biết số mol ban đầu của X, thì:
+ Khi biết khối lượng chất rắn D (gồm các kim loại kết tủa hay dư), ta lấy hai mốc để so sánh:
Mốc 1: Vừa xong phản ứng (1), chưa xảy ra phản ứng (2). Z kết tủa hết, Y chưa kết tủa, X tan hết.
mChất rắn = mZ = m1
Mốc 2: Vừa xong phản ứng (1) và phản ứng (2), Y và Z kết tủa hết, X tan hết.
mChất rắn = mZ + mY = m2
Ta tiến hành so sánh khối lượng chất rắn D với m1 và m2
Nếu mD < m1: Z kết tủa một phần, Y chưa kết tủa. Nếu m1 < mD < m2 : Z kết tủa hết, Y kết tủa một phần Nếu mD > m2 : Y và Z kết tủa hết, dư X.
+ Khi biết khối lượng chung các oxit kim loại sau khi nung kết tủa hidroxit tạo ra khi thêm NaOH dư vào dung dịch thu được
sau phản ứng giữa X với Yn+ và Zm+, ta có thể sử dụng 1 trong 2 phương pháp sau:
Phương pháp 1: Giả sử chỉ có phản ứng (1) (Z kết tủa hết, X tan hết, Yn+ chưa phản ứng) thì:
m1 = m các oxit
Giả sử vừa xong phản ứng (1) và (2) (Y và Z kết tủa hết, X tan hết) thì:
m2 = mcác oxit
Để xác định điểm kết thúc phản ứng, ta tiến hành so sánh mchất rắn với m1, m2 như:
m2 < mchất rắn < m1: Z kết tủa hết, Y kết tủa một phần, X tan hết. mchất rắn > m1: Z kết tủa một phần, Y chưa kết tủa, X tan hết. Phương pháp 2: Xét 3 trường hợp sau:
Dư X, hết Yn+ và Zm+. Hết X, dư Yn+ và Zm+. Hết X, hết Zm+ và dư Yn+.
Trong mỗi trường hợp, giải hệ phương trình vừa lập. Nếu các nghiệm đều dương và thỏa mãn một điều kiện ban đầu ứng với các trường hợp khảo sát thì đúng và ngược lại là sai.
Dạng 3: Hai kim loại X,Y vào một dung dịch chứa một ion Zn+. - Nếu không biết số mol ban đầu của X, Y, Zn+, thì ta vẫn áp dụng phương pháp chung bằng cách chia ra từng trường hợp một, lập phương trình rồi giải.
- Nếu biết được số mol ban đầu của X, Y nhưng không biết số mol ban đầu của Zn+, thì ta áp dụng phương pháp dùng 2 mốc để