Tỷ lệ sống của nghêu Bến Tre ơ các nghiệm thức khác nhau được thể hiện ơ bảng 3.4:
Bảng 3.4: Tỷ lệ sống của nghêu ở các nghiệm thức thí nghiệm
Mật độ (con/m2) Trung bình 80 120 160 200 Kích cỡ 300 91.9e 89.7de 88.0cde 85.0bcd 88.6X 400 86.1bcd 84.1bc 81.7ab 78.3a 82.5Y Trung bình 89.0A 86.9B 84.8C 81.7D ±0.54*
Ghi chú (*): Sai số chuẩn.
Cùng một đặc điểm các giá trị trung bình có số mũ không giống nhau thì khác nhau có ý nghĩa (P<0,05)
Sau thời gian thí nghiệm, tỷ lệ sống trung bình của nghêu ơ các nghiệm thức đạt cao, dao động từ 78 - 92%. Kết quả thí nghiệm cũng cho thấy kích cỡ, mật độ nuôi có ảnh hương đến tỷ lệ sống của nghêu trong thời gian thí nghiệm, tỷ lệ sống của nghêu giảm dần khi mật độ thả nuôi tăng dần. Trong cùng một kích cỡ, giữa mật độ thả thấp nhất (80 con/m2) với giá trị tương ứng 89,0% khác nhau có ý nghĩa (P < 0,05) so với mật độ nuôi cao nhất (200 con/m2) với giá trị tương ứng 82%. Kết quả trên cũng phù hợp với nghiên cứu của Như Văn Cẩn và ctv (2009) [5].
Ở cùng mật độ nuôi, tỷ lệ sống đối với kích cỡ giống 300 con/kg là lớn hơn và sai khác có ý nghĩa với kích cỡ giống 400 con/kg (P < 0,05). Sự sai khác này có thể giải thích là do khả năng chịu đựng điều kiện khắc nghiệt với nghêu nhỏ thấp hơn so với nghêu lớn do cường độ trao đổi chất lớn hơn. Điều này phừ hợp với nhận định của Cigarria and Fernandez (2000) cho rằng kích cỡ giống thả có ảnh hương tới sự sống sót của nghêu Manila, trong đó cỡ giống nhỏ thì tỷ lệ chết cao hơn [35]. Tác dụng tương tác giữa mật độ, kích cỡ tới tỷ lệ sống của nghêu chưa rõ ràng, thể hiện ơ sự sai khác không có ý nghĩa (P > 0,05) giữa các NT2, NT3, NT4, NT5.