Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 88 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
88
Dung lượng
745 KB
Nội dung
Lời cảm ơn Trong quá trình học tập và hoàn thành luân văn này tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của thầy cô, bạn bè đồng nghiệp cùng các cơ quan. Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn: Đảng ủy, Ban giám hiệu, Phòng đào tạo sau đại học, Bộ môn Phụ Sản Trường Đại học Y Hà Nội. Đảng ủy, Ban giám đốc Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương. Chi ủy, chi bộ, Ban giám đốc Bệnh viện Đa Khoa Huyện Mê Linh nơi tôi công tác. Ban giám đốc Trung tâm dân số kế hoạch hóa gia đình huyện Mê Linh và đội ngũ cán bộ và cộng tác viên dân số các xã nơi tôi thực hiện đề tài. Đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn tới: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Minh, Bộ môn Phụ sản Trường Đại học Y Hà Nội, người thầy đã dìu dắt, hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Xin cảm ơn tới các thầy cô giáo và các nhà khoa học trong hội đồng thông qua đề cương và bảo vệ luận văn đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn chỉnh luận văn tốt nghiệp. Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới tất cả người than trong gia đình, bạn bè và đồng nghiêp đã động viên, chia sẻ những khó khăn với tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Xin trân trọng cảm ơn! Hà nội, ngày…tháng …năm 2012 Bùi Đức Tiệp 1 Lời cam đoan Tôi xin cam đoan đề tài “Đánh giá sự chấp nhận của phụ nữ với các biện pháp tránh thai tại huyện Mê Linh năm 2009” là đề tài do bản than tôi thực hiện. Các số liệu trong bản luận văn là hoàn toàn trung thực, chưa từng được công bố ở bất kỳ một công trình nghiên cứu nào khác. Bùi Đức Tiệp 2 ĐẶT VẤN ĐỀ Theo thống kê mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) dân số thế giới đến nay đã lên tới 7 tỷ người, dân số nước ta theo kết quả thống kê năm 2009 là 85.846.997 người và cho đến nay dân số nước ta đứng hàng thứ 13 trên thế giới, xấp xỉ 86.92 triệu người, mật độ dân số 263 người / km2. Dân số Việt Nam tiếp tục tăng, với mức tăng 1 triệu người/năm, tương đương với dân số trung bình của một tỉnh, trong đó Hà Nội chiếm 6.561.900 người, mật độ dân số 1962 người/ km2 [7]. Mặc dù, trong những năm qua chương trình CSSKBMTE-KHHGĐ tại Việt Nam có nhiều thành tựu đáng kể, tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại tăng theo hàng năm nhưng tiềm ẩn những nguy cơ thiếu bền vững tình trạng các cặp vợ chồng mang thai ngoài ý muốn và nạo phá thai vẫn còn cao, tỷ lệ phụ nữ trong tuổi sinh sản từ 15-49 tuổi hiện có chồng nạo phá thai tối thiểu 1 lần là 94,2%, tỷ lệ phụ nữ này bị biến chứng sau nạo phá thai là 8,4% [7], [8]. Theo GS.TS Nguyễn Đình Cử - Viện trưởng Viện dân số và các vấn đề xã hội, Việt Nam đang phải đối diện với một thách thức bởi sự biến đổi dữ dội về cơ cấu dân số. Với tỉ lệ dân số trong độ tuổi trong độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ 63%[9], số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ tiếp tục tăng khá nhanh và sẽ đạt mức cực đại vào những năm 2020 – 2025, vì vậy, dù đã đạt mức sinh thay thế nhưng dân số nước ta vẫn cứ tiếp tục tăng trong khoảng 30 năm nữa theo “đà tăng dân số” của quy luật nhân khẩu học. Vấn đề này dẫn đến những thách thức về việc đảm bảo các phương tiện và dịch vụ tránh thai [9]. Nhằm giảm tỷ lệ tăng dân số, chương trình DS-KHHGĐ đã đẩy mạnh nhằm giảm tỷ lệ sinh trung bình của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ xuống còn 2,1% trong những năm gần đây. Đáp ứng với mục tiêu đó, ngành y tế và các cơ quan chức năng có liên quan thường xuyên vận động và cung cấp các dịch vụ về KHHGĐ cho các đối tượng trong độ tuổi sinh đẻ ở tất cả các địa phương trên cả nước. Với mục tiêu quan trọng nhất là nghiên cứu các biện pháp tránh thai hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam là đa dạng hóa các 3 biện pháp tránh thai nhằm đáp ứng sự lựa chọn cho người sử dụng. Hiện nay đã có rất nhiều biện pháp tránh thai đang được sử dụng, được xếp thành hai nhóm chính: Các biện pháp tránh thai không dùng thuốc và các biện pháp tránh thai có dùng thuốc có hormon. Dụng cụ tử cung (DCTC) tránh thai là một trong những phương pháp tránh thai tạm thời, thường được dùng rộng rãi ở những nước đang phát triển vì đơn giản, rẻ tiền và hiệu quả, bên cạnh đó còn có các biện pháp tránh thai bằng thuốc và các biện pháp tránh thai hiện đại khác. Ở Việt Nam, dạng DCTC Multiload và TCu 380 đang được sử dụng rộng rãi. Gần đây, sản phẩm DCTC mang tên Mirena (dụng cụ tử cung có chứa nội tiết) đã xuất hiện trên thị trường. Huyện Mê Linh là huyện ngoại thành của thành phố Hà Nội có trên 94% phụ nữ biết ít nhất một biện pháp tránh thai, tỷ lệ áp dụng biện pháp tránh thai là 87%, 76% trong số này áp dụng các BPTT hiện đại [10], tuy nhiên sự phát triển này không đồng đều giữa các vùng và điều thật nghịch lý khi số trường hợp thai ngoài ý muốn và nạo phá thai còn cao. Vấn đề này cho thấy sự khác nhau giữa hiểu biết các BPTT và chấp nhận áp dụng các BPTT trong thực tế, giữa tính thuận tiện và việc sử dụng các biện pháp tránh thai có hiệu quả ở huyện Mê Linh, vẫn còn một số phụ nữ không áp dụng biện pháp tránh thai, hoặc sử dụng biện pháp tránh thai không hiệu quả, không liên tục. Vấn đề nào ảnh hưởng đến việc áp dụng các BPTT đối với phụ nữ trong tuổi sinh sản có gia đình có nhu cầu tránh thai tại Mê Linh Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá sự chấp nhận của phụ nữ với các biện pháp tránh thai tại huyện Mê Linh - Hà Nội” Với hai mục tiêu nghiên cứu: 1. Xác định tỷ lệ phụ nữ áp dụng biện pháp tránh thai tại huyện Mê Linh. 2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan có ảnh hưởng đến việc chấp nhận biện pháp tránh thai khi sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại. Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 1.1 Tình hình sử dụng và lựa chọn các biện pháp tránh thai trên thế giới và Việt Nam. * Theo số liệu của UBDSQG, năm 2002[31], Trên thế giới, số phụ nữ có chồng sử dụng BPTT để thực hiện KHHGĐ chiếm tỷ lệ 61%, trong đó: - Các nước đã phát triển: 69 % - Các nước đang phát triển: 59 % - Châu á: 64 % Việt Nam là nước có tỷ lệ đứng đầu trong khu vực Đông Nam á với tỷ lệ 75%. Sau đó là Singapore 74%, Thái Lan 72%, Malaysia 55% và sau cùng là Campuchia chỉ có 24%[31]. * Theo số liệu của WHO năm 2003[32] về tình hình sử dụng các biện pháp tránh thai của phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ ( từ 15 tuổi – 49 tuổi) trong khu vực Châu Á -Thái Bình Dương là: Bảng 1.1. Tình hình sử dụng các biện pháp tránh thai của phụ nữ ở tuổi sinh đẻ (15-49 tuổi) trong khu vực châu á Thái Bình Dương[32] Tên nước CPR(%) 2000 CPR 9%) 2004 Australia 76,0 82,9 Cambodia 16,1 19,0 China 83,0 84,0 Japan 59,0 59,0 Lao PDR 19,0 28,8 Malaysia - - Philippines 28,0 33,4 Republic of Korea 80,5 79,3 Singapore 62,0 72,5 Viet Nam 75,82 76,9 - Tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai ở phụ nữ Việt Nam năm 2000 là 75,82% và năm 2004 là 76,9%[32] - Trung quốc năm 2000 là 83,0%, năm 2004 là 84,0% - Thấp nhất là Campuchia, chỉ có 16,1% vào năm 2000 và 19,0% năm 2004. * Cũng theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO)[38], [40] về việc áp dụng các biện pháp tránh thai ở các nước trong khu vực Châu á- Thái Bình Dương, tỷ lệ cũng rất khác nhau. 5 Bảng 1.2. Tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai ở các nước khu vực Châu Á – Thái Bình Dương Tên nước Tỷ lệ chung Các phương pháp tránh thai Triệt sản nam-nữ Viên Tiêm DCTC BCS P.P khác Cambodia 16,1 25,4 27,8 6,9 13,8 4,4 21,7 China 83,0 53,7 1,5 0,8 39,6 0,8 2,8 Cook Island 53,0 17,9 35,8 32,9 5,2 3,8 11,1 Fiji 40,45 44,7 22,0 5,0 13,2 15,8 - Lao PDR 19,0 20,3 32,8 8,5 12,2 0,9 25,0 Korea (S) 80,5 49,3 3,0 3,2 13,3 17,5 13,6 Mongolia 43,0 34,5 18,9 4,6 16,7 10,3 15,4 Papua New Guinea 5,0 25,2 27,8 7,0 13,7 4,4 21,7 Philipines 28,0 22,9 20,1 4,8 8,3 3,8 40,1 Singgapore 62,0 26,0 13,2 2,7 14,7 26,3 16,7 Vietnam 75,8 8,9 6,8 0,6 51,6 8,1 23,9 Tỷ lệ dùng thuốc tránh thai có hormon ở Lào là cao nhất (thuốc uống 32,8%, thuốc tiêm 8,5%). Tiếp đến là Campuchia (thuốc uống 27,8%, thuốc tiêm 6,9%). Trong khi đó thấp nhất là Trung Quốc (thuốc uống 1,5%, thuốc tiêm 0,8%) và Hàn Quốc (thuốc uống 3,0%, thuốc tiêm 3,2%). Việt Nam chỉ có tỷ lệ cao hơn hai nước này (thuốc uống 6,3%, thuốc tiêm 0,6%). * Ở Việt Nam, số phụ nữ đã có chồng lựa chọn và sử dụng các biện pháp tránh thai theo số liệu của WHO năm 2000[39] cho biết: Tỷ lệ dùng thuốc tránh thai uống là 7% thuốc tiêm và các dạng khác là 0 %. Trong đó tỷ lệ áp dụng phương pháp đặt DCTC vẫn là cao nhất, chiếm 42% trong các biện pháp tránh thai. 6 Biểu đồ 1.1. Tỷ lệ tránh thai ở phụ nữ có chồng tại Việt Nam năm 2000[39] 1.2.Các biện pháp tránh thai 1.2.1 Các biện pháp tránh thai tạm tời áp dụng cho nữ [1] [3] [25] [30] [31] [32] [38] [46] [53] [55] [65] * Thuốc uống tránh thai: Các thuốc tránh thai uống lạo một thành phần cũng như hai thành phần do nhiều nước sản xuất với những tỷ lệ kết hợp khác nhau đều có bản chất hóa học là những steroid sinh dục (estrogen và progestin) có tác dụng ức chế quá trình phóng noãn. Tỷ lệ thất bại do dùng thuốc không quá 1% (với các loại thuốc thế hệ mới) nhưng thực tế thay đổi rất nhiều từ 2-8%, tuy nhiên khi sử dụng chúng có nguy cơ cao với các bệnh như huyết khối, tim mạch, ung thư sinh dục, béo phì * Thuốc tiêm tránh thai. Các loại thuốc tiêm tránh thai đều có bản chất hóa học là progestin thải trừ chậm (12 tuần) có tác dụng ức chế quá trình phóng noãn, hiệu quả tránh thai cao, nhược điểm trong thời gian dùng thuốc thường bị khô âm đạo, mất ham muốn tình dục, kinh nguyệt ít * Thuốc cấy tránh thai 7 Là một progestin thải trừ chậm 3-5 năm, hiệu quả tránh thai cao, nhược điểm phải đến cơ sở y tế để thực hiện thủ thuật cấy thuốc. * Màng ngăn âm đạo và mũ cổ tử cung. Là biện pháp ngăn không cho tinh trùng xâm nhập lên đường sinh dục trên, phương pháp này tỷ lệ thất bại cao ngày nay không dùng nữa. * Tính ngày an toàn ( Ogino- Knauss). Phương pháp này được đề xuất từ năm 1924 bởi Ogino một thầy thuốc người Nhật, trên nguyên lý hiện tượng phóng noãn thường xảy ra ở một thời gian nhất định có liên quan đến chu khỳ kinh nguyệt tới, trước kỳ kinh tới 12- 16 ngày, dựa vào nguyên lý này người ta tính ngày an toàn để giao hợp. Phương pháp này chỉ áp dụng được với những người có chu kỳ kinh nguyệt ổn định và vợ chồng luôn sống gần nhau. * Ghi biểu đồ thân nhiệt Cơ sở phương pháp được Squire (1868), Van de Valde (1904), Rubeistein(1937) và Palmer (1938) phát hiện trong vòng kinh đường biểu diễn thân nhiệt của người phụ nữ biểu hiện hai giai đoạn rõ rệt, giai đoạn đầu nhiệt độ thấp, giai đoạn sau nhiệt độ cao hơn, 24-48 giờ trước khi nhiệt độ xuống thấp nhất thì hiện tượng phóng noãn xảy ra, sau khi phóng noãn thành lập hoàng thể, do tác động của progesteron nên thân nhiệt tăng lên. Năm 1948 Ferin đề xướng đo thân nhiệt làm biện pháp tránh thai. Phương pháp này đòi hỏi phải theo dõi tỉ ,ỉ và chính xác thì hiệu quả cũng khá cao. * Thuốc diệt tinh trùng Các hóa chất diệt tinh trùng nếu kết hợp với một biện pháp khác thì kết quả tránh thai cao. Nhược điểm thuốc gây kích ứng niêm mạc hoặc dị ứng. * Sử dụng dụng cụ tử cung Dụng cụ tử cung là một biện pháp tránh thai có hiệu quả cao dễ áp dụng thời gian tránh thai lâu. Dụng cụ tử cung có nhiều loại lúc đầu chỉ là một chiếc vòng bằng chỉ tằm , sau đó là vòng bằng kim loại như bạc, thép không gỉ, tiến tới bằng chất dẻo, chất dẻo mang kim loại đồng hoặc bạc hay tẩm nội tiết tố (levonogestren). Hình dạng từ dụng cụ tử cung kín ( vòng kín) ddeesns dụng cụ tử cung hở [1] [2] [3] [14] [25] [30] [65] [69] [85] 8 1.2.2 Các biện pháp tránh thai vĩnh viễn áp dụng cho nữ Đó là phương pháp phẫu thuật thắt và cắt hai vòi tử cung, có nhiều phương pháp phẫu thuật như Pomeroy, Irving hoặc nội soi dùng kẹp Yoon để thắt hai vòi tử cung hay mở cùng đồ đốt diện hoặc cắt đoạn. Các phương pháp này vẫn có một tỷ lệ thất bại do thắt nhầm vào dây chằng tròn, hoặc tuột chỉ buộc, ngoài ra còn có những biện pháp sử dụng hóa chất để làm tắc vòi tử cung. 1.3. Cơ chế tác dụng của các biện pháp tránh thai bằng DCTC, thuốc tránh thai, Bao cao su 1.3.1. Sinh lý kinh nguyệt và sự phóng noãn[3], [6], [11], [21], [23], [28], [41] * Trong nghiên cứu y học và sinh lý phụ khoa từ đầu thế kỷ XX, các nhà nghiên cứu đã tìm ra các vùng chức năng và các hoạt động sinh lý thông qua các sản phẩm chế tiết của nó: Vùng dưới đồi: Tiết ra hormon giải phóng: Gonadotropin Releasing Hormone (Gn – RH), khi hormon này được chế tiết kích thích tuyến yên hoạt động chế tiết ra FSH và LH. Tuyến yên: Tiết hai loại hormon: Luteinizing hormone (LH) và Follicle Stimuleiting Hormone (FSH). Hai loại hormon này có chức năng kích thích nang noãn trưởng thành, phóng noãn, hình thành hoàng thể và kích thích hoàng thể chế tiết. Đặc biệt là vào trước ngày phóng noãn LH và FSH tăng nhanh đột ngột - đạt đỉnh cao để kích thích phóng noãn. Buồng trứng: Có hai loại hormon quan trọng là: Estrogen và Progesteron được chế tiết theo sự kích thích của LH và FSH. Trong chu kỳ kinh nguyệt nồng độ Estrogen có hai đỉnh cao do nang noãn chín và do hoàng thể chế tiết. Progesteron được chế tiết vào nửa sau của chu kỳ dưới tác động của LH. * Cơ chế kinh nguyệt và sự phóng noãn là theo cơ chế hồi tác (feed back) của trục dưới đồi – tuyến yên – buồng trứng. Trong đó vai trò chủ yếu 9 là do sự chế tiết hai loại hormon của buồng trứng là Estrogen và Progesteron. LH, FSH làm nang noãn phát triển – chế tiết Estrogen đến lúc LH, FSH đạt đỉnh cao, sẽ gây phóng noãn. Sau khi hình thành hoàng thể Estrogen và Progesteron gây ra hiện tượng kinh nguyệt. Lúc đó tuyến yên lại tăng chế tiết LH, FSH. Tiếp tục chu kỳ kinh nguyệt kế tiếp. 1.2.2. Cơ chế tác dụng của thuốc tránh thai có hormon [12],[13], [25] Vào những năm 60 của thế kỷ XX, người ta đã bắt đầu tiến hành nghiên cứu về thuốc tránh thai có hormon dựa trên cơ chế sinh lý kinh nguyệt và sự phóng noãn. Bằng cách đưa vào cơ thể phụ nữ liều lượng nhỏ một loại hormon đơn thuần (progesteron) hoặc hai loại kết hợp là (estrogen và progesteron) dưới dạng các chế phẩm tạo ra nồng độ các hormon của buồng trứng thường xuyên trong máu, gây ra các thay đổi về nồng độ và chu kỳ bài tiết của các loại hormon hướng sinh dục khác trong cơ thể. Không có đỉnh nồng độ LH, FSH dẫn đến không có hiện tượng phóng noãn và một số thay đổi khác ở bộ phận sinh dục nữ. Kết quả là không có hiện tượng thụ thai xẩy ra. [12], [13], [25] * Tác dụng tránh thai: được biết đến 4 cơ chế phối hợp và bổ sung lẫn nhau[13], [16], [44]. 1. Tác dụng quan trọng nhất là ức chế phóng noãn do ức chế cả trục dưới đồi, tuyến yên làm giảm chế tiết LH và FSH. Nang noãn không trưởng thành không tạo được nồng độ đỉnh của LH và FSH, dẫn đến hiện tượng phóng noãn không xẩy ra. 2. Thay đổi chất nhầy ở cổ tử cung: Thường làm chất nhầy ở cổ tử cung đặc quánh lại, ngăn cản không cho tinh trùng xâm nhập vào buồng tử cung. Không có hiện tượng thụ tinh xẩy ra. 3. Thay đổi cấu trúc của niêm mạc tử cung, niêm mạc tử cung không phát triển do tác dụng của progesteron không thích hợp cho trứng làm tổ. 10 [...]... nghiên cứu về các biện pháp tránh thai 1.4.1 Nghiên cứu tại Việt Nam * Theo Trần Thị Phương Mai – Trường Đại học Y Hà Nội [27] Nghiên cứu năm 2005 đánh giá sự chấp nhận thuốc uống tránh thai kết hợp Mercilon Trên 360 phụ nữ Việt Nam , kết quả cho thấy: mức độ chấp nhận biện pháp 32 cao, 90 – 91% đối tượng nghiên cứu rất hài lòng với biện pháp trong suốt thời gian 6 chu kỳ Các tác dụng phụ xuất hiện... Biện pháp tránh thai bằng thuốc có hormon đã được áp dụng từ thập kỷ 60 của thế kỷ XX Xu thế ngày càng được phát triển và đa dạng cùng với sự tiến bộ của các công trình nghiên cứu của ngành dược lý * Hiện nay biện pháp tránh thai bằng thuốc có hormon được trên 100 triệu phụ nữ trên khắp thế giới sử dụng Tỷ lệ sử dụng thuốc tránh thai có hormon trong tổng số các biện pháp tránh thai được áp dụng ở các. .. triệu phụ nữ ở khắp các quốc gia sử dụng DCTC [3] [113] Theo khuyến cáo của hội nghị Cairo 9/ 1994 thì DCTC là một biện pháp kiểm soát sinh đẻ phổ biến ở các quốc gia đang phát triển đặc biệt là các loại DCTC chứa đồng thế hệ mới và DCTC mang nội tiết tố, hiệu quả tránh thai của các biện pháp này rất cao tỷ lệ có thai 1,1/100 phụ nữ/ năm [55] Theo Mauldin và Ross (1993) tỷ lệ dụng DCTC so với các biện pháp. .. (photoacoustic) 3 Ưu điểm và nhược điểm: Ưu điểm: - Rẻ tiền (trừ DCTC Mirena có giá khá cao) - Tỷ lệ tránh thai cao: 9 5- 97% - Hiệu quả tránh thai có thể kéo dài trong nhiều năm (05 năm) - Có thai lại dễ dàng sau khi tháo DCTC - Không phải thực hiện biện pháp tránh thai hỗ trợ - Phụ nữ có thể chủ động trong việc đặt và mang DCTC - Dùng được cho những người có chống chỉ định với estrogen, không ảnh hưởng đến cơ... và giảm đi ở các tháng sau - Mức độ chấp nhận biện pháp cao - Tỷ lệ bỏ cuộc thấp (4,8%) vì nhiều lý do khác nhau 1.4.2 Các nghiên cứu trên thế giới Các nghiên cứu về hiệu quả tránh thai: - Một nghiên cứu của Rebecca J.M.D [32] tiến hành nghiên cứu tại Mỹ năm 2000, so sánh tỷ lệ thất bại ở 100 phụ nữ dùng phương pháp tránh thai bằng thuốc trong năm đầu với các phương pháp khác cho thấy: Nếu được sử dụng... dụng phụ, hiệu quả tránh thai và sự chấp nhận sử dụng thuốc tránh thai phối hợp hai pha Gracial trên 250 phụ nữ Việt Nam cho kết quả như sau: - Hiệu quả tránh thai cao đạt > 90% Chỉ số thất bại bằng 0,9% - Kiểm soát tốt chu kỳ kinh nguyệt, lượng máu kinh và số ngày ra máu kinh có khuynh hướng ít hơn so với trước khi uống thuốc - Các tác dụng phụ xuất hiện ở mức độ thấp và giảm đi ở các tháng sau - Mức... KHHGĐ ngày 1/4/1993 cho thấy tỷ lệ phụ nữ 1 5-4 9 tuổi có chồng áp dụng các BPTT là 53,7% trongđó tỷ lệ sử dụng DCTC chiếm trên 60% tổng số các biện pháp (trích từ 7 và 59% [56] Theo điều tra nhân khẩu học và biến động dân số 7/2000, số phụ nữ có chồng áp dụng các biện pháp tránh thai chiếm 75,31% trong đó sử dụng DCTC chiếm 55,7% Như vậy DCTC là một biện pháp tránh thai được sử dụng chủ yếu trong việc... vùng chậu, xuất huyết bất thường - Giá của vòng Mirena là khá cao so với mặt bằng chung Khi nào cần tháo DCTC: - Muốn có thai - Muốn áp dụng một phương pháp tránh thai khác - DCTC hết hạn (thường là 5 năm) - Viêm nhiễm đường sinh dục hay viêm vùng chậu cấp tính - Rong kinh, rong huyết - Đau bụng dưới nhiều, không đáp ứng với thuốc giảm đau - Có thai trong lúc mang DCTC - DCTC tuột thấp hay nằm lệch trong... hẳn so với trước khi tiến hành nghiên cứu Tuy nhiên trong nghiên cứu cũng chỉ ra việc tuân thủ các biện pháp tránh thai của các đối tượng nghiên cứu: ở lần đánh giá sau tháng thứ 2 có 6 người (2%) quên dùng thuốc, ở lần đánh giá sau tháng thứ 4, tỷ lệ quên thuốc là 10%, ở lần đánh giá thứ 6 tỷ lệ quên thuốc là 9% * Một nghiên cứu gần đây nhất năm 2006 [28], cũng của Trần Thị Phương Mai về đánh giá tác... thuốc tiêm Depo Provera - Năm 2011 FDA phê chuẩn việc dùng một loại miếng dán Ortho- Evra Tại Việt Nam, theo số liệu của Viện thông tin Thư viện Y học Trung ương năm 2002[3] Tỷ lệ sử dụng thuốc uống tránh thai so với tổng số các biện pháp tránh thai được chấp nhận trong KHHGĐ năm 2002 đã tăng lên khá cao: Hà Nội là 18,2% và Vĩnh Phúc là 29,0% và tỷ lệ này cũng tương đương với các địa phương khác trong . đình có nhu cầu tránh thai tại Mê Linh Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Đánh giá sự chấp nhận của phụ nữ với các biện pháp tránh thai tại huyện Mê Linh - Hà Nội Với hai mục tiêu nghiên. trong các biện pháp tránh thai. 6 Biểu đồ 1.1. Tỷ lệ tránh thai ở phụ nữ có chồng tại Việt Nam năm 2000[39] 1.2 .Các biện pháp tránh thai 1.2.1 Các biện pháp tránh thai tạm tời áp dụng cho nữ [1]. tỷ lệ phụ nữ áp dụng biện pháp tránh thai tại huyện Mê Linh. 2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan có ảnh hưởng đến việc chấp nhận biện pháp tránh thai khi sử dụng các biện pháp tránh thai