Biến động các yếu tố môi trường trong thí nghiệm

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và kích cỡ thả nuôi đến sinhtrưởng, tỷ lệ sống của nghêu (meretrix lyrata sowerby, 1851) giai đoạn nuôi thương phẩm tại vùng bãi triều, kiến thụy, hải phòng (Trang 32 - 35)

Các thông số môi trường bao gồm nhiệt độ (toC), oxy hòa tan (DO), pH, độ mặn (S‰) nhất là nhiệt độ, độ mặn có vai trò quan trọng trong quá trình sinh trương, phát triển, sống sót của nghêu. Nhiệt độ, độ mặn và pH của các tháng hè thu (7 - 10) có sự chênh lệch so với các tháng mùa đông (11 - 12). Thông số DO biến động phức tạp trong thời gian thí nghiệm.

Kết quả theo dõi biến động các yếu tố môi trường trong thí nghiệm được thể hiện ơ bảng 3.1:

Bảng 3.1: Điều kiện môi trường trong thời gian thí nghiệm

Tháng Nhiệt độ (oC) pH DO (mg/l) Độ mặn (ppt)

Min Max TB±SD Min Max TB±SD Min Max TB±SD Min Max TB±SD

7 30,0 32,0 30,79±0,66 7,66 8,20 7,85±0,13 5,58 6,72 6,15±0,27 6,5 12,5 9,35±1,64 8 30,0 34,5 31,97±0,96 7,19 8,00 7,76±0,15 5,20 6,56 5,84±0,34 6,0 9,0 7,37±0,84 9 27,0 29,5 28,70±0,61 7,19 8,08 7,81±0,16 5,73 6,52 6,13±0,22 9,0 15,0 11,43±1,38 10 25,0 28,5 27,18±0,78 7,76 8,21 7,93±0,10 5,62 6,42 6,09±0,20 11,0 17,0 14,53±1,38 11 24,0 26,5 25,15±0,53 7,79 8,25 7,95±0,12 5,74 6,39 6,02±0,16 12,5 18,5 15,98±1,59 12 18,5 23,0 21,10±1,31 7,83 8,26 7,96±0,09 5,79 6,30 6,05±0,15 14,5 22 18,21±1,77

- Nghêu Bến Tre có nguồn gốc từ vùng đồng bằng sông Cửu Long, là vùng có nhiệt độ không khí cao, nền nhiệt ổn định. Nhiệt độ nước vùng nuôi thích hợp nhất cho nghêu phát triển trong khoảng 28 – 30oC [24]. Nhiệt độ nước vùng nuôi nghêu thí nghiệm trong thời gian nghiên cứu dao động từ 18,5 - 34,5oC, trong đó nhiệt độ nước trong các tháng 7,8,9,10 (hè - thu) cao hơn nhiều so với các tháng 11,12 (đông). Trong thời gian nghiên cứu, nhiệt độ cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 12, chênh lệch nhiệt độ giữa tháng 8 và tháng 12 gần 100C. Vào những ngày nắng nóng, nhiệt độ nước ơ bãi nuôi nghêu có thể lên rất cao, ơ mức 34,50C. Điều này ảnh hương đáng kể tới tốc độ tăng trương, tỷ lệ sống của nghêu M.lyratanuôi tại Kiến Thụy - Hải Phòng.

.

Hình 3.1: Sự biến động nhiệt độ trong thời gian thí nghiệm

- Độ pH có ảnh hương lớn tới đời sống của thuỷ sinh vật. pH của môi trường quá cao hay quá thấp đều không thuận lợi cho sự phát triển của sinh vật. Tác động chủ yếu khi pH quá cao hay thấp là làm thay đổi độ thẩm thấu của màng tế bào dẫn đến làm rối loạn quá trình trao đổi muối - nước giữa cơ thể và môi trường ngoài. Độ pH ơ khu vực nghiên cứu dao động từ 7,19 - 8,26. So với các vùng cửa sông ven biển khác của Hải Phòng, khu vực nghiên cứu được đánh giá có độ pH thấp. Giá trị pH các tháng hè thu (7 - 10) thấp hơn các tháng mùa đông (11 - 12), kết quả này là do ảnh hương của nguồn nước lục địa đổ ra vùng nuôi nghêu thí nghiệm ơ các tháng hè - thu lớn hơn so với các tháng mùa đông.

Hình 3.2: Biến động pH trong thời gian thí nghiệm

- Vùng nuôi nghêu nghiên cứu là khu vực cửa sông ven biển nên độ mặn chịu ảnh hương rất lớn của nguồn nước lục địa đưa ra theo mùa, chênh lệch độ mặn cao 6 - 22‰. Mặc dù nghêu có thể điều chỉnh để thích ứng với sự thay đổi độ mặn nhưng khi độ mặn nằm ngoài phạm vi tối ưu, nghêu có dấu hiệu stress, nếu thời gian kéo dài nghêu sẽ chết. Trong các tháng mùa mưa (7 - 10) độ mặn giảm so với các tháng 11 -12, tuy nhiên thời gian ngọt hoá không dài, đảm bảo cho nghêu sinh trương, phát triển bình thường.

- Hàm lượng ôxy hoà tan trong quá trình thí nghiệm dao động từ 5,20 - 6,72 mg/l, so với GHCP ≥ 5 mg/L theo QCVN 10:2008, giá trị DO nằm trong phạm vi cho phép với mục đích nuôi trồng thuỷ sản. Biến động hàm lượng DO rất phức tạp, không thể hiện rõ xu thế phân bố theo thời gian nuôi.

Hình 3.4: Biến động hàm lượng ôxy hoà tan trong thời gian thí nghiệm

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và kích cỡ thả nuôi đến sinhtrưởng, tỷ lệ sống của nghêu (meretrix lyrata sowerby, 1851) giai đoạn nuôi thương phẩm tại vùng bãi triều, kiến thụy, hải phòng (Trang 32 - 35)