Các vấn đề xuất nhập khẩu việt nam

23 171 1
Các vấn đề xuất nhập khẩu việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

DANH SÁCH SINH VIÊN Mục lục Phần 1. Tổng quan …………………………………………………………… 4 Phần 2. Hoạt động nhập khẩu • Số liệu các hoạt động nhập khẩu………………………………………. 5 • Tác động của chính phủ đến nhập khẩu……………………………… 7 • Phân tích về tình trạng nhập khẩu…………………………………… 11 • Ảnh hưởng của nhập khẩu đến tổng cẩu và các chính sách khác……. 14 Phần 3. Hoạt động xuất khẩu • Số liệu các hoạt động nhập khẩu……………………………………… 15 • Tác động của chính phủ đến nhập khẩu…………………………………17 • Phân tích về tình trạng nhập khẩu và tác động…………………………19 • Ảnh hưởng của xuất khẩu đến tổng cầu và các chính sách khác………21 Phần 4. Nhận xét hoạt động Xuất-Nhập khẩu và các chính sách hiện nay. • Hiệu quả của các chính sách 22 • Dự báo tình hình 2012……………………………………………………23 1 0955060003 0955060008 0955060021 0955060034 0955060057 0955060061 0955060074 0955060084 0955060091 0955060105 0955060122 0955060134 Trần Hoàng Nguyễn Thị Hoàng Ngô Ánh Trương Trung Vũ Hoàng Nguyễn Hoàng Lương Sĩ Trần Đình Nguyễn Hoàng Trần Đức Nguyễn Quốc Tấn Lâm Quốc Ân Anh Diệu Hậu Minh Nam Nhân Phú Thông Thịnh Trung Yến • Kiến nghị các chích sách hỗ trợ dài hạn…………………………………24 TỔNG QUAN Năm 2011 tình hình kinh tế- xã hội nước ta phát triển trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức. Đầu năm, giá các hàng hóa và vật tư chủ yếu trên thị trường thế giới biến động theo chiều hướng tăng. Một số nền kinh tế lớn mặc dù vừa phục hồi sau khủng hoảng tài chính toàn cầu nhưng vẫn đang tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro và bất ổn. Tình trạng vỡ nợ công ở Hy Lạp và một số nước khu vực đồng Euro, bất ổn ở Bắc Phi, Trung Đông đã tác động trực tiếp đến tình hình kinh tế-xã hội Việt Nam ở các mức độ khác nhau. Ở trong nước, trong giai đoạn 2010, kết quả của việc chi tiêu công quá mức trong đầu tư cơ bản, mua sắm cho các cơ quan chính phủ và thậm chí là các lễ hội quốc gia (1000 năm Thăng Long) đã dẫn hệ quả lạm phát bùng nổ mạnh; thất thu thuế, tỷ lệ nợ xấu, bong bong nhà đất tăng cao càng khiến cho kinh tế Việt Nam rơi vào khủng hoảng. Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24-2-2011 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Trong đó, kiểm soát hoạt động xuất nhập khẩu được xem là một trong những mấu chốt. Với nguồn thu USD và tỷ lệ EX/GDP gần 80%; các chính sách liên quan đến xuất nhập khẩu sẽ đóng vai trò khá quan trọng trong việc ổn định kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, bản chất các chính sách ta áp dụng hiện nay còn nhiều mâu thuẫn. Một mặt đánh giá tình hình lạm phát do cầu kéo, phải hy sinh các mục tiêu tăng trưởng nhằm giảm giảm lạm phát bằng việc tăng lãi suất cho vay, kiểm soát nguồn cung USD và sau này có thể độc quyền cả thị trường vàng; một mặc lại đưa ra hàng loạt các quyết định tăng giá, tăng lương tối thiểu; và đặc biệt là có các yếu tố kích cung đối với hoạt động xuất khẩu. Điều này gây ra sự rối loạn lý thuyết khi áp dụng vào thực tiễn kinh tế Việt Nam và tạo những khó khăn để đánh giá hiệu quả, phân tích những tác động thật sự của các chính sách này. Kim ngạch xuất khẩu năm 2011 ước tính đạt 96,3 tỷ USD, tăng 33,3% so với năm 2010, trong đó có 14 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 2 tỷ USD. 2 Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu đạt 105,8 tỷ USD, tăng 24,7% so với năm trước. Tốc độ tăng cao của kim ngạch hàng hóa xuất, nhập khẩu năm nay có phần đóng góp khá lớn của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài với mức tăng xuất khẩu là 39,3% chiếm 56,6% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước và mức nhập khẩu là 29,2%, chiếm 45,2%. Vậy tại sao với môi trường kinh tế khó khăn trong năm 2011, xuất khẩu của Việt Nam vẫn tăng mạnh và nhập khẩu được hạn chế? Hiệu quả của các chính sách sử dụng đến đâu? Lạm phát và mức giá trong và ngoài nước có ảnh hưởng gì đến xuất-nhập khẩu hay không?Tác động của xuất nhập khẩu đến tổng cầu và các chính sách khác như thế nào?Tại sao trong năm 2011, chúng ta liên tục phá giá tiền tệ (được thực hiện khi Y<Yb) khi mà các chính sách khác lại phục vụ cho nhận định Y>Yb? Bài tiểu luận này sẽ góp phần giải đáp các câu hỏi trên. HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU 1) Số liệu các hoạt động nhập khẩu: Số liệu về hoạt động xuất khẩu sẽ cho ta cái nhìn tổng quan về số lượng nhập khẩu, tỷ lệ tương quan giữa các nhóm hàng; từ đó có cái nhìn toàn thể về hoạt động nhập khẩu. Từ đó: Thứ nhất, là cơ sở để phân tích sự thay đổi của hoạt động nhập khẩu trong gia đoạn 201. Thứ hai, tạo nền tảng để chứng minh tính hiệu quả của các chính sách Thứ ba, xem xét tính hiệu quả của hoạt động xuất - nhập khẩu. • Một số nhóm hàng nhập khẩu chính + Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng là nhóm hàng dẫn đầu về kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam với kim ngạch năm 2011 đạt 15,34 tỷ USD, tăng 13% so với năm 2010. Trong đó, khu vực FDI nhập khẩu 6,59 tỷ USD, tăng 28,1% và các doanh nghiệp trong nước nhập khẩu 8,75 tỷ USD, tăng 2,4% so với một năm trước đó. Nhóm hàng máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng nhập khẩu chủ yếu có xuất xứ từ Trung Quốc với 5,18 tỷ USD, tăng 15,7% so với năm 2010; tiếp đến là Nhật Bản: 2,8 tỷ USD, tăng 9,9%; EU: 2,42 tỷ USD, tăng 10,8%; Hàn Quốc: 1,26 tỷ USD; tăng 13,8%; Đài Loan: 899 triệu USD, tăng 10,9%; Hoa Kỳ: 848 triệu USD, tăng 4,1%;… + Xăng dầu các loại: tính đến hết năm 2011, tổng lượng xăng dầu nhập khẩu của cả nước là gần 10,7 triệu tấn, tăng 11,4% so với năm 2010 với trị giá gần 9,9 tỷ USD, tăng 61,6%. 3 Đơn giá nhập khẩu bình quân trong năm 2011 tăng 45% so với năm 2010 nên kim ngạch tăng do yếu tố giá là 3,07 tỷ USD và tăng do yếu tố lượng là 698 triệu USD. Biểu đồ 7: Đơn giá nhập khẩu xăng dầu các loại theo tháng năm 2010 - 2011 Lượng xăng dầu nhập khẩu theo loại hình tạm nhập tái xuất trong năm 2011 là 715 nghìn tấn, giảm 60,6% so với năm 2010. Xăng dầu các loại nhập khẩu vào Việt Nam trong năm 2011 chủ yếu có xuất xứ từ: Singapore với gần 4,4 triệu tấn, tăng 26,7%; tiếp theo là Đài Loan: 1,39 triệu tấn, tăng 31,6%; Trung Quốc: 1,32 triệu tấn, giảm 13%; Hàn Quốc: 1,12 triệu tấn, tăng 1,36%; Cô oét: 796 nghìn tấn, tăng 62,4%;… so với năm 2010. + Sắt thép các loại: tính đến hết năm 2011, tổng lượng nhập khẩu sắt thép của Việt Nam là 7,39 triệu tấn, giảm 18,7%, kim ngạch nhập khẩu là 6,43 tỷ USD, tăng 4,5%. Trong đó, lượng phôi thép nhập khẩu là 878 nghìn tấn, trị giá đạt 576 triệu USD, giảm 55,8% về lượng và giảm 46,4% về trị giá so với năm 2010. Biểu đồ 8: Lượng sắt thép các loại nhập khẩu năm 2005- 2011 4 + Nhóm hàng nguyên liệu, phụ liệu ngành dệt may, da, giày: trong tháng này kim ngạch nhập khẩu đạt 939 triệu USD, giảm 12,5% so với tháng trước, nâng tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này trong năm 2011 lên 12,27 tỷ USD, tăng 24,7% so với năm 2010. Trong đó trị giá nhập khẩu vải là 6,73 tỷ USD, tăng 25,5%; nguyên phụ liệu dệt may da giày 2,95 tỷ USD, tăng 12,5%; xơ sợi dệt là 1,53 tỷ USD, tăng 30,4% và bông là hơn 1 tỷ USD, tăng 56,1%. Trong năm 2011, khối doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhập khẩu 7,88 tỷ USD, tăng 26,3% và các doanh nghiệp trong nước là 4,39 tỷ USD, tăng 22% so với năm 2010. + Phân bón các loại: trong cả năm 2011, lượng phân bón nhập khẩu của Việt Nam là hơn 4,25 triệu tấn, tăng 21,1%, trị giá là 1,78 tỷ USD, tăng 46,1% so với năm 2010. Trong đó nhập khẩu nhiều nhất là phân Urê với hơn 1,13 triệu tấn, tăng 14,5%; phân Kali là 947 nghìn tấn, tăng 44,2% và phân SA là 891 nghìn tấn, tăng 30,5% so với năm 2010. + Ô tô nguyên chiếc: trong tháng lượng ôtô nguyên chiếc nhập khẩu là 3,6 nghìn chiếc, tăng 31,3%, nâng tổng lượng xe nhập khẩu trong năm 2011 lên 54,6 nghìn chiếc, trị giá là hơn 1 tỷ USD, tăng 1,4% về lượng và tăng 5,1% về trị giá so với năm 2010. Tính đến hết năm 2011, các doanh nghiệp Việt Nam đã nhập khẩu xe dưới 9 chỗ là 34,9 nghìn chiếc, giảm 0,3%; ô tô tải là 16 nghìn chiếc, tăng 13,3%; ô tô loại khác là 3,69 nghìn chiếc, giảm 32,5% so với năm 2010. 5 Biểu đồ 9: Lượng nhập khẩu ô tô nguyên chiếc các loại trong năm 2011 2. Tác động của chính phủ đến nhập khẩu của Việt Nam Chúng ta đã biết, Việt Nam đang trong tình trạng là nước nhập siêu từ nhiều năm qua, đồng thời cũng là một trong những nước có tỉ lệ lạm phát cao trên thế giới , do đó Chính phủ phải thi hành một số chính sách vừa để kiềm chế lạm phát, vừa nhằm giảm trị giá nhập khẩu ở nước ta. Chúng ta biết hàng hóa nhập khẩu đồng biến với tổng sản lượng quốc gia trong nước và nghịch biến với tỷ giá hối đoái vì vậy nhóm sẽ phân tích những tác động của chính sách của Chính Phủ trong năm 2011đã tác động đến mức sản lượng cũng như tỷ gia hối đoái trong nước như thế nào để có thể thực hiện mục tiêu kiềm chế nhập siêu. • Chính sách tiền tệ chặt chẽ và chính sách tài khóa thắt chặt. Theo Nghị quyết 11/NQ-CP ban hành ngày 24/2/2011 để đảm bảo thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định nền kinh tế vĩ mô, Chính phủ đã thi hành các chính sách tiền tệ chặt chẽ để giảm lượng cung tiền bằng cách sử dụng các công cụ như : Ngày 1/6/2011 Ngân hàng Nhà nước tiếp tục có quyết định tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đối với các tổ chức tín dụng theo Quyết định số 1209/QĐ-NHNN ; hay thông qua Quyết định số 679/QĐ-NHNN đã tăng một số lãi suất chủ chốt như lãi suất tái cấp vốn lên 14%/năm , lãi suất tái chiết khấu lên 13%/năm có hiệu lực vào ngày 1/5/2011. 6 ( Đồ thị biểu thị tác động của chính sách tiền tệ )  Như vậy, về mặt lý thuyết, dưới sự tác động của chính sách tiền tệ thu hẹp thì NHNN đã làm cho lượng cung tiền giảm đi và theo đồ thị thì đường LM1 sẽ di chuyển sang trái thành đường LM, làm cho điểm cân bằng trên thị trường sẽ di chuyển từ E1(Y1,r1) sang E’(Y’,r’). Tại mức cân bằng mới thì ta có sản lượng giảm ( Y’ < Y1) và lãi suất tăng ( r’> r1)  Từ việc lãi suất tăng sẽ dẫn đến đầu tư giảm, sản lượng quốc gia giảm  Lượng nhập khẩu giảm. Giải thích rõ hơn: (Y là thể hiện của tổng sản lượng hoặc tổng chi tiêu hoặc cũng là tổng thu nhập của các doanh nghiệp trong nền kinh tế; tại mức lãi suất được nhà nước điều chỉnh cao hơn; Y sẽ giảm, trước tiên do khả năng đầu tư của doanh nghiệp hạn chế hơn; doanh nghiệp gặp vấn đề trong vay vốn cộng với việc lãi suất huy động tăng theo lãi suất cho vay sẽ khiến cho cầu tiền giảm, khả năng thanh toán và nhu cầu chi tiêu trong thị trường cũng thấp đi => quy mô và khả năng chi trả của nền kinh tế hạn chế => thị trường không còn cần nhiều hàng nhập khẩu) Cũng trong Nghị quyết 11/NQ-CP để đảm bảo thực hiện được nhiệm vụ đề ra, song song với việc thi hành các chính sách tiền tệ thu hẹp thì Chính phủ cũng thi hành các 7 chính sách tài khóa thắt chặt với mục đích nhằm giảm tổng cầu bằng các biện pháp như : rà soát, sắp xếp, cắt giảm đầu tư công, tập trung vốn cho các công trình quan trọng, cấp bách, hiệu quả; giảm bội chi ngân sách Nhà nước năm 2011 xuống dưới 5%, tăng cường quản lý nợ Chính phủ, nợ quốc gia. ( Đồ thị biểu thị sự tác động của chính sách tài khóa )  Dưới sự tác động của chính sách ngoại khóa thắt chặt qua việc giảm đầu tư công của Chính phủ cũng như tăng một số lãi suất chủ chốt làm cho lượng đầu tư giảm dẫn đến tổng sản lượng giảm, thể hiện qua được IS1 dịch chuyển sang trái thành đường IS’, làm cho điểm cân bằng dịch chuyển từ E1( Y1,r1) xuống E’(Y’,r’) Vậy tại mức cân bằng mới thì ta có tổng sản lượng giảm  Nhập khẩu giảm. Kết luận : Thông qua việc thi hành chính sách tiền tệ thu hẹp và chính sách tài khóa thắt chặt đã làm cho tổng sản lượng giảm xuống đã làm cho sản lượng nhập khẩu ở một số mặt trong năm 2011 vừa qua đã giảm về mặt số lượng so với cùng thời điểm ở năm trước đó. • Các chính sách ngoại thương : Phá giá đồng nội tệ : 8 Ngày 11/02/2011, Ngân hàng nhà nước (SBV) đã chính thức tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng từ 18.932 đồng/USD lên 20.693 đồng/USD, tương đương tăng 9,3%. Đồng thời thu hẹp biên độ giao dịch từ +/-3% xuống +/-1%  Điều này đã gây tác động lớn đối với hoạt động nhập khẩu vì trước khi có sự điều chỉnh này, việc tính thuế đối với hàng hoá nhập khẩu dựa theo tỷ giá giao ngay của SBV công bố là 19.000VND/USD. Bây giờ, tỷ giá được dùng đối với thuế nhập khẩu là 20.693 VND/USD. Điều này dẫn đến giá hàng hóa nhập khẩu sẽ trở nên đắt hơn đối với người dân trong nước, giảm sự cạnh tranh của mặt hàng nhập khẩu đối với thị trường hàng hóa nội địa, quá đó sẽ làm hạn chế nhập khẩu.  Do đó động thái điều chỉnh tỉ giá bình quân lên cao và thu hẹp biên độ giao dịch đánh khá mạnh vào các nhà nhập khẩu. Tuy nhiên, nếu nhìn một cách tổng quan thì việc tăng tỉ giá đồng nội tệ chỉ có thể hạn chế được việc nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng, hàng hóa xa xỉ vì giá cao sẽ làm cho người dân sẽ cân nhắc hơn trước khi mua, trong khi tổng kim ngạch hàng nhập khẩu thì chỉ 10% là hàng tiêu dùng, 20% là trang thiết bị, máy móc và tới 70% là nguyên vật liệu đầu vào cho hoạt động kinh tế. Như vậy, trừ 10% hàng tiêu dùng là cần hạn chế còn lại 90% kim ngạch nhập khẩu là không thể hạn chế. Vì những mặt hàng như trang thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu là những mặt hàng nhập khẩu thiết yếu đối với nền kinh tế sản xuất của Việt Nam hiện nay, cho nên có thể nói việc tăng tỉ giá đồng nội tệ như vậy chỉ tác động rất ít đến việc hạn chế nhập khẩu hiện nay. Bên cạnh đó, biện pháp tăng tỉ giá đồng nội tệ cũng gây ra không ít những tác động xấu đến nền kinh tế hiện nay khi cơ cấu đầu vào sản xuất theo nguồn của nước ta cho thấy nhập khẩu có tác động không nhỏ đến giá cả sản xuất . Vì việc phá giá đồng nội tệ sẽ làm cho giá các mặt hàng nhập khẩu tăng cao lên, trong khi các mặt hàng nhập khẩu nguyên vật liệu, máy móc lại chiếm tỉ trọng tới hơn 80% tổng kim ngạch hàng nhập khẩu, điều này dẫn đến việc gia tăng cái chi phí yếu tố đầu vào của các doanh nghiệp, kéo theo đó sẽ làm tăng giá các sản phẩm khác, điều này có thể dẫn đến việc tạo ra một mặt bằng giá mới. Chẳng hạn giá nhập xăng dầu tăng theo tỉ giá và khi được sử dụng làm nhiên liệu thì sẽ làm tăng chi phí vận tải. Nếu như giá xăng dầu phải điều chỉnh theo giá thế giới thì trong nước giá xăng dầu sẽ tăng "kép" vì vừa tăng giá, vừa tăng theo tỉ giá và tác động đến lạm phát sẽ lớn hơn. 9 Điều chỉnh mức thuế, hạn ngạch : Để thực hiện mục tiêu đảm bảo nhập siêu không quá 16% tổng kim ngạch xuất khẩu, thì Chính phủ đã thay đổi sắc thuế đối với một số mặt hàng nhập khẩu như : giảm thuế đối với các mặt hàng đầu vào cho sản xuất mà trong nước chưa thực hiện được như xăng dầu, máy móc thiết bị,… Từ giữa tháng 1/2011 Bộ Tài chính đã thực hiện điều chỉnh giảm thuế nhập khẩu xăng, diesel xuống 0% và đến ngày 24/2/2011 tiếp tục giảm thuế nhập khẩu xuống 0% đối với dầu ma dút và dầu hỏa. Mức thuế nhập khẩu xăng dầu giảm xuống 0% tiếp tục được giữ cho đến nay. và.ngày 09/6/2011 thông báo của Liên bộ cho biết thông qua thông tư 82/2011/TT-BTC sẽ tăng mức thuế nhập khẩu đối với dầu diesel và dầu hỏa theo đó mức tăng vẫn thấp hơn 10% ( đối với dầu diesel) và thấp hơn 15%( đối với dầu hỏa) theo quy định của Biểu thuế hiện hành. Điều này lý giải cho việc trong khoảng 4 tháng đầu năm 2011, sản lượng nhập khẩu xăng dầu có xu hướng tăng cho đến khoảng tháng 5/2011 thì giảm nhẹ cho đến cuối năm 2011. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng bắt đầu tập trung đánh thuế vào các mặt hàng xa xỉ, các mặt hàng tiêu dùng không thiết yếu như từ ngày 15/8/2011 quyết định 36/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành mức thuế nhập khẩu ôtô cũ chở người từ 15 chổ ngồi trở xuống có hiệu lực qua đó với cách tính thuế mới, các loại xe đã qua sử dụng hạng sang và siêu sang sẽ có thuế suất thuế nhập khẩu mới thậm chí vượt mức 100% và cao hơn nhiều so với xe chưa qua sử dụng cùng loại. Từ đó, ta thấy sản lượng ôtô 9 chỗ ngồi trở xuống nhập khẩu từ khoảng 4 tháng cuối năm có xu hướng giảm rõ rệt. 3. Phân tích về tình trạng nhập khẩu của Việt Nam trong năm 2011. Nhìn vào diễn biến nền kinh tế trong năm 2011 vừa qua, mặc dù những chỉ đạo, chính sách của Chính phủ đặc biệt là Nghị quyết 11 đã đạt được không ít những thành quả như sản lượng xuất khẩu tăng mạnh, nhập siêu đạt mức 9,8 USD, đạt tỉ lê 10,4% kim ngạch xuất khẩu, được xem là một thành công lớn của nghị định 11 với tỷ lệ nhập siêu thấp nhất trong suốt một thập niên qua; song nếu xét tương quan với 2010, các chính sách quyết liệt này lại mang lại hiệu quả không đáng kể. Như chúng ta đã bàn ở đầu bài, tình trạng nhập khẩu của Việt Nam 2011 diễn biến phức tạp, do vừa phải chịu tác động từ các chính sách của chính phủ, vừa do các yếu tố khách quan. Tựu chung, có thể nhận xét nhập khẩu năm 2011 vẫn tăng, nhưng tốc độ tăng lại giảm. Tại sao lại có những biến động như vậy? 1)Yếu tố ảnh hưởng đến mức tăng • Nhu cầu của một quốc gia đang phát triển: 10 [...]... Chính phủ Việt Nam sử dụng các biện pháp hành chính, chứ không phải các công cụ thị trường, để chống đô la hóa nền kinh tế bằng cách giữ tỷ giá đồng Việt Nam cao trong khi đồng USD mất giá trên thị trường thế giới, đã gián tiếp khuyến khích các nhà nhập khẩu nhập các mặt hàng từ các nước có giá cả thấp hơn vào thị trường Việt Nam, cho dù các hàng hóa đó có khả năng sản xuất tại Việt Nam • Nhập khẩu lạm... nhập khẩu Thực tế chỉ ra, hầu hết các loại sản phẩm xuất khẩu lại có lại cần nhập khẩu nguyên liệu đầu vào VD: May mặc, giày da ( nhập khẩu vải, thuộc da…); các ngành nông sản (nhập khẩu lượng lớn phân bón); các ngành điện tử như điện thoại (phải nhập khẩu phụ tùng, máy móc); tổng hợp chung các ngành sản xuất (Nhập khẩu xăng, dầu, công nghệ…) 2) Thúc đẩy mạnh các ngành phụ thuộc, hỗ trợ xuất khẩu trong... thông thường; hiếm khi là các loại mặt hàng thời trang • Vấn đề lạm phát trong nước Cũng giống như đã đề cập ở nhập khẩu, vấn đề lạm phát có thể gây ảnh hưởng lớn đến giá trị xuất, nhập khẩu Trong năm 2011, tình hình giá cả Việt Nam tăng vọt với các yếu tố đầu vào như xăng dầu, điện, lương khiến cho giá gia công và giá các mặt hàng xuất khẩu sẽ có độ tăng nhất định • Vấn đề thị trường Đây là yếu tố... chính phủ Tuy xuất khẩu tốt nhưng các chính sách khuyến khích xuất khẩu trong thời điểm này tại Việt Nam lại đầy nguy hiểm; theo phân tích của nhóm, có những lý do cơ bản sau đây: 1) Những chính sách hỗ trợ xuất khẩu công khai có thể lại gây ra những vấn đề cũ trong chủ nghĩa trọng thương; nó có nguy cơ tạo ra một tổ hợp công nghiệp xuất khẩu được trợ cấp, thiếu hiệu quả, đôi khi có vấn đề về quyền bình... gia công, sử dụng nhiều lao động và đặc biệt hơn, hầu hết các loại sản phẩm xuất khẩu chủ lực, lại phụ thuộc 80% - 90% nguyên liệu sản xuất đều từ nhập khẩu như da giày hay may mặc; hay đối với phân bón trong sản xuất nông nghiệp…Vì vậy, nhận xét ở Việt Nam nếu xuất khẩu tăng thì nhập khẩu sẽ tăng không phải là không có sơ sở • Mức giá sản xuất trong nước Ngoài ra, tình trạng lạm phát ở mức cao + những... năm qua, Việt Nam cơ bản là một nước nhập siêu vì đất nước đang trong giai đoạn phát triển theo hướng công nghiệp hóa,vì vậy trong những năm qua, nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu để thực hiện các dự án sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng và các dự án không xuất khẩu chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng kim ngạch nhập khẩu, trong khi việc đầu tư vào những ngành này hay hàng hóa xuất khẩu chưa... nghiệp khi nhận biết thấy tình hình kinh tế tại các quốc gia bạn hàng quen thuộc có vấn đề Nhiều công ty đã tìm kiếm và bắt đầu có những hợp đồng xuất khẩu tại các khu vực mới; trong đó, tiềm nănng xuất khẩu sang khu vực Trung Đông, các tiểu vương quốc Ả-Rập và Châu Mỹ La tinh được các doanh nghiệp đánh giá rất cao 4) Tác động của xuất khẩu đến kinh tế Việt Nam 2011 • Tác động đến tổng cầu P AS AD3 P3... bản Nói chung, chính sách khuyến khích xuất khẩu hiện nay khá rắc rối với quá nhiều mâu thuẫn VD: mâu thuẫn trong ưu đãi giữa các doanh nghiệp xuất khẩu và các doanh nghiệp sản xuất trong nước; mâu thuẫn trong tiến trình hạn chế nhập khẩu trong khi các DNXK đa số cần đến 80-90% đầu vào từ nhập khẩu; mâu thuẫn giữa yêu cầu giảm cầu kéo và yêu cầu tăng giá trị xuất khẩu Tuy nhiên, đây lại là một bước... năng thanh toán các khoản nợ nước ngoài đến hạn NHẬN XÉT HOẠT ĐỘNG XUẤT-NHẬP KHẨU VÀ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH • Xem xét tính hiệu quả của hoạt động Xuất- Nhập khẩu Trước tiên, chúng ta cần phải thống nhất rằng một nền kinh tế với tỷ lệ xuất khẩu lớn và tỷ lệ nhập khẩu nhỏ là lợi ích rất lớn cho nền kinh tế Điều này sẽ giúp cho tổng cầu sản phẩm của quốc gia (từ cầu của các quốc gia nhập khẩu) , tạo điều... các thị trường mới, như Bỉ, Hà Lan 2) Tác động của chính phủ đối với xuất khẩu: • Các yếu tố có thể tác động đến hoạt động xuất khẩu: Về cơ bản, biến X -xuất khẩu trong hàm tổng cầu cũng như hàm GDP là một hằng số thay đổi theo từng thời kỳ; tức giá trị xuất khẩu của Việt Nam sẽ phụ thuộc vào hàm nhập khẩu của quốc gia thứ 3 Vì vậy, các chính sách điều tiết của chính phủ sẽ mang tính chất gián tiếp, . kép dành cho cả xuất khẩu và nhập khẩu, với xu hướng gia tăng xuất khẩu, và hạn chế nhập khẩu. • Các yếu tố nằm ngoài khả năng kiểm soát hoạt động xuất khẩu a) Sản lượng và thu nhập của nước ngoài Năm. trang. • Vấn đề lạm phát trong nước Cũng giống như đã đề cập ở nhập khẩu, vấn đề lạm phát có thể gây ảnh hưởng lớn đến giá trị xuất, nhập khẩu. Trong năm 2011, tình hình giá cả Việt Nam tăng. trường Việt Nam, cho dù các hàng hóa đó có khả năng sản xuất tại Việt Nam. • Nhập khẩu lạm phát Thêm vào đó, chính là khái niệm mới nhập khẩu lạm phát” và dao động của mức giá nguyên liệu tại các

Ngày đăng: 10/10/2014, 18:20

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • + Xăng dầu các loại: tính đến hết năm 2011, tổng lượng xăng dầu nhập khẩu của cả nước là gần 10,7 triệu tấn, tăng 11,4% so với năm 2010 với trị giá gần 9,9 tỷ USD, tăng 61,6%. Đơn giá nhập khẩu bình quân trong năm 2011 tăng 45% so với năm 2010 nên kim ngạch tăng do yếu tố giá là 3,07 tỷ USD và tăng do yếu tố lượng là 698 triệu USD.

  • Biểu đồ 7: Đơn giá nhập khẩu xăng dầu các loại theo tháng năm 2010 - 2011

  • Lượng xăng dầu nhập khẩu theo loại hình tạm nhập tái xuất trong năm 2011 là 715 nghìn tấn, giảm 60,6% so với năm 2010. Xăng dầu các loại nhập khẩu vào Việt Nam trong năm 2011 chủ yếu có xuất xứ từ: Singapore với gần 4,4 triệu tấn, tăng 26,7%; tiếp theo là Đài Loan: 1,39 triệu tấn, tăng 31,6%; Trung Quốc: 1,32 triệu tấn, giảm 13%; Hàn Quốc: 1,12 triệu tấn, tăng 1,36%; Cô oét: 796 nghìn tấn, tăng 62,4%;… so với năm 2010.

  • + Sắt thép các loại: tính đến hết năm 2011, tổng lượng nhập khẩu sắt thép của Việt Nam là 7,39 triệu tấn, giảm 18,7%, kim ngạch nhập khẩu là 6,43 tỷ USD, tăng 4,5%. Trong đó, lượng phôi thép nhập khẩu là 878 nghìn tấn, trị giá đạt 576 triệu USD, giảm 55,8% về lượng và giảm 46,4% về trị giá so với năm 2010.

  • Biểu đồ 8: Lượng sắt thép các loại nhập khẩu năm 2005- 2011

  • + Nhóm hàng nguyên liệu, phụ liệu ngành dệt may, da, giày: trong tháng này kim ngạch nhập khẩu đạt 939 triệu USD, giảm 12,5% so với tháng trước, nâng tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này trong năm 2011 lên 12,27 tỷ USD, tăng 24,7% so với năm 2010. Trong đó trị giá nhập khẩu vải là 6,73 tỷ USD, tăng 25,5%; nguyên phụ liệu dệt may da giày 2,95 tỷ USD, tăng 12,5%; xơ sợi dệt là 1,53 tỷ USD, tăng 30,4% và bông là hơn 1 tỷ USD, tăng 56,1%.

  • Trong năm 2011, khối doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhập khẩu 7,88 tỷ USD, tăng 26,3% và các doanh nghiệp trong nước là 4,39 tỷ USD, tăng 22% so với năm 2010.

  • + Phân bón các loại: trong cả năm 2011, lượng phân bón nhập khẩu của Việt Nam là hơn 4,25 triệu tấn, tăng 21,1%, trị giá là 1,78 tỷ USD, tăng 46,1% so với năm 2010. Trong đó nhập khẩu nhiều nhất là phân Urê với hơn 1,13 triệu tấn, tăng 14,5%; phân Kali là 947 nghìn tấn, tăng 44,2% và phân SA là 891 nghìn tấn, tăng 30,5% so với năm 2010.

  • + Ô tô nguyên chiếc: trong tháng lượng ôtô nguyên chiếc nhập khẩu là 3,6 nghìn chiếc, tăng 31,3%, nâng tổng lượng xe nhập khẩu trong năm 2011 lên 54,6 nghìn chiếc, trị giá là hơn 1 tỷ USD, tăng 1,4% về lượng và tăng 5,1% về trị giá so với năm 2010.

  • Tính đến hết năm 2011, các doanh nghiệp Việt Nam đã nhập khẩu xe dưới 9 chỗ là 34,9 nghìn chiếc, giảm 0,3%; ô tô tải là 16 nghìn chiếc, tăng 13,3%; ô tô loại khác là 3,69 nghìn chiếc, giảm 32,5% so với năm 2010.

  • Biểu đồ 9: Lượng nhập khẩu ô tô nguyên chiếc các loại trong năm 2011

  • Chúng ta đã biết, Việt Nam đang trong tình trạng là nước nhập siêu từ nhiều năm qua, đồng thời cũng là một trong những nước có tỉ lệ lạm phát cao trên thế giới , do đó Chính phủ phải thi hành một số chính sách vừa để kiềm chế lạm phát, vừa nhằm giảm trị giá nhập khẩu ở nước ta. Chúng ta biết hàng hóa nhập khẩu đồng biến với tổng sản lượng quốc gia trong nước và nghịch biến với tỷ giá hối đoái vì vậy nhóm sẽ phân tích những tác động của chính sách của Chính Phủ trong năm 2011đã tác động đến mức sản lượng cũng như tỷ gia hối đoái trong nước như thế nào để có thể thực hiện mục tiêu kiềm chế nhập siêu.

  • Chính sách tiền tệ chặt chẽ và chính sách tài khóa thắt chặt.

  • Theo Nghị quyết 11/NQ-CP ban hành ngày 24/2/2011 để đảm bảo thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định nền kinh tế vĩ mô, Chính phủ đã thi hành các chính sách tiền tệ chặt chẽ để giảm lượng cung tiền bằng cách sử dụng các công cụ như : Ngày 1/6/2011 Ngân hàng Nhà nước tiếp tục có quyết định tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đối với các tổ chức tín dụng theo Quyết định số 1209/QĐ-NHNN ; hay thông qua Quyết định số 679/QĐ-NHNN đã tăng một số lãi suất chủ chốt như lãi suất tái cấp vốn lên 14%/năm , lãi suất tái chiết khấu lên 13%/năm có hiệu lực vào ngày 1/5/2011.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan