1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty tnhh mtv phát triển công nghiệp vinashin hải dương

70 248 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 780,5 KB

Nội dung

Sử dụng có hiệu quả tài sản có ý nghĩa hết sức quan trọngtrong quá trình tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng nhằm mang lạilợi nhuận cao cho doanh nghiệp, trên cơ sở tôn trọng c

Trang 1

VINASHIN HẢI DƯƠNG

Giáo viên hướng dẫn : TS Phan Hồng Mai Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Hạnh

Hà Nội - 2014

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỦA DOANH NGHIỆP 4

1.1 Tài sản của doanh nghiệp 4

1.1.1 Khái niệm về tài sản 4

1.1.2 Phân loại TS của doanh nghiệp 4

1.2 Hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp 7

1.2.1 Khái niệm hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệ 7

1.2.2 Chỉ tiêu đo lường hiệu quả sử dụng TS của doanh nghiệp 9

1.2.3 Nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp 12

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỦA CÔNG TY TNHH MTV PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VINASHIN HẢI DƯƠNG 17

2.1 Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH MTV phát triển công nghiệp Vinashin Hải Dương 17

2.1.1 Tổng quan về Công ty TNHH MTV phát triển công nghiệp Vinashin Hải Dương 17

2.1.2 Hệ thống tổ chức và quản lý trong nhà máy 18

2.1.3 Đặc điểm sản xuất kinh doanh 21

2.1.4 Những thuận lợi và khó khăn của Nhà máy 23

2.1.5 Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH MTV phát triển công nghiệp Vinashin Hải Dương - Nhà máy chế tạo ống thép xoắn Vinashin Hải Dương 25

2.1.6 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn 28

2.2 Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty TNHH MTV phát triển công nghiệp Vinashin Hải Dương - Nhà máy chế tạo ống thép xoắn Vinashin Hải Dương 29

2.2.1 Thực trạng sử dụng tài sản lưu động 29

Trang 3

2.2.2 Thực trạng sử dụng tài sản cố định 43

2.3 Đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản của Nhà máy 51

2.3.1.Những kết quả đạt được 51

2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân 53

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN TẠI CÔNG TY TNHH MTV PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VINASHIN HẢI DƯƠNG 56

3.1 Định hướng của Nhà máy trong thời gian tới 56

3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TS tại Nhà máy 56

3.3 Một số kiến nghị 61

KẾT LUẬN 63

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 64

Trang 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU

BIỂU SỐ 2.1: PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU TRÊN BÁO CÁO KẾT QUẢ

KINH DOANH NĂM 2012 - 2013 25 BIỂU SỐ 2.2: MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG

VỐN CỦA NHÀ MÁY NĂM 2012-2013 28 BIỂU SỐ 2.3: CƠ CẤU TÀI SẢN CỦA NHÀ MÁY CHẾ TẠO ỐNG THÉP

XOẮN VINASHIN HẢI DƯƠNG 30 BIỂU SỐ 2.4: MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THANH

TOÁN NỢ NGẮN HẠN CỦA NHÀ MÁY NĂM 2012 - 2013 33 BIỂU SỐ 2.5: SO SÁNH VỐN CHIẾM DỤNG VÀ VỐN BỊ CHIẾM DỤNG

CỦA NHÀ MÁY NĂM 2012-2013 36 BIỂU SỐ 2.6: CƠ CẤU HÀNG TỒN KHO CỦA NHÀ MÁY NĂM 2012 -

2013 38 BIỂU SỐ 2.7: MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI

SẢN LƯU ĐỘNG CỦA NHÀ MÁY NĂM 2012 - 2013 40 BIỂU SỐ 2.8: CƠ CẤU TÀI SẢN CỐ ĐỊNH CỦA NHÀ MÁY NĂM 2012-

2013 44 BIỂU SỐ 2.9: TÌNH HÌNH KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH CỦA NHÀ

MÁY NĂM 2012 - 2013 46 BIỂU SỐ 2.10: CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIẢ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI

SẢN CỐ ĐỊNH CỦA NHÀ MÁY TRONG NĂM 2012 - 2013 48

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài.

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của bất kỳ loại hình doanh nghiệpnào, tài sản cũng đóng một vai trò quan trọng Tài sản là đòi hỏi đầu tiên vàbắt buộc phải có, là yếu tố không thể thiếu cho sự tồn tại và phát triển củadoanh nghiệp Doanh nghiệp vừa phải đảm bảo tài sản cho hoạt động sản xuấtkinh doanh của mình đồng thời không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng tàisản nhằm đạt tới mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận

Sử dụng tài sản một cách hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao được doanhthu, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh và khẳng định được vị trí củadoanh nghiệp trên thị trường

Năm 2007, Việt Nam gia nhập WTO đã hứa hẹn một sự thay đổi lớntrong diện mạo của nền kinh tế trên nhiều lĩnh vực: thương mại, dịch vụ, côngnghiệp…Hàng rào thuế quan bị xóa bỏ, nền kinh tế của đất nước mở cửa đónnhận những sự thay đổi lớn từ phương thức sản xuất đến việc thay đổi phươngthức quản lý… buộc các doanh nghiệp phải tự mình thay đổi để hòa nhập vớinền kinh tế thị trường, đặt ra cho các doanh nghiệp bài toán nan giải, đó là:

“Doanh nghiệp phải làm gì để có thể tồn tại và phát triển trong một nền kinh

tế thị trường đầy biến động, cạnh tranh và nhiều thách thức hiện nay”

Trước tình hình đó, các doanh nghiệp đã không ngừng nâng cao sự tựchủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh và có trách nhiệm với tài sản củadoanh nghiệp Sử dụng có hiệu quả tài sản có ý nghĩa hết sức quan trọngtrong quá trình tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng nhằm mang lạilợi nhuận cao cho doanh nghiệp, trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc tài chính

và chấp hành đúng pháp luật của nhà nước Nó còn là điều kiện tiên quyết để

Trang 7

doanh nghiệp khẳng định chỗ đứng vững chắc của mình trên thị trường trongnước nói riêng và thị trường quốc tế nói chung.

Trong thời gian thực tập tại Nhà máy chế tạo ống thép xoắnVinashin( Khu công nghiệp tàu thủy Lai Vu-Kim Thành-Hải Dương), được

sự giúp đỡ của cô giáo hướng dẫn TS Phan Hồng Mai; được sự giúp đỡ

nhiệt tình của các cô chú trong phòng tài chính kế toán và sự hướng dẫn của

bà Nguyễn Thị Hằng- Phó tổng Giám đốc Nhà máy chế tạo ống thép xoắn

Vinashin, em đã từng bước làm quen với thực tế, đồng thời từ tình hình thựctiễn làm sáng tỏ những vấn đề lý luận đã học Qua đó thấy được tầm quantrọng và những vấn đề trong việc quản lý và sử dụng vốn trong các doanhnghiệp nói chung và trong Nhà máy chế tạo ống thép xoắn Vinashin nói riêng

Với mong muốn được góp phần vào việc hoàn thiện việc nâng cao hiệu

quả sử dụng tài sản của công ty, em đã chọn đề tài: “Các giải pháp nâng cao

hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty TNHH MTV phát triển công nghiệp Vinashin Hải Dương”.

2 Mục đích nghiên cứu.

Phát hiện những nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả sử dụng tài sản củaNhà máy, từ đó có các biện pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

Luận văn tập trung nghiên cứu việc quản lý và nâng cao hiệu quả sửdụng tài sản tại Nhà máy chế tạo ống thép xoắn Vinashin Hải Dương trongnhững năm tới

4 Phương pháp nghiên cứu.

Đề tài nghiên cứu sử dụng nhiều phương pháp: phương pháp thống kê;phương pháp phân tích, đánh giá dựa trên kết quả so sánh; phương pháp sosánh

Trang 8

5 Kết cấu của nghiên cứu.

Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề nghiên cứu kết cấu thành 3chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp.

Chương 2: Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty TNHH MTV phát triển công nghiệp Vinashin Hải Dương.

Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty TNHH MTV phát triển công nghiệp Vinashin Hải Dương.

Trang 9

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỦA

DOANH NGHIỆP1.1 Tài sản của doanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm về tài sản

Tài sản (TS) của doanh nghiệp là tất cả các nguồn lực có thực, hữu

hình hoặc vô hình bao gồm các vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định, có khả năng mang lại lợi ích cho doanh nghiệp đó

Các TS vô hình như: Các sáng chế phát minh, nhãn hiệu thương mại, kiểu dáng công nghiệp

1.1.2 Phân loại TS của doanh nghiệp

Có rất nhiều cách phân loại TS tùy theo hướng phân tích, mục đích củanhà phân tích mà phân loại TS theo các cách khác nhau như TS thực – TS tàichính; TS vô hình – TS hữu hình; TS cố định – TS lưu động

Nhưng ở đề tài này chỉ quan tâm đến phần TS thực của doanh nghiệpvới quan niệm TS là phần giá trị vật chất được biểu hiện bằng tiền của doanhnghiệp bao gồm 2 phần: Tài sản lưu động (TSLĐ) và Tài sản cố định (TSCĐ)

1.1.2.1 TSLĐ của doanh nghiệp.

TSLĐ của doanh nghiệp là một bộ phận TS ứng trước về tài sản lưuđộng sản xuất và tài sản lưu động lưu thông nhằm đảm bảo cho qúa trình sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành thường xuyên liên tục

Trong các doanh nghiệp tài sản lưu động sản xuất bao gồm các loại:nguyên nhiên vật liệu, phụ tùng thay thế, bán thành phẩm, sản phẩm dở dangđang trong quá trình dự trữ sản xuất hoặc chế biến Tài sản lưu động trongquá trình lưu thông bao gồm thành phẩm chờ tiêu thụ, vốn bắng tiền, vốn

Trang 10

lưu động nằm trong quá trình sản xuất và tài sản lưu động nằm trong quá trìnhlưu thông luôn thay đổi cho nhau, vận động không ngừng nhằm làm cho quátrình sản xuất diễn ra thường xuyên, liên tục.

Trong quá trình sản xuất, khác với tài sản cố định, tài sản lưu động củadoanh nghiệp luôn thay đổi hình thái biểu hiện để tạo ra sản phẩm Và giá trịcủa nó cũng được dịch chuyến một lần vào giá trị sản phẩm và được bù đắpkhi sản phẩm được tiêu thụ Đặc điểm này quyết định sự vận động của TSLĐlà: Ban đầu, doanh nghiệp bỏ tiền để mua nguyên vật liệu, qua giai đoạn sảnxuất, vật tư được đưa vào chế tạo bán thành phẩm và thành phẩm Kết thúcvòng tuần hoàn, sau khi hàng hoá được tiêu thụ TSLĐ lại trở về hình thái tiền

tệ như điểm xuất phát ban đầu của nó

Vậy: Tài sản lưu động là TS chỉ tham gia 1 chu kỳ sản xuất kinh doanh như nguyên vật liệu đến chu kỳ sản xuất kinh doanh sau lại phải dùng TSLĐ mới.

Xét về mặt giá trị thì doanh nghiệp thu được số tiền lớn hơn số tiền bỏ

ra để mua nguyên vật liệu ban đầu do có thêm chi phí nhân công và chi phísản xuất, chi phí khấu hao những chi phí đó đều được tính vào giá trị củasảm phẩm tiêu thụ

Mặt khác, để đảm bảo cho quá trình SXKD được diễn ra liên tục thườngxuyên thì DN luôn phải dự trữ TSLĐ ở tất cả các khâu trong quá trình sảnxuất như: dự trữ nguyên vật liêu; dự trữ bán thành phẩm, thành phẩm; dự trữtài sản dưới dạng các khoản phải thu, dự trữ tiền Do vậy, tại mỗi thời điểm,TSLĐ của DN luôn tồn tại dưới các hình thái đã nêu ở trên

1.1.2.1 TSCĐ của doanh nghiệp.

TSCĐ là những tư liệu lao động chủ yếu có đặc điểm cơ bản tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất, hình thái vật chất không thay đổi từ chu kỳ đầu tiên cho đến khi bíma thải khỏi quá trình sản xuất.

Trang 11

Như vậy, giá trị của TSCĐ được luân chuyển dần dần từng phần vàogiá trị sản phẩm của mỗi chu kỳ SXKD và được bù đắp dưới dạng trích khấuhao từ doanh thu tiêu thụ sản phẩm Trong quá trình sản xuất, mặc dù TSCĐ

bị hao mòn song chúng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường việc mua sắm, xây dựng hay lắpđặt các tài sản cố định của doanh nghiệp đều phải thanh toán, chi trả bằngtiền Số vốn đầu tư ứng trước để mua sắm, xây dựng hay lắp đặt các tài sản cốđịnh hữu hình và vô hình được gọi là vốn cố định của doanh nghiệp Đó là sốvốn đầu tư ứng trước vì số vốn này nếu được sử dụng có hiệu quả sẽ khôngmất đi, doanh nghiệp sẽ thu hồi lại được sau khi tiêu thụ các sản phẩm, hànghoá hay dịch vụ của mình

Vì là số vốn đầu tư ứng trước để mua sắm, xây dựng các tài sản cố địnhnên quy mô của vốn cố định nhiều hay ít sẽ quyết định quy mô của tài sản cốđịnh, ảnh hưởng rất lớn đến trình độ trang bị kĩ thuật và công nghệ, năng lựcsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nhưng ngược lại đặc điểm kinh tế củatài sản cố định trong quá trình sử dụng lại có ảnh hưởng quyết định, chi phốiđặc điểm tuần hoàn và chu chuyển của vốn cố định Ta có thể khái quátnhững nét đặc thù về sự vận động của TSCĐ trong quá trình sản xuất kinhdoanh như sau:

Một là: TSCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất sản phẩm, điều này

do đặc điểm của tài sản cố định được sử dụng lâu dài, trong nhiều chu kỳ sảnxuất quyết định

Hai là: TSCĐ được luân chuyển giá trị dần dần từng phần trong các chu

kỳ sản xuất, khi tham gia các chu kỳ sản xuất một bộ phận tiền được luânchuyển và cấu thành chi phí sản xuất sản phẩm (dưới hình thức chi phí khấuhao) tương ứng với phần hao mòn của tài sản cố định, một phần được cố địnhtrong nó Vốn cố định được tách thành hai bộ phận:

Trang 12

+ Bộ phận thứ nhất tương ứng với giá trị hao mòn của tài sản cố địnhđược chuyển vào giá trị sản phẩm dưới hình thức chi phí khấu hao và đượctích luỹ lại thành quỹ khấu hao sau khi sản phẩm hàng hoá được tiêu thụ Quỹkhấu hao dùng để tái sản xuất tài sản cố định Trên thực tế khi chưa có nhucầu đầu tư mua sắm tài sản cố định các doanh nghiệp cũng có thể sử dụnglinh hoạt quỹ này để đáp ứng nhu cầu kinh doanh của mình.

+ Bộ phận thứ hai tức là phần còn lại của vốn tài sản cố định ngày cànggiảm đi trong những chu kỳ sản xuất tiếp theo

Ba là: Sau nhiều chu kỳ sản xuất vốn cố định mới hoàn thành một vòng

luân chuyển Sau mỗi chu kỳ sản xuất phần vốn được luân chuyển vào giá trịsản phẩm dần dần tăng lên, song phần vốn đầu tư ban đầu vào tài sản cố địnhlại dần giảm xuống cho đến khi tài sản cố định hết thời gian sử dụng, giá trịcủa nó mới hoàn thành một vòng luân chuyển

Trong các doanh nghiệp TSCĐ là một bộ phận quan trọng chiếm tỷtrọng tương đối lớn trong toàn bộ TS Quy mô của TSCĐ, trình độ quản lý và

sử dụng nó là nhân tố ảnh hưởng đến trình độ trang bị kỹ thuật của sản xuấtkinh doanh Từ những đặc điểm trên của TSCĐ đòi hỏi trong việc quản lýTSCĐ phải luôn gắn liền với việc quản lý hình thái hiện vật của nó Vì điềunày sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp

1.2 Hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp

1.2.1 Khái niệm hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệ.

TS là điều kiện cần cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh củamọi doanh nghiệp, nhưng chưa đủ để đạt được mục đích kinh doanh củadoanh nghiệp bởi vì trong nền kinh tế thị trường mục đích cao nhất của mọidoanh nghiệp là lợi nhuận Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp sẽ phải khai thác

và sử dụng triệt để mọi nguồn lực có sẵn của mình, trong đó sử dụng có hiệu

Trang 13

quả nguồn TS là yêu cầu bắt buộc đối với mọi hoạt động sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp.

Để làm rõ khái niệm hiệu quả sử dụng TS của doanh nghiệp ta sẽ đi tìmhiểu các khái niệm liên quan như hiệu quả, hiệu quả kinh doanh

Hiệu quả là mối tương quan giữa đầu vào và đầu ra của nột quá trình kinh

tế - kỹ thuật nhằm đạt được những mục đích xác định Có thể hiểu như sau:

- Hiệu quả kỹ thuật là mối tương quan giữa đầu vào của các yếu tố sảnxuất và sản phẩm ở đầu ra Mối tương quan này có thể đo bằng hiện vật

- Hiệu quả kinh doanh là mối tương quan giữa đầu vào và đầu ra của quátrình kinh doanh (hàng hóa, dịch vụ) Mối tương quan này được đo bằngthước đo tiền tệ

Hiệu quả kinh doanh là phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng cácyếu tố đầu vào (các nguồn nhân tài, vật lực) của doanh nghiệp để đạt đượckết quả cao nhất trong quá trình kinh doanh với tổng chi phí tiết kiệm nhất.Hiệu quả sản xuất kinh doanh thường được đánh giá dựa trên so sánh tươngđối lợi nhuận và vốn bỏ ra

Vậy: Hiệu quả sử dụng TS là phạm trù kinh tế phản ánh trình độ khaithác, sử dụng TS vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằmmục tiêu sinh lợi tối đa với chi phí hợp lý Có thể nói rằng hiệu quả sử dụng

TS là thước đo trình độ sử dụng nguồn nhân lực, tài chính của doanh nghiệp,

đó là vấn đề cơ bản gắn liền với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp

Nâng cao hiệu quả sử dụng TS là mục tiêu hàng đầu của các doanhnghiệp Nâng cao hiệu quả sử dụng TS không những đảm bảo cho doanhnghiệp an toàn về mặt tài chính, hạn chế rủi ro, tăng thu nhập cho cán bộ côngnhân viên, mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng lợi nhuận đồng thời khẳng địnhthêm uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp mình, nâng cao vị thế của doanhnghiệp trên thị trường

Trang 14

Trong quá trình sử dụng TS, để đạt được hiệu quả cao doanh nghiệpphải giải quyết một số vấn đề sau:

Thứ nhất: Đảm bảo tính tiết kiệm, nghĩa là TS phải được sử dụng hợp

lý, đúng mục đích

Thứ hai: Phải tiến hành đầu tư phát triển chiều sau đồng thời phải mở

rộng quy mô sản xuất kinh doanh

Thứ ba: Doanh nghiệp phải đạt được các mục tiêu đã đề ra.

1.2.2 Chỉ tiêu đo lường hiệu quả sử dụng TS của doanh nghiệp.

1.2.2.1 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả TSCĐ.

Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định:

Lợi nhuận trước thuế (hoặc sau thuế)

Tỷ suất lợi nhuận VCĐ =

VCĐ bình quân trong kỳ

Chỉ tiêu này phản ánh cứ đầu tư trung bình 1 đồng vốn cố định thì tạo baonhiêu đồng lợi nhuận trước (hoặc sau thuế) Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏhiệu quả sử dụng vốn cố định càng cao

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định:

Doanh thu (doanh thu thuần)

Hiệu suất sử dụng TSCĐ =

NG TSCĐ bình quân trong kỳ

Chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng TSCĐ trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồngdoanh thu hoặc doanh thu thuần Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu suất sửdụng TSCĐ ngày càng cao

Trang 15

Chỉ số này cho biết để tạo ra một đơn vị doanh thu cần sử dụng baonhiêu đơn vị vốn, tài sản cố định Chỉ tiêu này càng cao càng tốt.

Tỷ suất đầu tư tài sản cố định:

Giá trị còn lại của TSCĐ

Tỷ suất đầu tư TSCĐ =

Tổng giá trị tài sản

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đầu tư TSCĐ trong tổng giá trị tài sản củadoanh nghiệp Nói cách khác, cứ 1 đơn vị TS thì để lại bao nhiêu đồng đầu tưvào TSCĐ

1.2.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSLĐ.

Vòng quay TSLĐ trong kỳ:

Vòng quay TSLĐ trong kỳ = Doanh thu thuần trong kỳ

TSLĐ bình quân trong kỳChỉ tiêu này cho biết mỗi đơn vị TSLĐ sử dụng trong kỳ đem lại baonhiêu đơn vị doanh thu thuần, chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu suất sửdụng TSLĐ càng cao

Trang 16

đơn vị TSLĐ có trong kỳ đem lại bao nhiệu đơn vị lợi nhuận sau thuế.

Vòng quay HTK:

Vòng quay HTK = Giá vốn hàng hóa

Tồn kho bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh số lần luân chuyển hàng tồn kho trong một kỳ nhấtđịnh, qua chỉ tiêu này giúp nhà quản trị tài chính xác định mức dự trữ vật tư,hàng hóa hợp lý trong chu kỳ sản xuất kinh doanh

Vòng quay khoản phải thu trong kỳ:

Vòng quay khoản phải thu

trong kỳ =

Doanh thu bán hàng trong kỳCác khoản phải thu bình quânChỉ tiêu này cho biết số ngày cần thiết để thu được các khoản phải thu.Chỉ tiêu này càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSLĐ càng cao

1.2.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả TS.

Hệ số khả năng sinh lời của TS:

Lợi nhuận trước lãi vay và thuế

Hệ số khả năng sinh lời TS =

TS bình quân trong kỳ

Chỉ tiêu này cho phép đánh giá khả năng sinh lời của đơn vị TS không

Trang 17

cũng cho phép đánh giá trình độ sử dụng TS của DN.

1.2.3 Nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp 1.2.3.1 Nhân tố bên trong doanh nghiệp.

Nhân tố con người: Đây là nhân tố đầu tiên ảnh hưởng đến hiệu quả

sử dụng TS Con người được đề cập tới ở đay là toàn bộ lực lượng lao độngtrong doanh nghiệp gồm các nhà quản lý doanh nghiệp và những người thựchiện trực tiếp việc sản xuất kinh doanh Trong quá trình SXKD, nếu nhà quản

lý không có phương án SXKD hữu hiệu, không bố trí hợp lý các khâu sảnxuất sẽ gây lãng phí về nhân lực, nguyên vật liệu Điều này sẽ ảnh hưởng tớitình hình SXKD nói chung và hiệu quả sử dụng TS nói riêng

Cơ cấu vốn: Cơ cấu vốn thể hiện quan hệ tỷ lệ giữa các yếu tố cấu

thành vốn trong tổng vốn sử dụng Cơ cấu vốn được xem xét theo nguồn vốn

và các tiêu chí khác nhau Do chịu sự ảnh hưởng khác nhau nên cơ cấu vốncủa mỗi nhân tố chính ảnh hưởng đến cơ cấu vốn gồm:

- Sự ổn định của doanh thu và lợi nhuận: yếu tố này ảnh hưởng trựctiếp đến quy mô của vốn huy động Khi doanh thu ổn định sẽ có nguồn để lậpquỹ hỗ trợ đến hạn, khi kết quả kinh doanh có lãi sẽ có nguồn để trả lãi vay.Trong trường hợp này, tỷ trọng của vốn huy động trong tổng số vốn của DN

sẽ cao và ngược lại

- Cơ cấu tài sản: TSCĐ là loại tài sản có thời gian thu hồi dài, do đó nóphải được đầu tư bằng nguồn vốn dài hạn; ngược lại, TSLĐ sẽ được đầu tưbằng một phần của nguồn vốn dài hạn, còn lại sẽ được đầu tư chủ yếu từ vốnngắn hạn

- Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật: Những DN nào có chu kỳ kinh doanhdài, vòng quay vốn chậm thì cơ cấu vốn nghiêng về VCSH; ngược lại, những

DN thuộc ngành dịch vụ, bán buôn thì vốn tài trợ từ các khoản nợ sẽ chiếm

tỷ trọng cao

Trang 18

- Mức độ chấp nhận rủi ro của người lãnh đạo: Trong kinh doanh phảichấp nhận rủi ro, nhưng đồng nghĩa với việc tăng cơ hội để gia tăng lợinhuận Tăng tỷ trọng của vốn vay nợ sẽ tăng mức độ mạo hiểm.

- Doanh lợi vốn và lãi suất huy động: Khi doanh lợi vốn cao hơn lãisuất vốn vay sẽ lựa chọn hình thức tài trợ bằng vốn vay Ngược lại, khi doanhlợi vốn nhỏ hơn lãi suất vốn vay thì cấu trúc lại nghiêng về VCSH

- Thái độ của người cho vay: Thông thường người cho vay thích cơcấu nghiêng về VCSH, với cấu truc này thì DN có khả năng trả nợ đúng hạn,

có sự an toàn về đồng vốn mà họ bỏ ra để cho vay

Cơ cấu vốn có vai trò quan trọng đối với DN, nó ảnh hưởng đến chiphí vốn, đến khả năng kinh doanh và do đó, ảnh hưởng đến khả năng sinh lờicủa đồng vốn Chính vì vậy mà cơ cấu vốn là nhân tố tác động gián tiếpnhưng lại rất quan trọng đối với hiệu quả sử dụng vốn của DN Giải quyết tốtvấn đề cơ cấu vốn hợp lý chính là thực hiện tốt các mặt:

- Đảm bảo tỷ lệ thích hợp giữa VCĐ tích cực (vốn đầu tư vào TSCĐtham gia trực tiếp vào sản xuất kinh doanh như máy móc thiết bị, phươngtiện vận tải ) và VCĐ không tích cực( nhà kho, nhà xưởng, trụ sở vănphòng )

- Một cơ cấu vốn hợp lý sẽ thúc đẩy đồng vốn vận động nhanh giữacác quá trình SXKD không bị ứ đọng hay sử dụng sai mục đích

Nhân tố chi phí vốn: Để sử dụng vốn, DN phải bỏ ra một chi phí

nhất định Có thể hiểu, chi phí vốn là chi phí cơ hội của việc sử dụng vốn vàchi phí mà DN phải trả cho việc huy động vốn như: lãi suất, chi phí phát hành

cổ phiếu Cơ cấu VLĐ, VCĐ phù hợp với đặc điểm SXKD của DN sẽ giúp

DN tiết kiệm chi phí vốn Vốn sẽ được lưu thông, quay vòng một cách hợp lýgiúp DN đạt hiệu quả cao trong việc SXKD; ngược lại, khi cơ cấu vốn khônghợp lý sẽ dẫn đến việc vốn bị ứ đọng, chi phí cơ hội cho việc sử dụng vốn sẽ

Trang 19

bị lãng phí.

Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của ngành SXKD: Yếu tố này có ảnh

hưởng không nhỏ đến hiệu quả sử dụng vốn Mỗi ngành SXKD có những đặcđiểm khác nhau về mặt kinh tế kỹ thuật như: tính chất ngành nghề, đặc điểm

kỹ thuật và chu kỳ sản xuất kinh doanh Ảnh hưởng của yếu tố này được thểhiện ở quy mô, cơ cấu vốn Quy mô, cơ cấu vốn khác nhau ảnh hưởng tới tốc

độ luân chuyển vốn, phương pháp đầu tư, thể thức thanh toán, chi trả do đó,ảnh hưởng tới doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp Ảnh hưởng của tínhthời vụ và chu kỳ sản xuất thể hiện ở nhu cầu vốn và doanh thu tiêu thụ sảnphẩm Những DN hoạt động trong những ngành sản xuất có tính thời vụ thìnhu cầu VLĐ giữa các quý trong năm thường biến động lớn, doanh thu bánhàng không được đều, tình hình thanh toán chi trả cũng gặp khó khăn, ảnhhưởng tới chu kỳ thu tiền bình quân, tới hệ số vòng quay vốn do đó ảnhhưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của DN Ngược lại, những DN có chu kỳSXKD ngắn thì nhu cầu vốn trong năm thường không có biến động lớn, DNthường xuyên thu được tiền bán hàng, điều đó giúp DN dễ dàng đảm bảo cânđối thu chi bằng tiền và đảm bảo nguồn vốn trong kinh doanh, vốn được quaynhiều vòng trong năm

1.2.3.2 Nhóm nhân tố bên ngoài doanh nghiệp.

Bất cứ một DN nào cũng có một môi trường kinh doanh nhất định Môitrường kinh doanh là tất cả những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng tới hoạtđộng của DN Hiệu quả sử dụng vốn của DN sẽ chịu ảnh hưởng bởi nhũngnhân tố sau:

Sự ổn định của nền kinh tế: Những biến động của nền kinh tế có

thể gấy ra những rủi ro trong kinh doanh mà các nhà quản trị tài chính phảilường trước Những rủi ro đó có ảnh hưởng tới các khoản chi phí về đầu tư,chi phí trả lãi hay tiền thuê nhà xưởng, máy móc thiết bị Nền kinh tế ổn

Trang 20

định và tăng trưởng ở một mức độ nào đó thì DN muốn duy trì và phát triểnphải phấn đấu để phát triển với nhịp độ tương đương.

Chính sách kinh tế của Nhà nước đối với DN: Để tạo ra môi

trường kinh tế ổn định, đảm bảo cho sự phát triển bền vững, Nhà nước điềuhành và quản lý nền kinh tế vĩ mô bằng các chính sách kinh tế vĩ mô Bất kỳ

sự thay đổi nào trong chế độ chính sách hiện hành sẽ ảnh hưởng đến hoạtđộng kinh doanh của DN Sự nhất quán trong chủ trương đường lối cơ bảncủa Nhà nước luôn là yếu tố cho DN hoạch định kế hoạch SXKD và có điềukiện nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Hệ thống tài chính tiền tệ, lạm phát, thấtnghiệp và các chính sách tài khóa của chính phủ có tác động lớn đến quá trình

ra quyết định kinh doanh và kết quả hoạt động SXKD của DN

- Chính sách lãi suất: Lãi suất tín dụng là một công cụ chủ yếu để điềuhành lượng cung tiền tệ, nó có ảnh hưởng trực tiếp đến việc huy động vốn vàtình hình SXKD của DN Khi lãi suất tăng làm chi phí vốn tăng, nếu DNkhông có vốn cơ cấu hợp lý, kinh doanh không hiệu quả thì hiệu quả sử dụngvốn nhất là phần vốn vay sẽ bị giảm sút Trong nền kinh tế thị trường, lãi suất

là vấn đề quan trọng khi quyết định thực hiện một hoạt động đầu tư hay mộtphương án SXKD DN phải tính toán xem hoạt động đầu tư hay phương ánsản xuất có đảm bảo được doanh lợi vốn lãi suất tiền vay hay không, nếu nhỏhơn thì có nghĩa không hiệu quả, DN sẽ thu hồi vốn

- Chính sách thuế: Thuế là công cụ quan trọng của Nhà nước để điềutiết kinh tế vĩ mô nói chung và điều tiết hoạt động của DN nói riêng Chínhsách thuế có tác động trực tiếp tới hoạt động SXKD của DN bởi mức thuế caohay thấp sẽ làm cho phần LNST nhiều hay ít, ảnh hưởng trực tiếp tới thu nhập

và hiệu quả sử dụng vốn của DN

- Sự hoạt động của thị trường tài chính và hệ thống tài chính trunggian: Một thị trường tài chính và hệ thống tài chính trung gian phát triển đầy

Trang 21

đủ và đa dạng sẽ tạo điều kiện cho DN tìm kiếm nguồn vốn có chi phí rẻ,đồng thời có thể đa dạng các hình thức đầu tư và có cơ cấu vốn hợp lý.

 Một số nhân tố khác như:

- Sự phát triển của khoa học kỹ thuật

- Sự ổn định của môi trường chính trị trong và ngoài nước

- Những rủi ro khách quan nhue hạn hán, thiên tai

Trên đây là những nhân tố chủ yếu tác động đến quá trình hoạt độngSXKD của DN DN phải xem xét một cách kỹ lưỡng để hạn chế đến mức thấpnhất hậu quả xấu có thể xảy ra, phát huy lợi thế của DN mình để đạt đượchiệu quả tốt nhất

Trang 22

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỦA CÔNG TY TNHH MTV PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP

VINASHIN HẢI DƯƠNG

2.1 Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH MTV phát triển công nghiệp Vinashin Hải Dương

2.1.1 Tổng quan về Công ty TNHH MTV phát triển công nghiệp Vinashin Hải Dương

- Tên gọi là: Công ty TNHH MTV phát triển công nghiệp Vinashin

Hải Dương - Nhà máy chế tạo ống thép xoắn Vinashin Hải Dương

- Tên giao dịch là: Shindustry Duct Enterprise

- Tên viết tắt: Sindustry Duct

- Địa chỉ trụ sở chính: Khu công nghiệp tàu thủy Lai Vu- Huyện KimThành- Hải Dương

- Điện thoại số: 03203 562 088

- Số fax: 03203 562 086

Trang 23

Thành Đây là nhà máy chế tạo ống gió có quy mô lớn nhất tại Việt Nam vàothời điểm hiện tại Nhà máy được xây dựng nhằm góp phần tăng tỷ lệ nội địahóa trong sản phẩm công nghiệp tàu thủy của Việt Nam đồng thời đáp ứngnhu cầu sử dụng ống gió ngày càng tăng của các công trình xây dựng dândụng và công nghiệp trên bờ.

2.1.1.2 Chức năng nhiệm vụ kinh doanh của nhà máy.

- Sản xuất mua bán các loại vật liệu, thiết bị cơ khí, điện, điện lạnh,điện tử phục vụ công nghiệp tàu thủy

- Xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị cơ khí, phụ tùng, phụ kiện tàu thủy vàcác loại hàng hóa liên quan đến công nghiệp tàu thủy

- Sản xuất lắp đặt trang thiết bị trên tàu thủy

- Lập dự án sản xuất và tiêu thụ sản phẩm công nghiệp tàu thủy

- Tư vấn đầu tư, chuyển giao công nghệ, thiết kế, cung cấp và lắp đặt

hệ thống thông gió, điều hòa, cấp nhiệt

2.1.2 Hệ thống tổ chức và quản lý trong nhà máy.

Nhà máy chế tạo ống thép xoắn Vinashin có đội ngũ kỹ sư và côngnhân kỹ thuật tốt được đào tạo chính quy trong nước và ngoài nước Qua

Trang 24

nhiều năm công tác sản xuất, đội ngũ cán bộ, kỹ sư, công nhân kỹ thuật củanhà máy đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong quản lý, sản xuất kinhdoanh, có khả năng ứng dụng các công nghệ tiên tiến hội nhập thị trườngtrong khu vực và thế giới.

Nhà máy chế tạo ống thép xoắn Vinashin Hải Dương có đội ngũ côngnhân viên lành nghề, ngoài việc sản xuất và cung cấp cho thị trường nhữngsản phẩm có chất lượng cao Nhà máy còn đảm bảo hỗ trợ tốt nhất cho kháchhàng từ khâu tư vấn, thiết kế và lắp đặt hệ thống thông gió và điều hòa khôngkhí trong các công trình công nghiệp, dân dụng và trên tàu thủy

Sơ đồ bộ máy tổ chức của Nhà máy:

tư thiết bị

Phòng

kế Toán tài chính

Phòng kinh tế

kế hoạch

Phòng tổ chức hành chính TỔNG GIÁM ĐỐC

Trang 25

Bộ máy quản lý của xí nghiệp được tổ chức theo mô hình trực tuyếnchức năng :

- Tổng Giám đốc :Là người đứng đầu bộ máy quản lý của Nhàmáy ,trực tiếp đưa ra các quyết định quản lý ,chỉ đạo sản xuất kinh doanh tớicác phòng ban , các đội sản xuất Giám đốc là đại diện pháp nhân của Nhàmáy chịu trách nhiệm trước nhà nước , Công ty, xí nghiệp về kết quả hoạtđộng sản xuất kinh doanh của Nhà máy

- Phòng tổ chức hành chính : Có chức năng quản lý về mặt nhân sự,theo dõi giờ công lao động , thực hiện và thanh toán lương cho toàn xí nghiệp.Chịu trách nhiệm tổ chức công tác bảo vệ tài sản xí nghiệp, phổ biến kiểm traviệc thực hiện an toàn lao động trên các công trường

- Phòng kinh tế kế hoạch: Nhận nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất,theodõi và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, giám sát kỹ thuật, theo dõi khốilượng và tiến độ thực hiện Tổ chức lập hồ sơ thanh toán ,quyết toán theotừng giai đoạn và sau khi hoàn thành bàn giao sản phẩm, theo dõi việc thựchiện các định mức kinh tế kỹ thuật

- Phòng tài chính kế toán: Có chức năng quản lý toàn bộ tài sản về mặtgiá trị vốn sản xuất kinh doanh của toàn bộ nhà máy, tổ chức và thực hiệncông tác tài chính kế toán thống kê tại nhà máy Chịu trách nhiệm trước giámđốc và phòng tài chính cấp trên về việc thực hiện chế độ tài chính kế toán củanhà nước

- Phòng kỹ thuật thi công: Chịu sự quản lý của nhà máy và trực tiếpchỉ đạo thực hiện các sự án, quá trình XSKD

Trang 26

Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán:

Bộ máy kế toán của nhà máy được tổ chức theo hình thức kế toán tậptrung , tại xí nghiệp chỉ thiết lập một phòng kế toán duy nhất tại trụ sở để thựchiện toàn bộ công việc tài chính kế toán thống kê

Phòng tài chính kế toán được tổ chức như sau :

- Kế toán trưởng: Là người phụ trách phòng và chịu trách nhiệm trướcGiám đốc và Phòng tài chính kế toán cấp trên về việc tổ chức công tác kế toán, thực hiện chế độ tài chính kế toán hiện hành, tham mưu cho Giám đốc trongcông tác quản lý kinh tế ,tài chính và điều hành hoạt động sản xuất kinhdoanh tại nhà máy

2.1.3 Đặc điểm sản xuất kinh doanh

Quy trình công nghệ để sản xuất sản phẩm là một trong những điểmtrọng yếu để phát triển của doanh nghiệp, nó quyết định số lượng và chấtlượng sản phẩm được sản xuất ra

Tại nhà máy chế tạo ống thép xoắn Vinashin quy trình sản xuất ốngthép xoắn và phụ kiện được tiến hành qua các bước sau:

Kế toán thanh toán

Kế toán tiêu thụ

Thủ quỹ

KẾ TOÁN TRƯỞNG

Trang 27

Nhận đơn đặt

hàng Lập dự trù vật tư Lập lệnh sản xuất

Duyệt lệnh sản xuất

Nhận lệnh sản xuất

Tiến hành sản xuất Chuẩn bị máy Nhận vật tư chuẩn

Dán nhãn nhận dạng hàng hóa

Nhập kho thành phẩm, bán thành phẩm

Nhập trả kho vật

tư chưa sử dụng đến

Kết thúc sản xuất

Sơ đồ quy trình sản xuất ống xoắn và phụ kiện.

Khi có đơn đặt hàng của khách hàng, căn cứ vào yêu cầu của đơn đặthàng về số lượng, chủng loại, kích thước, mã hàng, vật liệu, yêu cầu riêng,bản vẽ (nếu có), thời gian và địa điểm giao hàng, các chuyên viên kế hoạchvật tư sẽ lập dự trù vật tư về số lượng và chủng loại sau đó các chuyên viên

kỹ thuật sản xuất căn cứ vào dự trù vật tư để lập lệnh sản xuất Lệnh sản xuất

sẽ được trưởng phòng kỹ thuật và sản xuất duyệt Các chuyên viên kỹ thuật,thống kê, tổ trưởng sản xuất sẽ nhận lệnh sản xuất, viết phiếu yêu cầu vật tư.Sau khi phiếu yêu cầu vật tư được duyệt, các tổ trưởng sản xuất, thủ kho nhậnvật tư, chuẩn bị dụng cụ, các công nhân vận hành chuẩn bị máy móc và tiếnhành sản xuất Do nhà máy sử dụng hệ thống máy móc sản xuất tự động điềukhiển bằng hệ thống máy tính và quy trình sản xuất chỉ qua mộ giai đoạn nên

từ nguyên vật liệu (tôn) khi đưa lên hệ thống máy sẽ được cắt và cuộn thànhống xoắn thép luôn Sau khi sản phẩm được hoàn thành, sẽ có chuyên viênKCS kiểm tra chất lượng sản phẩm, dán nhãn nhận dạng hàng hóa cho nhữngsản phẩm đạt chất lượng Các sản phẩm không phù hợp sẽ được các chuyênviên kỹ thuật và công nhân xử lý lại Nhập kho thành phẩm các sản phẩm đã

Trang 28

sản xuất hoàn thành và tiến hành nhập trả lại kho số vật tư chưa sử dụng đến(nếu có).

2.1.4 Những thuận lợi và khó khăn của Nhà máy

2.1.4.1 Thuận lợi.

Tác hại của việc hít phải các hạt nhỏ đã được các phương tiện truyềnthông và các bài báo khoa học nói tới Nó không những ảnh hưởng đến sứckhỏe con người mà còn gây tổn hại đến sản xuất, chất lượng sản phẩm Vìthế, việc lắp đặt một hệ thống hút bụi, thông gió đầy đủ là ưu tiên hàng đầucủa một nhà xưởng, văn phòng, cửa hàng…nó được triển khai ở nhiều quốcgia Hệ thống hút bụi có thể được làm từ nhựa hay kim loại, tuy nhiên hệthống hút bụi làm bằng nhựa bộc lộ nhiều hạn chế Trong khi đó, việc sử dụngống gió bằng kim loại lại khắc phục được những hạn chế đó và việc sản xuấtống gió bằng kim loại thì dễ dàng đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng.Chính điều này đã làm cho sản phẩm ống xoắn thép ngày càng được nhiềungười tiêu dùng lựa chọn Điều đó tạo ra nhiều cơ hội cho việc phát triển và

mở rộng thị trường cho công ty

Là đơn vị duy nhất của Tập đoàn tàu thủy Việt Nam sản xuất và cungcấp hệ thống thông gió, điều hòa không khí trên tàu thủy, lại áp dụng hệ thốngquản lý chất lượng ISO9001:2000 từ rất sớm, chất lượng sản phẩm củaShinduct luôn được đảm bảo ngay từ nguồn nguyên liệu đầu vào, với dâychuyền sản xuất hiện đại, đội ngũ kỹ sư và công nhân kỹ thuật tốt nên các sảnphẩm do nhà máy chế tạo, cung cấp cho thị trường đã được nhiều khách hàngtrong nước và quốc tế tín nhiệm tạo điều kiện cho nhà máy mở rộng quy môsản xuất

2.1.4.2 Khó khăn.

Là một nhà máy mới được thành lập, số vốn còn ít, lại đi vào hoạt độngvào đúng thời điểm khủng hoảng kinh tế cuối năm 2007 đầu năm 2008 nên

Trang 29

nhà máy gặp rất nhiều khó khăn Cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra trên toàncầu đã làm cho nền kinh tế của các nước phải điêu đứng, nhiều công ty bị phásản, nhiều nhà máy phải tạm dừng hoạt động thậm chí đóng cửa, Việt Namkhông nằm ngoài số đó Chịu sự ảnh hưởng chung đó, nhà máy đã chịu nhiềutổn thất do sản xuất đình trệ, sản phẩm không tiêu thụ được Tuy nhiên, với sự

nỗ lực của toàn bộ công nhân viên trong nhà máy, nhà máy đã vượt qua đợtkhủng hoảng và đang trong giai đoạn phục hồi

Công ty mới được thành lập, đang trong giai đoạn tìm kiếm và tạo chỗđứng trên thị trường, khẳng định chất lượng sản phẩm Trong khi đó, trên thịtrường lại có không ít các sản phẩm về hệ thống thông gió, điều hòa của cácnước xuất sang Việt Nam như Trung Quốc, Nhật Bản…với giá thành vừaphải Vì thế, tạo ra áp lực lớn cho sản phẩm của nhà máy trong khi sức cạnhtranh của sản phẩm của nhà máy còn yếu

Là một đơn vị thuộc ngành cơ khí vì thế giá thành sản phẩm củanhà máy chịu nhiều sự chi phối của thị trường về giá cả nguyên vật liệu, đặcbiệt là trong tình hình lạm phát như hiện nay đòi hỏi nhà máy phải ổn địnhđược nguồn nguyên vật liệu

Việt Nam đã tham gia tổ chức thương mại quốc tế WTO, nền kinh tếphát triển nhanh cùng với sự phát triển không ngừng về khoa học, kỹ thuật vàcông nghệ đã đặt Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp nói riêng trướcnhững thử thách lớn về: biến động thị trường, thị hiêú của người tiêu dùng,các đối thủ cạnh tranh lớn, sự thay đổi của hệ thống pháp lý và đặc biệt là sựtụt hậu về khoa học kỹ thuật sản xuất Điều này đòi hỏi Việt Nam nói chung

và nhà máy nói riêng phải không ngừng đầu tư đổi mới trang thiết bị sản xuất,thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, quản lý cho côngnhân viên

Trang 30

2.1.5 Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH MTV phát triển công nghiệp Vinashin Hải Dương - Nhà máy chế tạo ống thép xoắn Vinashin Hải Dương

BIỂU SỐ 2.1: PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU TRÊN BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH NĂM 2012 - 2013

Trang 31

Trong đó: chi phí lãi vay 23 4.183.468.165 3.862.924.428 320.543.737 8%

9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 2.356.909.581 2.662.140.569 -305.230.988 -11%

10 Lợi nhuận thuần về hoạt động

15 Thuế thu nhập doanh nghiệp 51 383.517.358 357.111.370 26.405.988 7%

16 Lợi nhuận sau thuế thu nhập

doanh nghiệp (60 = 50-51) 60 986.187.491 918.286.381 67.901.110 7%

Trang 32

Số liệu tại biểu số 2.1 cho thấy: Tổng lợi nhuận sau thuế của Nhà máy

trong năm 2013 cao hơn so với năm 2012 là 67.901.110 đồng Đây là một tínhiệu tốt, một tốc độ tăng khá nhanh cho thấy hiệu quả sản xuất kinh doanhcủa Nhà máy đã được nâng cao Có được kết quả đó là do:

- Doanh thu thuần của Nhà máy tăng tạo điều kiện cho việc gia tăng lợinhuận Đạt được kết quả trên là do trong năm Nhà máy đã hoàn thành nhiềuhợp đồng sản xuất lớn, điều đó cũng cho thấy sự nỗ lực cố gắng của tập thểcán bộ, công nhân của Nhà máy trong năm qua

- Giá vốn hàng bán tăng vào năm 2013 với tốc độ tăng 23% Điều nàylàm cho tỷ suất giá vốn hàng bán trên doanh thu giảm từ 0,9176 vào năm

2012 xuống còn 0,9156 vào năm 2013 Như vậy, cùng với sự gia tăng củadoanh thu thì giá vốn hàng bán cũng tăng lên Tuy nhiên, ta thấy tốc độ tăngcủa doanh thu (22,4%) nhanh hơn tốc độ tăng của giá vốn hàng bán (22,27%).Đây là một tiền đề tốt để doanh nghiệp có khả năng thu được lợi nhuận caotrong năm Mặt khác, đây cũng được coi như một sự cố gắng của Nhà máytrong việc sử dụng tiết kiệm hơn các yếu tố đầu vào cho sản xuất

- Chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ giảm 305.230.988 với tốc độgiảm 11% góp phần vào việc tăng lợi nhuận

Với hoạt động tài chính, ta thấy: Doanh thu hoạt động tài chính chỉchiếm một lượng nhỏ trong tổng doanh thu của doanh nghiệp Bên cạnh đó thìchi phí lãi vay chiếm một lượng không nhỏ trong tổng chi phí tài chính Quabiểu số, ta có thể thấy, chi phí tài chính tăng 320.543.737 với tốc độ tăng 8%.Điều này cũng phù hợp với nợ vay trong kỳ

Lợi nhuận khác của Nhà máy giảm 127.530.325 đồng ứng với tỷ lệ83% so với năm 2008 là 153.161.277 đồng

Trang 33

2.1.6 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn

BIỂU SỐ 2.2: MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA NHÀ MÁY NĂM 2012-2013

Đơn vị tính: đồng

So sánh năm 2013 với 2012

Số chênh lệch (±) Tỷ lệ ±%

1 Doanh thu thuần đồng 50.595.440.243 61.837.517.219 11.242.076.976 22,22

2 Lợi nhuận trước thuế đồng 1.275.397.751 1.369.704.849 94.307.098 7,39

3 Lợi nhận sau thuế đồng 918.286.381 986.187.491 67.901.110 7,39

4 Vốn chủ sở hữu bình quân đồng 8.256.282.000 8.923.612.500 667.330.500 8,08

5 Vốn kinh doanh bình quân đồng 60.649.093.020 69.075.636.125 8.426.543.105 13,89

6 TSLN sau thuế trên doanh thu (6) = (3) : (1) % 1,81 1,59 - 0,22 - 12,13

7 Vòng quay tổng vốn (7) = (1) : (5) vòng 0,83 0,90 0,06 7,31

8 TSLN trước thuế trên VKD (8) = (2) : (5) % 2,10 1,98 - 0,12 - 5,71

9 TSLN sau thuế trên VKD (9) = (3) : (5) % 1,51 1,43 - 0,09 - 5,71

10 TSLN trên vốn chủ sở hữu (10) = (3) : (4) % 11,12 11,05 - 0,07 - 0,64

Trang 34

Qua bảng số liệu, ta thấy:

- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu giảm 0,22, trong năm 2013đạt 1,59%

- Tỷ suất lợi nhuận trước thuế kinh doanh giảm, vào ngày 31/12/2013

là 1,98%

- Vòng quay tổng vốn có sự chuyển biến tốt tăng lên 0,06 vòng, tỷ lệtăng 7,31% Số tiền Nhà máy thu được sau một chu kỳ sản xuất kinh doanh cótốc độ tăng nhanh hơn số vốn bỏ ra ban đầu Vốn luân chuyển nhanh hơn sẽgóp phần tiết kiệm vốn, giảm nhu cầu huy động từ bên ngoài

- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh giảm 5,71% xuốngcòn 1,43%

- Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu là 11,05%, giảm nhẹ so với năm 2008.Tóm lại, kết quả hoạt động kinh doanh của Nhà máy trong kỳ có thể coi

là khả quan, doanh thu và lợi nhuận của Nhà máy đều tăng lên Đây có thể coi

là một thành tích thể hiện sự nỗ lực, cố gắng của Nhà máy trong năm qua.Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng còn có những hạn chế trong công tác quản lý chiphí, nhất là các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng Đây lànhững điểm mà Nhà máy cần có những biện pháp khắc phục kịp thời

Như vậy, trong năm tới Nhà máy cần có sự điều chỉnh thích hợp khắcphục những hạn chế nhằm nâng cao các tỷ suất lợi nhuận đẩy nhanh tốc độluân chuyển

2.2 Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty TNHH MTV phát triển công nghiệp Vinashin Hải Dương - Nhà máy chế tạo ống thép xoắn Vinashin Hải Dương

2.2.1 Thực trạng sử dụng tài sản lưu động

2.2.1.1 Tài sản lưu động

Xét về mặt kết cấu, tài sản lưu động bao gồm nhiều thành phần thể hiện

qua biểu số 2.3.

Trang 35

BIỂU SỐ 2.3: CƠ CẤU TÀI SẢN CỦA NHÀ MÁY CHẾ TẠO ỐNG THÉP XOẮN VINASHIN HẢI DƯƠNG

Đơn vị tính: đồng

Chỉ tiêu

Số tiền (đồng) Tỉ trọng Số tiền (đồng) Tỉ trọng Số tiền (đồng) Tỉ trọng

Ngày đăng: 10/10/2014, 23:36

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình “ Tài chính doanh nghiệp ”- Đại học kinh tế quốc dân do TS. Lưu Thị Hương chủ biên, xuất bản năm 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài chính doanh nghiệp
2. Giáo trính “ Phân tích tài chính doanh nghiệp”- Học Viện Tài Chính, nhà xuất bản Tài Chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích tài chính doanh nghiệp
Nhà XB: nhà xuất bản Tài Chính
3. “ Quản trị tài chính doanh nghiệp”. NXB Tài chính, năm 2001- TS Nguyễn Đăng Nam; PGS, TS Nguyễn Đình Kiệm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị tài chính doanh nghiệp
Nhà XB: NXB Tài chính
4. “ Kế toán doanh nghiệp”. NXB Thống kê, năm 2003- PGS,TS Ngô Thế Chi; TS Trương Thị Thủy Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế toán doanh nghiệp
Nhà XB: NXB Thống kê
5. “ Tài chính doanh nghiệp hiên đại”. NXB Thống kê, năm 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài chính doanh nghiệp hiên đại
Nhà XB: NXB Thống kê

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ bộ máy tổ chức của Nhà máy: - các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty tnhh mtv phát triển công nghiệp vinashin hải dương
Sơ đồ b ộ máy tổ chức của Nhà máy: (Trang 23)
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán: - các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty tnhh mtv phát triển công nghiệp vinashin hải dương
Sơ đồ t ổ chức bộ máy kế toán: (Trang 25)
Sơ đồ quy trình sản xuất ống xoắn và phụ kiện. - các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty tnhh mtv phát triển công nghiệp vinashin hải dương
Sơ đồ quy trình sản xuất ống xoắn và phụ kiện (Trang 26)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w