Năm 2007 – 2008 khủng hoảng tài chính toàn cầu mà mầm mống tai họa bắt đầu tại Mỹ sau đó lan rộng ra toàn thế giới đã tạo nên một bức tranh kinh tế thế giới ảm đạm trong suốt nhiều năm sau đó. Người dân Mỹ bắt đầu mất niềm tin vào Chính phủ, đồng USD cũng trượt giá trong cơn lốc ấy. Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính đó, khi Chính phủ Mỹ bơm tiền để cứu hệ thống tài chính ngân hàng, cộng đồng mạng đã nghĩ tới việc phát minh ra một loại tiền ảo để tránh được sự kiểm soát của ngân hàng trung ương, trở thành một loại tiền tệ giao dịch trên cộng đồng mạng và không chịu sự quản lý của ngân hàng nào. Đó chính là một trong những lý do đồng tiền Bitcoin ra đời vào năm 2009
1 BÀI TẬP LỚN MÔN THANH TOÁN QUỐC TẾ Đề tài lựa chọn: Những điều cần biết về Bitcoin – Phương tiện thanh toán quốc tế mới trên thế giới và Việt Nam. Mục lục: Mục Nội dung Trang Chương 1 Lý thuyết về đồng tiền Bitcoin 2 1.1. Lịch sử ra đời và phát triển 2 1.2. Bitcoin là gì và cơ chế hoạt động của nó như thế nào? 4 1.3. Lý do Bitcoin được ưa chuộng 7 1.4. Những hạn chế của Bitcoin 9 Chương 2 Ứng dụng của Bitcoin trong thanh toán quốc tế và thực trạng sử dụng Bitcoin hiện nay 11 2.1. Ứng dụng của Bitcoin trong thanh toán quốc tế 11 2.2. Thực trạng sử dụng Bitcoin tại Việt Nam hiện nay 13 2.3. Giải pháp 15 Chương 1: Lý thuyết về đồng tiền Bitcoin 2 Năm 2007 – 2008 khủng hoảng tài chính toàn cầu mà mầm mống tai họa bắt đầu tại Mỹ sau đó lan rộng ra toàn thế giới đã tạo nên một bức tranh kinh tế thế giới ảm đạm trong suốt nhiều năm sau đó. Người dân Mỹ bắt đầu mất niềm tin vào Chính phủ, đồng USD cũng trượt giá trong cơn lốc ấy. Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính đó, khi Chính phủ Mỹ bơm tiền để cứu hệ thống tài chính ngân hàng, cộng đồng mạng đã nghĩ tới việc phát minh ra một loại tiền ảo để tránh được sự kiểm soát của ngân hàng trung ương, trở thành một loại tiền tệ giao dịch trên cộng đồng mạng và không chịu sự quản lý của ngân hàng nào. Đó chính là một trong những lý do đồng tiền Bitcoin ra đời vào năm 2009. 1.1. Lịch sử ra đời và phát triển Năm 2008, Bitcoin lần đầu tiên được nhắc đến trong một bài đăng về giao thức thanh toán ngang hàng của nhân vật ẩn danh Satoshi Nakamoto. Đến năm 2009, nó bắt đầu được đưa vào sử dụng. Một điều đáng nói là người sáng lập ra Bitcoin Satoshi Nakamoto chủ sở hữu của số Bitcoin trị giá 400 triệu USD hiện giờ lại đang sống một cách khiêm nhường trong một căn nhà trên sườn đồi. Phải rất vất vả mới tìm ra được cha đẻ của đồng tiền ảo Bitcoin, tuy nhiên ông khẳng định không còn liên quan tới bitcoin nữa. Ông hiện 64 tuổi và là người Mỹ gốc Nhật, tốt nghiệp ngành Vật lý từ Đại học California. Năm 2011, giá trị của đồng Bitcoin tăng lên từ $0.32 lên $32, trước khi rớt giá trở lại $2. Năm 2012, đồng tiền Bitcoin lúc này mới thực sự thu hút được sự chú ý của dư luận khi có rất nhiều bài báo nhắc tới nó. Kế tiếp đó, năm 2013, một số dịch vụ lớn như OKCupid, Baidu, Reddit, Humble Bundle bắt đầu sử dụng nó. Tại Canada đã có máy ATM mua bán Bitcoin đầu tiên trên thế giới. 3 Ngày 28/2/2014 sàn giao dịch Bitcoin MT.GOX lớn nhất thế giới phải nộp đơn phá sản tại Nhật do để mất 750.000 Bitcoin của khách và 100.000 của chính MT.GOX tương đương số tiền là 473 triệu USD. Tiếp đó, ngày 4/3/2014 ngân hàng Flexcoin tại Canada chuyên nhận tiền gửi Bitcoin phải đóng cửa do bị tin tặc đánh cắp 896 Bitcoin xấp xỉ 600.000 USD. Những sự việc này đã làm giảm uy tín của đồng tiền ảo này, tuy nhiên với sự hữu dụng của mình, Bitcoin vẫn được đánh giá là một phương tiện thanh toán tiềm năng của tương lại. Hiện nay giá của một Bitcoin là 406 USD, tuy nhiên đã có những thời điểm giá trị của Bitcoin vượt ngưỡng 1000 USD khiến cho nhiều người bỗng chốc trở thành triệu phú. Chính vì sự hấp dẫn đó mà nhiều nhà đầu tư đã quan tâm tới đồng tiền này và đầu tư kiếm lời từ nó. Hình 1: Biểu đồ tỷ giá USD/Bitcoin từ năm 2009 đến nay 4 1.2. Bitcoin là gì và cơ chế hoạt động của nó như thế nào? Khái niệm Bitcoin (ký hiệu là BTC) là một loại tiền tệ kỹ thuật số phân cấp dựa trên một mã nguồn mở, giao thức internet ngang hàng. Bitcoin là một loại tiền tệ hoàn toàn mới. Nó không được phát hành bởi bất kỳ quốc gia hay tổ chức nào, mà được phân chia đều trong một mạng lưới ngang hàng phân bố rải rác khắp thế giới nhằm tạo ra và giám sát loại tiền này. Trên bình diện quốc tế, bitcoin có thể được trao đổi trực tiếp bằng máy tính cá nhân thông qua một tập tin ví hoặc một trang web mà không cần một tổ chức tài chính trung gian nào. Trong thương mại, 1 Bitcoin được chia thành 100 triệu đơn vị nhỏ hơn gọi là satoshis, được xác định bởi 8 chữ số thập phân. Do không có một ngân hàng nào quản lý nên sự cung ứng tiền Bitcoin là hoàn toàn tự động, hạn chế, phân chia và có dự kiến. Chúng được cấp cho các máy chủ nhằm xác minh giao dịch Bitcoin và ghi chép chúng vào tệp lưu trữ Nhật ký giao dịch cứ 10 phút một lần. Như vậy, cứ 10 phút một gói của nhật ký giao dịch được gán cho một l lượng tiền cung ứng. Số tiền cho mỗi gói phụ thuộc vào thời gian hoạt động của mạng lưới. Hiện tại, 25 bitcoin được cấp phát cho mỗi 10 phút. Nó sẽ giảm một nửa còn 12,5 Bitcoin trong năm 2017 và tiếp tục giảm một nửa cho 4 năm tiếp sau đó cho đến khi có 21 triệu Bitcoin lưu hành trên thị trường trực tuyến vào năm 2040. Như vậy tỷ lệ lạm phát của Bitcoin cứ 4 năm sẽ giảm một nửa cho đến khi đạt mức 21 triệu Bitcoin trên thi trường trực tuyến. Tổng số Bitcoin không bao giờ vượt quá con số 21 triệu, quy tắc này nhằm đảm bảo không ai có thể phát hành nó ồ ạt và làm giảm giá trị những đồng tiền đang lưu thông. Bitcoin là loại tiền thay thế được sử dụng rộng rãi nhất trong thương mại điện tử. Đến tháng 11 năm 2013 lượng tiền cơ sở của Bitcoin đã được định giá 7 tỷ USD. Bitcoin là một loại tiền tệ có cách thức hoạt động rất khác so với các loại tiền tệ khác. Thị trường hiện nay có 2 loại tiền. Thứ nhất, đó là tiền thực như USD, 5 VND, EURO… do các Nhà nước, Chính phủ phát hành phục vụ cho mục đích tiêu dùng và tích trữ của người dân. Các loại tiền này có giá trị thay đổi tùy theo sức mạnh của nền kinh tế, cũng như dựa trên chính sách duy trì giá cả đồng tiền do các quốc gia tự quyết định. Thứ hai, là tiền ảo do các cơ quan, tổ chức phát hành nhằm cho những người trong mạng lưới của mình sử dụng một cách thuận tiện mà không gặp rào cản giữa các quốc gia, ngôn ngữ. Ví dụ như Ngân Lượng, Bảo Kim, hay dễ nhận thấy nhất là các loại tiền trong game mà chúng ta phải bỏ tiền thật ra đẻ mua. Nó chỉ được sử dụng ở trong hệ thống và thường được tạo ra do việc quy đổi một lượng tiền thực nhất định, do đó tỷ giá hối đoái của chúng thường cố định. Cơ chế hoạt động Bitcoin Để sử dụng Bitcoin, chúng ta chỉ cần tải về các phần mềm, nó hoạt động như tài khoản ngân hàng vậy. Nó chứa một mã số bí mật trên máy tính của chúng ta và mã này cho phép quỹ tiền được chi tiêu từ tài khoản của bạn. Trong thuật ngữ Bitcoin, tài khoản này gọi là “tài khoản chi tiêu”. Vì vậy, ví nằm trong máy tính, và ngay sau khi có cái ví này, một người có thể nhận và gửi Bitcoin tới ví của người khác tại bất cứ nơi nào trên thế giới một cách dễ dàng và nhanh chóng như gửi một bức email, thậm chí còn dễ hơn vì người dùng không cần phải bận tâm viết tin nhắn. Người dùng không cần tên, địa chỉ, hay số điện thoại, chứng minh nhân dân hay bất kỳ một thông tin cá nhân nào. Không ai kiểm duyệt thông tin người dùng. Đây là phần mềm tự do và mã nguồn mở được nhận từ Bitcoin.org . Các giao dịch được gửi đi và tài khoản được bảo mật bằng cách sử dụng những mật mã khóa công khai. Mỗi tài khoản có một khóa công khai và khóa bí mật, cả hai đều là những chuỗi dài các con số, chữ. “Ví” người dùng biết khóa bí mật và điều này cho phép nó có thể gửi tiền. Để gửi tiền cho ai đó, chúng ta chỉ cần 6 biết khóa công khai của người được gửi, số tiền sẽ được trừ từ tài khoản của mình và thêm vào tài khoản của người nhận. Câu hỏi được đặt ra ở đây là: Làm thế nào để sở hữu bitcoin và làm thế nào để kiếm được ngày càng nhiều bitcoin? Thứ nhất để sở hữu bitcoin bạn phải bỏ tiền ra để mua chúng trên sàn giao dịch như Bitstamp, MT.GOX… ở Việt Nam đã xuất hiện sàn giao dịch bitcoin tuy nhiên chưa được sự đồng ý cấp phép của các cơ quan hữu quan. Một cách khác để có được bitcoin và làm tăng nó lên đó là đào, đào và đào. Tại sao lại là đào? Khi gia nhập thị trường Bitcoin, lượng bitcoin sẽ được chuyển giao cho các thợ đào – những người cài và chạy phần mềm bitcoin client trong máy tính của mình. Phần mềm bitcoin tận dụng sức mạnh xử lý của CPU và GPU để chạy các thuật toán cực kỳ phức tạp và sau đó chia sẻ giải pháp cho toàn bộ mạng lưới. Mặc dù các thuật toán rất khó tìm lời giải nhưng lại rất dễ dàng kiểm tra kết quả đúng sai và với mỗi kết quả đúng, thợ đào sẽ nhận được số Bitcoin phù hợp với công sức họ bỏ ra. Cũng cần phải nói thêm rằng các thuật toán được sử dụng trong việc khai thác Bitcoin khá phức tạp đối với những người sử dụng máy tính thông thường hay những chuyên gia về các loại thuật toán để có thể giải theo những phương thức thông thường. Do đó, nhiều người ví hoạt động thu thập và tìm kiếm Bitcoin giống như “khai thác vàng” trong điều kiện khắc nghiệt và cũng giống như vàng, nguồn cung của Bitcoin tương đối hạn chế. Tuy nhiên điểm khác biệt duy nhất giữa tiền ảo và vàng chính là mức độ phân bổ trong thị trường. Các thuật toán Bitcoin thay đổi liên tục dựa trên số lượng tiền đang lưu thông trên thị trường và nó cũng phải đảm bảo lượng tiền phát ra không quá nhiều cũng không quá ít. Nếu nguồn cung quá nhiều, Bitcoin sẽ dễ đào hơn. Nhưng khi nguồn cung quá ít và các thợ đào lại quá nhiều, họ phải đầu tư một dàn PC với cấu hình khủng, tốc độ truy cập nhanh để phát huy tối đa tính cạnh tranh cũng như khả năng đào mỏ của mỗi người. Dĩ nhiên khi có quá nhiều người tham gia, công việc 7 “đãi cát tìm vàng” sẽ trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Hiện tại, có khá nhiều hội thợ đào được thành lập và mỗi hội có những nội quy cũng như phương thức hoạt động của riêng mình. Nếu có ý định tham gia một hội đào nào đó, chúng ta có thể tìm thấy danh sách hội trên trang Bitcoin Wiki và liên hệ người điều hành để được biết thêm chi tiết và đăng ký tham gia. 1.3. Lý do Bitcoin được ưa chuộng Sau 4 năm hình thành và phát triển, bitcoin ngày càng được ưa thích sử dụng và phổ biến rỗng rãi trên thế giới. Ước tính đã có khoảng 80.000 doanh nghiệp đã thực sự chấp nhận Bitcoin để thanh toán và những doanh nhân điều hành các doanh nghiệp lớn nhỏ với tầm nhìn xa trên thế giới đều đang cập nhật xu hướng này và rất nhiều trong số họ đã cắt giảm được chi phí, đẩy mạnh doanh thu. Sàn giao dịch và dịch vụ ví Bitcoin San Francisco với 1,6 triệu khách hàng điều hành thanh toán cho 36,000 công ty và con số này vẫn đang không ngừng tăng lên. Điển hình như Overstock.com, OkCupid, Paypal và rất nhiều tên tuổi lớn trên thế giới đã chấp nhận tiền kỹ thuật số ngay từ đầu. Những lý do nào làm cho người tiêu dùng, các doanh nghiệp và các nhà đầu tư yêu thích Bitcoin đến vậy? Người tiêu dùng và các doanh nghiệp có rất nhiều lý do để sử dụng Bitcoin: Thứ nhất là thanh toán dễ dàng hơn: Thanh toán với bitcoin dễ dàng hơn là thanh toán sử dụng thẻ tín dụng khi phải cung cấp thông tin, làm thủ tục mở thẻ, nộp tiền…Nó cũng được chấp nhận thanh toán quốc tế dễ dàng. Các đơn vị bán lẻ trực tuyến và dịch vụ tư vấn độc lập thường không bán sản phẩm hay dịch vụ của họ ra quốc tế được vì phí thanh toán quốc tế rất cao. Bitcoin giảm thiểu chi phí và làm cho các giao dịch quốc tế trở nên đơn giản, nhanh hơn và rẻ hơn. Khi bạn chấp nhận Bitcoin, bạn có thể thanh toán từ bất kỳ đâu trên thế giới với tốc độ chỉ bằng một bức email được gửi đi. 8 Thứ hai, chi phí giao dịch rẻ hơn: Các doanh nghiệp thường phải trả từ 2-3% phí giao dịch thẻ tín dụng hay thẻ ghi nợ. Nhưng nếu họ chấp nhận Bitcoin sẽ tránh được lãng phú thẻ tín dụng và có thể hạ được giá thành sản phẩm, tiết kiệm cho người tiêu dùng và các doanh nghiệp. Nếu hiện nay hầu hết các doanh nghiệp phải trả từ 2-8% cho mỗi giao dịch bằng thẻ tín dụng và thường có những phí ẩn cộng thêm vào đẩy chi phí lên cao rất nhanh thì Bitcoin có thể cắt giảm chi phí giao dịch thẻ tín dụng ít hơn 1%. Tăng cường an toàn thông tin cá nhân, phòng chống ăn cắp, làm giả thẻ: Với Bitcoin khách hàng có thể chi trả mà không cần phải tiết lộ thông tin cá nhân như họ tên, địa chỉ, số điện thoại, số tài khoản ngân hàn nên bảo vệ được khách hàng khỏi nạn trộm cắp danh tính. Đây là điều mà thẻ tín dụng không làm được. Một ưu điểm nữa của Bitcoin đó là không thể đảo ngược được, một vấn đề thường xảy ra trong các giao dịch thẻ tín dụng. Đảo ngược giao dịch thẻ tín dụng xảy ra khi chủ thẻ than phiền về giao dịch được thực hiện với thẻ của họ, lý do thường là do không nhận được sản phẩm. Hoặc do khách hàng bị đánh cắp thông tin cá nhân để thực hiện giao dịch. Trong trường hợp này, đơn vị sở hữu thẻ tín dụng sẽ lấy lại khoản tiền này từ doanh nghiệp và gửi ngược lại cho khách hàng với chi phí tính thêm khá cao, khoảng 5-15 USD cho mỗi lần đảo giao dịch. Trong thực tế người sử dụng Bitcoin không tin tưởng vào quá trình này. Những giao dịch được thực hiện bằng tiền kỹ thuật sô được coi về cơ bản mang tính chất như tiền mặt. Khi giao dịch được thanh toán là kết thúc, doanh nghiệp không phải trả thêm bất kỳ chi phí nào hoặc đối mặt với bất kỳ mối nguy cư bị đảo ngược giao dịch nào nữa. Thêm một lợi ích nữa từ Bitcoin đó là nó không hề chịu sự quản lý của bất kỳ ngân hàng trung ương hay tổ chức nào. Chính vì thế mà tránh được sức ép lạm 9 phát. Đồng thời nó cũng được chia nhỏ một cách dễ dàng giúp cho việc thanh toán rất dễ dàng chính xác. Các nhà đầu tư cũng tham gia vào thị trường giao dịch Bitcoin để đầu tư sinh lời: Kể từ khi ra đời đến nay, giá trị của Bitcoin đã tăng lên đáng kể, có thời điểm trên 1000 USD/bitcoin và hiện tại là hơn 400 USD/ bitcoin. Chính vì thế bitcoin được xem là một đối tượng đầu tư đầy tiềm năng. Có một số quỹ đầu tư đã quan tâm tới Bitcoin. Điển hình là quỹ Peter Thiel đã bỏ 3 triệu USD mua bitcoin để kiếm lời. Tuy nhiên đầu tư Bitcoin cũng như các kênh vàng hay ngoại tệ, chứa đựng những nguy cơ rủi ro và những lo ngại về một loại bong bóng tài chính trong lĩnh vực tiền tệ trên Internet. Nhà đầu tư Warrant Buffett cũng không đầu tư vào loại tiền tệ này và thậm chí còn dự báo đồng tiền này rồi cũng sẽ biến mất trong tương lai. 1.4. Những hạn chế của Bitcoin Có những ưu điểm vượt trội, nhưng Bitcoin cũng có những điểm yếu của nó. Dưới đây là những đe dọa chủ yếu tới sự tồn tại và phát triển của loại hình tiền tệ này. Thứ nhất là ẩn họa từ cơ chế hoạt động Bitcoin: Cơ chế hoạt động của Bitcoin là dân chủ, tức là bất kỳ sự thay đổi nào, khoản giao dịch nào, hay một chính sách nào muốn được áp dụng đều phải thông qua sự bỏ phiếu của toàn bộ cộng đồng những người sử dụng đồng tiền này. Tuy vậy, điều này sẽ làm cho khi có một tổ chức nào đó chiếm được tỷ trọng Bitcoin lớn sẽ có khả năng chi phối toàn bộ mạng lưới cũng như nắm hoàn toàn quyền lực đối với loại tiền này. GHash.io là nhóm những người đào Bitcoin lớn nhất trên thế giới và hiện đang kiểm soát tới 42% các hoạt động máy tính tham gia vào mạng lưới Bitcoin. Đây là lần đầu tiên nhóm này tiến gần hơn đến mốc kiểm soát hơn 50% mạng lưới. 10 Nếu vượt ngưỡng 50% thì một loạt các vấn đề sẽ xảy ra. Lý do là khi ngưỡng 50% bị vượt qua, nhóm đó có được khả năng tự xác nhận những giao dịch của chính họ và khiến quá trình xác nhận bị bóp méo. Ví dụ như họ có thể gửi đi những xác nhận sai, đảo chiều hướng xác nhận khiến quá trình này không thể hoàn thành. Thứ hai, đó là luật pháp hiện nay không bảo vệ cho người dùng và kinh doanh Bitcoin. Do tính chất tự do, cộng đồng và xuyên biên giới của mình, bitcoin không phải thứ mà chính phủ có thể dễ dàng chấp nhận. Đơn giản là khi chấp nhận Bitcoin, các chính phủ sẽ nghiễm nhiên từ bỏ quyền lực chi phối nền kinh tế, mà công cụ đơn giản nhất của quá trình chi phối này là tiền tệ. Đó chính là lý do mà hầu như chưa có một quốc gia nào trên thế giới có khung pháp lý cho hoạt động [...]... lớn nhất được biết đến có giá trị lên tới 100 triệu USD Chương 2: Ứng dụng của Bitcoin trong thanh toán quốc tế và thực trạng sử dụng Bitcoin hiện nay 2.1 Ứng dụng của Bitcoin trong thanh toán quốc tế Với những đặc tính ưu việt là phí thanh toán rẻ hơn rất nhiều so với thanh toán thẻ tín dụng và chuyển khoản, chi phí gửi tiền qua Bitcoin thường không phụ thuộc vào số lượng gửi, giúp cho Bitcoin trở nên... này có ý nghĩa rất lớn đối với hệ thống chuyển tiền Bitcoin, một minh chứng khẳng định vị thế toàn cầu của đồng Bitcoin 2.2 Thực trạng sử dụng Bitcoin tại Việt Nam hiện nay Điều đầu tiên cần phải nói là đồng tiền Bitcoin mặc dù mang những đặc tính rất ưu việt trong thanh toán, tuy nhiên việc sử dụng và thanh toán Bitcoin không được pháp luật nước Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước bảo vệ Theo như Luật Ngân... tăng và đã vượt các tổ chức thanh toán qua mạng như Xoom, Western Union vào năm 2013, có thể còn vượt qua cả Discover và Paypal để trở thành một mạng lưới thanh toán rộng khắp thế giới Khối lượng giao dịch năm 2013 của nó đạt 289 triệu USD trung bình mỗi ngày và đang dần trở thành một đối thủ cạnh tranh nguy hiểm đối với các tổ chức cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế Số lượng các nhà bán lẻ trên thế giới. ..11 đào hay sử dụng và lưu trữ loại tiền tệ này Đức trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới thừa nhận Bitcoin có chức năng của tiền Thậm chí Canada còn lắp đặt cây ATM giao dịch Bitcoin đầu tiên trên thế giới, cho phép khách dùng tiền thật để mua Bitcoin hoặc ngược lại Thứ ba đó là những khó khăn từ cách thức lưu trữ bitcoin: Việc lưu trữ bitcoin của từng cá nhân được bảo vệ bằng... ra sao Bitcoin vì thế được chấp nhận trong thanh toán quốc tế từ bất kỳ ai, bất cứ nơi nào, thời gian và khối lượng ra sao Trong vài giờ và thậm chí là vài phút, doanh nghiệp sẽ nhìn thấy khoản thanh toán Thông thường, trong 1 giờ thì giao dịch sẽ được hoàn thành đầy đủ Các doanh nghiệp cũng có thể chuyển đổi Bitcoin ra tiền mặt ngay lập tức để hạn chế sự biến động giá cả Lý do để chi phí cho Bitcoin. .. này cũng chứng minh doanh nghiệp Việt Nam khá thức thời khi chấp nhận thanh toán Bitcoin giữa lúc nó còn rất mới mẻ Ngoài việc thanh toán thì vẫn có thể đào bitcoin để kiếm lời khi mà giá thành của 1bitcoin hiện nay đã lên tới hơn 400USD Việc đào bitcoin hiện nay đang trở nên vô cùng nóng hổi không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới Trước tiên để đào được hiệu quả, sẽ phải lên một kế hoạch chi tiết... có ví bitcoin, muốn chuyển tiền cho ai đó, bạn chỉ cần chuyển trực tiếp sang ví họ mà không cần thông qua bất cứ hệ thống thanh toán, ngân hàng hay tổ chức tín dụng nào Nhờ giảm thiểu được chi phí trung gian mà chi phí được cắt giảm rất nhiều Đồ thị: Khối lượng giao dịch trung bình hằng ngày qua các mạng lưới thanh toán quốc tế 13 Hiện nay khối lượng giao dịch chuyển tiền và thanh toán sử dụng Bitcoin. .. quyền phát hành 14 tiền ở Việt Nam và việc tạo Bitcoin ở nước chúng ta là không tuân thủ pháp luật Tuy nhiên dù ngày 27/2/2014, Ngân hàng Nhà nước đã tuyên bố chính thức là không chấp nhận Bitcoin là tiền tệ cũng như phương tiện thanh toán hợp pháp nhưng đồng tiền ảo này vẫn có chỗ đứng nhất định ở nước ta Thực tế hiện nay, các nhà đầu tư Việt chủ yếu mua bán, giao dịch Bitcoin trên các sàn ở nước ngoài... nhận Bitcoin như là một phương tiện trong thanh toán các đơn hàng Diễn đàn lamchame.com và websosanh.vn đã trở thành hai doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam công khai sử dụng đồng tiền điện tử Bitcoin trong giao dịch thương mại vào tháng 1 năm 2014 Chỉ sau vài ngày công bố chấp nhận, chiều ngày 14/1/2014, công ty TNHH Hiệp Đồng (quản lý website lamchame.com) đã ký hợp đồng sử dụng dịch vụ thanh toán. .. đồng Bitcoin với công ty cổ phần So sánh Việt Nam (quản lý websosanh.vn) Đây là hợp đồng treo banner của websosanh.vn trên lamchame.com có giá trị 550.000 đồng, tương đương với 0,03 Bitcoin Tuy nhiên đây là giao dịch mang ý nghĩa tinh thần, khởi dậy phong trào sử dụng đồng tiền điện tử Bitcoin tại Việt Nam nhiều hơn là giá trị về mặt kinh tế đem lại Điều này cũng chứng minh doanh nghiệp Việt Nam khá . LỚN MÔN THANH TOÁN QUỐC TẾ Đề tài lựa chọn: Những điều cần biết về Bitcoin – Phương tiện thanh toán quốc tế mới trên thế giới và Việt Nam. Mục lục: Mục Nội dung Trang Chương 1 Lý thuyết về đồng. Ứng dụng của Bitcoin trong thanh toán quốc tế và thực trạng sử dụng Bitcoin hiện nay 11 2.1. Ứng dụng của Bitcoin trong thanh toán quốc tế 11 2.2. Thực trạng sử dụng Bitcoin tại Việt Nam hiện nay. Ứng dụng của Bitcoin trong thanh toán quốc tế Với những đặc tính ưu việt là phí thanh toán rẻ hơn rất nhiều so với thanh toán thẻ tín dụng và chuyển khoản, chi phí gửi tiền qua Bitcoin thường