Thẩm định giá trị thương hiệu Bánh kẹo Kinh Đô theo phương pháp dựa vào tài chính doanh nghiệp và hành vi người tiêu dùng Mô hình của hãng InterBrand...29 b.. Trong bối cảnh này, thẩm đị
Trang 1MỤC LỤC:
Chương 1 Giới thiệu: 3
I Lý do chọn đề tài: 3
II Mục tiêu nghiên cứu: 3
a Mục tiêu tổng quát: 3
b Mục tiêu cụ thể: 3
III Câu hỏi nghiên cứu: 3
IV Phạm vi nghiên cứu: 4
V Phương pháp nghiên cứu: 4
VI Nguồn số liệu 4
Chương 2 Cơ sở lý luận về thương hiệu và thẩm định giá thương hiệu 5
I Cơ sở lý luận về thương hiệu 5
a Khái niệm về thương hiệu 5
b Khái niệm giá trị thương hiệu 6
II Cơ sở lý luận về thẩm định giá thương hiệu 6
a Khái niệm thẩm định giá trị thương hiệu 6
b Mục đích của việc thẩm định giá trị thương hiệu 6
c Cơ sở giá trị thẩm định giá trị thương hiệu 7
d Nguyên tắc thẩm định giá trị thương hiệu 8
e Quy trình thẩm định giá trị thương hiệu 9
III Các cách tiếp cận thẩm định giá trị thương hiệu 11
a Cách tiếp cận dựa vào chi phí 11
b Cách tiếp cận dựa vào thị trường 12
c Cách tiếp cận dựa vào thu nhập 14
Trang 2Chương 3 Thẩm định giá thương hiệu Kinh Đô của công ty cổ phần Kinh Đô theo mô hình
Interand và mô hình suất sinh lợi phụ trội 22
I Tổng quan về thương hiệu Kinh Đô của công ty cổ phần Kinh Đô 22
a Thông tin doanh nghiệp 22
b Lịch sử hình thành 22
c Lĩnh vực kinh doanh 23
d Sản phẩm kinh doanh chính 23
e Đối thủ cạnh tranh 24
Đối thủ trong nước: 24
f Kế hoạch phát triển trong tương lai 26
g Phân tích SWOT Công ty Cổ phần bánh kẹo Kinh Đô 28
II Thẩm định giá trị thương hiệu Bánh kẹo Kinh Đô 29
a Thẩm định giá trị thương hiệu Bánh kẹo Kinh Đô theo phương pháp dựa vào tài chính doanh nghiệp và hành vi người tiêu dùng (Mô hình của hãng InterBrand) 29
b Thẩm định giá trị thương hiệu Bánh kẹo Kinh Đô theo phương pháp dựa vào các tỷ số tài chính của Damodaran (Mô hình suất sinh lợi phụ trội) 38
Chương 4 Kết luận và kiến nghị 41
I Kết luận 41
II Kiến nghị 41
III Hạn chế đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo 41
Trang 3Chương 1 Giới thiệu:
ty bánh kẹo Việt Nam trong việc cạnh tranh giành lấy thị phần Muốn đứng vững trongngành, bên cạnh việc chú trọng đến chất lượng sản phẩm, các công ty bánh kẹo Việt Namcòn phải xây dựng một thương hiệu mạnh đáng tin cậy Vì thế, việc định giá thương hiệu củacông ty trong ngành này là điều hết sức cần thiết để phục vụ mục đích quản trị thương hiệu,nhằm tăng khả năng cạnh tranh trong thị trường Trong đó, công ty cổ phần Kinh Đô với thịphần lớn nhất của ngành bánh kẹo Việt Nam, bức thiết phải có những chiến lược quản trịthương hiệu của mình, để giữ vững vị trí “anh cả” trong ngành Với những lý do đó, nhómquyết định chọn đề tài nghiên cứu: “Thẩm định giá trị thương hiệu Kinh Đô của công ty cổphần Kinh Đô” với mục đích quản trị thương hiệu
II Mục tiêu nghiên cứu:
a Mục tiêu tổng quát:
Thông qua quá trình thẩm định giá thương hiệu Kinh Đô, cung cấp một mức giá thamkhảo của thương hiệu Kinh Đô cho công ty cổ phần Kinh Đô để quản trị thưng hiệu tốt hơn
b Mục tiêu cụ thể:
Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị thương hiệu Kinh Đô
Thẩm định giá trị thương hiệu Kinh Đô
III Câu hỏi nghiên cứu:
Các lý thuyết nào được vận dụng để thẩm định giá thương hiệu bánh Kinh Đô?
Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị thương hiệu Kinh Đô?
Trang 4Phương pháp thẩm định giá nào được vận dụng để định giá thương hiệu bánh kẹoKinh Đô?
Giá trị hiện tại của thương hiệu Kinh Đô là bao nhiêu?
Tiềm năng phát triển giá trị thương hiệu Kinh Đô trong tương lai như thế nào?
IV.Phạm vi nghiên cứu:
Không gian:
Thời gian:thẩm định giá thương hiệu Kinh Đô tháng 9/2013
V Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp dựa vào tài chính doanh nghiệp và hành vi người tiêu dùng bằng môhình định giá thương hiệu của hãng Interbrand
Phương pháp dựa vào tỷ số tài chính Damodaran bằng mô hình suất sinh lợi phụ trội
VI.Nguồn số liệu
Báo cáo tài chính của công ty Kinh Đô năm 2010, 2011 và 2012
Một số thông tin chung về công ty Kinh Đô
Trang 5Chương 2 Cơ sở lý luận về thương hiệu và thẩm định giá thương hiệu
I Cơ sở lý luận về thương hiệu
a Khái niệm về thương hiệu
Cách tiếp cận theo quan điểm Marketing
Trong các bối cảnh và tình huống khác nhau, thương hiệu xem xét qua hai khái niệm:Khái niệm thứ nhất: Thương hiệu là một cái tên, từ ngữ, kí hiệu, biểu tượng và nhữngyếu tố bằng hình ảnh khác có liên quan
Khái niệm thứ hai: Thương hiệu là một cái tên, từ ngữ, kí hiệu, biểu tượng, những yếu
tố bằng lời nói và hình ảnh, và quyền tài sản sở hữu trí tuệ có liên quan
Cả hai khái niệm này được áp dụng trong thẩm định giá thương hiệu cho mục đíchđịnh hướng marketing, bên cạnh đó còn áp dụng cho mục đích kế toán
Cách tiếp cận theo quan điểm kế toán
Thương hiệu là một tài sản vô hình Tài sản vô hình là tài sản phi tài chính có thể nhậnbiết không liên quan tới hình thái vật chất và là một tài sản có thể nhận biết nếu phát sinh từmột hợp đồng hoặc các quyền hợp đồng là hợp pháp (Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số04)
Thương hiệu là tài sản cố định vô hình Tài sản cố định vô hình là tài sản không cóhình thái vật chất nhưng xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng, kinhdoanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhậntài sản cố định vô hình (Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 04)
Cách tiếp cận theo quan điểm kinh tế
Tài sản thương hiệu là tài sản vô hình mà bao gồm cả tài sản vô hình có thể nhận biếtđượcnvà tài sản vô hình không thể nhận biết được
Khái niệm thương hiệu theo qquan điểm kinh tế bao gồm một phần khái niệm thươnghiệu theo quan điểm kế toán, ngoài ra khái niệm thương hiệu theo quan điểm này còn tínhđến các tài sản vô hình không nhận biết được
b Khái niệm giá trị thương hiệu
Trang 6Giá trị thương hiệu đang dần lộ rõ sức mạnh của mình trong nền kinh tế thị trường vàcác nhà quản trị doanh nghiệp lớn chú ý hơn đến việc tô điểm thương hiệu.
Giá trị thương hiệu là dựa vào kết quả đánh giá tài sản thương hiệu nhằm đưa ra mộtgiá trị kinh tế tài chính( tiền tệ) của thương hiệu Tức là: giá trị thương hiệu là một số tiền(giá trị) ước tính cụ thể về thương hiệu, để ước tính thì ta có thể dùng mô hình, phương pháp
cụ thể Trong khi đó, tài sản thương hiệu là chỉ liệt kê các thành phần của tài sản thương hiệu
và dựa vào hành vi ý kiến chủ quan của người tiêu dùng để đánh giá “sức khỏe” thương hiệuđó
Có thể nói giá trị thương hiệu là một bộ phận trong tài sản vô hình của doanh nghiệp
và trong nhiều trường hợp tài sản vô hình này còn lớn hơn cả tài sản hữu hình như đất đai,nhà xưởng, máy móc, hàng hóa và tiền mặt…của doanh nghiệp
II Cơ sở lý luận về thẩm định giá thương hiệu
a Khái niệm thẩm định giá trị thương hiệu
Thẩm định giá trị tài sản là những quan điểm chuyên môn về giá trị tiền tệ của tài sảndựa vào viêc phấn tích dữ liêu và những giả định bắt nguồn trong một khoảng thời gian cụthể, điều này đúng trong quá trình thẩm định bất kỳ loại tài sản nào, tác phẩm nghệ thuật,rượu hay thương hiệu
Do đó, thẩm định giá trị thương hiệu có thể được xác định là quá trình thông qua thẩmđịnh viên có đủ chuyên môn thực hiện để đưa ra kết quả giá trị dựa vào một số tiền đề haygiả thuyết, đưa vào tài khoản mục tiêu và những ý kiến chuyên môn được trưng cầu
b Mục đích của việc thẩm định giá trị thương hiệu
Nếu xem xét thương hiệu là một tài sản của doanh nghiệp, vậy thì doanh nghiệp hoàntoàn có thể trao đổi, mua bán hoặc cho thuê tài sản này, hoặc sử dụng như phần vốn góptrong các dự án kinh doanh với các đối tác bên ngoài Đây chính là lý do vì sao định giáthương hiệu đang là một trong những vấn đề nóng bỏng nhất trong thời gian gần đây Cáchđây 10 năm, những kỹ thuật thẩm định giá trị thương hiệu là những công cụ chung được ápdụng một cách rộng rãi Có 3 lĩnh vực chính được áp dụng là:
Thẩm định giá cho mục đích quản trị thương hiệu
Trang 7Trong những trường hợp cụ thể, thẩm định giá trị thương hiệu có thể được sử dụng làcông cụ quản lý, và được thực hiện để so sánh mức độ thành công của những chiến lượcMarketing khác nhau Trong bối cảnh này, thẩm định giá được sử dụng để hạn chế, bảo vệngân sách marketing, hay quyết định mở rộng kiến trúc thương hiệu, cũng như đo lường tỷsuất sinh lợi trên vốn đầu tư vào thương hiệu.
Thẩm định giá cho mục đích kế toán
Những chuẩn mực kế toán mới yêu cầu toàn bộ những tài sản vô hình có thể nhận biếtđược của doanh nghiệp được ghi nhận tại khoản “giá trị lợi thế” Điều này phá vỡ cách ghinhận cũ về giá mua khi nó lớn hơn giá trị tài sản ròng như là một số riêng lẻ trong lợi thếkinh doanh Những nguyên tắc hiện hành yêu cầu giá trị của thương hiệu được công nhậntrên bảng cân đối kế toán
Thẩm định giá cho mục đích giao dịch
Có hai loại giao dịch có thể yêu cầu thẩm định giá thương hiệu:
-Những giao dịch bên trong: bao gồm chứng khoán và kế hoạch thuế
-Những giao dịch bên ngoài: giao dịch bên ngoài có xu hướng mua lại các công ty vớithương hiệu Trong những trường hợp này, thẩm định tài sản thương mại là cần thiết để xácđịnh giá trị kinh tế của tài sản mua lại và để chứng minh giá trị của các cuộc thương lượng vềđiều khoản giao dịch
c Cơ sở giá trị thẩm định giá trị thương hiệu
Giá trị thị trường làm cơ sở cho thẩm định giá
Theo Ủy ban tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế: Giá trị thị trường là số tiền ước tính
của tài sản có thể được trao đổi vào ngày thẩm định giá, giữa một bên sẵn sàng bán và mộtbên sẵn sàng mua trong một giao dịch khách quan, sau quá trình tiếp thị thích hợp, tại đó cácbên tham gia đều hành động một cách hiểu biết, thận trọng và không chịu bất cứ áp lực nào
Theo hiệp hội các nhà thẩm định giá Hoa Kỳ: Giá trị thị trường là mức giá có khả
năng xảy ra nhất của tài sản sẽ được mua bán trên thị trường cạnh tranh và mở dưới nhữngđiều kiện giao dịch công bằng vào thời điểm thẩm định giá giữa người mua sẵn sàng mua vàngười bán sẵn sàng bán, các bên hành động một cách thận trọng, am tường và thừa nhận giá
cả không bị ảnh hưởng của những yếu tố tác động thái quá cũng như không bị ép buộc
Trang 8Tại Việt Nam: Theo quyết định số 24/2005/QĐ-BTC ngày 18/04/2005 của Bộ Tài
Chính ban hành Tiêu chuẩn số 01 (TĐGVN 01) định nghĩa giá trị thị trường làm tiêu chuẩnthẩm định giá như sau: Giá trị thị trường của một tài sản là mức giá ước tính sẽ được muabán trên thị trường vào thời điểm thẩm định giá và được xác định giữa một bên là người muasẵn sàng mua và một bên là người bán sẵn sàng bán, trong một giao dịch mang tính kháchquan và độc lập, trong điều kiện thương mại bình thường
Giá trị phi thị trường làm cơ sở cho thẩm định giá
Giá trị phi thị trường được định nghĩa như sau: Giá trị phi thị trường là mức giá ướctính được xác định theo những căn cứ khác với giá trị thị trường hoặc có thể được mua bán,trao đổi theo các mức giá không phản ánh giá trị thị trường như: giá trị tài sản đang trong quátrình sử dụng, giá trị đầu tư, giá trị bảo hiểm, giá trị đặc biệt, giá trị thanh lý, giá trị tài sảnbắt buộc phải bán, giá trị doanh nghiệp, giá trị tài sản chuyên dùng, giá trị tài sản có thịtrường hạn chế, giá trị để tính thuế
d Nguyên tắc thẩm định giá trị thương hiệu
Nguyên tắc sử dụng tốt nhất và hiệu quả nhất
Việc sử dụng tốt nhất và hiệu quả nhất của tài sản thương hiệu là đạt được mức hữudụng tối đa trong những hoàn cảnh kinh tế - xã hội thực tế phù hợp, có thể cho phép về mặt
kĩ thuật, về pháp lý, về tài chính và đem lại giá trị lớn nhất cho thương hiệu
Nguyên tắc dự tính tương lai
Giá trị của tài sản có thể được xác định bằng việc dự tính khả năng sinh lời trongtương lai Giá trị của thương hiệu cũng chịu ảnh hưởng bởi việc dự kiến thị phần của nhữngngười tham gia thị trường và những thay đổi có thể dự tính trong yếu tố này cũng ảnh hưởngtới giá trị của thương hiệu Việc ước tính giá trị thương hiệu luôn luôn dựa trên các triểnvọng tương lai, lợi ích dự kiến nhận được từ quyền sử dụng thương hiệu của người mua
Nguyên tắc cung cầu
Giá trị của một thương hiệu được xác định bởi mối quan hệ cung cầu về thương hiệu
đó trên thị trường Ngược lại, giá trị của thương hiệu đó cũng tác động đến cung và cầu vềthương hiệu Giá trị thương hiệu thay đổi tỷ lệ thuận với cầu và tỷ lệ nghịch với cung vềthương hiệu
Trang 9Nguyên tắc cạnh tranh
Lợi nhuận cao vượt trội sẽ thúc đẩy cạnh tranh, ngược lại, cạnh tranh quá mức có thểlàm giảm lợi nhuận và cuối cùng có thể không còn lợi nhuận Đối với thương hiệu, mối quan
hệ cạnh tranh cũng được quan sát giữa các sản phẩm/ dịch vụ của các thương hiệu với nhau
và giữa sản phẩm của thương hiệu này với sản phẩm của thương hiệu khác Do đó, giá trị củathương hiệu được hình thành là kết quả của sự cạnh tranh khốc liệt giữa các sản phẩm trongcùng ngành hay khác ngành trên thị trường
Nguyên tắc thay đổi
Giá trị của thương hiệu thay đổi theo sự thay đổi của những yếu tố hình thành nên giátrị của nó (giá trị không bất biến mà thay đổi theo thời gian) Giá trị của thương hiệu cũngđược hình thành trong quá trình thay đổi liên tục phản ánh hàng loạt các mối quan hệ nhânquả giữa các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị
e Quy trình thẩm định giá trị thương hiệu
Quy trình thẩm định giá trị thương hiệu bao gồm: những cách thức, hành vi, kỹ thuậtthực hiện các bước trong một phương pháp thẩm định giá Quy trình thẩm định giá trị thươnghiệu được khái quát thông qua 6 bước:
Bước 1: Xác định vấn đề
-Xác định mục tiêu thẩm định giá trị thương hiệu
-Xác định cơ sở thẩm định giá trị thương hiệu: giá trị thị trường hay giá phi thị trường.-Xác định tài liệu cần thiết cho việc thẩm định giá trị thương hiệu
-Xác định thời điểm thẩm định giá
Đây là bước đầu tiên và cũng là bước quan trọng để tiến hành thẩm định giá trị thươnghiệu và trong bước này chúng ta cần xác định đúng mục đích thẩm định giá trị thương hiệu
và các giấy tờ có liên quan tới thương hiệu cần thẩm định giá
Bước 2: Lập kế hoạch thẩm định giá
Việc lập kế hoạch thẩm định giá trị thương hiệu càng chi tiết thì càng thuận lợi trongquá trình thẩm định giá Tuy nhiên, thời gian tiến hành thẩm định giá trị thương hiệu nào đó
sẽ do loại hình kinh doanh hay quy mô của doanh nghiệp cần thẩm định giá quyết định
Trang 10Bước 3: Tìm hiểu thương hiệu cần thẩm định giá và thu thập tài liệu
Thông tin từ nội bộ doanh nghiệp: tư liệu về tình hình sản xuất kinh doanh, tổng hợptất cả các báo cáo tài chính, hệ thống đơn vị sản xuất và đại lý, đặc điểm của đội ngũ quản lýđiều hành, cán bộ, nhân viên Các tài liệu liên quan như phương án sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp trong 5 năm tới, chi tiết về kế hoạch đầu tư, chi phí marketing, chi phí quảngcáo, tiếp thị, chi phí bán hàng, chi phí hình thành và quảng cáo thương hiệu trong thời gianvừa qua
Thông tin bên ngoài doanh nghiệp: đặc biệt là thông tin về thị trường sản phẩm củathương hiệu, môi trường kinh doanh, ngành kinh doanh, các đối thủ cạnh tranh, chủ trươngcủa Nhà nước
Bước 4: Phân tích thông tin
Mục đích của việc phân tích tổng hợp các yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệpnhằm giúp thẩm định viên có cái nhìn tổng quan về tình hình doanh nghiệp Qua đó, thẩmđịnh viên tiến hành lựa chọn các phương pháp thẩm định giá trị thương hiệu phù hợp và gópphần hình thành cơ sở để lựa chọn mức giá ước tính cuối cùng của thương hiệu cần thẩmđịnh
Bước 5: Xác định phương pháp thẩm định giá
Trong thẩm định giá thương hiệu có 3 cách tiếp cận gồm: cách tiếp cận chi phí, cáchtiếp cận thị trường và cách tiếp cận thu nhập Ứng với mỗi cách tiếp cận có nhiều phươngpháp thẩm định giá trị thương hiệu khác nhau do đó thẩm định viên cần lựa chọn phươngpháp thẩm định giá phù hợp
Bước 6: Báo cáo kết quả thẩm định giá trị thương hiệu
Sau khi tiến hành các phương pháp thẩm định giá trị thương hiệu khác nhau thì bướctiếp theo thẩm định viên cần tiến hành là thống nhất kết quả thẩm định giá Và cuối cùng,thẩm định viên lập báo cáo, chứng thư thẩm định giá trị thương hiệu để đưa ra mức giá trịthương hiệu cuối cùng
III Các cách tiếp cận thẩm định giá trị thương hiệu
a Cách tiếp cận dựa vào chi phí
Trang 11Cách tiếp cận này dựa trên nguyên tắc thay thế Có nghĩa là giá trị của một tài sản sẽkhông lớn hơn chi phí khi thay thế tất cả các bộ phận hợp thành của nó Có 3 phương phápdựa trên cách tiếp cận này: phương pháp dựa trên chi phí tái tạo, phương pháp dựa trên chiphí thay thế và phương pháp dựa trên chi phí quá khứ.
-Phương pháp dựa trên chi phí tái tạo: Phương pháp này xem xét tất cả các loại chi
phí và các khoản đầu tư cần thiết để tạo ra thương hiệu mới giống hệt thương hiệu cần thẩmđịnh giá Nó bao gồm ước tính các khoản không phù hợp và lỗi thời hiện diện trong thươnghiệu cần thẩm định giá
-Phương pháp dựa trên chi phí thay thế: Phương pháp dựa trên chi phí thay thế xem
xét tất cả loại chi phí và các khoản đầu tư cần thiết để thương hiệu mới cùng tính hữu ích vớithương hiệu cần thẩm định giá Phương pháp này không bao gồm ước tính các khoản khôngphù hợp và lỗi thời hiện diện trong thương hiệu cần thẩm định giá
-Phương pháp dựa trên chi phí quá khứ: Phương pháp này xem xét tất cả loại chi phí
và các khoản đầu tư trong quá khứ đã phát sinh để phát triển thương hiệu
Các bước tiến hành trong cách tiếp cận dựa vào chi phí
Bước 1: Ước tính chi phí để tạo ra thương hiệu mới
Tùy vào mục đích của việc thẩm định giá mà thẩm định viên lựa chọn phương phápthẩm định giá theo chi phí tái tạo, chi phí thay thế hay chi phí quá khứ Tuy nhiên, nội dungchi phí xây dựng thương hiệu trong cách tiếp cận chi phí bao gồm các khoản mục lớn sau:
-Chi phú nguyên vật chất liên quan đến việc xây dựng thương hiệu
-Chi phí nhân công
-Chi phí quản lý chung
-Lợi nhuận của doanh nghiệp phát triển thương hiệu
-Chi phí cơ hội
Bước 2: Xác định khấu hao và ước tính giá trị khấu hao lũy kế phù hợp
Việc xác định khấu hao và ước tính giá trị khấu hao của thương hiệu thẩm định giácần phải căn cứ vào chuẩn mực kế toán liên quan đến tài sản cố định vô hình Theo chuẩnmực kế toán về TSCĐVH thì trong bước này cần xác định 3 vấn đề chính:
Trang 12-Ước tính thời gian sử dụng hữu ích của thương hiệu cần thẩm định giá
-Xác định các loại hao mòn trong phân tích cách tiếp cận chi phí của thương hiệu cầnthẩm định giá
-Phương pháp ước tính khấu hao thương hiệu
Bước 3: Áp dụng công thức để tính ra giá trị thương hiệu
Giá trị thương hiệu cần thẩm định giá = Chi phí xây dựng thương hiệu – giá trị haomòn lũy kế
Ưu và nhược điểm của cách tiếp cận dựa vào chi phí
-Ưu điểm: sử dụng tính toán khá rõ rang, dễ hiểu và thích hợp để thẩm định cácthương hiệu mới ra đời
-Nhược điểm: không đánh giá được tiềm năng phát triển trong tương lai của thươnghiệu và không thích hợp để thẩm định các thương hiệu nổi tiếng, đã xuất hiện từ rất lâu đời
b Cách tiếp cận dựa vào thị trường
Cách tiếp cận dựa vào thị trường để thẩm định giá trị thương hiệu là quy trình mà tại
đó giá trị thị trường của thương hiệu được xác định bằng cách phân tích với các thương hiệutương tự đó với thương hiệu cần thẩm định giá
Bước 3: Kiểm tra phân tích các giao dịch, các yếu tố so sánh
Bước 4: Phân tích sự khác biệt giữa thương hiệu so sánh và thương hiệu thẩm định giá từ đóđiều chỉnh giá của thương hiệu so sánh theo sự khác biệt về các yếu tố so sánh
Bước 5: Ước tính giá trị thương hiệu cần thẩm định giá dựa trên cơ sở phân tích tổng hợp cácmức giá chỉ dẫn
Trang 13Ưu và nhược điểm:
Ưu điểm: chứng cứ giao dịch từ thị trường do đó có độ tin cậy cao
Nhược điểm:
+ Lựa chọn tài sản so sánh: số lượng và mức độ tương đồng
+ Lựa chọn các yếu tố so sánh, cơ sở và nguyên tắc
+ Cách thức tiến hành điều chỉnh, công thức chưa rõ rang
+ Thị trường mua bán thương hiệu không công khai, thiếu thông tin
Phương pháp tiền bản quyền
Các bước tiến hành:
Bước 1: Ước tính doanh thu từ việc bán sản phẩm có thương hiệu
Bước 2: Xác định tỷ lệ tiền bản quyền hợp lý
Bước 3: Ước tính dòng tiền bản quyền
Bước 4: Ước tính dòng tiền bản quyền sau thuế
Bước 5: Ước tính tốc độ tăng trưởng thương hiệu mãi mãi, vòng đời hữu dụng và suất chiếtkhấu
Bước 6: Chiết khấu dòng tiền bản quyền sau thuế về giá trị hiện tại
Ưu và nhược điểm
Ưu điểm:
+ Giao thoa giữa hai phương pháp so sánh và thu nhập
+ Có chứng cứ được rút ra từ thị trường nên có độ tin cậy cao
+ Ứng dụng cho trường hợp nhượng quyền
Nhược điểm:
+ Khó khăn trong việc xác định tỷ lệ tiền bản quyền
+ Những điều khoản trong hợp đồng cấp phép mang tính bí mật, dẫn đến những khókhăn trong việc đưa ra một tỷ lệ tốt
c Cách tiếp cận dựa vào thu nhập
Trang 14Phương pháp vốn hóa trực tiếp
Theo phương pháp này, mức thu nhập do thương hiệu mang lại được chia cho một tỷ
lệ vốn hóa hay nhân với một hệ số nhân thu nhập để chuyển thành giá trị thương hiệu
Các bước tiến hành:
Bước 1: Ước tính doanh thu trung bình một năm do thương hiệu mang lại có tính đến tất cảcác yếu tố liên quan tác động tới thu nhập
Bước 2: Ước tính chi phí liên quan đến việc khai thác thương hiệu để tạo ra thu nhập
Bước 3: Ước tính tỷ suất vốn hóa
Bước 4: Xác định giá trị thị trường của thương hiệu theo công thức:V= I/R
Ưu và nhược điểm:
Ưu điểm: đơn giản, dễ sử dụng vì có thể suy ra từ chứng cứ thị trường
Nhược điểm: khó khăn trong việc xác định dòng tiền do thương hiệu mang lại
Phương pháp dòng tiền chiết khấu
Phương pháp này ước tính giá trị của thương hiệu bằng cách chiết khấu tất cả cáckhoản thu nhập ròng do thương hiệu ra về giá trị hiện tại với suất chiết khấu thích hợp
Các bước tiến hành
Bước 1: Ước tính dòng thu nhập chỉ do thương hiệu tạo ra
Bước 2: Ước tính chi phí liên quan đến thương hiệu
Bước 3: Ước tính thu nhập ròng hay dòng tiền từ doanh thu và chi phí do thương hiệu tạo ra.Bước 4: Ước tính giá trị thu hồi của thương hiệu vào cuối kỳ
Bước 5: Ước tính tỷ suất chiết khấu thích hợp
Bước 6: Áp dụng công thức tính giá trị tài sản thương hiệu
Ưu và nhược điểm:
Ưu điểm:
+ Phương pháp khoa học, dựa trên nền tảng về tài chính
Trang 15+ Ước tính được giá trị thương hiệu dựa vào thu nhập tiềm năng trong tương lai dothương hiệu mang lại.
Nhược điểm:
+ Khó khăn trong việc tách dòng thu nhập do thương hiệu mang lại
+ Giá trị thương hiệu phụ thuộc nhiều vào các số liệu đầu vào trong mô hình do việccần phải có sự phân tích kỹ càng để các thông số đầu vào trong mô hình có chất lượng
Phương pháp dựa vào tỷ số tài chính của Damodaran
Phương pháp này xuất phát từ ý tưởng là doanh nghiệp có thương hiệu có khả năngđịnh giá bán sản phẩm cao hơn hoặc bán với số lượng nhiều hơn hoặc đồng thời định giá bánsản phẩm cao hơn và bán được sản phẩm nhiều hơn Ngoài ra, doanh nghiệp có thương hiệuchịu ít rủi ro hơn doanh nghiệp không có thương hiệu hoặc có khả năng đi vay cao hơn
Các mô hình định giá dựa vào tỷ số tài chính của Damodaran:
Mô hình định giá thương hiệu bằng cách so sánh với doanh nghiệp cùng ngành không
có thương hiệu mạnh.
-Cách tiếp cận lợi nhuận hoạt động biên
Trong kĩ thuật phân tích này, ta sẽ thay thế lợi nhuận hoạt động biên của doanh nghiệp
có thương hiệu với lợi nhuận hoạt động biên của doanh nghiệp không có thương hiệu trongcùng lĩnh vực
Ngụ ý của giả thiết này cho biết rằng là sức mạnh của thương hiệu là ở việc định giásản phẩm và doanh nghiệp có thương hiệu sẽ có thể định giá cao hơn cho các sản phẩm đồngdạng được sản xuất bởi doanh nghiệp không có thương hiệu
-Cách tiếp cận dựa vào lợi nhuận trên vốn
Giả định ở đây là sức mạnh của thương hiệu làm tăng tỷ lệ lợi nhuận trên vốn đầu tư.Các thay đổi kết cục trong dòng thu nhập hoạt động và tăng trưởng sẽ làm giảm giá trị củadoanh nghiệp, và sự thay đổi trong giá trị là giá trị của thương hiệu Chúng ta giả định là chiphí vốn giống nhau cho doanh nghiệp không có thương hiệu và doanh nghiệp có thươnghiệu
-Cách tiếp cận dựa vào thu nhập vượt trội
Trang 16Phương pháp này cho phép chúng ta lập chi phí vốn ở các mức đầu tư lên giá trị củadoanh nghiệp có thương hiệu và doanh nghiệp không có thương hiệu Lý giải hợp lý là doanhnghiệp có thương hiệu sẽ có ít rủi ro hơn doanh nghiệp có thương hiệu, vay nợ được nhiềuhơn và chi phí vốn thấp hơn.
Mô hình suất sinh lợi phụ trội
Khi mà doanh nghiệp không có thương hiệu không tồn tại, có thể có cách tiếp cậnthay thế khác mà ta có thể sử dụng để định giá tên thương hiệu
Nếu ta giả định rằng lợi nhuận vượt trội là hoàn toàn đóng góp bởi do tên thương hiệuthì giá trị của thương hiệu có thể được tính toán như là sự khác biệt giữa giá trị của doanhnghiệp và giá trị sổ sách của doanh nghiệp
Cách tiếp cận này đưa ra giá trị tương tự như trong cách tiếp cân bằng cách so sánhvới doanh nghiệp cùng ngành không có thương hiệu mạnh, nếu như các doanh nghiệp không
có tên thương hiệu không kiếm được lợi nhuận vượt trội
Ưu và nhược điểm
Ưu điểm:
+ Có mô hình, có khả năng áp dụng trong thực tế thẩm định
+ Số liệu có thể lấy từ báo cáo tài chính doanh nghiệp
+ Số liệu ngành, số liệu của doanh nghiệp cùng ngành để so sánh
Phương pháp dựa vào tài chính doanh nghiệp và hành vi người tiêu dùng
Mô hình định giá thương hiệu của hãng InterBrand
Giới thiệu: InterBrand là công ty tư vấn thương hiệu nổi tiếng của Mỹ, đã xây dựng vàphát triển mô hình định giá thương hiệu của riêng mình từ năm 1998 Từ đó, hàng năm học
Trang 17thực hiện việc đánh giá trên khoảng 3.500 thương hiệu dựa trên các nguyên lý cơ bản vềMarketing và tài chính doanh nghiệp.
Phương pháp định giá thương hiệu của InterBrand mang tính hiện đại và được đánhgiá khá cao trong giới chuyên môn…” Giá trị thương hiệu là tổng hiện giá ròng (NPV) củacác dòng tiền dự báo kiếm được trong tương lai nhờ thương hiệu và được chiết khấu bởi tỉ lệ
“lãi suất chiết khấu” của thương hiệu Tính NPV bao gồm khoảng thời gian dự báo vàkhoảng thời gian ngoài dự báo Qua đó, sẽ phản ánh khả năng tạo ra những lợi nhuận trongtương lai của thương hiệu…”
Các bước tiến hành:
Bước 1: Phân khúc thị trường
Chúng ta thực hiện quá trình chia thị trường mà thương hiệu tham gia theo những tiêuchí như: sản phẩm, dịch vụ, kênh phân phối, mẫu tiêu dùng, sự phức tạp trong mua sắm, địa
lý, khách hàng hiện tại, khách hàng mới,… Giá trị thương hiệu sẽ được bắt đầu tính từ nhữngphân khúc riêng lẻ Tổng giá trị của các phân khúc riêng lẻ này, hợp thành giá trị tổng hợpcủa thương hiệu
Tiến hành phân khúc theo các yếu tố sau:
-Phân khúc theo ranh giới địa lý
-Phân khúc theo dòng sản phẩm
-Phân khúc theo đối tượng khách hàng
Bước 2: Phân tích tài chính
Chúng ta cần xác định và dự báo doanh thu, cũng như lợi nhuận kiếm được từ tài sản
vô hình của thương hiệu cho những phân khúc đã được xác định tổng doanh thu của doanhnghiệp trừ đi chi phí sản xuất, chi phí hoạt động, thuế và các loại chi phí khác
Bước 3: Phân tích cầu
Tiếp đến, chúng ta phải định lượng vai trò mà thương hiệu đóng góp trên thị trường
mà nó hoạt động Từ đó, ta xác định được tỷ lệ % của giá trị tài sản vô hình gắn liền vớithương hiệu, thường được gọi là chỉ số “ vai trò của thương hiệu” Chỉ số này được tính bằngcách xác định những xu hướng nhu cầu khác nhau về sản phẩm có gắn thương hiệu, sau đóxác định mức độ mà mỗi xu hướng chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi thương hiệu Nói cách khác,
Trang 18chỉ số này đại diện cho % tài sản vô hình được tạo ra bởi thương hiệu hay thương hiệu đónggóp bao nhiêu % trong lợi nhuận kiếm được từ tài sản vô hình.
Bước 4: Xác định “sức mạnh thương hiệu” và “lãi suất chiết khấu”
-Giai đoạn 1: Ước tính sức mạnh thương hiệu
Theo InterBrand thì sức mạnh của thương hiệu dựa vào 7 yếu tố như sau:
Điểm sức mạnh thương hiệu được tính bằng tổng cộng điểm của 7 yếu tố trên Sau đó
ta xác định “ lãi suất chiết khấu” dựa vào đường cong chữ S với trục tung để thể hiện giá trịnày và trục hoành thể hiện điểm “ sức mạnh thương hiệu” Điểm “ sức mạnh thương hiệu”càng cao thì tỷ lệ “ lãi suất chiết khấu” càng nhỏ
-Giai đoạn 2: Ước tính hệ số rủi ro thương hiệu
Hệ số rủi ro thương hiệu = suất sinh lợi phi rủi ro + hệ số rủi ro của thương hiệu x( suất sinh lợi thị trường – suất sinh lợi phi rủi ro)
Bước 5: Tính giá trị thương hiệu
Giá trị thương hiệu là tổng hiện giá ròng (NPV) của các dòng tiền dự báo kiếm đượctrong tương lai nhờ thương hiệu và được chiết khấu bởi tỷ lệ “ lãi suất chiết khấu” củathương hiệu Tính NPV bao gồm khoảng thời gian dự báo và khoảng thời gian ngoài dự báo.Qua đó, sẽ phản ánh khả năng tạo ra những lợi nhuận trong tương lai của thương hiệu
Công thức tổng quát:
Trang 19V: Giá trị hiện tại của thương hiệu
CFt: Thu nhập ròng do thương hiệu tạo ra ở năm t
n: Thời gian
r: tỷ suất chiết khấu
Công thức tính toán giá trị thương hiệu theo mô hình nhiều giai đoạn
Ưu và nhược điểm:
Trang 20+ Chưa được pháp luật Việt Nam công nhận
+ Không dự báo được cung cầu thị trường trong tương lai
Mô hình định giá thương hiệu của Brand Finance
Mô hình này dựa vào phương pháp phân tích tài chính và tâm lý người tiêu dùng.Trong cách tách dòng thu nhập do thương hiệu tạo ra, mô hình này sử dụng phân tích điều tra
từ phía người tiêu dùng để tìm ra chỉ số vai trò thương hiệu Tuy nhiên, mô hình BrandFinance khác mô hình InterBrand ở chỗ hình thành nên chỉ số tính toán sức mạnh thươnghiệu để ước tính suất chiết khấu thương hiệu
Sơ đồ các bước tiến hành theo phương pháp Brand Finance:
Bước 1: Phân tích thị trường
Phân tích thị trường bắt đầu bằng việc xác định và tổng hợp các điều kiện chuẩn củaphân khúc thị trường và xác định những phân khúc thị trường thích hợp
Bước 2: Dự báo tài chính để ước tính giá trị kinh tế gia tăng của doanh nghiệp có thươnghiệu
Dự báo tài chính được sử dụng để ước tính giá trị kinh tế gia tăng của doanh nghiệp cóthương hiệu trong giai đoạn từ 3 đến 5 năm Ở bước này sử dụng số liệu tài chính trong quákhứ để ước tính giá trị kinh tế gia tăng của doanh nghiệp có thương hiệu hay giá trị kinh tếgia tăng do tất cả tài sản vô hình của doanh nghiệp trong đó có thương hiệu tạo ra
Bước 3: Phân tích chỉ số vai trò thương hiệu và ước tính giá trị kinh tế gia tăng của dòng thunhập chỉ do thương hiệu tạo ra
Đây là bước xác định tỷ lệ của tổng giá trị kinh tế được gia tăng bởi giá trị thương hiệu
Bước 4: Ước tính rủi ro thương hiệu
Sau khi tách được dòng thu nhập do thương hiệu mang lại bằng mô hình hệ thống chỉ
số của hãng, bước tiếp theo là ước tính suất chiết khấu thích hợp để chiết khấu dòng thu nhậptương lai của thương hiệu về giá trị hiện tại
Sau khi ước tính được hệ số rủi ro thương hiệu, suất chiết khấu thích hợp được ướctính dựa vào mô hình CAPM