hoàn thiện hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng tmcp tiên phong

70 447 11
hoàn thiện hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng tmcp tiên phong

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chuyên đề thực tập GVHD:Ths Phan Hồng Mai “Hoàn thiện hoạt động bảo lãnh” MỤC LỤC MỤC LỤC 1 LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH NGÂN HÀNG 3 1.1. Khái quát về hoạt động bảo lãnh ngân hàng 3 1.1.1. Sự hình thành của hoạt động bảo lãnh ngân hàng 3 1.1.2. Sự phát triển của hoạt động bảo lãnh 4 1.2.2. Đặc điểm của bảo lãnh ngân hàng 6 * Bảo lãnh ngân hàng mang tính độc lập 6 * Bảo lãnh ngân hàng là một hoạt động ngoại bảng 7 * Bảo lãnh ngân hàng được tiến hành trên cơ sở chứng từ 7 1.4.1. Căn cứ theo phương thức phát hành bảo lãnh 10 1.4.2. Căn cứ theo mục đích phát hành 16 1.4.3. Căn cứ vào điều kiện thanh toán 17 2.1. Khái quát về Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong 23 2.1.1. Cơ cấu tổ chức mạng lưới hoạt động 23 Với Sứ mệnh mang tới khách hàng những sản phẩm và dịch vụ đơn giản, hiệu quả trong tiếp cận, lựa chọn và sử dụng trên một nền tảng hoạt động ngân hàng bền vững và ứng dụng mạnh mẽ công nghệ và Tầm nhìn là định chế tài chính hàng đầu tại Việt Nam có nền tảng hoạt động bền vững, luôn kiến tạo những cơ hội tốt nhất để khách hàng, đối tác, cán bộ nhân viên và cổ đông đạt được mơ ước về cuộc sống tài chính đơn giản và hiệu quả, kể từ khi mới thành lập đến nay TienPhongBank đã mở rộng mạng lưới các chi nhánh, phòng giao dịch trên nhiều tỉnh thành lớn như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng… Tổng số mạng lưới cơ sở giao dịch lên đến 40 cơ sở. TienPhongBank không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như các gói sản phẩm của mình để đáp ứng nhu cầu của khách hàng doanh nghiệp cũng như khách hàng cá nhân 24 DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Tình hình huy động vốn Error: Reference source not found Bảng 2: Tình hình sử dụng vốn Error: Reference source not found SV: Nguyễn Bảo Ngọc Mã số SV: BH211853 Lớp: TCDN 21.33 Chuyên đề thực tập GVHD:Ths Phan Hồng Mai “Hoàn thiện hoạt động bảo lãnh” Bảng 3: Thu nhập từ Bảo lãnh từ một số khách hàng điển hình. Error: Reference source not found Bảng 4: Qui mô bảo lãnh tại Ngân hàng Tiên Phong Sở giao dịch Error: Reference source not found Bảng 5: Cơ cấu bảo lãnh Error: Reference source not found DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ 1. Lưu đồ Lưu đồ 1: Qui trình thực hiện nghiệp vụ Bảo lãnh 38 2. Sơ đồ MỤC LỤC 1 LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH NGÂN HÀNG 3 1.1. Khái quát về hoạt động bảo lãnh ngân hàng 3 1.1.1. Sự hình thành của hoạt động bảo lãnh ngân hàng 3 1.1.2. Sự phát triển của hoạt động bảo lãnh 4 1.2.2. Đặc điểm của bảo lãnh ngân hàng 6 * Bảo lãnh ngân hàng mang tính độc lập 6 * Bảo lãnh ngân hàng là một hoạt động ngoại bảng 7 * Bảo lãnh ngân hàng được tiến hành trên cơ sở chứng từ 7 1.4.1. Căn cứ theo phương thức phát hành bảo lãnh 10 1.4.2. Căn cứ theo mục đích phát hành 16 1.4.3. Căn cứ vào điều kiện thanh toán 17 2.1. Khái quát về Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong 23 2.1.1. Cơ cấu tổ chức mạng lưới hoạt động 23 Với Sứ mệnh mang tới khách hàng những sản phẩm và dịch vụ đơn giản, hiệu quả trong tiếp cận, lựa chọn và sử dụng trên một nền tảng hoạt động ngân hàng bền vững và ứng dụng mạnh mẽ công nghệ và Tầm nhìn là định chế tài chính hàng đầu tại Việt Nam có nền tảng hoạt động bền vững, luôn kiến tạo những cơ hội tốt nhất để khách hàng, đối tác, cán bộ nhân viên và cổ đông đạt được mơ ước về cuộc sống tài chính đơn giản và hiệu quả, kể từ khi mới thành lập đến nay TienPhongBank đã mở rộng mạng lưới các chi nhánh, phòng giao dịch trên nhiều tỉnh thành lớn như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng… Tổng số mạng lưới cơ sở giao dịch lên đến 40 cơ sở. TienPhongBank không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như các gói sản phẩm của mình để đáp ứng nhu cầu của khách hàng doanh nghiệp cũng như khách hàng cá nhân 24 SV: Nguyễn Bảo Ngọc Mã số SV: BH211853 Lớp: TCDN 21.33 Chuyên đề thực tập GVHD:Ths Phan Hồng Mai “Hoàn thiện hoạt động bảo lãnh” DIỄN GIẢI VIẾT TẮT NHNN Ngân hàng Nhà Nước NHTM Ngân hàng Thương Mại TienPhongBank Ngân hàng TMCP Tiên Phong SXKD Sản xuất kinh doanh HTTD Hỗ trợ tín dụng CVKH Chuyên viên khách hàng TSBĐ Tài sản bảo đảm ĐVKD Đơn vị kinh doanh DVKH Dịch vụ khách hàng BL Bảo lãnh TTKH TTTN TTQT LC FDC MK Econ F9 SV: Nguyễn Bảo Ngọc Mã số SV: BH211853 Lớp: TCDN 21.33 Chuyên đề thực tập GVHD:Ths Phan Hồng Mai “Hoàn thiện hoạt động bảo lãnh” LỜI MỞ ĐẦU Ngày 11 tháng 01 năm 2007, Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức WTO. Việc gia nhập WTO đã tạo ra cho Việt Nam rất nhiều thuận lợi cho sự phát triển của nền kinh tế. Tốc độ phát triển kinh tế của Việt Nam ngày càng cao, năng lực cạnh tranh ngày càng mạnh. Một trong những thành tựu nổi bật của Việt Nam là việc thúc đẩy đầu tư nước ngoài và xuất khẩu. Thêm vào đó,các chính sách, thủ tục của nhà nước về việc thành lập doanh nghiệp ngày một thông thoáng hơn, dễ dàng hơn. Những điều này đã tạo ra cơ hội cho người dân có thể phát huy khả năng kinh doanh của mình. Vì vậy, ngày nay doanh nghiệp ở Việt Nam được thành lập ngày càng nhiều, doanh nghiệp quốc doanh ngày càng giảm đi thay vào đó là doanh nghiêp ngoài quốc doanh hay doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng. Chính điều này đã tạo ra nhiều cơ hội làm ăn cho các ngân hàng thương mại: cho vay, chuyển tiền …và nhất là hoạt động bảo lãnh. Doanh nghiệp thành lập nhiều, nhiều hợp đồng thương mại được ký kết, tuy vậy một số doanh nghiệp vẫn muốn đảm bảo chắc chắn cho lợi nhuận nhất là những doanh nghiệp có đối tác làm ăn là nước ngoài vì vậy họ yêu cầu một ngân hàng nào đó bảo lãnh cho đối tác của mình. Vậy bảo lãnh là gì? Tại sao các doanh nghiệp lại thường đòi hỏi các đối tác làm ăn của mình phải được ngân hàng bảo lãnh? Làm thế nào để hoàn thiện hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng? Các ngân hàng thương mại đều nhận thức rõ được điều này, đã thực hiện đẩy mạnh và luôn hướng tới việc hoàn thiện hoạt động bảo lãnh, và Ngân hàng TMCP Tiên Phong cũng không nằm ngoài khối ngân hàng này. Sau hơn 4 năm thành lập Ngân hàng TMCP Tiên Phong đã tạo cho mình những bước phát triển đáng kể, các chi nhánh được thành lập ở khắp nơi trong cả nước tạo ra uy tín lớn mạnh cho Ngân hàng TMP Tiên Phong. Trong thời gian thực tập tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong – Chi nhánh Hoàn Kiếm( tên gọi trước đây là Sở Giao Dịch – Ngân hàng TMCP Tiên Phong) địa chỉ tại địa chỉ: Số 17, Đường Lý Thường Kiệt, Quận Hoàn Kiếm, Tp. Hà Nội, em nhận thấy ngân hàng đã từng bước tăng trưởng cả về số lượng lẫn chất lượng của hoạt động tín dụng , và hoạt động bảo lãnh cũng không nằm ngoài sự tăng trưởng này. SV: Nguyễn Bảo Ngọc Mã số SV: BH211853 Lớp: TCDN 21.33 1 Chuyên đề thực tập GVHD:Ths Phan Hồng Mai “Hoàn thiện hoạt động bảo lãnh” Nhận thấy được tầm quan trọng của việc phát triển hoạt động bảo lãnh trong nền kinh tế hiện nay, trên cơ sở tiểp thu những kiến thức tiếp cận từ nhà trường và thực tế tại Chi nhánh trong thời gian thực tập vừa qua, em mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong” làm chuyên đề tốt nghiệp. Qua đó em hy vọng sẽ đưa ra được một số giải pháp có ý nghĩa thực tiễn, góp phần vào sự thành công chung của Chi nhánh nói riêng và toàn bộ hệ thống Ngân hàng TMCP Tiên Phong nói chung trong thời gian tới. Đề tài của em được chia làm 3 chương: Chương I: Những vấn đề cơ bản về hoạt động bảo lãnh ngân hàng Chương II: Thực trạng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng TMCP Tiên Phong – Chi nhánh Hoàn Kiếm Chương III: Giải pháp để phát triển hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong – Chi nhánh Hoàn Kiếm SV: Nguyễn Bảo Ngọc Mã số SV: BH211853 Lớp: TCDN 21.33 2 Chuyên đề thực tập GVHD:Ths Phan Hồng Mai “Hoàn thiện hoạt động bảo lãnh” CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH NGÂN HÀNG 1.1. Khái quát về hoạt động bảo lãnh ngân hàng 1.1.1. Sự hình thành của hoạt động bảo lãnh ngân hàng Bảo lãnh ngân hàng là một trong những hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại. Nhưng trước hết chúng ta phải hiểu thế nào là ngân hàng thương mại? Ngân hàng thương mại là tổ chức tín dụng thể hiện nhiệm vụ cơ bản nhất của ngân hàng đó là huy động vốn và cho vay vốn. Ngân hàng thương mại là cầu nối giữa các cá nhân và tổ chức, hút vốn từ nơi nhàn rỗi và bơm vào nơi khan hiếm. Hoạt động của ngân hàng thương mại nhằm mục đích kinh doanh một hàng hóa đặc biệt đó là “ vốn- tiền”, trả lãi suất huy động vốn thấp hơn lãi suất cho vay vốn, và phần chênh lệch lãi suất đó chính là lợi nhuận của ngân hàng thương mại. Hoạt động của ngân hàng thương mại phục vụ cho mọi nhu cầu của mọi tầng lớp dân chúng, loại hình doanh nghiệp và các tổ chức khách trong xã hội. Tại các nước đang phát triển như Việt Nam, ngân hàng thương mại thực sự đóng một vai trò rất quan trọng, vì nó đảm nhận vai trò giữ cho mạch máu( dòng vốn ) của nền kinh tế được lưu thông và có vậy mới góp phần bôi trơn cho hoạt động của một nền kinh tế thị trường non yếu. Hoạt động bảo lãnh về cơ bản có từ rất sớm vào thời kỳ Trung cổ Hy lạp trong những giao dịch nhỏ lẻ. Đến những năm đầu thập kỷ 60 của thế kỷ XX bảo lãnh ngân hàng xuất hiện đầu tiên ở Mỹ như một dạng thư tín dụng dự phòng (Standby L/C). Sau đó, vào những đầu năm 70 bảo lãnh ngân hàng mới sự được sử dụng trong thương mại quốc tế. Vào thời điểm này các quốc gia Trung Đông trở nên giàu có nhờ nguồn tài nguyên thiên nhiên dầu mỏ, và họ bắt đầu tham gia vào các hợp đồng thương mại quốc tế nhằm mục đích là mua những máy móc thiết bị phục vụ cho việc phát triển kinh tế hay chủ yếu là khai thác tối đa nguồn dầu mỏ quý hiếm. Gía trị lớn của các hợp đồng và thế mạnh tài chính của các quốc gia Trung Đông đã buộc các đối tác của họ phải có sự đảm bảo chắc chắn khi tham gia vào các thương vụ. Khi đó bảo lãnh độc lập do ngân hàng của các nước phương tây phát hành sử dụng để đáp ứng yêu cầu này. SV: Nguyễn Bảo Ngọc Mã số SV: BH211853 Lớp: TCDN 21.33 3 Chuyên đề thực tập GVHD:Ths Phan Hồng Mai “Hoàn thiện hoạt động bảo lãnh” 1.1.2. Sự phát triển của hoạt động bảo lãnh Ngày nay, bảo lãnh ngân hàng đã trở thành một trong những nghiệp vụ chủ yếu của các ngân hàng của nhiều nước trên thế giới. Quy mô và doanh thu bảo lãnh của mỗi ngân hàng trở thành một chỉ tiêu đánh giá sự phát triển, thể hiện uy tín trong nước cũng như quốc tế của ngân hàng đó đối với các đối tác ngân hàng cũng như đối với khách hàng hay Chính Phủ. Với xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa diễn ra ngày càng rộng rãi kéo theo đó là lượng vốn lưu chuyển, lựong hàng hóa lưu thông và các giao dịch quốc tế ngày càng nhiều nên nhu cầu về bảo lãnh vì thế cũng càng ngày tăng lên và trỏ lên rất cần thiết. Với lợi thế về thông tin khách hàng, về uy tín và khả năng tài chính các ngân hàng đều nhận thấy bảo lãnh là một lĩnh vực kinh doanh có tiềm năng do đó đã rất chú trọng hoàn thiện và phát triển, nhất là trong điều kiện mua bán trả chậm trong giao dịch thương mại ngày càng phổ biến ngày nay. Nghiệp vụ này không những mang lại thu nhập quan trọng cho ngân hàng mà còn mang lại nguồn vốn ngắn hạn cho các nhà kinh doanh. Tại Việt Nam hoạt động bảo lãnh mới được biết đến vào đầu những năm 90 khi Việt Nam bắt đầu mở cửa, nền kinh tế hôi nhập với khu vực và thế giới. Tuy nhiên phải mấy năm trở lại đây hoạt động bảo lãnh mới thực sự được quan tâm, đặc biệt là sau khi gia nhập Tổ chức thương mại Thế Giới(WTO) đã mở ra cho doanh nghiệp Việt Nam những hợp đồng làm ăn lớn, chính những điều này đã làm cho số lượng và chất lượng của hoạt động bảo lãnh tăng lên một cách nhanh chóng. 1.2. Khái niệm và đặc điểm của bảo lãnh ngân hàng 1.2.1. Khái niệm Bảo lãnh là một hợp đồng giữa hai bên, một bên là người bảo lãnh thường là ngân hàng, và một bên là người thụ hưởng bảo lãnh. Trong đó người bảo lãnh cam kết sẽ bồi hoàn một khoản tiền cho người thụ hưởng bảo lãnh. Xét trong phạm vi chung của xã hội thì bảo lãnh rất đa dạng. Riêng bảo lãnh ngân hàng bắt đầu được sử dụng rộng rãi từ đầu thập niên 70. Sự phát triển nhanh chóng của các nứớc sản xuất dầu hỏa ở Trung Đông trong thời gian này đã cho phép họ mở rộng quan hệ ngoại thương, tham gia ký kết nhiều hợp đồng lớn với các đối tác ở phương Tây về nhữn dự án lớn như cải thiện cơ sở hạ tầng, các công trình công cộng, nông nghiệp và quốc phòng. Do đó có thể nói đây là nơi đầu tiên phát SV: Nguyễn Bảo Ngọc Mã số SV: BH211853 Lớp: TCDN 21.33 4 Chuyên đề thực tập GVHD:Ths Phan Hồng Mai “Hoàn thiện hoạt động bảo lãnh” sinh hoạt động bảo lãnh ngân hàng. Với sự phát triển của thương mại quốc tế, các giao dịch ngày càng mang tính toàn cầu. Tầm cỡ và tính phức tạp của các giao dịch đòi hỏi và cũng là động lực thúc đẩy sự phát triển của bảo lãnh ngân hàng Trên phương diện luật học, một trường phái cho rằng bảo lãnh ngân hàng được hiểu như một hợp đồng bảo đảm nghĩa vụ do một ngân hàng ( hay các tổ chức tín dụng) cam kết với bên có quyền thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho người được bảo lãnh, nếu người này không thực hiện đúng nghĩa vụ của họ với bên có quyền. Còn theo một trường phái khác, họ quan niệm rằng bảo lãnh ngân hàng không những là một hợp đồng đảm bảo nghĩa vụ( được ký kết giữa tôt chức tín dụng với bên có quyền), mà còn là một hợp đồng bảo đảm( được ký kết bởi các tổ chức tín dụng với khách hàng là tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ trong một trái vụ cần được bảo đảm). Ở Việt Nam, theo khoản 12 điều 20, luật các tố chức tín dụng thì bảo lãnh Ngân hàng là cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng với bên có quyền về thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng khong thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết, khách hàng nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng số tiền đã được trả thay. Sơ đồ 1: Bảo lãnh ngân hàng Một nghiệp vụ bảo lãnh bao gồm ít nhất ba bên: bên bảo lãnh, bên được bảo lãnh và bên thụ hưởng bảo lãnh. Bên bảo lãnh: là bên phát hành thư bảo lãnh như Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng thương mại và các tổ chức Tín dụng khác theo quy định của pháp luật. Dưới đây ta chỉ nghiên cứu tới bảo lãnh do ngân hàng thương mại phát hành. Bên được bảo lãnh: là bên yêu cầu được bảo lãnh, có thể là các tổ chức tín dụng khác, các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam, hộ kinh SV: Nguyễn Bảo Ngọc Mã số SV: BH211853 Lớp: TCDN 21.33 5 Ngân hàng bảo lãnh Người được bảo lãnh Người nhận bảo lãnh Chuyên đề thực tập GVHD:Ths Phan Hồng Mai “Hoàn thiện hoạt động bảo lãnh” doanh cá thể, các tổ chức nước ngoài tham gia các hợp đồng hợp tác liên doanh và tham gia đấu thầu các dự án tại Việt Nam hoặc vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư tại Việt Nam. Bên nhận bảo lãnh( Bên thụ hưởng bảo lãnh): là các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có quyền thụ hưởng các cam kết bảo lãnh của các tổ chức tín dụng. 1.2.2. Đặc điểm của bảo lãnh ngân hàng * Bảo lãnh ngân hàng mang tính độc lập Bảo lãnh ngân hàng có một số đặc tính hết ức quan trọng đó là tính độc lập với hợp đồng. Mặc dù mục đích của bảo lãnh ngân hàng là bồi hoàn cho người thụ hưởng những thiệt hại từ việc không thực hiện hợp đồng của người được bảo lãnh trong quan hệ hợp đồng nhưng việc thanh toán một bảo lãnh chỉ hoàn toàn căn cứ vào các điều khoản và các điều kiện như được quy định trong thư bảo lãnh, và ngân hàng không thể dựa vào những quyền kháng nghị có đuợc từ quan hệ hợp đồng. Như vậy, một khi các điều khoản và điều kiện của bảo lãnh được đáp ứng thì về mặt pháp lý, người thụ hưởng có quyền yêu cầu thanh tóan tiền mà không cần thiết phải chứng minh các vi phạm của người được bảo lãnh mà chỉ cần lập chứng từ như yêu cầu của bảo lãnh. Tuy nhiên tính độc lập của bảo lãnh là phụ thưộc vào chính các điều kiện của bảo lãnh. Nếu bảo lãnh quy định việc thanh toán là theo văn bản yêu cầu của người thụ hưởng thì người thụ hưởng có quyền yêu cầu thanh toán mà không cần một điều kiện nào, ngân hàng phát hành phải thanh toán và người được bảo lãnh sẽ bồi hoàn lại cho ngân hàng phát hành. Mặt khác, bảo lãnh yêu cầu một chứng từ như: phán quyết của tòa án, một quyết định của trọng tài, văn bản của bên thứ ba xác nhận sự vi phạm của người đựơc bảo lãnh hay văn bản của người được bảo lãnh xác nhận sự vi phạm của mình thì tính độc lập của bảo lãnh ít nhiều bị giảm đi. * Bảo lãnh ngân hàng là mối quan hệ đa phương Một nghiệp vụ bảo lãnh luôn tồn tại 3 mối quan hệ của ba chủ thể: bên bảo lãnh ( ngân hàng), bên được bảo lãnh, và bên được bảo lãnh. Quan hệ giữa bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh là mối quan hệ thương mại - mối quan hệ cơ sở cho việc thực hiện bảo lãnh, qua mối quan hệ này bên bảo SV: Nguyễn Bảo Ngọc Mã số SV: BH211853 Lớp: TCDN 21.33 6 Chuyên đề thực tập GVHD:Ths Phan Hồng Mai “Hoàn thiện hoạt động bảo lãnh” lãnh xem xét có thể đứng ra bảo lãnh hay từ chối. Xuất phát từ hợp đồng cơ sở, nhằm hạn chế rủi ro cho người thụ hưởng (bên nhận bảo lãnh) thì ngân hàng sẽ phát hành bảo lãnh theo yêu cầu của người được bảo lãnh. Quan hệ giữa bên được bảo lãnh và bên ngân hàng bảo lãnh là mối quan hệ giữa khách hàng nhận tín dụng và ngân hàng cấp tín dụng. Quan hệ giữa ngân hàng bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh là mối quan hệ đảm bảo bằng uy tín và khả năng tài chính. * Bảo lãnh ngân hàng là một hoạt động ngoại bảng Bản chất của bảo lãnh là một hình thức tài trợ thông qua uy tín của các tổ chức tín dụng. Khi phát hành một cam kết bảo lãnh, bảng cân đối tài sản của ngân hàng không hề bị thay đổi vì ngân hàng không phải xuất tiền ngay khi bảo lãnh. Vì vậy bảo lãnh được coi là một hoạt động ngoại bảng. Tuy nhiên khi khách hàng thực hiện đúng những cam kết đã ghi trong hợp đồng bảo lãnh ngân hàng thì ngân hàng phải thực hiện nghĩa vụ chi trả cho bên nhận bảo lãnh. Khi đó nghiệp vụ bảo lãnh sẽ tác động đến bảng cân đối tài sản của ngân hàng, khoản chi phí chi trả cho bên thụ hưởng này được xếp vào loại tài sản “ xấu” trong nội bảng và cơ cấu thành nợ quá hạn. Chính vị vậy bảo lãnh cũng chứa đựng rủi ro như một khoản vay và đòi hỏi phải được giám sát kỹ, quản lý chặt chẽ như các hình thức cấp tín dụng khác. * Bảo lãnh ngân hàng được tiến hành trên cơ sở chứng từ Bảo lãnh ngân hàng được tiến hành dựa trên hợp đồng thương mại giữa hai bên nhận bảo lãnh và bên được bảo lãnh. 1.3. Chức năng và vai trò của bảo lãnh ngân hàng 1.3.1. Chức năng * Bảo lãnh được dùng như công cụ đảm bảo Có thể nói, chức năng quan trọng nhất của bảo lãnh là cung cấp cho người thụ hưởng bảo lãnh một sự đảm bảo chắc chắn với quyền lợi của họ. Mục đích của bảo lãnh là cung cấp cho người thụ hưởng một khoản bồi hoàn tài chính cho những thiệt hại do hành vi vi phạm hợp đồng của người xin bảo lãnh gây ra. Mặc dù trên thực tế, khi đòi hỏi phải có hoạt động bảo lãnh, người nhận bảo lãnh hoàn toàn không mong đợi bên được bảo lãnh vi phạm hợp đồng để được bồi hoàn từ bên bảo lãnh. Họ chỉ coi đó là một công cụ có tính chất đảm bảo an toàn cho mình khi có SV: Nguyễn Bảo Ngọc Mã số SV: BH211853 Lớp: TCDN 21.33 7 [...]... các loại bảo lãnh sau: - Bảo lãnh vay vốn - Bảo lãnh đối ứng và xác nhận bảo lãnh - Bảo lãnh thanh toán - Bảo lãnh thuế - Bảo lãnh dự thầu - Bảo lãnh thực hiện hợp đồng - Bảo lãnh bảo hành (bảo đảm chất lượng sản phẩm) - Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước ứng trước * Quy định để phát hành bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong * Hồ sơ chung cho từng lần phát hành bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Tiên phong gồm... đề nghị ngân hàng mình phát hành bảo lãnh cho người thụ hưởng (3) Ngân hàng bảo lãnh phát hành bảo lãnh cho ngân hàng thông báo (4) Ngân hàng thông báo cho người thụ hưởng về bảo lãnh của ngân hàng phục vụ người mua (5) Trường hợp ngân hàng bảo lãnh phát hành bảo lãnh trực tiếp đến người thụ hưởng không thông qua ngân hàng thông báo Quan hệ giữa người được bảo lãnh và ngân hàng phát hành bảo lãnh phát... nhận bảo lãnh cho Ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác chuyển lên Ngân hàng TMCP Tiên Phong Sở dĩ như vậy là do Ngân hàng TMCP Tiên Phong – CN Hoàn Kiếm chỉ là 1 chi nhánh của Ngân hàng TMCP Tiên Phong chứ không phải là Ngân hàng thương mại độc lập xét cả về mặt luật pháp cũng như khả năng tài chính đều không đủ bảo lãnh cho Ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác * Phí bảo lãnh Ở Ngân hàng Tiên Phong. .. cầu ngân hàng phát hành bảo lãnh là ngân hàng mà người được bảo lãnh không có quan hệ với ngân hàng của người hưởng thụ Sơ đồ 3: Bảo lãnh gián tiếp Ngân hàng phát hành Bảo lãnh Ngân hàng thông báo (4) BL đối ứng (3) (6) (5) Ngân hàng thứ nhất Chỉ thị (2) (1) Người thụ hưởng Người được bảo lãnh SV: Nguyễn Bảo Ngọc Lớp: TCDN 21.33 Mã số 12 BH211853 SV: Chuyên đề thực tập Hoàn thiện hoạt động bảo lãnh ... (1) Người được bảo lãnh và người thụ hưởng thỏa thuận hợp đồng chính (2) Người được bảo lãnh đề nghị ngân hàng phục vụ mình (ngân hàng thứ nhất ) phát hành bảo lãnh đối ứng cho ngân hàng phát hành (ngân hàng thứ hai) (3) Ngân hàng thứ nhất phát hành bảo lãnh đối ứng cho ngân hàng thứ hai (4) Ngân hàng thứ hai phát hành bảo lãnh cho người hưởng thụ thông qua ngân hàng thông báo (5) Ngân hàng thông báo... về bảo lãnh của ngân hàng thứ hai (6) Ngân hàng thứ hai có thể phát hành bảo lãnh trực tiếp đến người thụ hưởng , không thông qua ngân hàng thông báo Như vậy trong bảo lãnh gián tiếp có ít nhất bốn bên tham gia: Ngân hàng phát bảo lãnh, ngân hàng chỉ thị, người được bảo lãnh và người thụ hưởng bảo lãnh Một số trường hợp có thể có một ngân hàng giữ vai trò thông báo như trong bảo lãnh trực tiếp Bảo lãnh. .. bên được bảo lãnh Người bảo lãnh sẽ chịu trách nhiệm bồi hoàn trực tiếp cho ngân hàng phát hành bảo lãnh Bảo lãnh trực tiếp thông thường có ba bên tham gia: ngân hàng phát hành bảo lãnh, bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh( người thụ hưởng bảo lãnh) Trong trường hợp người thụ hưởng là người nước ngoài có thể thêm ngân hàng ở quốc gia với những người thụ hưởng bảo lãnh trong vai trò ngân hàng thông... đề thực tập Hoàn thiện hoạt động bảo lãnh GVHD:Ths Phan Hồng Mai toán cho người thụ hưởng * Bảo lãnh xác nhận Bảo lãnh xác nhận là việc xác nhận của một ngân hàng đối với một bảo lãnh do một ngân hàng khác để xác nhận lại tính bảo đảm của bảo lãnh Bảo lãnh xác nhận thường phát sinh trong trường hợp người thụ hưởng muốn một ngân hàng khác trong nước khó xác nhận bảo lãnh do một ngân hàng nước ngoài... còn gọi là bảo lãnh đối ứng là loại bảo lãnh trong đó ngân hàng bảo lãnh đã phát hành bảo lãnh theo chỉ thị của một ngân hàng trung gian phục vụ cho người được bảo lãnh dựa trên một bảo lãnh khác gọi là bảo lãnh đối ứng Người được bảo lãnh không chịu trách nhiệm bồi hoàn trực tiếp cho ngân hàng phàt hành mà chính ngân hàng trung gian chịu trách nhiệm bồi hoàn Bảo lãnh gián tiếp thường được dùng trong... đồng bảo lãnh Khi một nghiệp vụ đồng bảo lãnh phát sinh, sẽ có một ngân hàng đứng ra bảo lãnh chính trong số các thành viên tham gia đồng bảo lãnh Trách nhiệm của ngân hàng này là phát hành thư bảo lãnh cho toàn bộ số tiền bảo lãnh, giữ những chứng từ thế chấp cầm cố, thu phí bảo lãnh từ người được bảo lãnh và chia lại cho các ngân hàng thành viên theo tỷ lệ Trách nhiệm thanh toán bảo lãnh của ngân hàng . Mai Hoàn thiện hoạt động bảo lãnh CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH NGÂN HÀNG 1.1. Khái quát về hoạt động bảo lãnh ngân hàng 1.1.1. Sự hình thành của hoạt động bảo lãnh ngân hàng Bảo. của hoạt động bảo lãnh ngân hàng 3 1.1.2. Sự phát triển của hoạt động bảo lãnh 4 1.2.2. Đặc điểm của bảo lãnh ngân hàng 6 * Bảo lãnh ngân hàng mang tính độc lập 6 * Bảo lãnh ngân hàng là một hoạt. BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH NGÂN HÀNG 3 1.1. Khái quát về hoạt động bảo lãnh ngân hàng 3 1.1.1. Sự hình thành của hoạt động bảo lãnh ngân hàng 3 1.1.2. Sự phát triển của hoạt động bảo lãnh 4 1.2.2.

Ngày đăng: 10/10/2014, 17:43

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH NGÂN HÀNG

    • 1.1. Khái quát về hoạt động bảo lãnh ngân hàng

      • 1.1.1. Sự hình thành của hoạt động bảo lãnh ngân hàng

        • 1.1.2. Sự phát triển của hoạt động bảo lãnh

        • 1.2.2. Đặc điểm của bảo lãnh ngân hàng

          • * Bảo lãnh ngân hàng mang tính độc lập

          • * Bảo lãnh ngân hàng là một hoạt động ngoại bảng

          • * Bảo lãnh ngân hàng được tiến hành trên cơ sở chứng từ

          • 1.4.1. Căn cứ theo phương thức phát hành bảo lãnh

          • 1.4.2. Căn cứ theo mục đích phát hành

          • 1.4.3. Căn cứ vào điều kiện thanh toán

          • 2.1. Khái quát về Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong

          • 2.1.1. Cơ cấu tổ chức mạng lưới hoạt động

          • Với Sứ mệnh mang tới khách hàng những sản phẩm và dịch vụ đơn giản, hiệu quả trong tiếp cận, lựa chọn và sử dụng trên một nền tảng hoạt động ngân hàng bền vững và ứng dụng mạnh mẽ công nghệ và Tầm nhìn là định chế tài chính hàng đầu tại Việt Nam có nền tảng hoạt động bền vững, luôn kiến tạo những cơ hội tốt nhất để khách hàng, đối tác, cán bộ nhân viên và cổ đông đạt được mơ ước về cuộc sống tài chính đơn giản và hiệu quả, kể từ khi mới thành lập đến nay TienPhongBank đã mở rộng mạng lưới các chi nhánh, phòng giao dịch trên nhiều tỉnh thành lớn như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng… Tổng số mạng lưới cơ sở giao dịch lên đến 40 cơ sở. TienPhongBank không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như các gói sản phẩm của mình để đáp ứng nhu cầu của khách hàng doanh nghiệp cũng như khách hàng cá nhân.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan