Tốc độ tăng trưởng của nghêu

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và kích cỡ thả nuôi đến sinhtrưởng, tỷ lệ sống của nghêu (meretrix lyrata sowerby, 1851) giai đoạn nuôi thương phẩm tại vùng bãi triều, kiến thụy, hải phòng (Trang 35 - 38)

3.1.2.1. Tương quan giữa chiều dài và khối lượng của nghêu

Từ nguồn dữ liệu của đề tài, chúng tôi lập phương trình hồi quy tương quan giữa chiều dài và khối lượng toàn thân, được thể hiện ơ hình 3.5:

Hình 3.5: Tương quan giữa chiều dài và khối lượng của nghêu

Phương trình tương quan giữa chiều dài và khối lượng toàn thân nghêu được xác định là: W = 0,0002L3,1048 với hệ số tương quan là R2 = 0,9881, thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa chiều dài và khối lượng toàn thân. Phương trình tương quan có hệ số b > 3, cho thấy tốc độ sinh trương khối lượng của nghêu nuôi ơ vùng này nhanh hơn tốc độ sinh trương chiều dài [63]. Tuy nhiên hệ số b của phương trình lớn hơn 3 không nhiều, điều này cho thấy nghêu tăng trương khá đồng đều về chiều dài và khối lượng.

3.1.2.2. Tăng trưởng về chiều dài

Kết quả nghiên cứu cho thấy, ơ các tháng hè thu (7 - 10) nghêu nuôi có tốc độ sinh trương nhanh hơn các tháng mùa đông khi nhiệt độ thấp (tháng 11,12).

Hình 3.6: Tốc độ tăng trưởng chiều dài đặc trưng của nghêu (SRGL)

Kết quả này phù hợp với nhận định của Walve (1979) cho rằng nhiệt độ thấp làm giảm tốc độ lọc của ngao, đồng thời sự suy giảm lượng thức ăn dẫn đến tốc độ sinh trương các tháng mùa khô chậm hơn mùa mưa [62]. Tại Việt Nam, Hồ Bá Nhàn (2007) khi nghiên cứu ảnh hương của một số yếu tố sinh thái lên sinh trương, năng suất của nghêu tại Nghệ An đã nhận định rằng nghêu sinh trương chậm vào mùa đông (tháng 11, 12 và 1) và sinh trương nhanh từ tháng 2 tới tháng 10 [14], điều này cũng phù hợp với nghêu nuôi tại Kiến Thụy - Hải Phòng. Sự tăng trương tuyệt đối về chiều dài được thể hiện ơ bảng 3.2:

Bảng 3.2: Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài (mm/ngày) của nghêu nuôi Mật độ (con/m2) Trung bình 80 120 160 200 kích cỡ 300 0,06267d 0,05997c 0,05703b 0.05257a 0.05806X 400 0,06770e 0,06283d 0,06013c 0,05683b 0.06185Y Trung bình 0.06513A 0.06140B 0.05858C 0.05470D ±0.00014*

Ghi chú (*): Sai số chuẩn.

Cùng một đặc điểm các giá trị trung bình có số mũ không giống nhau thì khác nhau có ý nghĩa (P<0,05)

Tốc độ tăng trương tuyệt đối về chiều dài đạt cao nhất ơ nghiệm thức NT5 (kích cỡ giống 400 con/kg, mật độ 80 con/m2) là 0,068 mm/ngày và thấp nhất ơ NT4 là 0,053 mm/ngày (kích cỡ giống 300 con/kg, mật độ 200 con/m2). Kết quả nghiên cứu cho thấy, có sự khác biệt rõ rệt về tốc độ tăng trương tuyệt đối về chiều dài ơ kích cỡ, mật độ nuôi khác nhau (P<0,05). Tốc độ tăng trương chiều dài tỷ lệ nghịch với sự gia tăng mật độ nuôi và ơ cùng một mật độ thì nghêu có kích cỡ 400 con/kg có tăng trương nhanh hơn nghêu có kích cỡ 300 con/kg. Kết quả này tương đồng với nhận định của Như Văn Cẩn và ctv (2009) khi nghiên cứu ảnh hương của mật độ nuôi đến sinh trương, tỷ lệ sống và năng suất của 2 cỡ nghêu giống Meretrix lyrata với chiều dài vỏ 1,0; 1,7 cm cho rằng mật độ cao hơn tỷ lệ tăng trương thấp hơn và nghêu giống cỡ nhỏ (1,0 cm) sinh trương tốt hơn nghêu giống cỡ lớn (1,7 cm) ơ cùng mật độ [5].

Tuy nhiên, sự tương tác giữa kích cỡ và mật độ thả nuôi chưa rõ ràng (P>0,05). Có sự tương đồng ơ các NT1 và NT6; NT2 và NT7; NT3 và NT8 (tốc độ tăng trương tuyệt đối tương ứng là 0,063 và 0,0628; 0,060 và 0,0601; 0,057 và 0,0568 mm/ngày).

3.1.2.3. Tăng trưởng về khối lượng

Cũng giống như tốc độ tăng trương chiều dài đặc trưng, tốc độ tăng trương khối lượng đặc trưng của nghêu nuôi ơ các tháng hè thu cao hơn các tháng mùa đông. Kết quả này có thể là do thời điểm tháng 7 - 10 là thời kỳ mưa nhiều, lượng mùn bã hữu cơ từ nguồn lục địa đổ ra, nguồn thức ăn sinh vật phù du ơ vùng bãi triều nuôi nghêu phong phú. Kết quả này phù hợp với nhận định của tác giả Trương Quốc Phú (1999) đánh giá tốc độ sinh trương của nghêu nuôi ơ tỉnh Tiền Giang trong mùa mưa cao hơn mùa khô và liên quan tới lượng thức ăn theo mùa [16]. Tuy nhiên, kết quả của thí nghiệm có giá trị trung bình tương ứng 0,78 %/tháng thấp hơn so với kết quả nghiên

do sự khác biệt về các yếu tố môi trường tại các bãi nuôi nghêu. Tại bãi nuôi nghêu Tân Thành, huyện Gò Công, tỉnh Tiền Giang có nhiệt độ trung bình các tháng xấp xỉ 300C, tăng lên từ tháng 3 - 9 (30 – 33oC), giảm xuống trong tháng 10 - 2 (28 – 29oC) [16], nhiệt độ thích hợp cho nghêu sinh trương và phát triển là 28 - 300C [24]. Trong khi đó nghêu nuôi tại Kiến Thuỵ, Hải Phòng chịu tác động của nhiệt độ thấp (18,5 – 27oC) trong các tháng mùa đông nên phải tiêu tốn nhiều năng lượng cho quá trình hô hấp hơn là năng lượng cho sinh trương [37].

Hình 3.7: Tốc độ tăng trưởng khối lượng đặc trưng của nghêu (SRGW)

Từ hình 3.6 và hình 3.7 có thể thấy rằng tốc độ sinh trương về khối lượng tương đối nhanh hơn sinh trương chiều dài tương đối, kết quả này hoàn toàn tương tự như kết quả phân tích hồi quy tương quan. Tăng trương tuyệt đối về khối lượng của nghêu ơ các kích cỡ, mật độ thả nuôi khác nhau được thể hiện qua bảng 3.3:

Bảng 3.3: Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng (g/ngày) của nghêu nuôi

Mật độ (con/m2) Trung bình 80 120 160 200 kích cỡ 300 0.03947 d 0.03733 c 0.03437 b 0.03137 a 0.03563 X 400 0.04140 e 0.03970 d 0.03730 c 0.03470 b 0.03828 Y Trung bình 0.04043A 0.03852B 0.03583C 0.03303D ±0.0001 2

Ghi chú (*): Sai số chuẩn.

Cùng một đặc điểm các giá trị trung bình có số mũ không giống nhau thì khác nhau có ý nghĩa (P<0,05)

Kết quả ơ bảng 3.3 cho thấy, ơ các mật độ, kích cỡ thả nuôi khác nhau, sự tăng trương tuyệt đối về khối lượng có khác nhau (P < 0,05). Tốc độ tăng trương khối lượng giảm dần khi mật độ nuôi tăng và ơ các mật độ giống nhau thì nghêu có kích cỡ lớn 300 con/kg tăng trương chậm hơn nghêu có kích cỡ nhỏ 400 con/kg. Điều này phù hợp với nhận định của Yan et al., 2006 cho rằng ơ vùng bãi triều ơ vùng bãi triều sự thay đổi thuỷ triều, sóng tạo ra nguồn thức ăn (tảo, vật chất hữu cơ) cho nghêu, tuy nhiên nghêu là loài ăn lọc và sống thụ động ơ đáy nên khi khối lượng của nghêu tăng tới một mức độ nhất định thì nguồn thức ăn tự nhiên không đủ cho sự tăng trương. Việc tăng trương về khối lượng dẫn đến sự cạnh tranh của các yếu tố môi trường sống,

hàm lượng ôxy hoà tan và tăng quá trình thải các chất tích tụ, những yếu tố này làm cản trơ sự phát triển của nghêu [65].

Tốc độ tăng trương tuyệt đối về khối lượng đạt cao nhất ơ NT5, đạt giá trị tương ứng là 0,041 g/ngày và thấp nhất ơ NT4, đạt giá trị 0,0314 g/ngày. Kết quả của đề tài có giá trị thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Hồ Bá Nhàn (2007) tại Quỳnh Lưu, Nghệ An (tốc độ tăng trương khối lượng tuyệt đối bình quân là 1,483 g/tháng tương đương 0,049 g/ngày) [14]. Thức ăn, nhiệt độ, độ mặn là các yếu tố cơ bản ảnh hương lớn tới sinh trương, phát triển của nghêu [16]. Tại bãi nuôi nghêu ơ Nghệ An, sự biến động nhiệt độ nước cũng mang tính chất mùa rõ rệt như ơ Hải Phòng, tuy nhiên biên độ dao động độ mặn từ 19,7 - 28,7‰, nằm trong khoảng thích hợp cho sinh trương, phát triển của nghêu là 19-26‰ [2]. Tại vùng nuôi thí nghiệm, độ mặn có biên độ dao động lớn (6-22‰) ảnh hương đáng kể tới sinh trương, phát triển của nghêu.

Không có sự khác biệt về sự tăng trương khối lượng giữa NT3 và NT8; NT2 và NT7; NT1 và NT6 với giá trị đạt tương ứng là 0,034 và 0,035; 0,037 và 0,0373; 0,039 và 0,0397 g/ngày. Điều này cho thấy tác dụng tương tác giữa hai nhân tố kích cỡ và mật độ không rõ ràng (P > 0,05). Sự không khác biệt có thể là do sự chênh lệch giữa các mức ơ từng nhân tố không nhiều.

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và kích cỡ thả nuôi đến sinhtrưởng, tỷ lệ sống của nghêu (meretrix lyrata sowerby, 1851) giai đoạn nuôi thương phẩm tại vùng bãi triều, kiến thụy, hải phòng (Trang 35 - 38)