tài phán hành chính, thực trạng và phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tài phán hành chính hiện nay

7 1.2K 6
tài phán hành chính, thực trạng và phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tài phán hành chính hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Chuyền đề TÀI PHÁN HÀNH CHÍNH Tài phán hành chính, thực trạng và phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tài phán hành chính hiện nay. Tài phán hành chính là một vấn đề phức tạp, rộng lớn với nhiều chiều cạnh, liên quan và phụ thuộc vào nhiều yếu tố chính trị - xã hội. Ở Việt Nam, tài phán hành chính xuất hiện sớm và thực sự trở thành một cơ chế pháp lý nhằm giới hạn và kiểm soát quyền lực nhà nước hướng tới mục tiêu bảo vệ quyền con người. Tài phán hành chính là một chế định dựa trên học thuyết về trách nhiệm của Nhà nước trước công dân, nó bác bỏ học thuyết đặc miễn (tức là miễn trừ) trách nhiệm của Nhà nước trong các quyết định của mình. Tài phán hành chính nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của công dân, bảo vệ những hành vi công vụ đúng pháp luật trong quá trình giải quyết các tranh chấp giữa công dân với cơ quan hành chính nhà nước. Trong công cuộc cải cách bộ máy ntrong những nội dung cơ bản mà Đảng ta xác đinh là phải thiết lập các cơ quan tài phán hành chính. Địa vị của tài phán hành chính được xác định bởi địa vị chính trị - pháp lý của hệ thống Toà Hành chính trong hệ thống toàn án nhân dân. Vì Ở Việt Nam, thuật ngữ “tài phán hành chính” xuất hiện một cách chính thức trong các tài liệu khoa học chưa lâu vì vậy hiện tại có nhiều quan niệm về thuật ngữ “tài phán hành chính”. Tuy nhiên chung nhất có thể hiểu Tài phán hành chính được quan niệm như sau: Theo nghĩa rộng: là tổng thể quyền hạn của tòa án hoặc cơ quan hành chính về việc đánh giá khía cạnh pháp lý của những sự kiện cụ thể, trong đó có việc giải quyết tranh chấp và áp dụng chế tài theo luật định. Theo nghĩa hẹp: là phán quyền, tức là quyền lực của chính phủ (bên cạnh quyền hành chính) trong việc phán xét tính đúng, sai của các họat động hành chính diễn ra trên một lãnh thổ nhất định. Nó còn là thẩm quyền đặc thù của cơ quan tòa án trong việc xem xét, đánh giá, phán quyết được thể hiện trong các bản án hay quyết định của tòan án đối với một vụ việc tranh chấp hành chính cụ thể, đối tượng được xác định. Tuy nhiên cần lưu ý quyền tài phán rộng hơn quyền xét xử; không được đồng nhất giữa tài phán với xét xử; không coi tài phán chỉ là hoạt động xét xử của tòa án; không coi tài phán tư pháp là xét xử của tòa hành chính mà chỉ có thể coi quan lí hành chính và tư pháp hành chính là hai mặt của quản lí nhà nước. Vậy xét xử án hành chính được quan niệm như thế nào? Xét xử là việc tòa án thông qua phiên tòa thẩm tra mocông khai, trực tiếp làm cơ sở chọt cách công khai, trực tiếp các chứng cứ đã thu thấp được làm cơ sở cho việc ra bản án hoặc quyết định của mình về những vấn đề liên quan. Xét xử hành chính: là hoạt động xét xử các vụ theo Luật tố tụng hành chính do toà án thực hiện nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và cơ quan nhà nước. Đặc trưng của xét xử án hành chính: Một là, một bên luôn là cơ quan nhà nước phát sinh trong thực thi quyền lực hành chính Hai là, chỉ xem xét về tính hợp pháp đối với quyết định hành chính, quyết định buộc thôi việc và hành vi hành chính. Ba là, quá trình điều tra, xác minh là quá trình thẩm cứu. Bốn là, Kết quả xét xử của tòa hành chính là phán quyền và tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính. Cơ sở của tài phán hành chính là trách nhiệm công vụ. Thế nào là công vụ và trách nhiệm công vụ? Công vụ: là một dạng lao động xã hội chủ yếu do các công chức, viên chức thực hiện, được điều chỉnh bởi ý chí nhà nước nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nước, phục vụ lợi ích của nhân dân. Trách nhiệm công vụ: là hiệu quả mà nhà nước phải thực hiện khi gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trong thi hành công vụ. Đối tượng của tài phán hành chính: Bản chất của TPHC: - Là tổ chức và hoạt động XX các tranh chấp HC phát sinh khi có đơn kiện VAHC giữa công dân, tổ chức với công quyền. - Hoạt động TPHC tuân theo trình tự, thủ tục do pháp luật tố tụng HC quy định chứ không phải theo thủ tục hành chính. - Đối tượng của TPHC là các QĐHC, HVHC,… bị CD, tổ chức khởi kiện khi không thỏa mãn yêu cầu hoặc đã khiếu nại nhưng hết thời hạn giải quyết theo quy định mà chưa được giải quyết hoặc đã được giải quyết nhưng không đồng ý với việc giải quyết. - Bên bị khởi kiện trong VAHC luôn là CQNN hoặc CB, CC NN. - Thông qua hoạt động TPHC biểu lộ tính chất tư vấn pháp luật cho đối tượng bị khởi kiện về những sai sót trong quản lý HC để rút kinh nghiệm. Vai trò của TPHC: TPHC có tác động quan trọng đối với nền hành chính, nó góp phần tích cực vào việc củng cố pháp chế, trật tự pháp luật, kỷ luật trong quản lý NN. Thực hiện TPHC sẽ làm cho bộ máy HCNN nâng cao trách nhiệm, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, tăng cường pháp chế XHCN, nâng cao trách nhiệm, bổn phận của CB, CC trong thi hành công vụ, tôn trọng và bảo vệ quyền tự do dân chủ, lợi ích hợp pháp của công dân. TPHC còn là biện pháp kiểm tra, giám sát hữu hiệu hoạt động đối với cơ quan HCNN, tránh được hiện tượng lạm quyền, lộng quyền, trốn tránh trách nhiệm, quan liêu… góp phần xây dựng nền HCNN trong sạch, năng động, có hiệu quả, đáp ứng ngày một tốt hơn dịch vụ HC công. TPHC thông qua hoạt động xét xử góp phần giáo dục YTPL của các nhân viên NN, cũng như mọi công dân, nâng cao tính tích cực chính trị của họ trong đấu tranh với những HV vi phạm PL, thi hành tốt công vụ. Sự cần thiết phải thành lập THC: - Xuất phát từ tính chất hoạt động của bộ máy hành chính của cơ quan nhà nước. Trong quá trình quản lý điều hành, các cơ quan hành chính nhà nước và công chức nhà nước khi thi hành công vụ ra những quyết định hành chính hoặc có hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức thì phát sinh khiếu nại, tức là kiện hành chính, “dân kiện quan”. - Tạo ra cơ chế kiểm tra, giám sát đối với hoạt động QLNN: Việc giải quyết khiếu nại do các cấp hành chính và tổ chức Thanh tra giải quyết. Cơ quan hành chính, công chức nhà nước vừa là người bị khiếu kiện, vừa là người giải quyết (xét xử) nên không đảm bảo tính khách quan, dân chủ và có hiệu quả. Vì vậy, đơn thư khiếu nại bị đùn đẩy, tồn đọng, người khiếu nại bị oan ức kéo dài. Đây là vấn đề bức xúc, nhức nhối phải giải quyết. Tổ chức Toà án hành chính chuyên làm nhiệm vụ xét xử những khiếu nại hành chính sẽ có hiệu quả cao hơn. Như vậy, Toà án hành chính vẫn là một bộ phận của nền hành chính nhà nước (hành chính quản lý, điều hành và hành chính tài phán, xét xử). - Yêu cầu của chế độ dân chủ trong giải quyết hành chính. - Tạo ra cơ chế hữu hiệu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Tổ chức do cơ quan tài phán thực hiện. -Tổ chức và thẩm quyền của THC: Theo Đ2 Luật TCTAND ở nước ta có các TA sau: TAND tối cao, TAND cấp tỉnh, TAND cấp huyện, TA quân sự và các TA khác theo quy định của pháp luật. THC được tổ chức ở các cấp TA gồm: THC TANDTC, THC TAND cấp tỉnh, ở cấp huyện không có Tòa chuyên trách mà kiêm nhiệm. Theo Điều 28 Luật TTHC thì thẩm giải quyết của THC theo việc gồm: - Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính, trừ các quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo danh mục do Chính phủ quy định và các quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức. - Khiếu kiện về danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân. - Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức giữ chức vụ từ Tổng Cục trưởng và tương đương trở xuống. - Khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh. Thẩm quyền theo lãnh thổ được quy định tại Đ 28, 29 Luật TTHC. Vai trò của TPHC đối với nền hành chính: Tài phán hành chính có tác động phát huy hiệu quả hoạt động của nền hành chính nhà nước, bỏi vì với bản chất dân chủ, Nhà nước ta luôn quan tâm đến việc thu hút sự tham gia đông đảo của nhân dân lao động vào hoạt động quản lý nhà nước, quản lý xã hội, tiếp thu những kiến nghị, giải pháp, khiếu nại, tố cáo từ phía người dân nhằm tăng cường hoạt động hoạt động của bộ máy nhà nước có hiệu quả, phục vụ quyền và lợi ích của nhân dân. Nó còn làm cho bộ máy hành chính nhà nước nâng cao trách nhiệm khi ban hành văn bản quản lý hành chính và thực hiện các hành vi hành chính khác tránh sơ suất hay không tuân theo pháp luật dẫn đến xâm hại đến quyền, lợi ích chính đáng của cá nhân, cơ quan nhà nước, tổ chức, hạn chế được đơn thư khiếu nại tố cáo, quần chúng nhân dân tin vào đường lôi chủ trương của Đảng và nhà nước hơn. Mặt khác nó còn là biện pháp kiểm tra, giám sát hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, đồng thời góp phần chống quan liêu, cửa quyền, tham nhũng trong bộ máy hành chính nhà nước. Trước tình hình nước ta hiện nay khi các vụ khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực hành chính ngày càng tăng, trong khi cơ chế giải quyết tranh chấp, khiếu nại về hành chính còn nhiều bất cập, hạn chế thì việc cần phải thành lập cơ quan tài phán hành chính là rất cần thiết và cấp bách; Không những nhằm giải quyết được yêu cầu của công cuộc cải cách hành chính mà còn đảm bảo thực hiện và bảo vệ tốt quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức. Đặc điểm của tổ chức tài phán hành chính ở nước ta hiện nay: Tài phán hành chính điều chỉnh hoạt động xét xử giải quyết các tranh chấp hành chính phát sinh từ hoạt động quản lý hành chính nhà nước nên nó có nét đặc trưng khác biệt với các hoạt động tài phán khác của Nhà nước. Cụ thể thể hiện ở những đặc điểm sau: Một là, cơ quan tài phán hành chính ở nước ta là các toà án có thẩm quyền xét xử hành chính thuộc hệ thống Toà án nhân dân. Hai là, Tài phán hành chính là tổ chức và hoạt động xét xử các tranh chấp hành chính. Khi thực hiện hoạt động tài phán hành chính, cơ quan tài phán hành chính không xác định các quyền dân sự của công dân, không tội danh và hình phạt áp dụng đối với người vi phạm mà thực hiện việc phán quyết về tính hợp pháp của các quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính bị khiếu kiện. Nếu các quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính bị khiếu kiện là bất hợp pháp thì cơ quan tài phán hành chính sẽ sửa đổi, huỷ bỏ hoặc chấp dứt một phần hoặc toàn bộ, nếu các cơ quan, cán bộ, công chức, nhà nước gây thiệt hại thì cơ quan tài phán hành chính sẽ yêu cầu họ phải bồi thường. Ba là, đối tượng của TPHC là các quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính khi bị công dân khởi kiện sau khi đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục hành chính nhưng không thoả mãn yêu cầu của họ hoặc hết thời hạn giải quyết theo thủ tục hành chính mà chủ thể không ra quyết định giải quyết. Đối tượng xem xét của cơ quan tài phán hành chính chủ yếu là các quyết định hành chính – các quyết định thể hiện bằng văn bản nên tố tụng hành chính là tố tụng viết; các bên tranh luận và đưa ra các tài liệu hồ sơ chứng cứ của mình đều bằng văn bản. Bốn là, hoạt động TPHC phải tuân theo trình tự, thủ tục do pháp luật tố tụng (tố tụng hành chính) quy định chứ không phải theo thủ tục hành chính. Năm là, bên bị khởi kiện trong vụ án hành chính luôn luôn là cơ quan hành chính nhà nước và người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước (đại diện cho công quyền). * Thực trạng về tổ chức và hoạt động của TPHC ở nước ta hiện nay: Về Ưu điểm: Với hệ thống tổ chức và thẩm quyền của cơ quan TPHC thì tổ chức và hoạt động của cơ quan thực hiện quyền tài phán hành chính (TPHC) theo mô hình tòa án nhân dân thể hiện được tính ưu việt so với tổ chức, cơ quan đã ra quyết định, giải quyết các vụ việc có yếu tố hành chính trực tiếp giải quyết khiếu nại, khiếu kiện của nhân dân đối với chính cơ quan đó. Mặt khác, ưu điểm là đã quán triệt được tinh thần đổi mới, bảo đảm đúng đắn các quy định của Hiến pháp, bảo đảm một hệ thống tòa án thống nhất và TAND tối cao là cơ quan xét xử cao nhất. Đồng thời khắc phục được sự cồng kềnh trong bộ máy nhà nước, tiết kiệm được việc đầu tư mở rộng hoặc tăng cường bổ sung cơ sở vật chất cho các TAND. Hơn nữa, có sự trao đổi kinh nghiệm, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thẩm phán trong giải quyết các khiếu kiện hành chính, phù hợp với xu thế hiện nay của các nước trên thế giới là tổ chức một hệ thống tòa án, trong đó thiết lập các bộ phận hoặc cá tòa án chuyên trách về từng lĩnh vực khác nhau. Tồn tại, hạn chế: Cơ quan tài phán hành chính (tòa hành chính) còn tồn tại sự bất hợp lý, không phù hợp trong việc thực hiện chức năng nhiệm vụ; hoạt động của toàn án hành chính còn bất cập, còn để án tồn đọng nhiều, giải quyết các vụ việc liên quan đến sai phạm của nền hành chính còn thiếu dứt điểm và chịu ảnh hưởng, tác động chi phối từ phía chính quyền. Đội ngũ thẩm phán hành chính còn bất cập, còn hạn chế về phẩm chất, trình độ chuyên môn Nguyên nhân: Cơ sở vật chất, trang thiết bị của TAND còn nghèo nàn, thiếu thốn và đáng lo ngại là yếu tố con người, đội ngũ thẩm phán phục vụ công TPHC vừa thiếu về số lượng, vừa yếu về chất lượng, hơn nữa số lượng các vụ án hành chính ngày càng nhiều và là một loại việc rất phức tạp, trong quá trình giải quyết lại ngại va chạm với các cơ quan hành chính bị công dân khiếu kiện. Mặt khác, các thẩm phán với người bị xử kiện là cơ quan công quyền, có mối quan hệ ngang dọc, qua lại nên thẩm phán khó có thể thay đổi. Một nguyên nhân khác là quy định của pháp luật trong nhiều trường hợp chưa rõ ràng, còn nhiều chồng chéo, thậm chí mâu thuẫn nhau nên để giải quyết một vụ án không dễ, tốn nhiều thời gian, dẫn đến sự nghi ngờ của nhân dân về sự khách quan của tòa án. Do đó, hiệu lực và hiệu quả giải quyết khiếu nại còn rất hạn chế, nhiều đơn thư bị đùn đảy, dây dưa, tồn đọng lâu ngày, người khiếu nại bị oan ức kéo dài, cơ quan quản lý các cấp, các ngành tốn rất nhiều thời gian mà sự việc vẫn không được giải quyết, ảnh hưởng không nhỏ đến niền tin của công dân vào các cơ quan đảng, NN. Tình hình đó đặt ra một cách bức xúc đòi hỏi phải có cơ quan TPHC đủ mạnh về mọi mặt để giải quyết các khiếu kiện hành chính của công dân, bảo đảm quyền tự do dân chủ của nhân dân. Quan điểm xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ quan TPHC nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của nó: Nhằm xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ nghiên minh, bảo vệ công lý trong từng bứơc hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự tổ quốc VNXHCN, hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử nói chung và TPHC nói riêng được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao. Quan điểm xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ quan TPHC nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của nó là: -Phải xem xét lại các quy định chưa phù hợp để sữa đổi, bổ sung các văn bản liên quan đến thủ tục giải quyết các vụ án hành chính, đặc biệt là quyền hạn của toà án trong xét xử hành chính cũng như việc giải quyết ở giai đoạn tiền tố tụng một cách hợp lý nhất, để nhân dân và cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết nhanh chóng, có hiệu quả các khiếu kiện của công dân. Các biện pháp bảo đảm thi hành bản án, quyết định của cơ quan tài phán hành chính cũng phải được quy định một cách hết sức mềm dẻo cùng với các biện pháp tăng cường tính kỷ luật, tính chặt chẽ trong hệ thống thứ bậc của các cơ quan tài phán hành chính nhà nước…chỉ có như vậy, việc thiết lập cơ quan tài phán hành chính ở nước ta mới thật sự có ý nghĩa, thể hiện trách nhiệm của Nhà nước trước nhân dân, một Nhà nước pháp quyền XHCN, Nhà nước của dân, do dân, vì dân. -Cùng với quá trình cải cách bộ máy nhà nước, tổ chức cơ quan tài phán hành chính cần phải được nghiên cứu thay đổi cho phù hợp với hoạt động xét xử hành chính, cụ thể là: cần tổ chức hệ thống cơ quan tài phán hành chính song song với toà án nhân dân. Sớm đưa đề án thành lập cơ quan tài páhn hành chính ở Việt Nam và thực hiện trong thực tế phải gắn liền với mục tiêu cải cách hành chính nhà nước với mục tiêu kiểm soát hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước. -Cần tiếp tục nghiên cứu đổi mới cơ chế giải quyết khiếu nại của các CQ HCNN nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại của công dân trong điều kiện TAND có thẩm quyền xét xử HC. Thực tiễn hoạt động của TA tù khi đc giao thẩm quyền xét xử HC đến nay cũng như ngay cả ở các nước có một hệ thống TAHC độc lập và hoàn chỉnh, vi trò và trách nhiệm của CQHC NN trong quá trình giải quyết các khiếu nại của công dân vẫn được coi trọng. -Cần đào tạo đội ngũ công chức HCNN đảm bảo đáp ứng yêu cầu QLNN theo đúng PL, giảm đến mức tối thiểu những quyết định HC, hành vi HC bị khiếu kiện. Đồng thời đào tạo đội ngũ cán bộ công tác trong các CQ tài phán có kỹ năng kiến thức công tâm trách nhiệm khi quyết định. -Tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của nước ngoài… Trong công cuộc cải cách bộ máy nhà nước nói chung và cải cách hành chính nói riêng, xây dựng và hoàn thiện hệ thống tài phán hành chính là một yêu cầu cơ bản và ấp thiết của công cuộc đổi mới hịên nay. Do đó, để hệ thống tài phán hành chính nhà nước đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước, cần phải tập trung vào các giải pháp cơ bản sau: - Thực hiện tốt qui định tại Điều 109 Hiến pháp 1992: Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước CHXHCNVN. Chính phủ thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của Nhà nước; bảo đảm hiệu lực của bộ máy Nhà nước từ trung ương đến cơ sở; bảo đảm việc tôn trọng và chấp hành Hiến pháp và pháp luật; phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm ổn định và nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân. Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác với Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước. - Thành lập cơ quan Tài phán hành chính độc lập với cơ quan hành chính quản lý, dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Chính phủ hay người được Thủ tướng uỷ quyền. Phán quyết của cơ quan tài phán hành chính chịu sự giám đốc của Toà án nhân dân tối cao. - Tuân thủ nguyên tắc: Toà án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Toà án nhân dân tối cao giám đốc việc xét xử của các Toà án nhân dân địa phương và các Toà án quân sự. Toà án nhân dân tối cao giám đốc việc xét xử của Toà án đặc biệt và các toà án khác, trừ trường hợp Quốc hội quy định khác khi thành lập Toà án đó (Điều 134 Hiến pháp 1992,) như lời nguyên Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải: “ lập cơ quan tài phán hành chính thuộc hệ thống hành pháp để tiếp nhận và gỉải quyết các khiếu nại của dân đối vói quyết định của cơ quan hành chính, bảo đảm cho dân được tranh tụng bình đẳng công khai; đồng thời đề nghị Quốc hội sửa đổi, bổ sung các qui định về nội dung thẩm qyền xét xử và hệ thống tổ chức, quản lý của Toà án hành chính, đáp ứng được yêu cầu xử lý những vụ khiếu kiện mà kết luận của cơ quan tài phán hành chính chưa được đồng thuận”. Tóm lại: Có thể khẳng định rằng, việc thiết lập cơ quan tài phán hành chính ở Việt Nam là một đòi hỏi khách quan trong xu thế đổi mới, hội nhập. Đối với chúng ta, tài phán hành chính là một vấn đề mới mẻ. Nghiên cứu đầy đủ tài phán hành chính và xác định tính đặc thù của tài phán hành chính là điều rất quan trọng để xác định các vấn đề về mô hình tổ chức, đối tượng, phạm vi điều chỉnh, trình tự tố tụng… của Toà án hành chính. Trong công cuộc cải cách bộ máy nhà nước nói chung và cải cách hành chính nói riêng, xây dựng và hoàn thiện hệ thống tài phán hành chính ở nước ta là một việc rất quan trọng. Đó là một yêu cầu cơ bản và cấp thiết của công cuộc đổi mới hiện nay để bảo vệ, khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, bảo đảm quyền con người, xây dựng một xã hội dân chủ, một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân, một Nhà nước mà tất cả quyền lực thuộc về nhân dân. Liên hệ thực tế: Nhà nước Việt Nam là Nhà nước xã hội chủ nghĩa, là Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Quyền công dân được pháp luật bảo vệ đã được ban hành, áp dụng từ ngày có chính quyền cách mạng. Quyền này được thực thi ngày một rộng rãi về mặt nội dung và ngày càng thêm chắc chắn bởi các biện pháp bảo vệ mang tính hiệu quả cao. Thời gian qua, Đảng, Nhà nước ta cũng có nhiều nghị quyết, chỉ thị, định hướng chỉ đạo về việc nghiên cứu, xây dựng cơ quan tài phán hành chính, trong đó Nghị quyết số 03/2007/NQ-CP ngày 19/1/2007 của chính phủ đã chỉ rõ: “Tiếp tục hòan thiện hệ thống pháp lụât về khiếu nại, tố cáo phù hợp với thực tiễn VN và những cam kết quốc tế, đổi mới mạnh mẽ cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính, xúc tiến thành lập hệ thống cơ quan tài phán hành chính trực thuộc Thủ tướng chính phủ”. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 BCH TƯ khóa X về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước cũng nêu rõ “Từ thực tiễn đơn thư khiếu nại của công dân, nghiên cứu thành lập tài phán hành chính” . Đối với các cơ quan hành chính nhà nước, mỗi năm cơ quan hành chính các cấp, các ngành phải tiếp nhận và giải quyết hành chục ngàn vụ khiếu nại. Chỉ tính riêng 3 năm trở lại đây (2006-2008), các cơ quan hành chính đã nhận được 303.026 đơn khiếu nạo về 234.888 vụ việc trong đó, UBND các cấp đã tiếp nhận 214.295 đơn về 182.014 vụ việc, các bộ tiếp nhận 88.713 đơn về 52.874 vụ việc. Mặc dù đã giải quyết được khá nhiều vụ việc, song công tác giải quyết khiếu nại của các cơ quan hành chính hịên nay còn không ít khiếm khuyết, bất cập. Việc giải quyết nhiều khi còn chậm trễ, chưa kịp thời không đảm bảo thời hạn do pháp lụât quy định, số vụ việc tồn đọng, kéo dài còn lớn, thậm chí còn hịên tượng né tránh, đùn đẩy thiếu trách nhịêm. Tiến trình đẩy mạnh cải cách nền hành chính, cải cách tư pháp, đổi mới tổ chức và họat dộng của bộ máy nhà ước nhằm góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN – nhà nước của dân, do dân và vì dân cũng đặt ra yêu cầu phải mở rộng nền dân chủ XHCN, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, trong đó có quyền khiếu nại, tố cáo. Vì vậy, trong tổng thể cải cách nền hành chính, cải cách tư pháp, đổi mới tổ chức và hoạt động của BMNN cần phải nghiên cứu, xây dựng cơ chế hữu hiệu để giải quyết khiếu nại tố cáo nói chung và giải quyết khiếu nại hành chính nói riêng, qua đó, một mặt tạo thuận lợi cho người dân khi thực hịên quyền khiếu nại tố cáo, mặt khác nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác này. Ngoài ra, việc xây dựng cơ quan tài phán hành chính trong nền hành chính NN sẽ góp phần đưa hoạt động giải quyết khiếu nại hành chính ở nước ta phù hợp với thông lệ quốc tế, từ đó tạo cơ sở cho việ chội nhập ngày càng sâu rộng của VN với các nước trong khu vực và trên thế giới./. . Chuyền đề TÀI PHÁN HÀNH CHÍNH Tài phán hành chính, thực trạng và phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tài phán hành chính hiện nay. Tài phán hành chính là một vấn. xử hành chính thuộc hệ thống Toà án nhân dân. Hai là, Tài phán hành chính là tổ chức và hoạt động xét xử các tranh chấp hành chính. Khi thực hiện hoạt động tài phán hành chính, cơ quan tài phán. những khiếu nại hành chính sẽ có hiệu quả cao hơn. Như vậy, Toà án hành chính vẫn là một bộ phận của nền hành chính nhà nước (hành chính quản lý, điều hành và hành chính tài phán, xét xử). -

Ngày đăng: 11/10/2014, 03:50

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan