Hướng dẫn sử dụng sacs 5.6 v8i sách công trình biển
Trang 1HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
SACS 5.6 V8I
Sách Công trình Biển
Th.S Tô Văn Tình 7/1/2014
Trang 2TÁC GIẢ: ThS TÔ VĂN TÌNH
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH SACS V5.6
PHẦN 1 – GIỚI THIỆU CHUNG
PHẦN 2 – MÔ HÌNH KẾT CẤU VÀ TẢI TRỌNG
PHẦN 3 – HƯỚNG DẪN PHÂN TÍCH LIFTING
PHẦN 4 – HƯỚNG DẪN PHÂN TÍCH LOAD-OUT
PHẦN 5 – HƯỚNG DẪN PHÂN TÍCH TRANSPORTATION
II XEM XÉT, PHÊ DUYỆT
Trang 3III SỬA ĐỔI
LẦN
SỬA ĐỔI NỘI DUNG SỬA ĐỔI SỬA ĐỔI TRANG HIỆU LỰC NGÀY
Trang 4MỤC LỤC
Trang LỜI MỞ ĐẦU
PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG 7
I.1 CÔNG TRÌNH BIỂN KẾT CẤU JACKET VÀ TOPSIDE 7
I.1.1 Khái niệm 7
I.2 GIỚI THIỆU PHẦN MỀM SACS 8
PHẦN II: MÔ HÌNH KẾT CẤU VÀ TẢI TRỌNG 11
II.1 SỐ LIỆU ĐẦU VÀO 11
II.1.1 Thông số đầu vào 11
II.1.2 Vật liệu 11
II.1.3 Tải trọng thiết kế 12
II.2 LẬP MÔ HÌNH TÍNH (STRUCTURAL MODELING) 14
II.2.1 Bước 1/Step 1: Khởi động Chưong trình 14
II.2.2 Bước 2/Step 2: Lựa chọn đơn vị 15
II.2.3 Bước 3/Step 3: Tạo modeler 16
II.2.4 Bước 4/Step 4: Chọn phương pháp modeler 17
II.2.5 Bước 5/Step 5: Nhập thông tin hình dạng kết cấu 18
II.3 MỘT SỐ THAO TÁC CƠ BẢN TRONG SACS 23
II.3.1 Phím tắt trong sacs 24
II.3.2 Vẽ đường thẳng 25
II.3.1 Cách tạo điểm 26
II.3.1 Đổi tên Joint 28
II.3.2 Tùy chỉnh đổi màu màn hình 28
II.3.3 Tùy chỉnh khung nhìn 31
II.3.4 Lưu khung nhìn 35
II.3.5 Chia nhỏ member 37
II.3.6 Offset member 38
II.3.1 Combination hai model 42
II.4 ĐỊNH NGHĨA TÍNH CHẤT VẬT LÝ VÀ TIẾT DIỆN PHẦN TỬ 43
II.4.1 Định nghĩa member group 43
II.4.2 Định nghĩa member tiết diện đơn giản 44
II.4.1 Định nghĩa member có tiết diện phức tạp 47
II.4.1 Định nghĩa chiều dài làm việc thực tế (Ly, Lz,Lb) 51
II.1 ĐỊNH NGHĨA TẢI TRỌNG 53
II.1.1 Tải trọng bản thân 53
II.1.2 Tải trọng tại nút 55
II.1.3 Tải trọng tại phần tử 56
II.1.4 Tải trọng thiết bị 57
II.1.5 Nhập tải trọng anode 58
II.1.6 Tải trọng môi trường 59
II.1.7 Tổ hợp tải trọng 62
II.1.8 Lựa chọn các tổ hợp cho phân tích 63
Trang 5II.1.9 Phân khoảng chỉ tiêu kiểm tra kết cấu 63
II.1.10 Hệ số ứng suất cho phép 64
II.2 PHÂN TÍCH KIỂM TRA KẾT CẤU 64
PHẦN III: TÀI LIỆU THAM KHẢO 67
Trang 6DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng II.1 Steel Properties 11
Bảng II.2 Timber Properties 11
Bảng II.3 Grout Properties 11
Bảng II.4 : Equipment Loads 12
Bảng II.5 : Marine growth 13
Bảng II.6 : Current velocity 13
Bảng II.7 : Wind velocity 13
Bảng II.8 : Wave velocity 13
Bảng II.9 : Joint Numbering Definition 27
Bảng II.10 : Bảng định nghĩa tên tiết diện 43
Bảng II.11 Thông số về thông tin group hiển thị dạng text 50
DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình I.1 Công trình Biển Jacket và Topside dạng Điển hình 7
Hình I.2 Chức năng phần mềm SACS 8
Hình I.3 Một số tính năng phân tích Sacs 9
Hình I.4 Một số tính năng phân tích – bài toán thi công 9
Hình I.5 Cấu trúc chương trình SACS 10
Trang 7Việc thiết kế và thi công chế tạo công trình dạng WHP đòi hỏi phần mềm chuyên dụng, SACS (Structural Analysis Computer System) là một trong những phần mềm khá phổ biến được sử dụng rộng rãi ở những báo cáo tính toán Công trình biển hiện nay trong và ngoài nước
Tuy nhiên, số người Việt sử dụng thành thạo phần mềm Sacs chưa nhiều Từ thực tế
đó, tác giả giới thiệu cuốn hướng dẫn sử dụng SACS5.6 như một bước đi đầu tiên nhằm nâng cao kỹ năng sử dụng và khai thác phần mềm Sacs trong các thiết kế và thi công công trình biển dạng Wellhead Platform tại Việt Nam
Tài liệu trình bày các hướng dẫn sử dụng Sacs5.6 dựa trên những cuộc thảo luận
trong “Diễn đàn Kỹ sư Công trình biển (offshore.vn)” và từ kinh nghiệm sử dụng
của nhóm tác giả trong quá trình tham gia các dự án thiết kế và triển khai thi công chế tạo tại Việt Nam giai đoạn 2010 – 2014, các bài toán được tập trung giới thiệu bao gồm:
Mọi góp ý xin vui lòng gửi về địa chỉ email: tinhtv@offshore.vn
Trang 8PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG
I.1 CÔNG TRÌNH BIỂN KẾT CẤU JACKET VÀ TOPSIDE
I.1.1 Khái niệm
Hình I.1 Công trình Biển Jacket và Topside dạng Điển hình
Công trình biển cố định dạng Jacket bao gồm 03 phần chính:
• Phần Thượng Tầng (topside): chứa các máy móc thiết bị phục vụ quá trình khoan và khai thác dầu khí
• Phần Chân Đế (Jacket): Là kết cấu đỡ thượng tầng dạng giàn, chịu tác động trực tiếp môi trường biển
• Phần móng (Foundation Pile): là phần kết cấu giúp cố định giàn và truyền tải trọng từ thường tầng xuống nền đất
Một công trình biển cố định dạng Jacket điển hình có dạng như hình 1-1
Trang 9I.2 GIỚI THIỆU PHẦN MỀM SACS
SACS là viết tắt của cụm từ Structures Analysis Computer System là phần mềm chuyên dụng phục vụ tính toán thiết kế công trình biển cố định bằng thép Bản quyền thuộc về công ty Bently
Dưới đây là những giới thiệu sơ bộ và ngắn gọn nhất bằng hình ảnh về các tính năng cũng như công dụng của phần mềm Sacs
Hình I.2 Chức năng phần mềm SACS
NHỮNG ỨNG DỤNG CHÍNH
Trang 10Hình I.3 Một số tính năng phân tích Sacs
Hình I.4 Một số tính năng phân tích – bài toán thi công
ÁP DỤNG CHO CÁC BÀI TOÁN TỪ KHI CHẾ TẠO TỚI VẬN HÀNH
PHÂN TÍCH VẬN CHUYỂN
Trang 11Cấu trúc phần mềm Sacs gồm 03 phần cơ bản:
1 Nhập mô hình và tải trọng đầu vào
2 Phân tích các bài toán liên quan
3 Phân tích và kiểm tra kết quả
Hình I.5 Cấu trúc chương trình SACS
Trang 12PHẦN II: MÔ HÌNH KẾT CẤU VÀ TẢI TRỌNG
II.1 SỐ LIỆU ĐẦU VÀO
II.1.1 Thông số đầu vào
Chi tiết xem phụ lục 1: Bản vẽ kết cấu
Coefficient of thermal expansion
Friction coefficient (steel to steel)
Dynamic Friction coefficient (steel
to greased timber)
Static Friction coefficient (steel to
greased timber)
7850 kg/m³ 205,000 MPa 80,000 MPa 0.3
11.7 X 10-6 /° C 0.2
0.1 0.2
Bảng II.2 Timber Properties
Timber Density (Keruing)
Allowable Bending Stress (Keruing) along the fibre
Allowable Shear Stress Density (Selangan Batu ) Allowable Bearing Stress (Selangan Batu) Allowable Shear Stress
740.0 kg/m³ 11.0 MPa 6.0 MPa 960.0 kg/m³ 13.0 MPa 6.5 MPa
Bảng II.3 Grout Properties
Trang 13II.1.3 Tải trọng thiết kế
Equipment loads:
Có 04 cụm thiết bị (Equipment Skids) đặt trên sàn, vị trí và kích thước xem chi tiết ở phụ lục 1: bản vẽ kết cấu, với các thông số chính như sau:
Bảng II.4 : Equipment Loads
No Equipment ID Weight (kN) C.G Height (*)
Tải trọng phân bố đều Main deck: 0.75 kN/m2
Tải trọng phân bố đều Cellar deck: 0.50 kN/m2
Live loads
Là tải trọng kể tới các hoạt động trên topside trong quá trình hoạt động
Tải trọng phân bố đều Main deck: 5.00 kN/m2
Tải trọng phân bố đều Cellar deck: 2.50 kN/m2
Appurtenant Load
Là tài trọng kết tới các kết cấu trên giàn không được mô hình hóa bằng modell, tải trọng này chính bằng khối lượng bản thân kết cấu đang xét ví dụ: anode, padeye, closure plate…
Trang 14Evironmental loads:
Độ sâu nước thiết kế : 79.5m
Thủy chiều : 1.50m
Bảng II.5 : Marine growth
No k/c từ mudline (m) Thickness (cm) Dry density (T/m3)
Bảng II.6 : Current velocity
Trang 15II.2 LẬP MÔ HÌNH TÍNH (STRUCTURAL MODELING)
LẬP MÔ HÌNH TÍNH: STRUCTURAL MODELING
II.2.1 Bước 1/Step 1: Khởi động Chưong trình
Khởi động chương trình bằng việc kích đúp vào biểu tượng Sacs5.6 trên màn hình desktop
B1) Double kích vào biểu tượng Sacs trên màn hình
Trang 16II.2.2 Bước 2/Step 2: Lựa chọn đơn vị
Kiểm tra hệ thống đơn vị trong Sacs, vào Home/Sacs Settings/Sacs System Configuration, đưa đơn vị về dạng Metric kN Force
1 Chọn Sacs settings
2 Chọn Units Stettings
3 Chọn Metric kN Force
Trang 17II.2.3 Bước 3/Step 3: Tạo modeler
Kích vào biểu tượng Modeler/Create new model để bắt đầu công việc dựng modeling
1 Chọn Modeler
2 Chọn Create new model
3 Chọn OK để tiếp tục
Trang 18II.2.4 Bước 4/Step 4: Chọn phương pháp modeler
Màn hình hiện ra các thông tin lựa chọn, có 02 lựa chọn
1 Chọn Start blank model màn hình sẽ hiện ra dạng đen trắng, khi đó bạn có thể vẽ các dạng kết cấu với các thao tác trực tiếp trong khung nhìn
2 Chọn Start Structure Definition Wizard màn hình sẽ hiện ra một công cụ hỗ trợ giúp việc modeling Jacket nhanh và chính xác hơn
Tài liệu sẽ tập trung giới thiệu tới bạn đọc lựa chọn số 2 để mô hình kết cấu Jacket
1 Chọn Start Structure Definition Wizard
2 Chọn Metric with kN force để định nghĩa đơn vị, sau đó OK để tiếp tục
Trang 19II.2.5 Bước 5/Step 5: Nhập thông tin hình dạng kết cấu
Định nghĩa Jacket và Cọc theo các thông tin ở bản vẽ kết cấu trong phụ lục 1
Elevation:
Độ sâu nước : 79.5 m
Working Point Elevation : 4.0 m
Pile Connection Elevation: 3.0 m
Mudline elevation, pile stub elevation và đoạn chân cọc dưới mudline: -79.5m
Other Elev: -50.0, -21.0, 2.0, 15.3 (cellar deck), 23.0 (Main deck)
Chi tiết xem hình dưới đây:
Lưu ý: Giữ tích note Generate Seastate hydrodynamic data để tạo thông tin về môi trường biển
1 Chọn Elevation
2 Chọn Nhập các thông tin kích thước Jacket
3 Chọn OK để tiếp tục
Trang 20Legs:
Tích vào tab tiếp theo để điền thông tin chân kết cấu
Number of legs: 4
Leg type: Ungrouted
Leg spacing at working point: X1=15m, Y1=10m
Row labeling: Định nghĩa ký hiệu các Row theo bản vẽ kết cấu (Phụ lục 1)
Pile/leg batter:
Row 1 (Leg 1 and leg 3, 1st Y row) is single batter in Y
Row 2 (Leg 2 and leg 4, 2nd Y Row) is double batter
Chi tiết xem ở hình đính kèm
1 Chọn tab Legs
2 Chọn Leg spacing at working Point
3 Nhập thông tin kích thước khoảng cách giữa các trục Jacket
4 Kích Ok để tiếp tục
Trang 21Dưới đây là hình ảnh liên quan tới cách nhập độ xiên của ống chính (chân Jacket)
(Hình chỉ mang tính chất minh họa, trong ví dụ mô hình mà chúng ta đang xây dựng, giá trị Y batter là “10”)
Step 19) Press OK button
Global Z-X plane
Example: Bottom Row Left Leg
X batter is 0
Y batter is 8
Global Z-Y plane
Trang 22Conductors:
Tích vào tab tiếp theo để điền thông tin conductors kết cấu
One conductor well bay that has four conductors
The top conductor elevation: 15.3m
First conductor number: 5
Number of conductors in X direction: 2
Number of conductors in Y direction: 2
The location of first conductor (LL): X= -4.5m, Y= -1.0m
The distance between conductors: 2.0m in both X and Y directions
Disconnected elevations: -79.5m, 3.0m, and 4.0m
1 Chọn tab Conductors
2 Chọn Add/Edit Conductor Data
3 Nhập thông tin về sô cụm ống Conductor (Number of conductor well bays
4 Nhập thông tin conductors theo bản vẽ
5 Chọn Apply để chấp nhận thông tin đã nhập
6 Kích Ok để tiếp tục
Trang 23Sau đó nhấn apply/ok sẽ được mô hình sơ bộ dưới đây
Chú ý: khuyến cáo người dùng sử dụng chức năng Start Structure Definition
Wizard đến đây, sau đó chuyển sang cách nhập tay thông thường
Trang 24II.3 MỘT SỐ THAO TÁC CƠ BẢN TRONG SACS
Trong quá trình dựng mô hình người dùng sẽ cần sử dụng một số tính năng thao tác
cơ bản của Sacs như:
a Phím tắt trong sacs
b Vẽ đường thẳng từ hai điểm cho trước
c Các tạo điểm mới
d Tùy chỉnh đổi mầu màn hình
e Tùy chỉnh khung nhìn (plan, side view…)
Trang 25II.3.1 Phím tắt trong sacs
Sử dụng các phím tắt trong thao tác sẽ giúp người dùng tiết kiệm được khá nhiều thời gian, sau đây là một số phím tắt thường dùng trong sacs
F1: Xem nội dung hướng dẫn
F2: Restart view (làm mượt chế độ xem)
F4: Pan View (di chuyển màn hình bằng bàn tay)
F5: Orbit Virew (Xoay hình 3D trong Sacs)
F6: Zoom Window (phóng to màn hình nhìn)
F8: Show Soild Elements (xem mô hình dạng 3D full tiết diện)
F9: Select Item/ Chọn hạng mục
F10: Select Window/Chọn cửa sổ nhìn
Ctrl+R: Run file (Chạy/phân tích chương trình)
Ctrl+A: Chọn toàn bộ đối tượng trong khung nhìn
Trang 26II.3.2 Vẽ đường thẳng
Hình ảnh minh hoạ cách vẽ đường thẳng/phần tử bằng thao tác thông thường:
1 Chọn tab members
2 Chọn biểu tượng Add
3 Chọn điểm đầu phân tử
4 Chọn điểm kết thúc phần tử
5 Chọn Apply để kết thúc
Noted: trong phần mềm sacs phần tử được định nghĩa bằng 02 điểm, điểm đầu ký hiệu là A, và điểm kết thúc ký hiệu là B, sau khi định nghĩa member được hiểu là đoạn thẳng AB Việc biết/nhớ được điểm đầu và điểm cuối giúp người dùng có những thao tác nhanh gọn liên quan tới member ví dụ như: member nhiều segment, chia nhỏ memner với khoảng cách cho trước từ điểm đầu (A) hoặc cuối (B)…
Trang 27II.3.1 Cách tạo điểm
Hình ảnh minh hoạ cách tạo điểm mới từ một khoảng cách cho trước so với điểm có sẵn (exist joint):
1 Chọn tab Joints
2 Chọn biểu tượng Relative
3 Chọn điểm có sẵn exist joint
4 Đặt tên cho điểm mới (notes 1)
5 Nhập khoảng cách so với điểm cho trước (notes 2)
6 Chọn Apply để kết thúc
Notes 1: Trong tab Joint có khá nhiều lựa chọn tạo điểm mới như: giao điểm hai đường thẳng hoặc bốn điểm khác nhau đồng phẳng (intersection), tạo điểm mới bằng cách chia đều hai điểm khác nhau bằng các khoảng bằng nhau (a long line), tạo điểm theo cao độ hoặc chiều dài từ đường thẳng cho trước (relative to a line)… tùy vào mục đích sử dụng, người dùng lựa chọn thao tác thích hợp, trong giáo trình tác giả chi trình bày cách tạo điểm mới từ điểm có sẵn và một khoảng cách cho trước (relative)
Notes 2: Việc đặt tên Joint nhằm giúp bạn đọc kiểm soát các vị trí trên kết cấu, để phục vụ cho các mục đích kiểm tra và refer nhanh trong phân tích kết quả sau này Bạn đọc tham khảo bảng II.9 về cách định nghĩa và đặt tên joint thường dùng
Trang 28Bảng II.9 : Joint Numbering Definition
Description Joint Number
Flare/Vent Boom F001 - F999 Telecom Mast T001 -T999
Notes 3: Tùy bản vẽ thiết kế, vị trí điểm mới và hệ trục tọa độ trong Sacs mà giá trị này được nhập trong ô X relative, Y relative hoặc Z relative tương ứng
Trang 29II.3.1 Đổi tên Joint
Việc biết tên Joint rất quan trọng như đã trình bày ở trên, trong trường hợp tên Joint không đúng với yêu cầu, người dùng có thể đổi tên theo thao tác đơn giản dưới đây:
1 Chọn tab Joint
2 Chọn Rename/Merge
3 Chọn joint cần đổi tên
4 Nhập tên joint theo yêu cầu
http://offshorevn.com/showthread.php?2854-Huong-dan-II.3.2 Tùy chỉnh đổi màu màn hình
Mặc định màu nền màn hình (background) của Sacs là màu đen, điều này khá bất tiện khi đưa vào báo cáo tính toán (report analysis), nhất là khi in để thảo luận hoặc làm các việc liên quan Để khắc phục người dùng có thể sử dụng tùy chọn điều chỉnh màu như trình bày dưới đây
Trang 301 Chọn biểu tượng Sacs Settings
2 Chọn Interactive programs
3 Tùy chỉnh màu theo yêu cầu
4 Chọn restore defaults nếu muốn trở lại màu mặc định trong sacs
5 Chọn Apply để kết thúc quá trình
Bạn đọc cũng có thể thay đổi mầu nền trực tiếp trong màn hình Modeler theo các thao tác sau đây:
Trang 311 Chọn biểu tượng Sacs ở góc trái phía trên màn hình
2 Chọn Precede Settings
3 Chọn tùy chỉnh màu theo sở thích
4 Chọn tab Ok hoặc Apply để hoàn thành
Trang 32II.3.3 Tùy chỉnh khung nhìn
Trong các dự án lớn, model kết cấu thường rất phức tạp với nhiều hạng mục và dung lượng lớn, để thao tác với toàn bộ model đòi hỏi cấu hình máy mạnh và quá trình thao tác thường tốn nhiều thời gian, để khắc phục người dùng có thể tùy chỉnh view nhìn những member hoặc khung nhìn liên quan Dưới đây là 02 cách giúp giải quyết vấn đề
Tạo view nhìn mặt phẳng
1 Chọn tab Display
2 Chọn biểu tượng Plane
3 Lựa chọn các option tương ứng (ví dụ mặt phẳng OXY)
4 Nhập cao độ Z của mặt phẳng (hoặc kích vào điểm thuộc mặt phẳng)
5 Chọn Ok để hoàn thành
Trang 33Kết quả các bạn sẽ được một khung nhìn ở mặt phẳng có cao độ 15.3 như sau:
Trang 34Tạo view nhìn hình khối
1 Chọn tab Display
2 Chọn biểu tượng Volumes
3 Nhập thông khung nhìn theo trục X, Y, Z (Ví dụ khung nhìn cao độ Z)
4 Chọn điểm có cao độ nhỏ nhất
5 Chọn điểm có cao độ lớn nhất
6 Chọn Apply để hoàn thành