Thực trạng nuôi nghêu tại Hải Phòng a Hiện trạng sản xuất

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và kích cỡ thả nuôi đến sinhtrưởng, tỷ lệ sống của nghêu (meretrix lyrata sowerby, 1851) giai đoạn nuôi thương phẩm tại vùng bãi triều, kiến thụy, hải phòng (Trang 25 - 28)

a. Hiện trạng sản xuất

Bảng 1.1: Hiện trạng nuôi nghêu trên địa bàn thành phố Hải Phòng [19]

Quận, huyện

Năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Số hộ Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Số hộ Cát Hải 183,98 2000 136 183,98 800 136 Đồ Sơn 65,5 377 10 65,5 210 10 Dương Kinh 60 465 1 60 185 1 Kiến Thuỵ 147 0 19 215 2000 30 Tổng 456,48 2842 166 524,48 3195 177

Năm 2012, tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản là 13.001,7 ha, diện tích nuôi nghêu là 456,48 ha; sản lượng là 2.842 tấn; nguồn giống nhập từ các tỉnh Nam Định, Thái Bình [19]

Mật độ thả nuôi dao động trong khoảng 100 - 1.000 con/m2 (trung bình 500 - 600 con/m2), cỡ nghêu giống thả cũng khác nhau 1.300 con/kg, 1.000 con/kg, 800 con/kg,

300 - 500 con/kg... tuỳ thuộc vào năng lực kinh tế của các hộ, kích cỡ nghêu khi thu hoạch 40 - 70 con/kg [19].

b. Tình hình dịch bệnh

Những năm gần đây đã xảy ra hiện tượng nghêu nuôi chết trên diện rộng, gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người nuôi [19].

Năm 2011: Hiện tượng nghêu chết trên diện rộng xảy ra trong tháng 11/2011 trên diện tích 31,6 ha ơ vùng nuôi nghêu xã Hiền Hào, xã Phù Long và rải rác ơ xã Đồng Bài, huyện Cát Hải, sản lượng thiệt hại là 24,5 tấn. Nguyên nhân gây chết nghêu nuôi là do sự bùng phát của loài vi tảo gây hại Phaeocystis cf. globosa. Do điều kiện môi trường thuận lợi cho loài tảo này, chúng đã bùng phát thành các tập đoàn và tạo nên nhiều khối hình cầu có màu vàng nâu với mật độ dày đặc trong môi trường nước vùng nuôi [19].

Năm 2012: Từ cuối tháng 3 đến cuối tháng 4/2012, tảo Noctiluca scintilans bùng phát trên quy mô lớn, tạo ra các váng nước màu đỏ bao phủ hầu hết diện tích ven biển khu vực Hải Phòng. Các váng nước đọng lại khu vực vùng triều đã gây chết hàng loạt cho nghêu và các động vật đáy khác. Thời gian nghêu chết hoàn toàn trùng khớp với thời gian cao điểm của thuỷ triều đỏ. Nghêu nuôi bị chết tại xã Đồng Bài, huyện Cát Hải, sản lượng thiệt hại là 900 tấn [19].

Các kết quả tổng quan tài liệu cho thấy

Trên thế giới, các nghiên cứu về nghêu tương đối phong phú từ việc nghiên cứu cơ bản đến việc nghiên cứu ứng dụng. Tuy nhiên, những nghiên cứu chuyên sâu về nghêu Meretrix lyrata chưa có nhiều do chúng phân bố ơ các nước châu Á, nơi các công bố còn hạn chế.

Tại Việt Nam cho đến nay có nhiều công bố liên quan đến loài M.lyrata. Tuy nhiên, các công trình đã có trong nước chủ yếu là các nghiên cứu về phân loại, phân bố, nguồn lợi và một số đặc điểm sinh học của nghêu. Về sản xuất giống và nuôi thương phẩm ngoài một số công trình của nghiên cứu về nghêu M.lyrata chủ yếu là các sách được dịch.

Về vấn đề bệnh động vật thân mềm nói chung và nghêu nói riêng mới bắt đầu được nghiên cứu, đáng chú ý là đề tài của tác giả Nguyễn Thị Thu Hiền điều nghiên cứu tình hình bệnh trên nghêu nuôi ơ Hải Phòng.

Các vấn đề về ảnh hương của môi trường, ảnh hương của kích cỡ, mật độ thả đến sinh trương, phát triển là cơ sơ khoa học quan trọng cho việc nuôi, bảo vệ và phát triển nguồn lợi chưa có nhiều nghiên cứu chuyên sâu nhất là cho từng kích cỡ, mật độ nuôi khác nhau. Mới chỉ có được một vài công bố trong những năm gần đây.

Từ những đánh giá trên cho thấy chưa có nhiều nghiên cứu có hệ thống và chuyên sâu cho đối tượng nghêu Bến Tre. Các công trình nghiên cứu trong nước tập trung vào giai đoạn có kích cỡ nhỏ, giai đoạn kích cỡ 300 - 400 con/kg còn hạn chế. Ở Hải Phòng, chưa có nghiên cứu cụ thể để xác định ảnh hương của mật độ thả nuôi, kích cỡ giống thả tới sinh trương, tỷ lệ sống của nghêu. Vùng nuôi nghêu ơ Kiến Thuỵ có điều kiện để phát triển, tuy nhiên việc phát triển hầu như tự phát, bộc lộ nhiều bất cập. Việc nghiên cứu xác định kích cỡ giống thả, mật độ thả nuôi phù hợp ơ vùng này là hết sức cần thiết, góp phần đưa ra khuyến cáo cụ thể, thiết thực cho người dân; giúp cho nghề nuôi nghêu phát triển bền vững đồng thời cung cấp thêm tư liệu cho ngành nuôi trồng thủy sản.

Thí nghiệm về mật độ và kích cỡ: 2 yếu tố, 8 nghiệm thức lặp lại 03 lần (24 đơn vị TN)

Nghiên cứu ảnh hương của mật độ và kích cỡ thả nuôi đến sinh trương, tỷ lệ sống của nghêu (Meretrix lyrata Sowerby, 1851) giai đoạn nuôi thương phẩm tại vùng bãi triều, Kiến Thụy, Hải Phòng

Xác định được kích cỡ và mật độ thả nuôi phù hợp Nhận xét và kết luận Kích cỡ 300 con/kg Kích cỡ 400 con/kg Mật độ: 160 con/m2 Mật độ: 120 con/m2 Mật độ: 80 con/m2 Mật độ: 200 con/m2

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và kích cỡ thả nuôi đến sinhtrưởng, tỷ lệ sống của nghêu (meretrix lyrata sowerby, 1851) giai đoạn nuôi thương phẩm tại vùng bãi triều, kiến thụy, hải phòng (Trang 25 - 28)