1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

TỔNG hợp câu hỏi về THANH TOÁN QUỐC tế

39 2,9K 38

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 82,96 KB

Nội dung

TỔNG HỢP CÂU HỎI ÔN THI CUỐI KÌ CHƯƠNG 1: Câu 1: Xét về lý thuyết thì đồng tiền nào cũng trở thành đồng tiền tính toán và đồng tiền thanh toán? Đúng Xét về mặt lý thuyết, bất kỳ một đồng tiền nào cũng có thể là đồng tiền thanh toán, đồng tiền tính toán. Nhưng trong thực tế thì phần lớn những đồng tiền tính toán và thanh toán sẽ tập trung vào những ngoại tệ mạnh như USD, EUR, GBP,JPY… Câu 2: Đồng tiền mạnh là đồng tiền tự do chuyển đổi? Dựa vào tiêu thức khác nhau để phân chia ngoại tệ mạnh hay ngoại tệ tự do chuyển đổi Đồng tiền mạnh hay không được quyết định bởi 3 yếu tố Tiềm lực kinh tế Tình hình chính trị Sức mạnh quân sự Câu 3: Tại sao đồng tiền mạnh được sử dụng trong TTQT? Quốc gia có đồng tiền mạnh phát triển thương mại quốc tế Thói quen sử dụng đồng tiền trong thương mại quốc tế Vị trí của đồng tiền đó trên thị trường tiền tệ và thị trường hối đoái Sự can thiệp của 1 số quốc gia với các quốc gia khác

TỔNG HỢP CÂU HỎI ÔN THI CUỐI KÌ CHƯƠNG 1: Câu 1: Xét về lý thuyết thì đồng tiền nào cũng trở thành đồng tiền tính toán và đồng tiền thanh toán? Đúng Xét về mặt lý thuyết, bất kỳ một đồng tiền nào cũng có thể là đồng tiền thanh toán, đồng tiền tính toán. Nhưng trong thực tế thì phần lớn những đồng tiền tính toán và thanh toán sẽ tập trung vào những ngoại tệ mạnh như USD, EUR, GBP,JPY… Câu 2: Đồng tiền mạnh là đồng tiền tự do chuyển đổi? Dựa vào tiêu thức khác nhau để phân chia ngoại tệ mạnh hay ngoại tệ tự do chuyển đổi Đồng tiền mạnh hay không được quyết định bởi 3 yếu tố - Tiềm lực kinh tế - Tình hình chính trị - Sức mạnh quân sự Câu 3: Tại sao đồng tiền mạnh được sử dụng trong TTQT? - Quốc gia có đồng tiền mạnh phát triển thương mại quốc tế - Thói quen sử dụng đồng tiền trong thương mại quốc tế - Vị trí của đồng tiền đó trên thị trường tiền tệ và thị trường hối đoái - Sự can thiệp của 1 số quốc gia với các quốc gia khác Câu 4: Nếu Doanh nghiệp nhập khẩu Việt Nam ký hợp đồng với đối tác nước ngoài và sử dụng VNĐ làm đồng tiền thanh toán, thì mang lại lợi ích gì cho Việt Nam? Những lợi ích mang lại cho phía VN • Nâng cao hình ảnh cho Việt Nam • Xuất khẩu được lạm phát • Tránh được rủi ro hối đoái • Giúp NH phục vụ doanh nghiệp chủ động hơn trong việc thanh toán Câu 5: Khi thực hiện 1 hợp đồng thương mại có thể kết hợp cả trả trước, trả ngay và trả sau hay không? Có thể kết hợp hình thức thanh toán trên theo tỷ lệ thích hợp tùy thuộc vào - Đặc thù hàng hóa trao đổi - Mối quan hệ giưa NNK và NXK - Các điều khoản và phụ lục đi kèm hợp đồng thương mại (vd hợp đồng đi kèm phụ lục về bao tiêu sản phẩm…) Câu 6: Câu nào sau đây đúng? DD-ngày đáo hạn, ngày phải trả tiền a.After và from có cùng nghĩa trong TTQT b.After và from có cùng nghĩa khi xác định DD trên hối phiếu c. After và from có cùng nghĩa để xác định DD trong TTQT d.After và from có cùng nghĩa để xác định DD trên hối phiếu trong TTQT Trả lời: d Câu 7: Phân tích những khó khăn, thách thức của các chủ thể tham gia thanh toán quốc tế? - Ngôn ngữ: rất nhều những từ trong tiếng anh thông thường khác với tiếng anh chuyên ngành, một từ có nhiều hơn 1 nghĩa nên rất phức tạp, nên thảo tuân theo quy luật quốc tế để hạn chế sai sót. - Luật pháp: - Tiền tệ: trong một hợp đồng có thể có hai đơn vị tiền tệ khác nhau giữ chức năng đồng tiền tính toán, đồng tiền thanh toán nhưng cũng có thể chỉ có 1 đồng tiền giữ cả 2 chức năng - Tập quán: - Trình độ: Câu 8: Để phòng ngừa rủi ro hối đoán chỉ sử dụng 1 đồng tiền vừa làm đồng tiền thanh toán, vừa làm đồng tiền tính toán? Sai. Vì chỉ không xảy ra rủi ro khi đồng tiền của bạn sử dụng vừa là đồng nôi tệ vừa là đồng ngoại tệ sử dụng trong giao thương quốc tế. Còn nếu đồng nội tệ và ngoại tệ là 2 loại tiền khác nhau thì vẫn xảy ra rủi ro. Khi sử dụng 2 đơn vị tiền tệ khác nhau giữ 2 chức năng trên thì sẽ có 2 sự biến động xảy ra. Nếu ngược chiều sẽ bù trừ lần nhau dẫn đến triệt tiêu rủi ro, nếu cùng chiều sẽ gây cộng hưởng dẫn đến rủi ro lớn. Câu 9: Ngọai tệ mạnh có phải là ngoại tệ tự do chuyển đổi, sử dụng nhiều trong thanh toán quốc tế hay không? Ngoại tệ mạnh hay ngoại tệ tự do chuyển đổi chỉ là những thuật ngữ được phân chia dựa trên các tiêu thức khác nhau. Đúng. Vì:Ngoại tệ mạnh là đồng tiền của một nước có tiềm lực kinh tế, quân sự, chính trị mạnh (uy tín tốt) nên có sức ảnh hưởng rất lớn. Do vậy, ngoại tệ mạnh sẽ có: - Có tính ổn định cao - Dễ dàng chuyển đổi - Dễ dàng được chấp nhận Câu 10:Tại sao có nhiều đồng tiền mạnh nhưng chỉ hay sử dụng 6 đồng tiền USD, EUR, JPY, CHF, HKD, GBP Vì các đồng tiền này là của các nước có: - Các quốc gia có nền thương mại khá tốt - Do thói quen của người sử dụng - Các đồng tiền này có sự ổn định cao, vị trí của đồng tiền trên thị trường tiền tệ, thị trường hối đoái cao. - Sự thống nhất sử dụng trong một số khu vực nhất định. Câu 11: Nguyên tắc để tạo ra ký hiệu tiền tệ? Một ký hiệu tền tệ quốc tế có 3 ký tự, tuân thủ theo nguyên tắc chung; Hai ký tự đầu phản ánh tên, lịch sử, của quốc gia đó; từ cuối cùng là ký hiệu tiền tệ. Có 3 cách tạo ra ký hiệu tiền tệ: - Sử dụng tiếng anh - Dùng ngôn ngũ của quốc gia bạn - Đặc thù lịch sử của dân tộc Câu 12: Thuật ngữ :"Invoice in 2 copies" phải xuất trình như thế nào? Theo UCP 600, điều 2: Copy: số lượng chứng từ. Khi sử dụng thuật ngữ trên phải xuất trình ít nhất 1 bản gốc. Vậy có thể xuất trình 1 bản gốc, 1 bản sao hoặc 2 bản gốc. Câu 13: Các DN phòng ngừa rủi ro hối đoái như thế nào? Sử dụng nghiệp vụ phái sinh. Cụ thể ở VN thì một số hình thức đã được áp dụng, như giao dịch kỳ hạn (Forward), giao dịch quyền chọn (Option) hay hợp đồng tương lai (Future). Tuy nhiên, công cụ này cũng phụ thuộc vào khả năng phân tích và dự đoán xu hướng tăng hay giảm giá của đồng ngoại tệ. Nếu dự đoán sai xu hướng thì có thể gây thua lỗ nặng cho doanh nghiệp. Ngoài ra công cụ này cũng chưa phổ thông tại Việt Nam do hiểu biết của DN có hạn cũng như luật pháp của VN. VD: lỗ tỉ giá được hạch toán vào chi phí của DN nên DN cũng 1 phần nào giảm bớt động lực sử dụng nghiệp vụ phái sinh. Ngoài ra chưa có 1 sàn giao dịch cho các sản phẩm phái sinh phát triển tại Việt Nam Câu 14: Để tránh rủi ro hối đoái chỉ sử dụng 1 ngoại tệ? Sai. Vì trong thực tế, điều này gần như không thể xảy ra bởi do địa lý, kinh tế, chính trị , thể chế mỗi nước là khác nhau.Và nếu dùng 1 đồng tiền thì sẽ không có hối đoái nên không có rủi ro Câu 15: Điều kiện về địa điểm thanh toán? Phụ thuộc vào: - Tương quan lực lượng giữa 2 bên trong quan hệ hợp đồng. - Phương thức thanh toán. - Đồng tiền thanh toán là của nước nào - Mối quan hệ giữa KH và NH (uy tín của NH) Câu 16: Tài khoản Nostro và tài khoản Vostro? - Tài khoản Nostro là tiền gửi bằng ngoại tệ của 1 quốc gia mở tại NH nước ngoài - Tài khoản Vostro là tiền gửi bằng ngoại tệ của nước ngoài gửi tại NH của 1 quốc gia VD: Lào mở tài khoản tại VN bằng VND => là TK nostro của lào, và là tk vostro, loro của VN Câu 17: Để người mua muốn trả tiền khi giá cả hàng hóa thay đổi thì phải làm gì? Hiện nay, để giúp người mua có động cơ trả tiền thường có điều khoản bổ sung. VD: Nếu giá hàng hóa giảm 5% thì số tiền thanh toán là 97% giá ban đầu, hoặc giảm 7% thì số tiền thanh toán là 95% giá trị ban đầu… Như vậy tác động của việc giá hàng hóa giảm được chia đều cho cả người mua lẫn người bán. Câu 18: Trả ngay là trả tiền ngay khi nhận được chứng từ đúng hay sai? Sai. Vì có 4 hình thức: - Thanh toán ngay khi nhận được thông báo của người bán đã chuẩn bị hàng hóa tại cảng đi. - Thanh toán ngay khi nhận được thông báo của thuyền trưởng đã chuẩn bị hàng hóa tại cảng đi. - Thanh toán khi nhận được bộ chứng từ do người bán xuất trình. - Thanh toán khi người mua nhận được hàng tại cảng đến. Câu 19: Tại sao ngoại tệ mạnh được sử dụng phổ biến? Như đã đề cập ở trên, ngoại tệ mạnh được đứng đằng sau là một quốc gia hùng mạnh. Các quốc gia này phát triển thương mại quốc tế (không nhất thiết là xuất khẩu). - Tập quán (thói quen) sử dụng đồng tiền. - Có tính ổn định, vị trí của đồng tiền trên 2 loại thị trường: tiền tệ và hối đoái. - Sự can thiệp của một số quốc gia đối với quốc gia khác ( Ví dụ: thuộc địa, từng là thuộc địa) Câu 20: Các chủ thể và vai trò của họ khi tham gia trong giao dịch thanh toán quốc tế? - Các NHTM: Mạng lưới rộng khắp cả nước và phạm vi toàn cầu. Các chủ thể trong nền kinh tế thường mở tài khoản tại các ngân hàng và coi NH là người giữ hộ tiền của mình và ngân hàng cũng có các hoạt động như vậy, vì vậy họ dễ dàng thực hiện vai trò trung gian thanh toán. Mặt khác, nhờ có hoạt động này mà các ngân hàng cũng sẽ dễ thực hiện tài trợ xuất nhập khẩu cho các chủ thể. - Các chủ thể khác trong nền kinh tế: Pháp nhân trong lính vực phi ngân hàng như: kinh doanh du lịch, vận tải, giao thông, xuất nhập khẩu du lịch, các hoạt động ngoại giao, quân sự, các chủ thể này tham gia vào hoạt động thanh toán quốc tế với tư cách là người ủy thác thu – chi cho Ngân hàng thu hộ những khoản phí, khoản phải thu, và lệnh ngân hàng chi hộ để thanh toán các khoản chi phí cho họ. Câu 21: Để tránh rủi ro tỷ giá nên chỉ ghi nhận tiền tệ theo USD trên hợp đồng? Sai, tùy thuộc quốc gia sử dụng đồng tiền nào. Sử dụng đồng nội tệ thì tránh được rủi ro, ngoại tệ thì không Câu 22: Mức tiền ứng trước trong thanh toán trả trước phụ thuộc vào yếu tố nào? Phụ thuộc vào: - Thị trường là của người bán hay người mua, nếu là thị trường của người bán thì người mua phải ứng trước một tỷ lệ lớn. - Tầm quan trọng của hàng hóa, hàng hóa càng quan trọng thì mức ứng trước càng lớn. - Thời hạn sản xuất hàng hóa - Mối quan hệ giữa các bên giao dịch (NXK-NNK) - Tập quán trong ngành buôn bán liên quan. Câu 23: Để là giá cả hàng hóa quốc tế cần có? - Là giá của hợp đồng thông thường - Giá của quốc gia xuất khẩu nhiều, ổn định thị trường - Đồng tiền sử dụng: là ngoại tệ mạnh Câu 24: Một HĐ thương mại có thể kết hợp cả 3 thời điểm trả trước, trả ngay, trả sau với những tỷ lệ thích hợp. Tỷ lệ đó phụ thuộc vào cái gì? - Đặc thù của hàng hóa - Phương thức thanh toán - Đồng tiền sử dụng trong thanh toán…. - Mối quan hệ của NNK- NXK Câu 25: Khi nhập khẩu kí hợp đồng FOB thì có lợi cho nhà vận tải, bảo hiểm của nước NK không? Có. Theo FOB:Giao hàng bên xuất, chuyển rủi roc ho nhà xuất khẩu. Để chuyển hàng từ nước ngoài về VN thì NNK thuê tàu +bảo hiểm -> do mình chọn tàu, chọn bảo hiểm nên có lợi cho Việt Nam Theo CIF: Điểm giao hàng nước ngoài, chuyển rủi roc ho nước ngoài (giống FOB) nhưng bên bán chọn dịch vụ vận tải và bảo hiểm -> chonj thấp để cost cao vì phần lợi này thuộc người bán -> thiệt cho bên mua Câu 26: Thời điểm nhà xuất khẩu giao hàng cho người chuyên chở và người chuyên chở giao hàng cho người nhập khẩu có giống nhau không? Thông thường là khác nhau vì thời điểm NXK giao hàng cho người chuyên chở (ngày giao hàng) và thời điểm người chuyên chở giao hàng cho NNK (ngày nhận hàng) + Hình thức vận chuyển (phương tiện chuyên chở) + Khoảng cách giữa các quốc gia Câu 27: Tại sao lãi suất EUR ở Agribank là 3,5% trong khi ở VCB chỉ khoảng 0,7%? Trong khi lãi suất trần là 2%, Agribank có vi phạm không? Không vì NHNN chỉ quy định trần lãi suất cho USD. Lãi suất EUR ở Agribank cao hơn rất nhiều so với VCB là do mạng lưới khách hàng của Agri ở Châu Âu kinh doanh nông nghiệp nhiều hơn. Tuy nhiên từ ngày 19/9/2014, mức lãi suất EUR của Agri lại giảm xuống mức ~1.5% Câu 28: Trong 1 hợp đồng có thể có 2 đồng tiền khác nhau nhưng cũng có thể chỉ sử dụng 1 đồng tiền giữ vai trò cả 2 ( đồng tiền thanh toán và đồng tiền tính toán). Để giảm thiểu rủi ro hối đoái, tốt nhất chỉ sử dụng 1 đồng tiền. Các NH, DN giảm thiểu rủi ro bằng cách nào. Sai VD: VN giao dịch với Mỹ , sử dụng USD. Đứng trên góc độ VN - Nếu USD là đồng tiền của nước mình thì khi giao dịch quốc tế sẽ không có rủi ro (Mĩ không có rủi ro) - Nhưng VN vẫn đối mặt với rủi ro giữa tỷ giá VND và USD => Các NH và DN phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng cách : tham gia vào thị trường giao dịch phái sinh. Chỉ ĐÚNG khi sử dụng NỘI TÊ CHƯƠNG 2: Câu 1: Phân biệt: credit card và debit card? Nêu khái niệm thẻ thanh toán. Giống: - Có thể dùng rút tiền mặt tại các máy ATM - Có thể sử dụng cả 2 loại thẻ này để thực hiện các giao dịch mua bán hàng hóa online. - Được hưởng chế độ khuyến mãi từ sử dụng thẻ - Có thể sử dụng thẻ tại các nơi chấp nhận thẻ Credit card Debit card - Là một hình thức cấp tín dụng của ngân hàng cho khách hàng. - Bên cạnh giống debit card, còn được ngân hàng cấp cho 1 hạn mức tín dụng để chi tiêu thêm khi tài khoản hết tiền. - Thủ tục phức tạp hơn, khách hàng phải chứng minh năng lực tài chính để hoàn trả lại khoản vay cho ngân hàng. - Không phải là hình thức cấp tín dụng của ngân hàng cho khách hàng - Chủ thẻ chỉ được chi tiêu trong giới hạn số tiền trong tài khoản, hết tiền thì không thể chi tiêu. - Thủ tục đơn giản hơn. Câu 2: Séc du lịch có 2 chữ ký trước khi thanh toán là có lợi hay bất lợi cho chủ séc? Séc du lịch có 2 chữ ký là không tốt, khi đó khách hàng có thể không được bồi hoàn và giảm cơ hội chứng minh mình là chủ séc. Hiện nay 1 số ngân hàng ở Việt Nam quy định không chấp nhận thanh toán đối với séc có 2 chữ ký. Câu 3: KH mang tới quầy giao dịch để thanh toán một Séc có một chữ ký xong khi kí ở tờ séc thứ 2 lại thấy không giống nhau, xử lý ntn? Yêu cầu KH ký chữ ký thứ 3 sau đó đối chiếu với chữ ký thứ nhất: - Nếu giống nhau: NH đồng ý thanh toán - Nếu khác nhau: đối chiếu với bên thứ 3 Câu 4: Nếu KH mang tới quầy giao dịch để thanh toán một tờ Séc đã có cả 2 chữ ký giống nhau, xử lý ntn? Có 3 TH xảy ra: - KH lấy được tấm Séc của người khác, và tập kí giống  hành vi lừa đảo  không được thanh toán - KH không biết nên có thể kí ở nhà từ trước - Lỗi khách quan ví dụ như lỗi hệ thống, tiền mệnh giá không phù hợp … kí chữ ký thứ 2 xong không rút được tiền  Cho KH cơ hội chứng minh KH là chủ thực sự của Séc Câu 5: KH mang tới quầy giao dịch để thanh toán một tờ Séc chưa có chữ ký nào cả, xử lý ntn? Có 3 trường hợp : - TH1: sai sót của NH - TH2: người mua không biết gì cả - T.C chưa được phát hành nhưng bị mất  Kiểm tra biên lai, hộ chiếu nhưng vẫn còn có thể xảy ra khả năng làm giả. Do vậy, dù thế nào cũng phải liên hệ với bên PH để lấy thông tin và nhận chỉ thị Câu 6: sử dụng hối phiếu trơn khi nào? sử dụng hối phiếu trơn để thu tiền cước phí vận tải, hoa hồng, hoặc dùng để đòi tiền người mua hàng của những thương nhân nhập khẩu quen biết, đáng tin cậy. Câu 7: Thuận lợi, ưu điểm và hạn chế của hối phiếu trơn? Ưu điểm: tiết kiệm chi phí, linh hoạt thời gian nhận chứng từ nhanh hơn, đơn giản nhanh gọn Nhược: gặp phải rủi ro lớn vì chỉ dựa vào uy tín của nhà nhập khẩu Thuận lợi: thời gian nhận chứng từ nhanh sẽ làm giảm thời gian lưu kho dẫn đến giảm chi phí lưu kho tại cảng Câu 8: Khi nào ngân hàng phát hành hối phiếu ? - Khi ngân hàng phát hành ra lệnh cho ngân hàng đại lý của mình trích một số tiền nhất định từ tài khoản của ngân hàng phát hành hối phiếu để trả cho người thụ hưởng được chỉ định trên hối phiếu - Trong thanh toán L/C, NHĐCĐ sẽ phát hành B/E khi L/C đồng thời quy định: + L/C không cho phép đổi tiền bằng điện + Có NH hoàn trả. Câu 9: Số tiền đúng quy cách trong hối phiếu? - 300,000: không có đơn vị. - $ 300,000: đơn vị không rõ ràng (có nhiều loại dola) - USD 300,000: hợp lý. (OK) - USD 300,000 +10%: không rõ 10% của cái gì. (phải được hiểu là 10% của một lượng) - USD 300,000 + 10% per year: Không rõ cách tính vì 1 năm kế toán khác nhau về ngày giữa các quốc gia. Câu 10: Hối phiếu trả ngay thì thời điểm trả tiền là khi ngân hàng nhập khẩu nhận chứng từ ? Không hẳn, điều này còn phụ thuộc vào ngày làm việc của ngân hàng (từ thời điểm mởi giao dịch đến thời điểm đóng giao dịch ) trong quy trình nội bộ xử lý chứng từ của ngân hàng và phương thức giao dịch chọn là gì => thời điểm bắt đầu quy trình trả tiền của ngân hàng. Câu 11: Một hối phiếu kỳ hạn không có dấu xác nhận thì vô giá trị? Sai vì nếu xác nhận bằng thư, điện xác nhận của ngân hàng nhập khẩu thì hối phiếu vẫn có giá trị dù trên hối phiếu không có dấu xác nhận. Câu 12: KH xuất trình tới ngân hàng 1 bộ séc (nhiều hơn 1 tờ, có mối liên hệ serie liên tiếp nhau, cùng mệnh giá ), nhân viên giao dịch phát hiện tấm séc đã được thanh toán nhưng không có chứ ký thứ 2? - Lý thuyết: thông báo cho câp trên về tình hình trên và có thể sẽ bị xử phạt về hành chính. Câu 13:. Đối tượng nào không nên sử dụng thẻ tín dụng ? Những người có thu nhập không ổn định hoặc thu nhập đến từ nguồn không trọng yếu, không chính thức từ bản thân. Không có thói quen quản lý tài chính của mình Câu 14: Ngân hàng đại lý khác ngân hàng tài khoản như thế nào? Ngân hàng đại lý: là tổ chức tài chính cung cấp các dịch vụ thay mặt cho tổ chức tài chính khác, tương đương hoặc không tương đương với nó. Có nhiều cách hiểu khác nhau về hoạt động ngân hàng đại lý. Tại Anh, hoạt động ngân hàng đại lý liên quan đến các mối quan hệ mang tính quốc tế. Nhưng ở các nước khác như Mỹ thì hoạt động ngân hàng đại lý chứa đựng nhiều yếu tố trong nước. NH tài khoản có mối quan hệ tài khoản (nostro, vostro). Tất nhiên là NH đại lí Câu 15: Sự khác nhau giữa B/E trơn và B/E kèm chứng từ? Hối phiếu trơn: Là hối phiếu mà việc thanh toán tiền trên hối phiếu này không kèm theo chứng từ thương mại. Thường được sử dụng để thu cước phí vận tải, đòi nợ cũ, bảo hiểm, hoa hồng, thưởng phạt hoặc được dùng để đòi tiền hàng của những thương nhân nhập khẩu đáng tin cậy. [...]... presentment) Thanh toán có kỳ hạn bao gồm 4 trường hợp: - Thanh toán tại 1 ngày nhất định sau khi nhìn thấy (X days sight) Thanh toán tại 1 ngày nhất định sau ngày ký phát (X days signed) Thanh toán tại 1 ngày nhất định sau ngày vận đơn (X days B/L date) Thanh toán tại 1 ngày nhất định sau ngày hóa đơn (X days invoice date) Thanh toán tại 1 ngày cụ thể trong tương lai (On a Fixed Future date) Câu 31: Làm... tiêu đề Câu 20: a) Xác định thời điểm thanh toán nếu trên HF ghi “AT sight”? b) Xác định thời điểm thanh toán nếu trên HF ghi “ X days AFTER SIGHT” c) Xác định thời điểm thanh toán nếu trên HF ghi “ X days FROM SIGHT” d) Xác định thời điểm thanh toán nếu trên HF ghi “ X days FROM B/L DATE” e) Xác định thời điểm thanh toán nếu trên HF ghi “ X days FROM DATE SIGHT” Trả lời: a) Thời điểm thanh toán bắt... L/C gốc đến nhà XK +) Thanh toán cho người XK nếu được NHPH ủy quyền 4) Ngân hàng xác nhận - Là ngân hàng cùng với NHPH cam kết thanh toán cho người hưởng lợi - Có trách nhiệm: + Xác nhận L/C khi có yêu cầu của NHPH + Thanh toán cho nhà XK nếu trình bộ chứng từ phù hợp 5) Ngân hàng được chỉ định - Là ngân hàng được NPHP ủy quyền: + Ngân hàng thanh toán: thanh toán ngay hoặc thanh toán vào ngày đáo hạn... trong nhờ thu chắc chắn Ngay cả khi HP ký đúng thanh toán được thanh toán nếu: luật và NHPH có thiện 1 HP ký đúng luật chí thanh toán thì vẫn còn 2 Người mua có thiện phụ thuộc vào việc người thụ hưởng có xuất trình 1 chí thanh toán 3 Xuất trình đúng thời BCT phù hợp hay không hạn hiệu lực của HP Nếu chứng từ là không phù hợp thì HP cũng không được thanh toán hoặc ký chấp nhận Giá trị HP và thời hạn... cụ thể về kháng nghị (hoặc bất kỳ quá trình tố tụng liên quan nào), về việc không thanh toán hoặc không chấp nhận thanh toán Những ngân hàng liên quan đến nhờ thu sẽ không có nghĩa vụ phải có các chứng từ kháng nghị việc không thanh toán hoặc không chấp nhận nếu Bản chỉ thị nhờ thu không có những chỉ thị cụ thể về kháng nghị (hoặc bất kỳ quá trình tố tụng liên quan nào), về việc không thanh toán hoặc... và người trả tiền từ chối thanh toán thì ngân hàng xuất trình sẽ không giao chứng từ Chấp nhận thanh toán Ngân hàng xuất trình phải xem xét hình thức chấp nhận thanh toán một hối phiếu có 6 đầy đủ và đúng đắn hay không Người đại diện khi cần thiết Khi người nhờ thu chỉ định một người đại 7 diện khi cần thiết phòng trường hợp không thanh toán và hoặc không chấp nhận thanh toán và quyền hạn của người... người xuất khẩu, người NK trong trường hợp này bị khống chế thông qua bộ chứng từ hàng hóa Câu 29: Tờ hối phiếu được phát hàng làm mấy bản? Số lượng ản B/E là tùy thuộc vào quy định giữa các bên giao dich, đặc biệt giữa NXK, NNK Câu 30: Hãy xác định thời hạn thanh toán của tờ hối phiếu? Có 2 cách xác định thời hạn thanh toán của hối phiếu: Thanh toán ngay là thanh toán ngay khi nhìn thấy, khi yêu cầu... tiện thanh toán non – cash nói chung)? Khi mất Sec du lịch, khách hàng cần: Thông báo với chi nhánh ngân hàng quốc tế gần nhất Khách hàng sẽ phải trả lời cho các câu hỏi sau đây: - Tấm sec khi bị mất có bao nhiêu chữ ký? (câu trả lời đúng phải là 1, nếu khách hàng trả lời là 2: sẽ không được trả lời câu hỏi tiếp theo) - Chữ ký đó nằm ở vị trí nào? (phải trả lời đúng câu này mới được chuyển sang câu. .. nhận Câu 47: Trình bày các hình thức tài trợ của NHTM cho nhà NK sau khi giao hàng? Bảo lãnh nhận hàng và ký hậu vận đơn Câu 48: Nếu người thụ hưởng nhận thấy sự khác biệt giữa LC và đơn hàng liệu có chấp nhận không? Có vấn đề khó khăn gì trong khâu thanh toán? Có.Nếu có sự thỏa thuận từ trước thì sẽ không gặp khó khăn gì trong khâu thanh toán Câu 49: Trong thanh toán L/C, hối phiếu được thanh toán. .. ngân hàng, và có thể ghi bằng song ngữ Câu 9: Vai trò của ngân hàng trong thanh toán nhờ thu kèm chứng từ (những việc phải làm và không phải làm )? Phải làm 1 Trả ngay/ chấp nhận: 1 Trong trường hợp chứng từ quy định thanh toán khi xuất trình thì ngân hàng xuất trình phải xuất trình không chậm chễ để được thanh toán ngay Trong trường hợp chứng từ quy định thanh toán kỳ hạn mà không phải là trả ngay . TỔNG HỢP CÂU HỎI ÔN THI CUỐI KÌ CHƯƠNG 1: Câu 1: Xét về lý thuyết thì đồng tiền nào cũng trở thành đồng tiền tính toán và đồng tiền thanh toán? Đúng Xét về mặt lý thuyết,. trong việc thanh toán Câu 5: Khi thực hiện 1 hợp đồng thương mại có thể kết hợp cả trả trước, trả ngay và trả sau hay không? Có thể kết hợp hình thức thanh toán trên theo tỷ lệ thích hợp tùy thuộc. dich, đặc biệt giữa NXK, NNK. Câu 30: Hãy xác định thời hạn thanh toán của tờ hối phiếu? Có 2 cách xác định thời hạn thanh toán của hối phiếu: Thanh toán ngay là thanh toán ngay khi nhìn thấy, khi

Ngày đăng: 18/10/2014, 02:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w