Phần I: LỜI MỞ ĐẦU Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá, nghệ thuật được coi là một di sản phi vật thể quý báu của dân tộc Việt Nam. Thế giới suy tôn Người là danh nhân văn hóa bởi Người là một nhà văn hóa hành động theo đúng nghĩa “nếu văn hoá là nhu cầu của sự sinh tồn của loài người thì văn hoá ấy phải phục vụ cho chính con người”. Trong tư tưởng của Người, văn hoá được đề cập đến hết sức bình dị mà sâu sắc, bao hàm cả văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá. Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người sản sinh ra nhằm thích ứng nhu cầu của đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, văn học, nghệ thuật là một trong những cách thể hiện đặc biệt và hiệu quả trên mặt trận văn hoá mà Người đề cập đến. Mặt trận văn hóa cũng như các mặt trận chính trị, quân sự, kinh tế… Xem văn hóa, nghệ thuật là một mặt trận nhằm nhấn mạnh đến tính chất quyết liệt của cuộc đấu tranh trên mặt trận này. Tuy không có tiếng súng, kẻ thù không trực tiếp, nhưng tính chất phức tạp và quyết liệt của mặt trận này đã được thực tiễn lịch sử chứng minh. Quan điểm này từng được Người phát biểu từ thời kỳ trước cách mạng và những năm đầu của cuộc kháng chiến. Trong thời bình , Để công nghiệp hóa, hiện đại hóa phát triển đất nước thì lĩnh vực văn hóa nghệ thuật lại càng đóng vai trò quan trọng hơn. Để có thể phát triển thì điều quan trọng nhất là việc học tập những tư tưởng của Người vào hoạt động cụ thể để làm sao phát huy được vai trò văn hóa nghệ thuật làm cho mỗi con người có một tinh thần, một động lực để tiếp tục phấn đấu và cống hiến cho đất nước. Ngày càng nhiều những nét đẹp văn hóa nghệ thuật được khơi dậy trong lớp trẻ, dưới những mái trường là nơi vun đắp , tu dưỡng những mầm xanh đó.Hầu như trường học nào cũng có những nét đẹp văn hóa trong hoạt động nghệ thuật mang tính cỗ vũ tinh thần lao động , học tập của mình. Những điều đó đã tạo nên một “Nét đẹp văn hóa văn nghệ” tại mỗi trường học. Mà mỗi nét đẹp đó là sự tiếp thu vận dụng tư tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh vào thực tiễn.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI KHOA TRIẾT VÀ KHOA HỌC XÃ HỘI MÔN : TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH Đề Tài : Một nét đẹp văn hóa trường Đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội. Giới thiệu một biểu hiện văn hóa trường Đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội. Dùng kiến thức tư tưởng Hồ Chí Minh để làm rõ nét đẹp văn hóa trong biểu hiện đó. Rút ra bài học ý nghĩa. GVHD : Sinh viên thực hiện : Mã sinh viên : Lớp : Hà Nội, ngày 10 tháng 04 năm 2014 1 CẤU TRÚC ĐỀ TÀI Phần I : Lời nói đầu . Phần II : Nội dung 1, Khái niệm “Văn hóa trong tư tưởng Hồ Chí Minh” 2, Quan Điểm HCM về Văn hóa văn nghệ 3, Nét đẹp văn hóa văn nghệ trong trường ĐH KDCN II, Nội Dung 1, Giới thiệu một biểu hiện văn hóa trường Đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội. Dùng kiến thức tư tưởng Hồ Chí Minh để làm rõ nét đẹp văn hóa trong biểu hiện đó. 2, Bài học ý nghĩa Phần III : Kết luận chung 2 Phần I: LỜI MỞ ĐẦU Văn hóa là một hiện tượng khách quan, là tổng hoà của tất cả các khía cạnh của đời sống. Ngay cả những khía cạnh nhỏ nhặt nhất của cuộc sống cũng mang những dấu hiệu văn hóa. Rất nhiều thứ mới thoạt nhìn thì giống nhau, nhưng nếu xem xét kỹ thì lại có những điểm riêng biệt. Trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng về văn hóa chiếm một vị trí quan trọng. Nó là sự chắt lọc, tổng hợp và kết tinh những giá trị văn hóa của Việt Nam với văn hóa phương Đông và Phương Tây, là sự kết hợp của truyền thống và hiện đại, của dân tộc và quốc tế mà cốt lõi là sự kết hợp chủ nghĩa Mác – Lênin với tinh hoa, bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Trên tinh thần đó sinh viên trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội luôn ý thức cần phải ngày một trau dồi và nâng cao nhận thức cũng như trình độ về văn hóa để góp một phần nhỏ công sức của mình vào gìn giữ và phát huy nền văn hóa dân tộc. và một biểu hiện rõ nét nhất cho tinh thần đó chính là nét đẹp “văn hóa văn nghệ” của sinh viên trường ta. 3 PHẦN II: NỘI DUNG 1. Khái niệm văn hóa trong tư tưởng của Bác Văn hóa,theo định nghĩa chung nhất,là những giá trị vật chất và tinh thần mà loài người sáng tạo nên trong quá trình lịch sử. Còn theo cách hiểu thông thường nhất,đó là toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội,bao gồm tư tưởng xã hội.tri thức xã hội,đạo đức xã hội,đời sống và lối sống xã hội. Văn hóa được hiểu theo nghĩa rộng nhất là: “ sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện cuả nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi sự sinhh tồn” Người coi văn hóa là kết quả tổng hợp mọi phương thức sinh hoạt của loài người thích ứng với nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn. trong tư tưởng Hồ CHí Minh,văn hóa là một bộ phạn hợp thành toàn bộ đời sống xã hội. từ nhận thức đó, Hồ Chí Minh đã chỉ ra : kiến thiết xã hội cần bốn lĩnh vực ( kinh tế-chính trị-văn hóa- xã hội) cùng được coi trọng. trong đó, văn hóa ở vị trí trung tâm có vai trò điều tiết xã hội.theo Người muốn xác định vai trò đó, mọi hoat động văn hóa phải thực sự hòa quyện,thâm nhập vào cuộc sống muôn màu,muôn vẻ của đông đảo quần chúng nhân dân với đầy đủ các mảng tối sang đầy góc cạnh của nó làm đối tượng phản ánh và phục vụ. 2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa văn hóa- nghệ thuật với cuộc sống Quan điểm văn hoá- nghệ thuật của Hồ Chí Minh luôn hướng tới một nền văn hoá -văn nghệ mới tiên tiến, phong phú, đa dạng và đậm đà bản sắc dân tộc. Đó là một 4 nền văn hoá - nghệ thuật lành mạnh, tốt đẹp chứa chan tinh thần dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội của đất nước Việt Nam cường thịnh. Quan điểm văn nghệ của Hồ Chí Minh hoàn toàn thống nhất với sáng tác của Người. Trong hầu hết các bài viết bàn về văn hoá - nghệ thuật bao giờ Người cũng nhấn mạnh mối quan hệ giữa văn nghệ với cuộc sống, với sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Quan điểm này đã trở thành kim chỉ nam trong phương châm sáng tác văn nghệ của Hồ Chí Minh trong suốt thời gian Người hoạt động cách mạng ở nước ngoài. Sau này, khi trở thành lãnh tụ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mặc dù không có nhiều thời gian sáng tác, Người vfn thường xuyên quan tâm đến sự nghiệp phát triển văn hóa - nghệ thuật của đất nước. Người luôn coi trọng văn hoá - nghệ thuật bởi hơn ai hết Người rất hiểu: “xã hội thế nào, văn nghệ thế ấy” và “dân tộc bị áp bức, thì văn nghệ cũng mất tự do”. Đối với Người, văn nghệ không phải chỉ phản ánh cuộc sống một cách thuần tuý mà phải trở thành vũ khí tư tưởng sắc bén trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và trong sự nghiệp xây dựng đất nước. Do vậy, Người luôn đề cao tính chiến đấu của văn nghệ và xem đây như là một thuộc tính của nền văn nghệ cách mạng mà trong đó vai trò của chủ thể sáng tạo văn nghệ rất quan trọng. Người xác định người nghệ sĩ là chiến sĩ với một trọng trách vô cùng thiêng liêng và cao cả, đó là: “phụng sự kháng chiến, phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, trước hết là công, nông, binh”. Trong thư gửi các họa sĩ nhân dịp triển lãm hội hoạ năm 1951, Người chỉ rõ: “Văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy” Với quan điểm này, Người đã xác định rất cụ thể vị trí và mối quan hệ giữa các nghệ sĩ với lĩnh vực văn hoá - nghệ thuật, giữa lĩnh vực văn hoá - nghệ thuật với toàn bộ sự nghiệp cách mạng của đất nước. 5 2. Biểu hiện văn hóa-nét đẹp văn hóa văn nghệ trong trường đại học kinh doanh và công nghệ hà nội: Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của chủ tịch Hồ Chí Minh và sự kế thừa và phát huy tư tưởng của người, phong trào văn hóa văn nghệ trong trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội luôn được ban giám hiệu, thầy cô và các bạn sinh viên đặc biệt quan tâm chú trọng. Trong hầu hết các chương trình kỷ niệm của nhà trường, các chương trình của đoàn thanh niên trường đại học Kinh doanh và công nghệ Hà Nội đều xuất hiện các tiết mục biểu diễn văn hóa văn nghệ như: ca hát, nhảy, diễn kịch đặc biệt chắc hẳn ai đã từng một lần được thưởng thức các vở kịch của các bạn sinh viên trong trường đều nhận thấy mỗi tiết mục đều được dàn dựng rất công phu và đều bám sát hiện thực cuộc sống, vừa thể hiện nhu cầucủa sinh viên, vừa nói lên tình cảm, suy nghĩ, nguyện vọng, đánh giá của sinh viên đối với một số vấn đề xã hội, nên có nét hồn nhiên, tươi mới, độc đáo rất riêng.Đó là nói về các phong trào văn hóa văn nghệ trong trường. Còn đối với khía cạnh cá nhân, một ví dụ điển hình đó là một nhóm các bạn sinh viên trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội yêu thích tham gia làm phim ngắn đã hội ngộ cùng nhau hợp tác và cho ra đời những tác phẩm hay, ý nghĩa, điển hình như là tác phẩm “Noel của một FA” với nội dung chân thực kể về những tâm sự trong cuộc sống cũng như tình yêu của sinh viên thời nay, lên án thói sống ích kỷ, ham vật chất của một bộ phậm không nhỏ các bạn trẻ thời nay. Tác phẩm phim ngắn này đã nhận được phản hồi khá tích cực từ người xem. Qua những ví dụ này đã thể hiện được sự quan tâm không nhỏ của các bạn sinh viên, đoàn trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội dành cho lĩnh vực văn hóa văn nghệ, đồng thời cũng thể hiện sự kế thừa trong tư tưởng của Bác Hồ về văn hóa văn nghệ, một mặt phản ánh thực tại cuộc sống, mặt khác là vũ khí lên án và chống lại những tư tưởng quan điểm sống tiêu cực, góp phần xây dựng một xã hội lành mạnh, văn minh. 6 Ở một góc độ khác các sinh viên trường đại học kinh doanh và công nghệ hà nội cũng thể hiện một tinh thần không ngừng sáng tạo nhằm tạo ra những sản phẩm văn hóa mới mẻ, gắn liền với thời đại. Đó chính là các tiết mục rô bốt biết hát do chính tay các bạn sinh viên khoa cơ điện trường ta chế tạo và biểu diễn. Các “nghệ sĩ” giải trí này có thể tham gia biểu diễn ca nhạc trong các sự kiện văn hóa nghệ thuật của các công ty, trường học hoặc trong các sự kiện cần có sự góp vui của văn nghệ như các hoạt động quảng bá giới thiệu sản phẩm của các cửa hàng, siêu thị… đây là một bước tiến lớn thể hiện trí tuệ và khả năng sáng tạo không ngừng của các bạn sinh viên trường ta trong việc tạo ra những sản phẩm văn hóa nghệ thuật mang đậm chất công nghệ. Các bạn đã thực hiện đúng lời dạy của Bác phát huy vai trò quan trọng của chủ thể sáng tạo trong văn hóa văn nghệ. Điều này thật sự rất đáng khen bởi không phải sinh viên trường nào cũng có thể tạo ra những sản phẩm độc đáo và mới lạ đến như vậy. Không những vậy, các bạn còn sử dụng văn hóa văn nghệ như là một chiếc cầu nối gắn kết những cá nhân có niềm đam mê và yêu thích nghệ thuật đến với nhau. Đó chính là việc thành lập nên các câu lạc bộ như: câu lạc bộ ghi ta, câu lạc bộ khiêu vũ, câu lạc bộ hip hop… các câu lạc bộ hoạt động rất tích cực, là sân chơi chung cho các bạn sinh viê, thường xuyên tổ chức ra các cuộc thi là nơi để các bạn thể hiện tài năng, bản lĩnh và đưa những thành quả nghệ thuật qua việc khổ công rèn luyện của mình đén với công chúng. Đối với những bạn sinh viên đam mê văn hóa văn nghệ nói riêng và những người làm nghệ thuật nói chung, việc sản phẩm lao động của mình được biểu diễn và được công chúng đón nhận là một niềm hạnh phúc và một động lực vô cùng lớn lao. Thêm vào đó ngoài những giá trị văn hóa truyền thống thì các bạn sinh viên cũng đã học hỏi những tinh hoa của các nền văn hóa khác trong thế giới, tạo thành một tổng thể văn hóa phong phú nhưng vfn đậm đà bản sắc dân tộc. trong các buổi biểu diễn văn nghệ, bên cạnh những ca khúc 7 cách mạng, những tiểu phẩm dàn dựng công phu chính là những điệu múa xinh đẹp của các bạn Lào, Campuchia hay những tiết mục ghi ta, hip hốp. Đó chính là sự giao thoa văn hóa tuyệt vời, chon lọc những văn hóa đẹp lành mạnh của thế giới kết hợp với gìn giữ văn hóa dân tộc. Đúng như lời dạy của Bác: Học tập văn hóa hiện đại của các nước phải phù hợp với điều kiện Việt Nam, kết hợp với văn hóa Việt Nam tạo ra những giá trị đóng góp vào việc phát triển văn hóa nhân loại. Ngày nay, toàn cầu hóa là một xu thế khách quan mà mọi dân tộc, dù muốn hay không cũng đều chịu sự tác động của nó. Toàn cầu hóa đang đưa lối sống của nhiều nước trên thế giới mà điên hình nhất là lối sống của các nước Phương Tây vào nước ta. Lối sống ấy, tác động tích cực đến việc làm thay đổi lối sống khép kín, cam chịu, phụ thuộc, ỷ lại vốn có của người Việt Nam sang một lối sống cởi mở, năng động, tự lập, dám chịu trách nhiệm, phù hợp với xu thế thời đại. Đó chính là mặt tích cực mà sinh viên trường ta đã làm được. III. Bài học ý nghĩa Bác Hồ là biểu hiện sinh động, là tấm gương sáng rõ nhất về sự kết hợp hài hòa giữa những giá trị dân tộc và chủ nghĩa xã hội, giữa lòng yêu nước nồng nàn và chủ nghĩa quốc tế trong sáng. Người đã đi khắp năm châu, bốn biển, hoạt động như một chiến sĩ quốc tế nhưng tình yêu nước, thương nòi cùng những bản sắc con người Việt Nam của Người không những không phai nhạt đi mà càng sâu sắc, đậm đà hơn lên. Chính vì thế theo quan điểm của Bác sự nghiệp xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc có ý nghĩa quan trọng, tạo động lực cho sự phát triển của đất nước thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Sự nghiệp này đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết, đòi hỏi phải được đặt trong tổng thể các lĩnh vực khác trong hệ thống xã hội. 8 trên tinh thần đó sinh viên trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội cần phát huy và nâng cao ý thức xây dựng nền văn hóa mới nhằm tạo ra những người trẻ thấm đfm tinh thần dân tộc, những giá trị phổ quát của nhân loại để rồi các thế hệ sinh viên nối tiếp gây dựng và phát triển một nền văn hóa có bản sắc riêng, có khả năng đối thoại và hội nhập với thế giới. Đặc biệt cần phát huy mạnh mẽ tinh thần trong văn hóa văn nghệ của nhà trường: đó là tinh thần sáng tạo, ham học hỏi, gắn liền văn hóa với đời sống, vừa phải giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa tiếp thu văn hóa nhân loại để xây dựng nền văn hóa tiên tiến. IV. Kết luận chung: Học tập và làm theo lời Bác dạy, trong đời sống văn nghệ đã hình thành lớp lớp nhà văn chiến sĩ, những nhà văn hăng hái tham gia vào sự nghiệp cách mạng, dùng ngòi bút của mình phục vụ cho cách mạng một cách tận tụy, hết mình. Lời dạy văn nghệ sỹ của Bác Hồ nhằm nâng cao tinh thần cảnh giác, mài sắc ý chí chiến đấu cho những người cầm bút bởi kẻ thù luôn tìm cách tiến công trên mặt trận văn hóa, gieo rắc nọc độc tư tưởng, làm lung lay tinh thần chúng ta trên mặt trận không có tiếng súng này. Với tư cách là người đặt nền móng cho nền văn nghệ cách mạng, Bác Hồ kính yêu đã có công gây dựng một nền văn nghệ mới, đồng thời có những lời chỉ bảo tận tình, cần thiết cho đội ngũ những người làm công tác văn hóa văn nghệ, đặc biệt là các anh chị em nghệ sĩ. Tư tưởng đó của Người chính là ánh sáng soi đường cho sự phát triển của nền văn hóa nghệ thuật của nước ta. Hơn 60 năm trôi qua, nhưng đội ngũ văn nghệ sĩ chúng ta vfn luôn khắc nhớ, đinh ninh lời Bắc căn dặn ngày nào: “Văn hóa, văn nghệ cũng như mọi hoạt động khác, không thể ở 9 ngoài, mà phải ở trong kinh tế và chính trị”; “Văn hóa, nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”… 10