1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thảo luận. PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI HÀNG MAY MẶC TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA.

34 977 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 63,13 KB

Nội dung

B. PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI HÀNG MAY MẶC TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA. I. Tính cấp thiết của đề tài và tình hình chung của thị trường may mặc nội địa. 1. Tính cấp thiết: Từ năm 2005, ngoài việc tập trung sử dụng hiệu quả lượng hạn ngạch vào Mỹ, khai thác tốt thị trường Nhật, SNG, đặc biệt là EU, các chuyên gia cho rằng, doanh nghiệp dệt may VN nên tập trung đầu tư hơn cho sân nhà. Theo tính toán của Tổng công ty Dệt may VN (Vinatex), năm 2004, các doanh nghiệp may đã dành tới hơn 92% lượng sản phẩm để xuất khẩu. Điều đó cho thấy thị trường nội địa chưa được chú trọng đúng mức. Các chuyên gia thương mại khuyến cáo, trong bối cảnh các nước thành viên Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã được bãi bỏ hạn ngạch, còn VN thì chưa, hàng dệt may sẽ đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trên thị trường xuất khẩu. Do đó, trong thời gian tới, ngoài việc tiếp tục tận dụng cơ hội hạn ngạch được xoá bỏ ở một số thị trường xuất khẩu trọng điểm, các doanh nghiệp dệt may VN nên tập trung nguồn lực để phát triển thị trường nội địa nhiều hơn nữa. Trong chiến lược quay về sân nhà, các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ có vai trò quan trọng. Chủ tịch Hiệp hội Dệt may cho rằng, lợi thế của các doanh nghiệp này là rất linh hoạt và bắt nhịp rất nhanh với xu hướng thị trường. Hơn nữa, Bộ Thương mại, Bộ Công nghiệp và Hiệp hội Dệt may đã có chủ trương thành lập những liên kết chuỗi để có thể cộng sức mạnh của các doanh nghiệp trung ương và địa phương, giữa doanh nghiệp lớn và nhỏ với nhau. Mô hình này lâu nay đã được Vinatex triển khai theo hướng các doanh nghiệp lớn của Vinatex chỉ phụ trách khâu thiết kế mẫu mã, quản lý kỹ thuật và làm thương mại. Khâu sản xuất sẽ chuyển dịch dần xuống các địa phương, năng lực của các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ được tận dụng triệt để nhằm thực hiện mục tiêu chung. Sống tốt tại thị trường nội địa không phải là điều dễ dàng, hàng nội vẫn chịu phần thua thiệt khi cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu. Hai dòng sản phẩm ngoại đang thịnh trên thị trường nội địa là hàng thời trang nữ của Trung Quốc và hàng thời trang cao cấp của một số nước xung quanh. Trong mảng thời trang nam, trẻ em, đồng phục... các doanh nghiệp VN dần khẳng định vị thế. . Cái yếu của các doanh nghiệp VN là hàng thời trang cho phái nữ chưa cạnh tranh được với hàng ngoại. Thứ trưởng Công nghiệp Bùi Xuân Khu cũng nhìn nhận năm 2005 sẽ là năm khởi đầu của thời kỳ hội nhập thế giới, chắc chắn những khó khăn mà ngành dệt may VN phải đối mặt là không nhỏ. Ông cho rằng, nếu các doanh nghiệp dệt may VN khai thác tốt thị trường nội địa bên cạnh chiến lược nâng cao khả năng cạnh tranh, đẩy mạnh xuất khẩu, chắc chắn ngành dệt may trong những năm tới sẽ phát triển mạnh. Theo ông Khu, các doanh nghiệp nên mở ra nhiều siêu thị, trung tâm thương mại và tiếp tục phát triển thêm nhiều hệ thống phân phối hàng hoá. 2. Tình hình chung của hàng may mặc nội địa. Trong những năm gần đây, nhờ mẫu mã đa dạng, chất lượng tốt, hàng may mặc của Việt Nam ngày càng chiếm tỷ lệ lớn trên thị trường, không chỉ ở dòng sản phẩm phổ thông mà cả những sản phẩm cao cấp. Nếu như trước đây, nhiều người tiêu dùng (NTD) Việt Nam khi mua những trang phục cắt may sẵn thường có xu hướng chọn những sản phẩm nhập khẩu, đặc biệt là hàng Trung Quốc, bởi mẫu mã đa dạng, hợp thời trang, giá rẻ... Tuy nhiên, ở nguồn hàng nhập khẩu này thường xảy ra các sự cố như hàng nhái, hàng kém chất lượng... Đây cũng chính là cơ hội để các thương hiệu thời trang may mặc của các công ty lớn trong nước đã có những chiến lược kinh doanh. Bằng chất lượng, hàng may mặc Việt Nam ngày càng thu hút được sự quan tâm của nhiều đối tượng NTD. Hàng may mặc Việt Nam không chỉ tập trung ở hệ thống siêu thị, mà ngày càng xuất hiện nhiều cửa hàng chuyên bán các sản phẩm may mặc Việt Nam. Theo nhận định của giới kinh doanh, hệ thống các cửa hàng này đã “đủ sức” cung ứng ra thị trường nhiều mẫu mã quần áo hợp thời trang, phù hợp cho mọi đối tượng và thị hiếu NTD. Đặc biệt, NTD trong nước có thể chấp nhận giá bán khá hợp lý (từ vài chục ngàn đến vài triệu đồngsản phẩm), hàng thời trang Việt đang dần chiếm lĩnh thị trường, nhất là phân khúc thị trường cao cấp – trước đây chủ yếu thuộc về các hàng nhập khẩu. Theo thống kê từ các siêu thị, hàng may mặc Việt Nam chiếm khoảng 90% tổng lượng hàng đang kinh doanh. Trên thị trường hiện nay, các thương hiệu như: Việt Tiến, Việt Thắng, Mattana, An Phước, Việt Thy, Ninomaxx, MN, Sifa, Foci, Blue Exchange... ngày càng được khách hàng tin dùng. Hàng may mặc Việt cạnh tranh bằng chất lượng, đa dạng chủng loại từ dòng hàng phổ thông đến trung và cao cấp, các nhãn hàng thời trang trẻ em “Made in Vietnam” đang có chỗ đứng khá vững trên thị trường. Nhiều nhãn hàng đã xác lập được thương hiệu của mình như: Việt Thy Kids, Sanding, Kids Kico, YF, AT, Pencil... II. Hiện trạng, tiềm lực và chiến lược phát triển của thương mại hàng may mặc trên thị trường nội địa. 1. Hiện trạng thị trường hàng may mặc nội địa. 1.1 Tích cực. 1.1.1 Sự tăng trưởng khá của may mặc Việt Nam. Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, với 85 triệu dân hiện nay và sẽ tăng lên 100 triệu dân trong năm 2015, thị trường tiêu thụ nội địa rất lớn, các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may không thể bỏ qua cơ hội để chiếm lĩnh thị trường nội địa. Năm 2009, tổng tiêu thụ nội địa ước đạt 1,8 tỷ USD, trong khi đó, xuất khẩu dệt may đạt gần 6 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng trong tiêu thụ hàng nội địa đạt khoảng 15%năm, nhưng thực tế chỉ chiếm 14 năng lực sản xuất. Phần lớn doanh nghiệp dệt may trong nước chỉ chú trọng đầu tư để xuất khẩu là chính, chưa quan tâm nhiều cho phát triển xây dựng thương hiệu tại thị trường nội địa Các doanh nghiệp phải xác định, dùng thị trường nội địa làm căn bản, thị trường xuất khẩu là động lực phát triển của ngành dệt may. Khi gia nhập WTO, Việt Nam có thêm nhiều cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu và đón nhận đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực dệt may. Tuy nhiên, thị trường nội địa cũng sẽ đối mặt với nhiều cạnh tranh mới về giá cả, nhất là đối với hàng thời trang Trung Quốc. Hiện thuế nhập khẩu hàng Trung Quốc đi qua đường chính ngạch vào Việt Nam chỉ còn 10%, thay vì 40%50% như trước. năm vừa qua cũng như trong thời gian tới ngành dệt may vẫn luôn định hướng đi sâu vào các thị trường nội địa. Chính những khó khăn về xuất khẩu trong năm qua cũng như trong những năm tiếp theo, đã khiến nhiều doanh nghiệp cơ cấu lại hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư mạnh cho thị trường nội địa. Nỗ lực cạnh tranh với các nước xuất khẩu để dành lấy phần thị trường đang bị co hẹp và đẩy mạnh chiếm lĩnh thị trường nội địa là chiến lược hành động thành công của hầu hết các doanh nghiệp dệt may. Thị trường nội địa, được coi là một cứu cánh của nhiều doanh nghiệp dệt may trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế. Năm 2011, mặc dù nền kinh tế có nhiều khó khăn nhưng doanh thu từ thị trường nội địa của các doanh nghiệp dệt may vẫn tăng trưởng khá. Theo báo cáo của Bộ Công thương, kết thúc năm 2011, doanh thu từ thị trường nội địa của các doanh nghiệp thuộc Vinatex ước đạt 17.200 tỷ đồng, tăng trưởng 15%. Năm 2011 mặc dù người dân phải thắt chặt chi tiêu, nhưng ngành vẫn có mức tăng trưởng khá. Điều này chứng tỏ sản phẩm dệt may đã có chỗ đứng vững chắc hơn trên thị trường nội địa.

A. LÝ THUYẾT : THƯƠNG MẠI HÀNG HOÁ. I. BẢN CHẤT VÀ CÁC HÌNH THỨC MUA BÁN CHỦ YẾU TRONG THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA. 1. Bản chất và phân loại Thương mại hàng hóa 1.1 Khái niệm Thương mại hàng hóa. Thương mại hàng hóa là lĩnh vực trao đổi hàng hóa hữu hình, bao gồm tổng thể các hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động hỗ trợ của các chủ thể kinh tế nhằm thúc đẩy quá trình trao đổi đó diễn ra theo mục tiêu đã xác định. Trong thương mại hàng hóa, quan hệ giữa người bán và người mua được thể hiện trên thị trường thông qua hình thức trao đổi hàng hóa - tiền tệ hoặc hàng đổi hàng. 1.2 Phân loại thương mại hàng hóa. - Theo công dụng của hàng hóa: + Thương mại hàng sãn xuất: phản ánh quan hệ mua bán hoặc xuất khẩu các hàng hóa với tư cách là các đầu tư vào sản xuất kinh doanh, bao gồm vật tư, nguyên nhiên vật liệu, máy móc + Thương mại hàng tiêu dùng: là sự trao đổi mua bán hàng lương thực, thực phẩm, công nghiệp tiêu dùng nhằm đáp ứng nhu cầu dời sống và sinh hoạt của con người, nhu cầu tái sãn xuất sức lao động. - Theo phạm vi trao đổi: + Thương mại hàng hóa trong nước: phản ánh quan hệ trao đổi hàng hóa giữa các chủ thể trong nước tham gia thị trường trong giới hạn lãnh thổ quốc gia. + Thương mại hàng hóa quốc tế: phản ánh hoạt động trao đổi ngoại thương giữa các nước trong khu vực hoặc trên thế giới. - Theo đặc điểm của lưu chuyển hàng hóa: + Thương mại hàng hóa bán buôn : là sự trao đổi, mua bán hàng hóa giữa các nhà sản xuất với sản xuất, sản xuất với thương nhân Hoạt động này diễn ra chủ yếu ở các chợ đầu mối, trung tâm bán buôn + Thương mại hàng hóa bán lẻ: là sự trao đổi mua bán trực tiếp về hàng hóa giữa người sản xuất hoặc thương nhân bán lẻ và người tiêu dùng. Hoạt động này thưởng diễn ra ở chợ, cửa hàng bách hóa, siêu thị - Theo mức độ rào cản và hướng điều tiết vĩ mô: + Thương mại bảo hộ: là hoạt động trao đổi mua bán trong trường hợp có hàng rào bảo hộ thông qua thuế quan, trợ cấp hoặc các biện pháp phi thuế nhằm cản trở hàng hóa nhập khẩu khi thâm nhập vào thị trường quốc nội. + Thương mại tự do: là hoạt động trao đổi mua bán hàng hóa có rất ít hoặc không gặp trở ngại nào về rào cản thương mại. Thường gắn liền với sự mở cửa về thị trường hàng hóa trong quá trình hội nhập. - Theo nhóm hàng kinh doanh: Thương mại hàng hóa có nhiều loại như Thương mại hàng nông sản, Thương mại hàng thủy sản, Thương mại hàng dệt may, Thương mại hàng thủ công mỹ nghệ, Thương mại hàng điện tử 2. Những đặc điểm cơ bản của thương mại hàng hóa. 2.1 Tính hữu hình của đối tượng trao đổi. 2.2 Sự chuyển quyền sở hữu của sãn phẩm trong trao đổi. 2.3 Lưu thông hàng hóa tách rời sản xuất và tiêu dùng. 2.2 Tính thống nhất và mâu thuẫn giữa các khâu trong quá trình lưu thông hàng hóa 3. Các phương thức mua bán chủ yếu trong thương mại hàng hóa. 3.1Mua bán buôn và mua bán lẻ - Mua bán buôn: là phương thức trao đổi hàng hóa giữa các chủ thể nhà sản xuất, thương nhân nhưng hàng hóa vẫn còn trong khâu lưu thông, chưa đến lĩnh vực tiêu dùng. - Mua bán lẻ: là phương thức trao đổi giữa các chủ thể người sản xuất, thương nhân và người tiêu dùng, hàng hóa ra khỏi khâu lưu thông và bắt đầu đến lính vực tiêu dùng. 3.2 Mua bán trực tiếp và qua trung gian - Mua bán trực tiếp: là phương thức giao dịch và trao đổi trực tiếp hàng hóa – tiền tệ giữa người mua và người bán. - Mua bán qua trung gian: Nhà sản xuất và người tiêu dùng không có quan hệ mua bán trực tiếp mà phải tiến hành giao dịch thương mại qua trung gian, tức người thứ 3. 3.3 Mua bán qua đại lý và môi giới. - Mua bán qua đại lý: Người sản xuất muốn trao đổi, mua bán với nhau hoặc với người tiêu dùng, trong trường hợp này phải qua đại lý. Những mặt hàng áp dụng phương thức mua bán này thường có quy mô sản xuất lớn, tính chuyên môn hóa cao và được tiêu chuẩn hóa. - Mua bán qua môi giới: Giữa người mua và người bán không tiến hành các quan hệ giao dịch trực tiếp với nhau mà thông qua môi giới. Phương thức này thường được áp dụng trong trường hợp người bán không biết người mua hoặc ngược lại, ngoài ra còn có những yếu tố khác như năng lực giao dịch trực tiếp bị hạn chế 3.4 Mua bán truyền thống và qua mạng Internet. - Mua bán truyền thống: Người bán và người mua phải tiếp xúc trực tiếp với nhau tại các địa điểm nhất định để thực hiện các giao dịch mua bán và thanh toán. - Mua bán qua mạng Internet: Sử dụng Internet để tiến hành các giao dịch mua bán hoặc xuất, nhập khẩu. 3.5 Mua bán thanh toán ngay và mua bán chịu. - Mua bán thanh toán ngay có thể áp dụng cho toàn bộ lô hàng hoặc cả hợp đồng. - Mua bán chịu áp dụng trong trường hợp giao hàng trước, thanh toán sau. 3.6 Các phương thức khác: - Tạm nhập tái xuất: là phương thức xuất khẩu trở lại nước ngoài( ở nước tái xuất) đối với những sản phẩm trước đây đã nhập khẩu nhưng chưa qua chế biến. - Buôn bán đối lưu: Là phương thức hàng đổi hàng trong đó hoạt động mua và bán kết hợp chặt chẽ với nhau, người bán đồng thời là người mua. - Xuất nhập khẩu tại chỗ: Là phương thức mua bán giữa một bên trong nước và mọt bên nước ngoài nhưng thông qua thể nhân hoặc pháp nhân của nước này đang hiện diện ở nước bên kia. - Gia công thương mại: Là phương thức trao đổi mà bên nhận gia công tiếp nhận vật tư, nguyên liệu do bên đặt gia công giao hoặc bán cho, sau đó giao hoặc bán lại cho bên đặt gia công. - Đấu giá: Là phương thức mua bán đặc biệt trong đó hàng hóa được tổ chức bán công khai tại một địa điểm nhất định và bán cho người trả giá cao nhất. - Đấu thầu: Là phương thức mua bán đặc biệt trong đó người mua( người đấu thầu) công bố các điều kiện mua hàng để người bán( người dự thầu) báo giá cả và các điều kiện trả tiền sau đó người mua sẽ chọn mua của người bán rẻ nhất. II. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA KINH TẾ THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA. 1. Nhu cầu có khả năng thanh toán về hàng hóa. 1.1 Nhu cầu có khả năng thanh toán, quỹ mua và sức mua hàng hóa -Là nhu cầu về hàng hóa bị giới hạn bởi khả năng thanh toán bằng tiền hay các tài sản thanh toán của dân cư và xã hội. - Sức mua hàng hóa phản ánh khối lượng hàng hóa mà người tiêu dùng nhận được khi sử dụng quỹ mua để thanh toán tiaanf hàng trong điều kiện giá cả xác định. 1.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu có khả năng thanh toán * Nhóm yếu tố thuộc về nhu cầu nói chung: - Các yếu tố về dân cư, điều kiện sinh hoạt và lao động của con người. - Các sở thích, tập quán, thói quen tiêu dùng. - Các điều kiện về tự nhiên. * Nhóm yếu tố về thu nhập và phân phối thu nhập của dân cư, của xã hội. - Thu nhập về tiền tăng lên thì nhu cầu có khả năng thanh toán sẽ mở rộng và cơ cấu của nhu cầu cũn thay đổi theo hướng sử dụng nhiều hàng phi lương thực, thực phẩm hơn và ngược lại. - Hướng sử dụng thu nhập bằng tiền ảnh hưởng trực tiếp tới quy mô và cơ cấu chi tiêu của dân cư, của xã hội để mua hàng hóa trên thị trường. * Nhóm yếu tố về sản xuất, cung ứng. - Sản xuất và cung ứng dịch vụ phù hợp sẽ làm tăng khả năng thanh toán của xã hội và ngược lại. - Hoạt động sản xuất, cung ứng với tính ổn định càng cao và chi phí càng thấp càng kích thích làng tăng nhu cầu có khả năng thanh toán. * Nhóm yếu tố về giá cả, thị trường và cạnh tranh. - Giá cả hàng tiêu dùng tăng thông thường làm hạn chế hoặc giảm nhu cầu có khả năng thanh toán của dân cư và ngược lại. - Hạ tầng của thị trường về kỹ thuật, về dân cư và pháp lý, dung lượng thị trường, quan hệ cung cầu, xu hướng cạnh tranh về chất lượng đều ảnh hưởng tới nhu cầu có khả năng thanh toán của dân cư và xã hội. * Nhóm yếu tố về chính sách điều tiết vĩ mô của chính phủ. Chính sách của chính phủ có thể điều tiết cung, cầu và mối quan hệ đó, cũng như giá cả. 1.3 Hoạt động mua hàng trên thị trường. - Hoạt động mua hàng là bộ phận cấu thành của hoạt động thương mại. Hoạt động mua hàng luôn phản ánh một cách trực tiếp hoặc gián tiếp nhu cầu có khả năng thanh toán của dân cư, của xã hội và doanh nghiệp. - Đối với thương nhân, hoạt động mua hàng bao giờ cũng là khởi đầu của hoạt động thương mại. 2. Cung ứng và nguốn cung ứng hàng hóa 2.1 Khái niệm và các nhân tố ảnh hưởng tới cung ứng hàng hóa. * Khái niệm: Cung ứng hàng hóa là tổng trị giá và cơ cấu hàng hóa hiện có và sẽ có bán trên thị trường để đáp ứng nhu cầu có khả năng thanh toán trong một khoảng thời gian nhất định. Cung ứng hàng hóa bao gồm những hàng hóa là các thành phẩm đã kết thúc quá trình sản xuất. *Các yếu tố ảnh hưởng tới cung ứng hàng hóa: - Yếu tố về sản xuất - Yếu tố về nguồn hàng nhập khẩu. - Yếu tố về thị trường. - Các chính sách vĩ mô. 2.2 Nguồn hàng cung ứng trên thị trường. * Khái niệm: Nguồn hàng là nguồn tạo ra hàng hóa để cung ứng trên thị trường. * Tạo lập nguồn hàng cung ứng trên thị trường: - Nguồn hàng có 2 loại là nguồn hàng trong nước và nguồn nhập khẩu. - Một mặt quy mô, cơ cấu và sự phân bố nguồn hàng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động cung ứng hàng hóa trên thị trường, mặt khác sự phát triển của nguồn hàng phụ thuộc vào sản xuất,chính sách vĩ mô của chính phủ 2.3 Hoạt động bán hàng của các nhà cung ứng. - Chủ thể là các nhà sản xuất hoặc thương nhân trong và ngoài nước. - Đối với thương nhân, bán hàng(T-H’) là khâu kết thúc của mọi hoạt động thương mại, có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả và hiệu quả thương mại. 3. Dự trữ hàng hóa trong lưu thông. 3.1 Khái niệm và sự cần thiết của dự trữ hàng hóa. * Khái niệm: Dự trữ hàng hóa là một hình thái dự trữ sản phẩm xã hội, bao gồm toàn bộ hàng hóa cần thiết đang vận động trong các khâu khác nhau của quá trình lưu thông. Các hình thái dự trữ sản phẩm xã hội gồm: dự trữ trong sản xuất, trong lưu thông và trong tiêu dùng. *Sự cần thiết của dự trữ hàng hóa. - Dự trữ hàng hóa là điều kiện cần thiết của lưu thông, đảm bảo cho lưu thông hàng hóa diễn ra liên tục thông suốt. Không có dự trữ hàng hóa thì không có lưu thông hàng hóa. - Dự trữ hàng hóa hình thành là do quan hệ cung cầu, giá cả và tình hình cạnh tranh thị trường, do yêu cầu xữ lý mâu thuẫn giữa sản xuất và tiêu dùng, nhằm đảm bảo cho quá trình lưu thông hàng hóa diễn ra liên tục, thông suốt. 3.2 Phân loại dự trữ hàng hóa. * Theo công dụng của hàng hóa dự trữ. - Dự trữ hàng sản xuất: bao gồm toàn bộ hàng hóa vật tư, nguyên, nhiên phụ liệu, máy móc, thiết bị, phụ tùng,v.v.là những “đầu vào” phục vụ sản xuất được lưu thông trên thị trường. - Dự trữ hàng tiêu dùng bao gồm hàng lương thực, thực phẩm và hàng công nghiệp tiêu dùng được lưu thông trên thị trường phục vụ tiêu dùng đời sống dân cư. * Theo mục đích sử dụng. Phân loại theo mục đích sử dụng bao gồm: dự trữ thường xuyên, dự trữ thời vụ, dự trữ bảo hiểm. - Dự trữ thường xuyên : bao gồm toàn bộ những hàng hóa thường xuyên phải có trên thị trường, nếu thiếu hàng sẽ gián đoạn lưu thông gây khó khăn và trở ngại cho sản xuất và đời sống. - Dự trữ thời vụ : bao gồm những hàng hóa được hình thành ở vào thời vụ của sản xuất và tiêu dùng nhằm tận dụng tối đa các cơ hội trong mua và bán hàng hóa hoặc khắc phục tính thời vụ của sản xuất và tiêu dùng. - Dự trữ bảo hiểm: là loại dự trữ đề phòng những rủi ro, bất trắc xảy ra. * Các phân loại khác như theo qui mô, thời gian, hình thức biểu hiện, và sự vận động của dự trữ. - Theo qui mô : bao gồm dự trữ thấp, cao nhất, và bình quân. - Theo thời gian : gồm dự trữ hiện vật, tri giá dự trữ và thời gian dự trữ. - Theo quá trình vận động : gồm hàng hóa dự trữ trong các kho hàng hóa đang trên đường đi, hàng gửi bán hoặc quảng cáo tại các hội chợ thương mại. 3.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới dự trữ hàng hóa. Các nhân tố ảnh hưởng tới dự trữ hàng hóa bao gồm: - Các yếu tố thuộc về sản xuất như quy mô, cơ cấu, trình độ, tính chất và sự phân bố sản xuất. - Hệ thống giao thông và hạ tầng kỹ thuật. - Mạng lưới thương mại và hệ thống phân phối, cơ sở vật chất kỹ thuật thương mại. - Tình hình thị trường và cạnh tranh trong thương mại, quan hệ cung cầu hàng hóa giá cả, mức độ cạnh tranh và xu hướng biến động của các yếu tố và các quan hệ khác. 3.4. Chi phí lưu thông hàng hóa. * khái niệm. Chi phí lưu thông là biểu hiện bằng tiền toàn bộ hao phí về lao động vật hóa phục vụ cho việc tổ chức và quản lý quá trình lưu thông hàng hóa trong nền kinh tế. Chi phí lưu thông trong nền kinh tế bao gồm chi phí lưu thông của nhà sản xuất trong mua các yếu tố đầu vào, tiêu thụ sản phẩm đầu ra, chi phí lưu thông của nhà thương mại và chi phí thời gian mua sắm của người tiên dùng. Trong đó chi phí lưu thông của thương mại là bộ phận lớn nhất. * Ý nghĩa của việc hạ thấp chi phí lưu thông trong nền kinh tế. - Giúp cho doanh nghiệp ưu tiên chi phí khác. - Tiết kiệm chi phí và vốn đầu tư của nhà nước, của xã hội và của doanh nghiệp. - Nâng cao hiệu quả thương mại và sức cạnh tranh của hàng hóa, của doanh nghiệp cũng như của cả nền kinh tế. - Tiết kiện chi phí thời gian và tiền bạc trong quá trình mua sắm hàng hóa của người tiêu dùng. Cần rút ngắn thời gian lưu thông để hàng hóa phát triển. * Các nhân tố ảnh hưởng tới chi phí lưu thông. - Khối lượng và cơ cấu hàng hóa lưu thông, sự chuyển dịch cơ cấu hàng hóa lưu chuyển sẽ làm thay đổi quy mô và cơ cấu chi phí lưu thông. - Dự trữ hàng hóa và thời gian lưu thông, dự trữ hàng hóa càng lớn, thời gian lưu thông hàng hóa càng kéo dài chi phí càng tăng và thậm chí gây lãng phí lớn tiền vốn đầu tư vào lĩnh vực thương mại. - Giá cả hàng hóa và giá các dịch vụ.tỉ suất chi phí lưu thông có quan hệ tỉ lệ nghịch với giá cả và tỉ lệ thuận với giá cả dịch vụ. - Sử dụng các phương thức mua bán, các phương tiện kinh doanh thích hợp thúc đấy chu chuyển hàng hóa, giúp giảm thấp chi phí trong lưu thông nói chung và trong khâu thanh toán tiền hàng. - Ngoài ra còn có các nhân tố khác như điều kiện tự nhiên, những bất chắc do chiến tranh, xung đột sắc tộc, dịch bệnh, thiên tai. 3.5. Kết quả trong thương mại hàng hóa, * Khái niệm kết quả thương mại. Kết quả thương mại là phạm trù kinh tế phản ánh kết cục hoạt động thương mại của chủ thể nào đó trong một thời kỳ nhất định. Được xác định trên tầm vĩ mô và doanh nghiệp. Kết quả phản ánh mục tiêu mà hoạt động thương mại cần hoặc đã đạt được trong một thời gian nhất định. Kết quả và hiệu quả thương mại có quan hệ tỉ lệ thuận với nhau. * Các chỉ tiêu chủ yếu biểu hiện kết quả trong thương mại hàng hóa. - Tổng mức lưu chuyển hàng hóa, thể hiện kết quả hoạt động thương mại nội địa hay lưu thông hàng hóa trong nước. - Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán buôn phản ánh kết quả dưới hình thái giá trị các giao dịch thương mại diễn ra trên thị trường giữa các doanh nghiệp với nhau trong hoạt động mua bán. - Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ là chỉ tiêu phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động lưu thông hàng hóa trong nước. Chỉ tiêu này rất cần thiết cho các phân tích kinh tế vĩ mô về cân đối cung cầu, quĩ mua và nhu cầu có khả năng thanh toán của cư dân và xã hội. [...]... hướng cơ bản về hội nhập trong thương mại hàng hóa quốc tế Đơn phương mở của thị thường, hợp tác song phương và tự do hóa thương mại hàng hóa Khu vực hóa tự do hóa thương mại khu vực Tăng cường hợp tác, thực hiện các cam kết và thỏa thuận đa phương B PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI HÀNG MAY MẶC TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA I Tính cấp thiết của đề tài và tình hình chung của thị trường may mặc nội địa 1 Tính cấp thiết:... trọng trong đánh giá hiệu quả xã hội của thương mại thể hiện ở thu hút việc làm, khai thác lợi thế về nhân công dồi dào, giá rẻ * Đặc điểm phát triển có tính quy luật trong thương mại hàng hóa Quy mô thương mại hàng hóa ngày càng tăng lên trên cả thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu, tỷ trọng thương mại có xu hướng giảm trong tổng thương mại Cơ cấu thương mại hàng hóa ngày càng thay đổi theo hướng... may mặc trên thị trường nội địa 1 Hiện trạng thị trường hàng may mặc nội địa 1.1 Tích cực 1.1.1 Sự tăng trưởng khá của may mặc Việt Nam Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, với 85 triệu dân hiện nay và sẽ tăng lên 100 triệu dân trong năm 2015, thị trường tiêu thụ nội địa rất lớn, các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may không thể bỏ qua cơ hội để chiếm lĩnh thị trường nội địa Năm 2009, tổng tiêu thụ nội. .. vì vậy hàng Việt Nam ngày càng trở thành sự lựa chọn tin cậy của họ III Các chiến lược phát triển thương mại hàng may mặc trên thị trường nội địa Để phát triển thị trường nội địa cần có những giải pháp đồng bộ từ khâu sản xuất nhằm nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm đến khâu xây dựng hệ thống phân phối sản phẩm, thay đổi tâm lý và thói quen của người tiêu dùng Phát triển thị trường nội địa.. . dạng 3 Tiềm lực phát triển, các cơ hội phát triển 3.1 Tiềm lực phát triển thị trường may mặc nội địa Theo ý kiến của một số chuyên gia kinh tế, doanh nghiệp Việt Nam có 3 ưu thế lớn khi tiếp cận thị trường nội địa đó là: am hiểu văn hóa tiêu dùng của người Việt; có thể lựa chọn nhiều phương thức tổ chức thị trường phù hợp với khả năng và lợi thế của doanh nghiệp (trung tâm thương mại, siêu thị, chợ…);... khẩu, chắc chắn ngành dệt may trong những năm tới sẽ phát triển mạnh Theo ông Khu, các doanh nghiệp nên mở ra nhiều siêu thị, trung tâm thương mại và tiếp tục phát triển thêm nhiều hệ thống phân phối hàng hoá 2 Tình hình chung của hàng may mặc nội địa Trong những năm gần đây, nhờ mẫu mã đa dạng, chất lượng tốt, hàng may mặc của Việt Nam ngày càng chiếm tỷ lệ lớn trên thị trường, không chỉ ở dòng sản... giá, hàng may mặc sản xuất trong nước thường có mức giá cao hơn 1.2.2 Hàng Trung Quốc tràn ngập thị trường VN: Đi các chợ vỉa hè, chợ sinh viên, chợ vùng ven, ai xũng dễ nhận ra hàng Trung Quốc được bày bán tràn ngập Mặt hàng Trung Quốc đang lấn lướt trên thị trường nội địa chủ yếu vẫn là hàng may mặc Nhận xét của tất cả ai đã mua hàng Trung Quốc vào dịp này là giá rẻ, nhiều mặt hàng nếu biết mặc cả... trung chủ yếu vào hàng xuất khẩu, các doanh nghiệp (DN) kinh doanh hàng may mặc trong nước hầu như chưa coi trọng thị trường nội địa, trong khi đã có hơn 140 thương hiệu nước ngoài có mặt tại Việt Nam, cùng lượng lớn hàng nhái đồ hiệu Trung Quốc Các doanh nghiệp chưa khai thác tốt thị trường nội địa Khi nhận thức rõ tầm quan trọng của thị trường nội địa với hơn 80 triệu dân là thị trường giàu tiềm năng,... cạnh tranh thị trường Tuy nhiên , hiện nay đã và đang xuất hiện sự tẩy chay hàng Trung Quốc mạnh mẽ của người tiêu dùng Việt Đây có thể noi là một cơ hội lớn giúp doanh nghiệp may mặc tìm lại chỗ đứng cho mình trên thị trường trong nước Bên cạnh đó , trước sự phát triển của xã hội , nhu cầu tiêu dùng của con người ngày càng tăng lên cũng là một điều khả quan để phát triển thị trường may mặc nội địa.. . khách hàng tin dùng Hàng may mặc Việt cạnh tranh bằng chất lượng, đa dạng chủng loại từ dòng hàng phổ thông đến trung và cao cấp, các nhãn hàng thời trang trẻ em “Made in Vietnam” đang có chỗ đứng khá vững trên thị trường Nhiều nhãn hàng đã xác lập được thương hiệu của mình như: Việt Thy Kids, Sanding, Kids & Kico, YF, A&T, Pencil II Hiện trạng, tiềm lực và chiến lược phát triển của thương mại hàng may . của thương mại hàng may mặc trên thị trường nội địa. 1. Hiện trạng thị trường hàng may mặc nội địa. 1.1 Tích cực. 1.1.1 Sự tăng trưởng khá của may mặc Việt Nam. Theo Hiệp hội Dệt may Việt. và thỏa thuận đa phương. B. PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI HÀNG MAY MẶC TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA. I. Tính cấp thiết của đề tài và tình hình chung của thị trường may mặc nội địa. 1. Tính cấp thiết: Từ. về thị trường hàng hóa trong quá trình hội nhập. - Theo nhóm hàng kinh doanh: Thương mại hàng hóa có nhiều loại như Thương mại hàng nông sản, Thương mại hàng thủy sản, Thương mại hàng dệt may,

Ngày đăng: 08/10/2014, 16:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w