính cách và uy tín của khách hàng và khả năng quản lý của khách hàng. • Thẩm định mục đích đề nghị vay vốn • Thẩm định khả năng tài chính, tính khả thi của phương án vay - trả nợ • Thẩm định khả năng tài chính • Thẩm định tính khả thi của phương án vay trả nợ. • Thẩm định hiệu quả kinh tế và khả năng thực thi của phương án vay vốn • Tính toán, xác định nguồn trả nợ (gốc và lãi) của khách hàng • Thẩm định tài sản bảo đảm Bước 3. Xác định số tiền, phương thức, lãi suất, thời hạn cho vay; định kỳ hạn nợ và xem xét điều kiện thanh toán • Xác định số tiền cho vay • Xác định phương thức cho vay • Xác định lãi suất cho vay • Xác định thời hạn cho vay • Xác định kỳ hạn trả nợ gốc và lãi • Xem xét điều kiện thanh toán Bước 4. Lập tờ trình thẩm định cho vay, soạn thảo hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay và trình phê duyệt cho vay • Lập tờ trình thẩm định cho vay, soạn thảo hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay • Thẩm định rủi ro tín dụng (trường hợp phải qua Phòng/ tổ quản lý rủi ro): • Phê duyệt cho vay và ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay Bước 5. Công chứng hoặc chứng thực ; đăng ký gia dịch bảo đảm; giao nhận giấy tờ của tài sản bảo đảm và/hoặc tài sản bảo đảm. Bước 6. Giải ngân, thu nợ gốc, lãi và kiểm tra, giám sát món vay Quá trình giải ngân, thu nợ gốc, lãi và kiểm tra, giám sát món vay diễn ra theo trình tự sau: • Giải ngân:  Cán bộ tín dụng: - Tiếp nhận hồ sơ đề nghị giải ngân, yêu cầu khách hàng cung cấp chứng từ, giấy tờ liên quan đến mục đích sử dụng tiền vay và giấy nhận nợ. - Đối chiếu hồ sơ đề nghị giải ngân với các điều kiện giải ngân trong hợp đồng tín dụng. Nếu đủ điều kiện giải ngân, ký vào giấy nhận nợ và trình hồ sơ đề nghị giải ngân cho Lãnh đạo phòng KHCN. - Làm thủ tục giải ngân vào chương trình trên máy vi tính và chuyển hồ sơ đã được phê duyệt cho Phòng kế toán.  Lãnh đạo phòng KHCN: Kiểm tra lại hồ sơ do CBTD trình. Nếu đủ điều kiện giải ngân, ký vào giấy nhận nợ và trình Giám đốc.  Giám đốc: Kiểm tra lại hồ sơ do Phòng KHCN trình. Nếu đủ điều kiện giải ngân, ký duyệt giải ngân và trả lại hồ sơ cho Phòng KHCN. • Thu nợ gốc và lãi • Kiểm tra, giám sát món vay Bước 7. Cơ cấu lại thời hạn trả nợ • Tiếp nhận hồ sơ, thẩm định cơ cấu lại thời hạn trả nợ • Thẩm định rủi ro tín dụng (trường hợp phải qua Phòng/ tổ QLRR) • Phê duyệt cơ cấu lại thời hạn trả nợ Bước 8. Giải chấp tài sản bảo đảm, thanh lý hợp đồng tín dụng, hợp đồng tài sản bảo đảm Cán bộ tín dụng phối hợp với Phòng KT, Phòng KQ thực hiện việc giải chấp hồ sơ, tài sản bảo đảm, thanh lý hợp đồng tín dụng, hợp đồng tài sản bảo đảm Bước 9: Xử lý tài sản đảm bảo tiền vay để thu hồi nợ vay. Trong trường hợp đến hạn trả nợ gốc và/ hoặc lãi mà khách hàng không trả được nợ và không được ngân hàng chấp thuận cơ cấu lại thời hạn trả nợ thì NHCV tiến hành xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ vay. Bước 10: Xử lý rủi ro Đối với các món nợ đã dùng mọi biện pháp giải quyết nhưng không thu hồi được phải xử lý rủi ro thì căn cứ vào chế độ, văn bản quy định, lập đầy đủ hồ sơ pháp lý, họp Hội đồng tín dụng để xử lý theo thẩm quyền hoặc lập văn bản trình Tổng giám đốc NHCTVN giải quyết. Bước 10. Lưu trữ hồ sơ cho vay CBTD lập và lưu giữ đầy đủ, nguyên vẹn hồ sơ cho vay theo quy định của NHCTVN; bổ sung kịp thời những hồ sơ, giấy tờ do khách hàng cung cấp hoặc phát sinh trong suốt quá trình cho vay từ khi tiếp nhận hồ sơ đề nghị vay vốn đến khi khách hàng trả hết nợ gốc và lãi. Cán bộ tín dụng rủi ro lưu giữ toàn bộ hồ sơ do Phòng KHCN cung cấp cùng với báo cáo kết quả thẩm định rủi ro tín dụng của Phòng/ tổ quản lý rủi ro và các ý kiến gửi Phòng Khách. . CHỦ ĐỀ 2: QUY TRÌNH TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG 1. Tổng quan về quy trình tín dụng: 1.1 Khái niệm: Quy trình tín dụng là bảng tổng hợp mô tả công việc của ngân hàng từ khi tiếp. thủ tục để dụng của khách hàng - Các thông tin khác sử dụng vốn vay - Tái xét và xếp hạng tính dụng, thanh lý hợp đồng tín dụng thanh lý tín dụng 2. Quy trình tín dụng của ngân hàng Công thương. một ngân hàng thương mại: • Về mặt hiệu quả, một quy trình tín dụng hợp lý sẽ giúp cho ngân hàng nâng cao chất lượng tín dụng và giảm thiểu rủi ro tín dụng. • Về mặt quản lý, quy trình tín dụng

Ngày đăng: 31/10/2014, 18:37

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan