Một số loại thức ăn dùng trong chăn nuôi lợn như: Ngô là loại thức ăn có hàm lượng năng lượng cao, tuy nhiên hàm lượng protein trong ngô lại thấp hơn các loại ngũ cốc khác Trần Thế Thông
Trang 1-
nguyÔn thÞ thu huyÒn
NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG DÂY LÁ VÀ CỦ KHOAI LANG
Ủ CHUA TRONG CHĂN NUÔI LỢN THƯƠNG PHẨM
F1 (L MC) TẠI THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Chăn nuôi
Mã số: 60.62.40
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Hƣng Quang
THÁI NGUYÊN - 2011
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Đề tài “Nghiên cứu sử dụng dây lá và củ khoai lang ủ chua trong
chăn nuôi lợn thương phẩm F1 (L x MC) tại Thái Nguyên” là một phần của
dự án “ Cải thiện hệ thống sản xuất khoai lang - lợn ở Việt Nam” triển khai tại một số hộ nông dân của xã Đồng Tiến - huyện Phổ Yên - Tỉnh Thái Nguyên
Tôi xin cam đoan những số liệu đã sử dụng trong luận văn này là hoàn toàn mới và chưa có ai công bố trong bất kỳ tài liệu trong và ngoài nước nào Tôi xin đảm bảo những thông tin, tài liệu trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Tác giả
Nguyễn Thị Thu Huyền
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học
“Nghiên cứu sử dụng dây lá và củ khoai lang ủ chua trong chăn nuôi lợn thương phẩm F 1 (LxMC) tại Thái Nguyên” Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy
giáo TS Nguyễn Hưng Quang đã tận tình quan tâm , chỉ bảo hướng dẫn tôi
trong quá trình thực hiện hoàn thành luận văn tốt nghiệp; cùng toàn thể các thầy,
cô giáo đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập nghiên cứu
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Khoa Chăn nuôi - thú y, Khoa sau Đại học, các em sinh viên khóa 37 trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, các
hộ gia đình Tạ Xuân Hợp, Nguyễn Thị Thúy, Tạ Đình Hồng, Nguyễn Văn Hải và Nguyễn Văn Hiếu tại xã Đồng Tiến - huyện Phổ Yên - Thái Nguyên đã giúp đỡ và tạo điều kiện để tôi tiến hành công trình nghiên cứu đề tài thuận lợi
Tôi cũng chân thành cám ơn chương trình phát triển dự án của trung tâm khoai tây quốc tế (CIP); Viện chăn nuôi quốc gia (NIAH); Trung tâm kiểm định chất lượng Giống và Vật tư hàng hóa Nông nghiệp Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn
Nhân dịp này tôi cũng xin cảm ơn gia đình cùng những người bạn đã động viên tôi trong thời gian vừa qua giúp tôi hoàn thành luận văn này
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái nguyên, tháng 10 năm 2011
Tác giả
Nguyễn Thị Thu Huyền
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Đặt vấn đề 1
2 Mục đích của đề tài 3
3 Ý nghĩa của đề tài 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1 Vai trò của thức ăn trong chăn nuôi lợn thịt 4
1.1.1 Dinh dưỡng năng lượng 4
1.1.2 Dinh dưỡng protein 6
1.1.3 Dinh dưỡng axit amin 8
1.1.4 Dinh dưỡng khoáng 10
1.1.5 Vitamin 10
1.2 Cơ sở khoa học của việc sử dụng dây lá và củ khoai lang ủ chua cho lợn thịt 11
1.2.1 Đặc điểm sinh trưởng, tiêu hóa của lợn giai đoạn nuôi thịt 11
1.2.2 Phương pháp ủ chua thức ăn 19
1.3 Tình hình sản xuất khoai lang 26
1.4 Dây lá, củ khoai lang và một số loại thức ăn xanh sử dụng trong chăn nuôi lợn thịt 27
1.4.1 Đặc điểm khoai lang 28
1.4.2 Dây lá và củ khoai lang 29
1.4.3 Một số loại thức ăn xanh khác 30
1.5 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 32
1.5.1 Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của dây lá và củ khoai lang 32 1.5.2 Nghiên cứu sử dụng dây lá và củ khoai lang trong chăn nuôi lợn thịt 34
1.5.3 Nghiên cứu sử dụng các phế phụ phẩm khác bằng phương thức ủ chua 37 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 40
2.1 Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 40
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 40
2.1.2 Địa điểm nghiên cứu 40
2.1.3 Thời gian nghiên cứu 40
2.2 Nội dung nghiên cứu 40
2.3 Phương pháp nghiên cứu 40
2.3.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm 40
2.3.2 Quy trình ủ chua dây lá và củ khoai lang 43
2.3.3 Phương pháp lấy mẫu 44
Trang 52.3.4 Phương pháp phân tích mẫu 44
2.3.5 Phương pháp đo độ dày mỡ lưng của lợn 45
2.3.6 Phương pháp theo dõi 45
2.4 Phương pháp xử lý số liệu 47
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 48
3.1 Năng suất và thành phần dinh dưỡng một số giống khoai lang nghiên cứu 48
3.2 Kết quả phân tích thành phần và giá trị dinh dưỡng của thức ăn ủ chua 51
3.3 Hiệu quả sử dụng 3 loại thức ăn khác nhau của lợn thí nghiệm đến sinh trưởng của lợn thịt F1 (L x MC) 533
3.3.1 Sinh trưởng tích lũy và độ dày mỡ lưng của lợn thí nghiệm 53
3.3.2 Sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm 57
3.3.3 Sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm 60
3.4 Tiêu tốn và chi phí thức ăn của lợn thí nghiệm 62
3.5 Sơ bộ hoạch toán chi phí 65
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ 67
1 Kết luận 67
2 Tồn tại 68
3 Đề nghị 68
CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ĐÃ CÔNG BỐ 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO 70
1 Tài liệu tiếng việt 670
2 Tài liệu dịch 674
3 Tài liệu tiếng nước ngoài 675
PHỤ LỤC 78
Trang 6DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BW Khối lượng cơ thể tích lũy
CIAT Tổ chức Nông nghiệp nhiệt đới Quốc tế
Trang 7L x MC Landrace x Móng Cái
NFE Dẫn xuất không đạm (Nitrogen free extractives)
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm 41
Bảng 2.2: Tỉ lệ phối trộn và thành phần dinh dưỡng của TAHH tự phối trộn 42
Bảng 2.3: Giá trị dinh dưỡng của một kg thức ăn Greenfeed 43
Bảng 3.1: Năng suất dây lá và củ của một số giống khoai lang nghiên cứu qua hai lần cắt 1, 2 (t/ha) ở vụ đông xuân 48
Bảng 3.2: Năng suất dây lá và củ của một số giống khoai lang nghiên cứu qua hai lần cắt 1, 2 (t/ha) ở vụ xuân hè 49
Bảng 3.3: Kết quả phân tích thành phần dinh dưỡng của một số giống khoai lang nghiên cứu qua hai lần cắt 1, 2 50
Bảng 3.4: Thành phần và giá trị dinh dưỡng của thức ăn ủ chua 51
Bảng 3.5: Khối lượng và độ dày mỡ lưng của lợn thí nghiệm vụ đông xuân (kg) 54
Bảng 3.6: Khối lượng của lợn qua các kì cân vụ xuân hè (kg) 54
Bảng 3.7: Sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm vụ đông xuân (g/con/ngày) 57
Bảng 3.8: Sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm vụ xuân hè (g/con/ngày) 58
Bảng 3.9: Sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm (%) 60
Bảng 3.10: Tiêu tốn và chi phí thức ăn của lợn thí nghiệm vụ xuân hè 63
Bảng 3.11: Tiêu tốn và chi phí thức ăn của lợn thí nghiệm vụ đông xuân 64
Bảng 3.12: Sơ bộ hạch toán giá thành vụ đông xuân 65
Bảng 3.13: Sơ bộ hoạch toán giá thành vụ xuân hè 66
Trang 9DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1: Đồ thị sinh trưởng tích lũy của lợn thí nghiệm qua các giai đoạn vụ xuân hè 56
Hình 3.2: Đồ thị sinh trưởng tích lũy của lợn thí nghiệm qua các giai đoạn vụ đông xuân 56
Hình 3.3: Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm 59
Hình 3.4: Đồ thị biểu diễn sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm vụ đông xuân 61
Hình 3.5: Đồ thị biểu diễn sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm vụ xuân hè 61
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Đặt vấn đề
Chăn nuôi lợn chiếm một vị trí hết sức quan trọng trong việc cung cấp nguồn thực phẩm đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu, bên cạnh đó nó còn cung cấp lượng phân bón hữu cơ rất lớn cho ngành trồng trọt, lượng ga lớn cho sinh hoạt và sản xuất Ngành chăn nuôi nói chung, ngành chăn nuôi lợn nói riêng muốn phát triển bền vững dựa trên nhiều yếu tố trong đó thức ăn là một yếu tố quyết định tới 70% giá thành sản phẩm Theo số liệu thống kê chăn nuôi ở Việt Nam năm 2009, tổng sản lượng thịt hơi là 3.692.075 tấn (bao gồm thịt trâu, bò, lợn và gia cầm các loại), phần lớn trong đó là thịt lợn hơi chiếm 78,78% tổng số sản lượng thịt Thống
kê cũng cho biết trong số 20.809 trang trại chăn nuôi các loại, ở vùng Trung du miền núi phía Bắc có 1.436 trang trại, các trang trại này chủ yếu là chăn nuôi lợn và gia cầm (Tổng cục thống kê, 2010) [43] Các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc chăn nuôi lợn chủ yếu vẫn nhỏ lẻ quy mô hộ gia đình tận dụng nhiều phụ phẩm nông nghiệp, hiệu quả kinh tế còn thấp, chưa có được sự đầu tư chú trọng về thức ăn nên năng suất, hiệu quả chưa cao
Trong khi tình hình chăn nuôi hiện nay đang gặp phải nhiều khó khăn như: dịch bệnh, thiếu thức ăn và chi phí của thức ăn hỗn hợp lại cao Vì vậy việc tìm nguồn thức ăn rẻ tiền cho chăn nuôi là một vấn đề cấp thiết Dây lá và củ khoai lang
đã không chỉ là nguồn thức ăn cho con người mà còn được sử dụng làm thức ăn chính trong chăn nuôi lợn từ lâu đời Nhưng khoai lang vụ chính vào vụ đông xuân,
có một lượng lớn dây lá và củ được thu hoạch, đây là nguồn thức ăn rất tốt cho lợn, song rất khó phơi khô trong mùa đông mưa ẩm và lạnh để dự trữ, hơn nữa củ khoai
có đặc điểm là tỷ lệ nước cao 70,63 - 81%, dây lá là 83,08 - 90.9%, không thể bảo quản ở dạng tươi trong thời gian dài vì nó dễ bị ôi và thối (Nguyễn Thị Tịnh, 2006) [40] Chính vì vậy giải pháp ủ chua là biện pháp bảo quản, dự trữ nguồn thức ăn trong thời gian khá dài và còn nâng cao giá trị dinh dưỡng của thức ăn, bên cạnh đó giá thành rẻ… phù hợp với các hộ chăn nuôi vùng núi phía Bắc
Mục tiêu của chăn nuôi lợn thịt là lợn lớn nhanh, thời gian nuôi ngắn, tiêu tốn thức ăn thấp, tỷ lệ móc hàm cao, thịt nạc nhiều, chi phí khác thấp, an toàn với sức
Trang 11khỏe người tiêu dùng (Trần Văn Phùng và cs, 2004) [20] Thức ăn là yếu tố quan trọng trong các yếu tố ngoại cảnh chi phối đến sinh trưởng và khả năng cho thịt của lợn Lượng thức ăn cho ăn và thành phần, đặc điểm của thức ăn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ tăng trọng của lợn (Nguyễn Thị Tịnh và cs, 2006) [38] Thức ăn cần phải đảm bảo về năng lượng, cũng như sự cân đối và đầy đủ các axit amin, vitamin, khoáng Một số loại thức ăn dùng trong chăn nuôi lợn như: Ngô là loại thức ăn có hàm lượng năng lượng cao, tuy nhiên hàm lượng protein trong ngô lại thấp hơn các loại ngũ cốc khác (Trần Thế Thông, 1979) [31], bên cạnh đó các axit amin không cân đối Đậu tương hàm lượng protein cao nhưng có các chất ức chế men trypsine, chymotrypsine làm giảm tỷ lệ tiêu hóa protein Đồng thời, ở đậu tương nghèo vitamin nhóm B nhưng giàu Ca, P Cũng với họ đậu đỗ thì cỏ stylo cũng đang được
sử dụng nhiều do hàm lượng chất khô cao, có mùi thơm đặc trưng, nhưng hàm protein trong chất khô không cao Lá sắn có hàm lượng protein thô cao (25,6%) trong đó giàu lysine, thiếu methionine, caroten và khoáng cao với lá sắn tươi có hàm lượng HCN cao 1,436 mg/kg chất khô vì vậy lá sắn cũng như đậu tương cần xử
lý để tăng tỷ lệ tiêu hóa Một loại thức ăn giàu đạm và cân đối phải nói đến đó là bột
cá Để tăng khả năng tiêu hóa và đảm bảo chất lượng của thức ăn cần phối trộn nhiều loại thức ăn khác nhau
Mỗi giống lợn có nguồn gốc, sự phân bố, đặc điểm sinh học là khác nhau Xét
về đặc điểm riêng của lợn Móng Cái thì có đặc điểm sinh trưởng chậm thể hiện lúc
mổ thịt ở khối lượng 63 - 65 kg lúc 9 tháng tuổi có tỷ lệ móc hàm 78%, tỷ lệ nạc 44,1%, độ dày mỡ lưng là 3,6cm (Trần Văn Phùng và cs, 2004) [20] Đối với lợn Landrace có tốc độ sinh trưởng nhanh, tiêu tốn thức ăn/ 1kg tăng khối lượng thấp từ 2,70 - 3,01kg; tỷ lệ thịt nạc khoảng 56%; khối lượng lúc 6 tháng tuổi đạt khoảng 70
- 80kg (Nguyễn Thiện và cs, 2005) [27] Vì vậy việc sử dụng lợn lai F1 (L x MC) sẽ cho hiệu quả chăn nuôi cao vì đảm bảo cả khả năng thích nghi và tốc độ sinh trưởng tốt Ngoài ra lợn lai F1 không đòi hỏi nhu cầu dinh dưỡng cao như lợn ngoại thuần nên có thể tận dụng được nguồn thức ăn của địa phương vẫn cho sinh trưởng phát triển bình thường
Trang 12Nhiều công trình nghiên cứu trong nước cũng như nước ngoài tìm hiểu về việc
sử dụng nguồn phế phụ phẩm của ngành trồng trọt phục vụ cho chăn nuôi Dây lá
và củ khoai lang ở nước ta là một trong những nguồn thức ăn chính trong chăn nuôi lợn ở các nông hộ chăn nuôi nhỏ lẻ Xuất phát trước tình hình giá thức ăn hỗn hợp đang ngày càng tăng cao và nguồn thức ăn cho chăn nuôi từ dây lá và củ khoai lang đối với các hộ nông dân chăn nuôi nhỏ lẻ ở nông thôn chúng tôi đã tiến hành nghiên
cứu đề tài “Nghiên cứu sử dụng dây lá và củ khoai lang ủ chua trong chăn nuôi
lợn thương phẩm F1 (L x MC) tại Thái Nguyên”
2 Mục đích của đề tài
- Khảo sát và đánh giá được năng suất chất xanh và củ của một số giống khoai lang
- Đánh giá được chất lượng dinh dưỡng các công thức ủ chua thức ăn từ dây lá
và củ khoai lang với các phụ gia khác nhau
- Xác định được ảnh hưởng của việc sử dụng các công thức thức ăn ủ chua từ dây lá và củ khoai lang ủ khác nhau đến sinh trưởng và chi phí thức ăn của lợn thịt F1 (L x MC) tại các mùa vụ khác nhau
3 Ý nghĩa của đề tài
* Ý nghĩa khoa học: Đề tài nghiên cứu sự biến động của các thành phần hóa học trong thức ăn ủ chua dây lá và củ khoai lang và các nguyên liệu khác để làm cơ
sở dùng làm thức ăn cho lợn
* Ý nghĩa thực tiễn: Nâng cao hiệu quả chăn nuôi lợn thịt bằng cách ủ chua các nguồn thức ăn sẵn có, rẻ tiền tại địa phương trong quy mô chăn nuôi nông hộ
Trang 13Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Vai trò của thức ăn trong chăn nuôi lợn thịt
1.1.1 Dinh dưỡng năng lượng
Mọi hoạt động sống, phát triển, sinh sản của lợn đều gắn liền với quá trình sử dụng và trao đổi năng lượng Năng lượng trong thức ăn được dự trữ trong các dạng vật chất của thức ăn như mỡ, đường, protein và hydratcacbon Lợn nhận năng lượng thức ăn từ bên ngoài, thông qua tiêu hoá hấp thụ ở đường tiêu hoá vào cơ thể và được tổng hợp thành mỡ, glucose, protein thuần của cơ thể lợn Lê Hồng Mận và cs (2003) [16]
Năng lượng trong thức ăn được gia súc trực tiếp nhận chính là nguồn năng lượng sinh học Nó được sinh ra khi một phân tử hữu cơ bị oxy hoá nói một cách khác năng lượng sinh học (còn gọi là năng lượng dinh dưỡng) là sự biến đổi năng lượng thực có trong thức ăn thành dạng năng lượng phù hợp với quá trình sống khác nhau của cơ thể trong giới hạn của nhiệt năng (Lê Hồng Mận và cs 2003) [16] Năng lượng có thể được giải phóng dưới dạng nhiệt hoặc được giữ lại dưới dạng liên kết năng lượng bậc cao để sử dụng trong quá trình trao đổi chất của cơ thể Đơn
vị nhỏ nhất để đo nhiệt năng là Calo (Cal) Năng lượng trong thức ăn được biểu thị bằng đơn vị Cal, Kcal, Mcal của năng lượng thô, năng lượng tiêu hoá, năng lượng trao đổi hay năng lượng thuần:
Năng lượng thô (GE) là năng lượng được giải phóng khi đốt cháy vô cơ trong thiết bị đo Calo Năng lượng thô của một thành phần thức ăn phụ thuộc vào tỉ lệ của carbohydrate, chất béo và lượng đạm có trong thức ăn Nước và chất khoáng không sinh ra năng lượng; carbohydrate cho 3,7 (đường) đến 4,2 (tinh bột) kcal/g Protein cho 5,6 kcal/g, chất béo cho 9,4 kcal/g Nếu biết trước thành phần thức ăn, ta có thể tính toán tương đối chính xác lượng năng lượng thô
Năng lượng tiêu hoá (DE): Năng lượng thô trong khẩu phần ăn trừ đi năng lượng thô bị đào thải qua phân sẽ cho năng lượng tiêu hoá (DE) Hơn nữa giá trị năng lượng tiêu hoá DE thường sẵn có ở các loại thức ăn thông dụng
Trang 14Năng lượng trao đổi (ME): ME là năng lượng tiêu hoá trừ đi năng lượng mất ở dạng khí và nước tiểu Sự mất năng lượng dưới dạng khí (khí sinh ra trong bộ máy tiêu hóa của lợn) thường bằng khoảng 0,13% (Noblet và cs, 1989) [60], (Shi và Noblet, 1993) [67] Nếu protein ở dạng kém chất lượng hay quá dư thừa trong thức
ăn thì ME sẽ giảm vì các amino acid không được sử dụng cho quá trình tổng hợp protein sẽ bị dị hoá và được cơ thể sử dụng như nguồn năng lượng, còn nirtogen sẽ
bị đào thải dưới dạng urê Nếu lượng urê trong nước tiểu cũng tăng, làm năng lượng trao đổi của khẩu phần giảm Năng lượng trao đổi của khẩu phần cho lợn vỗ béo và lợn nái nuôi theo chế độ ăn hạn chế tăng lên vì tiêu hoá được cải thiện
Năng lượng thuần: NE là hiệu số giữa ME - số gia nhiệt (HI) Số gia nhiệt HI
là tổng nhiệt lượng giải phóng cho sự tiêu tốn năng lượng trong quá trình tiêu hoá
và trao đổi chất Năng lượng thuần là năng lượng để lợn sử dụng cho nhu cầu duy trì (NEm) và sản xuất (NEp) Những nhu cầu này thường được biểu thị trên cơ sở trọ211ng lượng trao đổi của cơ thể, trọng lượng này được quy ước là trọng lượng cơ thể luỹ thừa số mũ 0,75 BW0,75
Các báo cáo về năng lượng tiêu tốn cho tích luỹ mỡ (ME) thường từ 9,516,3 Mcal ME/kg (Tess và cs, 1984) [71] Do đó năng lượng dùng cho tích lũy thịt nạc ít hơn nhiều so với tích luỹ mỡ
Nguồn năng lượng có được của vật nuôi chủ yếu từ:
Đường và tinh bột: Tinh bột là nguồn năng lượng và carbohydrate chủ yếu trong phần lớn các khẩu phần của lợn Đối với độ tuổi từ dưới 2 - 3 tuần lợn con được cho ăn thức ăn có nhiều tinh bột sẽ không lớn nhanh bằng lợn được cho ăn khẩu phần có nhiều carbohydrate là glucose, lactose hay sacarose
Thêm vào đó bổ sung chất xơ vào khẩu phần của lợn sẽ làm giảm năng lượng tiêu hoá DE của khẩu phần Khi lượng chất thô vượt quá 10 - 15% khẩu, lượng thức
ăn ăn vào có thể sẽ bị giảm do độ choán quá nhiều hoặc tính ngon miệng của thức
ăn thấp Khẩu phần năng lượng thấp (chất xơ cao) sẽ cho tỉ lệ tăng trưởng tương đương với tỉ lệ tăng trưởng của lợn được ăn khẩu phần năng lượng cao trong giai đoạn nhiệt độ môi trường thấp, nhưng khẩu phần loại này thường làm giảm tỉ lệ tăng trưởng khi nhiệt độ môi trường cao
Trang 15Việc sử dụng chất xơ ở động vật dạ dày đơn khác nhiều và nó phụ thuộc chủ yếu vào nguồn gốc của chất xơ Ngoài ra còn bị ảnh hưởng bởi các thành phần vật lí hoá học của khẩu phần, mức độ cho ăn, tuổi và trọng lượng cơ thể của động vật, sự thích ứng đối với nguồn chất xơ, sự khác biệt giữa các cá thể lợn Các thành phần chất xơ được tiêu hoá rất kém trong ruột non và tạo cơ chất cho sự lên men trong ruột già Các sản phẩm cuối cùng của sự lên men vi sinh vật trong ruột già là các acid béo bay hơi (VFA) Sự đóng góp VFA cho lợn ước tính bằng khoảng 5 - 28% nhu cầu năng lượng duy trì, phụ thuộc vào mức độ và tần số cho ăn và tỉ lệ chất xơ trong khẩu phần
Chất béo: Đối với lợn choai - xuất chuồng (20 - 100kg) thì Pettirgew và Moser (1991) [61] chỉ rõ khi bổ sung chất béo vào khẩu phần, tăng trọng được cải thiện, thức ăn ăn vào giảm tỉ lệ tăng trọng, khi lượng thức ăn tăng thì độ dày mỡ lưng tăng Nhìn chung việc thay thế năng lượng từ carbohydrate bằng chất béo trong khẩu phần cho lợn ở môi trường nhiệt độ trung bình sẽ cải thiện tăng trọng và giảm ME cần thiết cho mỗi đơn vị trọng lượng cơ thể tăng Việc nuôi ở môi trường nhiệt độ cao, lượng
ME ăn vào có thể tăng từ 0,2 - 0,6g cho mỗi 1% chất béo bổ sung vào khẩu phần Việc tăng thêm này là do lượng gia nhiệt của chất béo thấp hơn lượng gia nhiệt của carbohydrate (Stahly, 1984) [68]
Đối với lợn nhu cầu năng lượng cao hơn so với các gia súc khác rất cần năng lượng hơn các gia súc khác, nguyên nhân chính là do cấu tạo di truyền giống lợn
tích luỹ mỡ cao
1.1.2 Dinh dưỡng protein
Protein là hợp chất hữu cơ phức tạp có phân tử lượng lớn gồm 4 nguyên tố: cacbon, hydro, oxy và luôn có nitơ (còn gọi là azot hoặc đạm), ngoài ra còn có một vài nguyên tố khoáng như photpho (P), lưu huỳnh (S), kẽm (Zn) Cấu tạo nên phân
tử protein là các axit amin, được trùng hợp bởi các mạch peptit Hiện nay, tiêu chuẩn của protein trong thức ăn lợn là protein thô hoặc protein tiêu hoá Lê Hồng Mận,
2003 [16] Protein là cơ sở của sự sống, trong cơ thể protein là nguyên liệu tạo hình tế bào, các men sinh học, hormon, kháng thể, protein có tính chất đệm để duy trì độ
Trang 16toan kiềm trong máu Protein là chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể, chiếm 1/5
cơ thể lợn Protein của thức ăn sau đó được tiêu hoá, phân giải ra các axit amin, được tổng hợp thành các tế bào mô đặc trưng cho cơ thể sinh trưởng và phát triển
Cơ thể không tự tổng hợp được protein từ gluxit, lipit và các sản phẩm trao đổi nitơ Nguyên liệu để tổng hợp protein trong cơ thể chỉ có thể là protein và axit amin trong thức ăn Vì vậy việc cung cấp cho khẩu phần với khối lượng và tỉ lệ chính xác sẽ giảm được tỉ lệ protein trong khẩu phần một cách thích hợp
Người ta đã phát hiện trên 150 axit amin khác nhau, nhưng để tạo thành protein chủ yếu có 22 axit amin tham gia (Từ Quang Hiển và cs 2004) [8] Thành phần cấu tạo cơ bản của protein là axit amin, trong đó được phân ra làm hai loại; axit amin thiết yếu (axit amin không thay thế), và axit amin không thiết yếu (axit amin có thể thay thế)
Để đảm bảo cho quá trình sinh trưởng, phát triển và sinh sản bình thường của gia súc, phải cung cấp đầy đủ và cân đối về số lượng, chất lượng protein và axit amin trong khẩu phần Để tạo thành protein thuần càng nhiều có nghĩa là tạo ra protein tích luỹ hữu ích cho cơ thể càng nhiều, thì nguồn protein thô thức ăn cung cấp cho gia súc phải được cân đối đầy đủ tỉ lệ và chất lượng 10 axit amin thiết yếu
để gia súc tiêu hoá, hấp thụ triệt để Tuy nhiên vấn đề này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa như tỷ lệ năng lượng/protein, tỷ lệ năng lượng/lysine và một số axit amin "giới hạn" khác, giống, nhiệt độ môi trường, tình trạng sức khỏe con vật (Lê Hồng Mận và cs 2003) [16] Giá trị sinh học protein đầy đủ của thức ăn có ý nghĩa lớn đối với động vật dạ dày đơn (như lợn, ), còn đối với động vật dạ dày bốn túi (động vật nhai lại) chỉ cần protein thô đầy đủ trong thức ăn là đảm bảo đủ yêu cầu Khi gia súc còn non, quá trình sinh trưởng gắn chặt với trao đổi protein trong
cơ thể Nó tuân theo một quy luật nhất định, con vật càng non trao đổi chất càng mạnh thì khả năng tích luỹ protein càng lớn, khi con vật trưởng thành thì khả năng tích luỹ protein càng giảm, hàm lượng protein cũng giảm theo Gia súc càng lớn thì tổng lượng protein cung cấp cho chúng càng tăng Nếu tính theo 1 kg khối lượng cơ thể thì nhu cầu protein giảm theo sự tăng lên của khối lượng Như vậy đối với gia
Trang 17súc non càng cho ăn đầy đủ, cân đối protein bao nhiêu thì chúng càng lớn nhanh bấy nhiêu và càng rút ngắn thời gian sinh trưởng Giai đoạn đầu nhu cầu protein cần đảm bảo 16,8 - 17,5%/kgTA, đến giai đoạn sau nhu cầu phát triển cơ xương giảm,
vì vậy nhu cầu protein giảm 13 - 15%/kgTA (Nguyễn Thiện và cs 2005) [27] Khi gia súc trưởng thành cho ăn nhiều protein là lãng phí Nếu cho con vật non ăn quá nhiều sẽ không làm tăng tốc độ sinh trưởng mà chỉ tăng quá trình oxy hoá, làm giảm tỉ lệ lợi dụng protein và hàm lượng urê trong nước tiểu cũng tăng lên gây ô nhiễm môi trường
1.1.3 Dinh dưỡng axit amin
* Axit amin thiết yếu và không thiết yếu
Trong cơ thể động vật nói chung protein được tạo nên từ 23 - 25 loại axit amin trong đó có 10 loại thiết yếu và 10 loại không thiết yếu Axit amin không thiết yếu
là những axit amin mà cơ thể động vật có thể tự tổng hợp được hoặc tạo ra bằng cách chuyển hoá các axit amin khác
Axit amin thiết yếu là axit amin cơ thể gia súc không tự tổng hợp được hoặc không tổng hợp đầy đủ ở tỉ lệ vừa đủ để đạt sự tăng trưởng và sinh sản, tối ưu mà phải cung cấp từ thức ăn cho lợn 10 loại axit amin thiết yếu là arginine, histidine, isoleucine, leucine, lysine, methionine, phenylalanine, threonine, trytophan, valine Các axit amin thay thế được bao gồm alanine, asparagine, cystine, cystein, glutamin, glyxin, proline, serine, struline, tyrosine
Trong 10 loại axit amin thiết yếu có một số loại rất quan trọng ảnh hưởng quan trọng nhất gọi là những axit amin giới hạn Thường các axit amin được xếp vào đầu bảng loại này là lysine, methionine, threonine và tryptophan
* Sự thiếu hụt và dư thừa axit amin
Khi khẩu phần ăn thừa hoặc thiếu một loại axit amin nào đó con vật sẽ biểu hiện triệu chứng lâm sàng đặc trưng để phát hiện nhất là sức ăn của lợn kém, chậm lớn, không có hiệu quả Cho lợn ăn lượng protein cao (để mục đích làm cân bằng đủ axit amin) vượt quá 25% cho lợn vỗ béo là lãng phí, gây ô nhiễm môi trường do lượng protein trong đó có các axit amin tiêu hoá ít, thải ra ngoài qua nước tiểu và
Trang 18phân, kết quả làm giảm tăng trọng và hiệu quả thức ăn Lợn ăn quá nhiều một lượng axit amin riêng lẻ có thể gây nhiều triệu chứng xấu gây độc, gây tính đối kháng, hay gây mất cân bằng axit amin (Lê Hồng Mận và cs 2003) [16] Theo tác giả Bùi Đức Lũng và cs (1995) [15] hàm lượng lysine trong protein thô của những thức ăn là rất khác nhau Giàu lysine là protein của bột cá (8,9%), sữa khô (7,9%), men thức ăn (6,8), khô dầu đậu tương (5,9%) Nghèo lysine là protein của cao lương (2,5%), ngô (2,9%), gạo (3,3%), khô dầu hướng dương (3,4%) Có thể sử dụng L - lysine bổ sung vào khẩu phần ăn cho gia súc, gia cầm để cân đối sự thiếu hụt có trong thức
ăn, mặt khác có thể giảm được hàm lượng protein động vật
Nếu khẩu phần thức ăn của gia súc thừa một loại axit amin nào đó kể cả axit amin cần thiết hay không cần thiết đều làm giảm khả năng lợi dụng protein của con vật dẫn đến làm thay đổi cân bằng axit amin trong khẩu phần, từ đó sẽ tạo ra yếu tố hạn chế mới làm giảm hiệu suất lợi dụng protein Trong quá trình hấp thu con vật sẽ hấp thu cả các cặp axit amin đối kháng như lysine - arginine, valine - leucine - izoleucine Những cặp axit amin đối kháng này sẽ làm mất cân bằng axit amin, làm giá trị sinh học protein của khẩu phần giảm Khi thừa axit amin trong khẩu phần trước hết điều đó sẽ làm giảm sự tiêu thụ thức ăn của lợn Lợi dụng điều này người chăn nuôi có thể điều chỉnh giảm cung cấp thức ăn cho lợn thời kỳ cuối nuôi thịt để làm giảm lượng mỡ bụng và dưới da
* Giá trị sinh học của protein
Trong phần lớn khẩu phần ăn của lợn, có một số axit amin không hoặc có ít giá trị sinh học Do protein không được tiêu thụ triệt để, từ đó dẫn đến nhiều axit amin không được hấp thụ hoàn toàn Trong một vài sản phẩm như trứng, sữa axit amin có giá trị sinh học gần như tuyệt đối, trong khi ở các sản phẩm thực vật axit amin có giá trị sinh học thấp hơn nhiều Khi thiết lập khẩu phần cho lợn thì phải biết rõ hàm lượng sẵn có của nguyên liệu mà ta định phối chế để đảm bảo cân bằng axit amin Giá trị sinh học (còn gọi là tỷ lệ tiêu hoá ở ruột) của axit amin bị ảnh hưởng bởi loại, tỷ lệ axit amin, loại protein, đặc biệt là phương pháp bảo quản chế biến thức ăn Nếu cân bằng đầy đủ các axit amin trong khẩu phần thức ăn cho lợn thì sẽ
Trang 19duy trì được tăng trọng và sẽ làm giảm được đáng kể lượng protein thô thức ăn đưa vào Thí nghiệm trên lợn thịt thấy rằng: khi cân đối đủ axit amin thiết yếu thì chỉ cần khẩu phần chứa 11 - 12% protein thô là lợn tăng trọng bình quân 585 g/ngày Nhưng nếu không được cân bằng axit amin thì để đạt tăng trọng bình quân như vậy phải tăng lượng protein thô tới 22% (Lê Hồng Mận và cs 2003) [16]
1.1.4 Dinh dưỡng khoáng
Khoáng là thành phần vô cơ không kém phần quan trọng và thiết yếu đối với
cơ thể Chất khoáng cũng quan trọng như protein, gluxit, lipit ngoài chức năng cấu tạo tế bào, trong cơ thể nó ở trạng thái hoà tan và phân ly ở dạng ion đảm bảo cân bằng nội môi Nó là thành phần của enzym và vitamin, là yếu tố xúc tác trong quá trình sinh học của cơ thể Nếu khẩu phần ăn thiếu chất khoáng con vật sẽ bị rối loạn trao đổi chất, sinh sản bị ngưng trệ, sức sản xuất bị sút kém (Hoàng Toàn Thắng và
cs, 2005) [24]
Cơ thể lợn có trên 20 loại khoáng chất, trong đó có 10 nguyên tố phải bổ sung thường xuyên vào thức ăn gồm: canxi, photpho, natri, clo và các vi lượng sắt, kẽm, iod, đồng, mangan (Lê Hồng Mận và cs 2003) [16]
Ngày nay hầu hết lợn được nuôi công nghiệp (nuôi nhốt), không được tiếp cận với môi trường bên ngoài (bãi, vườn, cỏ xanh) nên ở môi trường chăn nuôi như vậy cần phải bổ sung khoáng chất vào cho lợn hàng ngày Trong các loại khoáng chất thì Ca và P là hai loại khoáng chất giữ vai trò chính trong việc phát triển và duy trì
bộ xương và thực hiện nhiều chức năng sinh lý khác Thiếu Ca hay P sẽ làm giảm tốc độ sinh trưởng, lợn chậm lớn còi cọc Nếu tỷ lệ Ca/P trong khẩu phần không phù hợp gây rối loạn trao đổi Ca, P làm mất cân đối trong khẩu phần Tỷ lệ Ca/P lớn làm giảm hấp thụ P dẫn đến vôi hoá xương, lợn chậm lớn, đặc biệt khẩu phần nghèo P tiêu hoá Ngược lại khi tỷ lệ này thấp thì ít gây hại hơn (Lê Hồng Mận và
cs 2003) [16]
1.1.5 Vitamin
Cơ thể động vật cần khoảng 15 loại vitamin với lượng rất ít chỉ tính từ µg (microgam) trong thức ăn nhưng có vai trò rất lớn tới quá trình trao đổi, các hoạt động
Trang 20của các enzym và hormon Nó là chất xúc tác sinh học xúc tiến việc tổng hợp phân giải các chất dinh dưỡng (Trần Tố và cs, 2008) [42] Vitamin chia làm hai nhóm: Nhóm vitamin tan trong dầu mỡ bao gồm các vitamin: A, K, D, E; Nhóm vitamin tan trong nước bao gồm các vitamin: B12, C, B6, B1, thiamin, niacin, axit pantothnic, axit folic, biotin, choline
Cơ thể lợn thường xuyên nhận được nguồn VTM từ thức ăn, với những lượng
vô cùng nhỏ VTM giúp cho sinh vật phát triển bình thường, sinh sản đều đặn có khả năng chống đỡ bệnh tật cao Ngược lại, khi cơ thể thiếu một trong các VTM cần thiết sẽ dẫn tới mất cân bằng về sinh lý và sẽ mắc bệnh, gọi là bệnh thiếu VTM (avitaminosic) (Trần Tố và cs, 2008) [42] Chẳng hạn thiếu VTM A có thể dẫn đến
mù loà, tốc độ sinh trưởng chậm, lông xù, gầy còm, năng suất sinh sản thấp Nếu thiếu VTM D dẫn đến chức năng của cơ không hoạt động bình thường ảnh hưởng đến sự hấp thu Ca và P Thiếu VTM E làm biến đổi sinh lý ở đường sinh dục, suy thoái khung xương, cơ tim tắc nghẽn mạch, thiếu máu (Từ Quang Hiển và cs, 2001) [7] VTM K thiếu dễ gây bệnh chảy máu và máu chậm đông (Trần Tố và cs ,
2008) [42]
1.2 Cơ sở khoa học của việc sử dụng dây lá và củ khoai lang ủ chua cho lợn thịt
1.2.1 Đặc điểm sinh trưởng, tiêu hóa của lợn giai đoạn nuôi thịt
1.2.1.1 Đặc điểm sinh trưởng của lợn thịt
Sinh trưởng là một quá trình tích luỹ chất thông qua quá trình trao đổi chất, là
sự tăng lên về khối lượng, về kích thước các chiều của các bộ phận cũng như toàn
trưởng chính là sự tăng trưởng và sự phân chia tế bào trong cơ thể gia súc (Dương Mạnh Hùng, 2004) [12] Sinh trưởng là sự tích luỹ dần các chất chủ yếu là protein
Sự tích luỹ các chât kiến tạo cơ thể do gen quy định Khi nghiên cứu sinh trưởng không thể không đề cập đến vấn đề phát dục
Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [20] phân chia các quy luật sinh trưởng và phát dục của lợn theo hai cách:
Trang 21- Quy luật sinh trưởng phát dục theo giai đoạn: Quá trình sinh trưởng và phát
dục của lợn được chia làm giai đoạn trong thai (prenatal) và giai đoạn ngoài thai (postnatal)
+ Quá trình sinh trưởng, phát triển trong thai được chia làm 3 giai đoạn nhỏ: Giai đoạn phôi thai: Được tính từ lúc trứng thụ tinh đến lúc 22 ngày, đặc điểm của giai đoạn này là hợp tử dịch chuyển và làm tổ ở sừng tử cung (trong 2 ngày đầu), hợp tử phân chia nhanh chóng thành khối tế bào và thành các lá phôi
Giai đoạn tiền thai: Tính từ ngày 23 - 39 hình thành hầu hết các cơ quan bộ phận trong cơ thể non
Giai đoạn thai: Tính từ ngày 40 đến khi được sinh ra là giai đoạn phát triển nhanh về kính thước và khối lượng của thai
+ Giai đoạn ngoài thai được chia thành các thời kỳ: Bú sữa, thành thục, trưởng thành và già cỗi
Sinh trưởng và phát dục là hai quá trình diễn ra trên cơ thể động vật, có mối quan hệ mật thiết, hỗ trợ lẫn nhau Sinh trưởng và phát dục của gia súc, gia cầm tuân theo quy luật nhất định đó là quy luật sinh trưởng phát dục theo giai đoạn: giai đoạn trong thai và giai đoạn ngoài cơ thể mẹ (Trần văn Phùng, 2004) [20] Sinh trưởng là quá trình diễn ra từ khi hợp tử được hình thành cho đến khi cơ thể lớn lên, thành thục về thể vóc, do đó quá trình sinh trưởng chịu sự tác động của nhiều yếu tố
Mỗi giống, mỗi loài đều có tốc độ sinh trưởng khác nhau, sự sinh trưởng đó do gen quy định và di truyền từ bố mẹ, nhưng hầu hết các gen này là do các gen quy định tính trạng số lượng
- Quy luật sinh trưởng phát dục không đồng đều: Không đồng đều về khả năng
tăng khối lượng, không đồng đều về sự phát triển của các cơ quan, bộ phận của cơ thể, không đồng đều về sự tích luỹ của các tổ chức mỡ, nạc, xương Điều quan trọng nhất là các nhà chăn nuôi phải biết thời điểm lợn sinh trưởng nhanh nhất để kết thúc
vỗ béo cho thích hợp, giảm giá thành sản phẩm chăn nuôi
Trang 22Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [20] để đánh giá khả năng sinh trưởng của vật nuôi, ta dùng phương pháp cân định kỳ khối lượng và đo kích thước các chiều của cơ thể vật nuôi, từ đó tính toán các chỉ tiêu sinh trưởng để đánh giá khả năng sinh trưởng của vật nuôi Các chỉ tiêu sinh trưởng thường dùng là:
+ Sinh trưởng tích luỹ: Là khối lượng, kích thước, thể tích của vật nuôi tích
luỹ được qua thời gian khảo sát Các thông số thu được qua các lần cân đo biểu thị sinh trưởng tích luỹ của vật nuôi
+ Sinh trưởng tuyệt đối (A): Là khối lượng, kích thước, thể tích của vật nuôi
tăng lên trong một đơn vị thời gian Đối với lợn sinh trưởng tuyệt đối thường dùng đơn vị là g/con/ngày
+ Sinh trưởng tương đối (R): Là tỷ lệ % của phần khối lượng (thể tích, kích
thước) tăng lên so với khối lượng (thể tích, kích thước) thời điểm cân đo Đơn vị sinh trưởng tương đối là %
+ Hệ số sinh trưởng (C): Là tỷ lệ % của khối lượng, kích thước ở thời điểm
cuối khảo sát so với thời điểm đầu Đơn vị tính hệ số sinh trưởng là %
- Các chỉ tiêu đánh giá khả năng cho thịt: Giá trị dinh dưỡng của thịt chủ yếu
là protein, protein thịt là loại protein hoàn thiện, chứa tất cả các axit min cần thiết cho cơ thể con người Thịt theo nghĩa rộng bao gồm các tổ chức cơ, mỡ, xương, da
và các cơ quan, bộ phận khác của con vật Theo nghĩa hẹp, thịt gồm các cơ và tổ chức mỡ, do đó đánh giá khả năng cho thịt có liên quan đến khả năng sinh trưởng tích luỹ của các bộ phận này (cơ và mỡ)
- Mô cơ là mô có giá trị thực phẩm cao nhất, nó chiếm 35% khối lượng cơ thể con vật bao gồm 2 loại: cơ vân và cơ trơn
- Mô mỡ được tạo thành từ mô liên kết hình lưới xốp cùng với lượng lớn tế bào mỡ Đây là nơi dự trữ và cung cấp năng lượng cho cơ thể Mô mỡ được chia làm 2 loại: mô mỡ dưới da và mô mỡ trong da Tuỳ loại gia súc, tuổi giết mổ, mức
độ gầy béo và vị trí trên cơ thể con vật mà lượng mỡ khác nhau
Trang 23Ngoài ra còn có mô sụn, mô xương và mô liên kết, song giá trị dinh dưỡng của chúng thường thấp (Nguyễn Thiện và cs, 1998) [25] Trong chăn nuôi lợn thịt để đánh giá khả năng cho thịt dựa vào các chỉ tiêu sau: Tỷ lệ thịt móc hàm, thịt xẻ, thịt nạc, thịt mỡ, xương, da, độ dày mỡ lưng, độ dài thân thịt
- Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng phát dục và khả năng cho thịt
* Yếu tố di truyền:
Sự phát dục của động vật do các gen bên trong cơ thể quy định, do đó ở mỗi loài sự phát triển có khác nhau Giống là yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến năng suất chăn nuôi do mỗi giống lợn có đặc điểm trao đổi chất và khả sinh trưởng khác nhau Ngay thời kỳ đầu khi con vật còn bú sữa, các bộ phận chức năng của cơ quan chưa phát triển đầy đủ như: bộ máy tiêu hoá, sự điều khiển thân nhiệt, phải sau một thời gian nhất định các bộ phận này mới được hoàn thiện dần dần Hệ số di truyền về sự tăng trưởng của gia súc trong thời kỳ bú sữa mẹ thường thấp (lợn hệ số di truyền là 0,15) Thời kỳ sau cai sữa kiểu di truyền của gia súc ngày càng có biểu hiện rõ nét
ra kiểu hình
Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Thiện và Đinh Hồng Luận (1999) [29] cho thấy mức độ tăng trọng hàng ngày của lợn nội thấp Đối với lợn đực hậu bị và cái hậu bị từ sơ sinh đến 8 tháng tuổi của lợn Móng Cái là 179 và 197g/ngày Chỉ số tiêu tốn thức ăn từ 3 đến 10 tháng tuổi của lợn đực, cái thiến 5,04 đơn vị thức ăn Tỷ
lệ nạc, mỡ lúc 10 tháng tuổi của lợn đực, cái thiến lần lượt là 33,74% và 42,71% Các giống lợn ngoại thuần và lợn lai có khả năng tăng trọng cao hơn với lợn Landrace bình quân 5 tháng tuổi tăng trọng 621,59g/ngày, tiêu tốn thức ăn 3,59 ĐVTA/kg tăng trọng, tỷ lệ nạc đạt 57,67%, tỷ lệ móc hàm 84,86% Với lợn lai 3/4
và 7/8 lần lượt là: 523,25 - 525,39g/ngày; 3,63 - 3,47 ĐVTA; 48,9 - 50,38; 82,81 - 85,25% (Nguyễn Thiện, Phùng Thị Vân và cs 1999) [26] Trong thực tế, phương thức chăn nuôi cũng ảnh hưởng nhiều đến khả năng tăng trọng mặc dù trong cùng một giống Tuy tốc độ sinh trưởng có chậm hơn cho ăn tự do nhưng nâng cao được
tỷ lệ thịt nạc (Trần Quốc việt, Bùi Thị Ngợi, 1995) [45]
* Yếu tố dinh dưỡng:
Trang 24Thức ăn là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của vật nuôi (Dương Mạnh Hùng, 2004) [12] Lợn chỉ có thể đạt năng xuất cao khi đủ dinh dưỡng có giá trị hoàn toàn, nghĩa là lợn phải được cung cấp toàn bộ các chất dinh dưỡng cần thiết có hoạt tính sinh học cao đảm bảo hoạt động sống bình thường của cơ thể và tạo thành một sản phẩm tối đa có chất lượng cao Vì vậy
để đạt được khả năng sinh trưởng cao cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và sự cân bằng hợp lý các thành phần dinh dưỡng trong thức ăn như: năng lượng, protein, axit amin, khoáng và VTM Thấy được mối quan hệ giữa năng lượng và protein trong khẩu phần là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp tới tốc độ sinh trưởng, tỷ lệ thịt nạc, thịt mỡ và tiêu tốn thức ăn của lợn thịt Do đó vấn đề đặt ra là lập một khẩu phần thức ăn phù hợp với lứa tuổi, giai đoạn của lợn là điều rất cần thiết
- Thời gian nuôi dưỡng: Sự thay đổi thành phần hoá học của mô cơ, mô mỡ của lợn chủ yếu xảy ra trong giai đoạn trước 4 tháng tuổi trên cơ sở quy luật sinh trưởng tích luỹ các chất dinh dưỡng trong cơ thể lợn từ đó đưa ra các phương thức nuôi dưỡng
+ Nuôi lấy thịt nạc thì yêu cầu thời gian nuôi ngắn, khối lượng giết mổ nhỏ + Nuôi lấy thịt mỡ thì thời gian nuôi dài hơn, khối lượng giết mổ lớn hơn so với phương thức nuôi lấy thịt nạc
* Yếu tố chăm sóc, quản lý:
Bao gồm: Nhiệt độ, độ ẩm, cường độ chiếu sáng, tính biệt, thiến, diện tích trong khu vực nuôi nhốt lợn đều có tác động nhất định tới khả năng sinh trưởng, tích luỹ của lợn thịt Chăm sóc, quản lý tốt sẽ làm lợn tăng trọng nhanh và làm giảm giá thành trên một đơn vị sản phẩm chăn nuôi Trong chăn nuôi lợn thịt người ta hay dùng các thuốc an thần, che tối chuồng nuôi ở giai đoạn vỗ béo để lợn nghỉ ngơi, ít vận động cho kết quả rõ rệt Những thay đổi đột ngột về thời tiết, thức ăn lạ, vận chuyển, thiến, tiêm, thay đổi chỗ ở, phân đàn có ảnh hưởng xấu tới tốc độ sinh trưởng và phẩm chất thịt
1.2.1.2 Đặc điểm tiêu hóa của lợn thịt
Theo Hoàng Toàn Thắng và Cao Văn (2006) [24] tiêu hoá là quá trình phân giải các chất dinh dưỡng trong thức ăn thông qua tác động cơ học, hoá học và vi sinh vật học để biến các hợp chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản mà cơ
Trang 25thể động vật có thể hấp thu và sử dụng được Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [20] quá trình tiêu hoá ở lợn diễn ra dưới ba hình thức: Tiêu hoá cơ học; tiêu hoá hoá học và tiêu hoá vi sinh vật Ba quá trình này diễn ra đồng thời và có ảnh hưởng tương hỗ lẫn nhau dưới sự điều khiển của hệ thống thần kinh thể dịch
Tiêu hoá ở miệng: Ở miệng của lợn, quá trình tiêu hoá diễn ra chủ yếu dưới
hai hình thức: Cơ học và hoá học Lợn dùng mõm lấy thức ăn, vừa ăn vào vừa nhai
và vừa nuốt liên tục
Quá trình tiêu hoá hoá học ở miệng được thực hiện bởi hai men chứa trong nước bọt, đó là men amilaza và men mantaza Hai men này thuỷ phân tinh bột (gạo, ngô, sắn và khoai) thành đường glucose:
Sau đó chỉ một ít đường mantose dưới tác dụng yếu ớt của men mantaza phân giải thành đường glucose
Càng nhai lâu ở miệng đường glucose được tạo ra càng nhiều Lượng nước bọt tiết ra bị chịu ảnh hưởng bởi thức ăn và các chất kích thích khác như HCl, axit lactic, axit foocmic và axit axetic Những axit này kích thích tiết nhiều nước bọt Thức ăn khô cũng làm tăng tiết nước bọt nhiều hơn thức ăn lỏng Ngoài ra, lượng nước bọt tiết ra tăng theo tuổi, rõ rệt nhất là từ khi cai sữa chuyển sang ăn thức ăn thực vật
Tiêu hoá ở dạ dày: Tiêu hoá ở dạ dày gồm quá trình tiêu hoá cơ học và tiêu
hoá hoá học
+ Tiêu hoá cơ học là sự co bóp nhào trộn thức ăn do cơ trơn dạ dày thực hiện Quá trình này rất quan trọng: vừa làm cho thức ăn nát nhuyễn, vừa làm cho thức ăn ngấm đều các men tiêu hoá để sự tiêu hoá được triệt để hơn
+ Tiêu hoá hoá học là quá trình tác động của các men tiêu hoá do dịch vị tiết
ra Ở dạ dày lợn có 2 kiểu phân tiết dịch: Một là sự phân tiết mang tính kiềm ở vùng thượng vị, ở đây lượng dịch tiết ra rất hạn chế so với tổng số dịch tiết Hai là sự phân tiết mang tính axit từ vùng thân vị và hạ vị, lượng phân tiết này rất lớn từ sau
Trang 26khi ăn thức ăn vào Trong dạ dày lợn có quá trình lên men vi sinh vật ở manh tràng tạo ra các axit béo nhưng không đáng kể, hàm lượng thấp chỉ khoảng 0,1%
Dạ dày lợn có đặc điểm nhu động yếu nên thức ăn được xếp thành lớp làm cho hoạt tính enzym và độ axit của các lớp thức ăn không giống nhau Ở vùng hạ vị và phần thức ăn nằm sát vách dạ dày thì thức ăn được trộn với dịch vị tốt hơn Ở vùng lõi và thượng vị thức ăn giữ được môi trường kiềm và men tiêu hoá của nước bọt nên tiêu hoá tinh bột vẫn xảy ra Dịch vị của lợn có 95% nước và 5 %VCK; chứa axit HCl và các men pepsin, chymosin, cathepsin và lipaza
Axit clohydric (HCl) có ở dạng tự do và dạng liên kết với dịch nhầy, nhưng chỉ
có HCl ở dạng tự do mới có tác dụng trong quá trình tiêu hoá HCl có tác dụng hoạt hoá men pepsin, trương nở protein giúp cho tác động của men pepsin dễ dàng, kích thích đóng mở van hạ vị, kích thích tiết dịch tụy, diệt vi khuẩn có hại trong đường tiêu hoá, ngừng hoạt động của men amilaza, maltaza của nước bọt và quá trình tự lên men của thức ăn Sự phân tiết HCl nhiều hay ít có ảnh hưởng đến quá trình tiêu hoá ở lợn, khi lợn còn nhỏ HCl chủ yếu ở dưới dạng liên kết, lợn càng lớn HCl ở dạng tự do càng nhiều
Men pepsin là men từ dịch vị, khi mới tiết ở dạng pepsinogen, dưới tác dụng của HCl nó chuyển thành pepsin hoạt động Pepsin có tác động thuỷ phân protein của thức ăn thành albumoz và pepton (trong thời gian dài có thể phân giải protein đến axit amin để cơ thể hấp thụ) Pepsin chỉ hoạt động trong môi trường axit, pH = 1,5 - 2,5
Men chymosin có tác dụng làm ngưng kết sữa, hoạt động ở môi trường axit yếu pH = 6 - 7 Ở lợn con đang bú sữa men này nhiều hơn men pepsin Men lipaza
dạ dày hoạt động yếu, nó phân giải mỡ trung tính thành axit béo và glixerin
Trong quá trình tiêu hoá lợn tiết ra dịch vị liên tục và nhiều nhất là sau khi ăn 2
- 3 giờ Lượng dịch tiết ra thay đổi phụ thuộc vào khẩu phần ăn và thời gian cho ăn Khi cho lợn ăn thức ăn ủ xanh, lượng dịch vị tăng lên gấp 2 - 3 lần, độ toan cao hoạt lực pepsin mạnh Lợn ăn thức ăn rang, dịch vị tiết nhiều hơn thức ăn ngâm Thức ăn bột ngũ cốc, cám gạo thì tiết dịch vị nhiều hơn thức ăn củ quả, rau tươi Thức ăn
Trang 27sống, ủ men dịch vị tiết tăng hơn thức ăn chín không ủ men, thời gian ăn càng dài thì lượng dịch vị cũng tăng tiết
Tiêu hoá ở ruột non: Thức ăn từ dạ dày xuống ruột non chịu tác động phối hợp
của các enzym trong dịch tụy, dịch ruột và các chất xúc tác tiêu hoá trong dịch mật
để biến đổi về thành phần hoá học Thức ăn khi chuyển xuống ruột non sẽ được tiêu hoá triệt để nhất (Hoàng Toàn Thắng và cs, 2006) [24]
Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [20]: Dịch tụy có ý nghĩa quan trọng đối với sự tiêu hoá, phân giải 60 - 80% protein, gluxit, lipit của thức ăn Dịch tụy bao gồm bicacbonat (đây là yếu tố chính giảm độ axit của nhũ chấp trong tá tràng từ dạ dày) và các enzym giúp cho quá trình tiêu hoá tinh bột, protein, chất béo và axit nucleic như: trypsin, chimotrypsin, cacboxypeptidaza, dipeptidaza, elastaza, nucleaza, amilaza, lactaza, sacaraza, lipaza,…
Dịch mật do tuyến mật tiết ra, có tác dụng làm giảm sức căng bề mặt và làm nhũ hoá mỡ (dễ bị lipaza tác dụng), tăng tác dụng của lipaza, amilaza, proteaza của dịch tụy và dịch ruột Axit mật dễ tạo thành phức chất với axit béo, phức chất này
dễ hoà tan và được hấp thu ở ruột
Dịch ruột do các tuyến Bruner ở màng nhầy tá tràng tiết ra Dịch ruột cùng với dịch tụy và dịch mật giúp cho quá trình trung hoà nhũ chấp xuống từ dạ dày, giúp cho việc bảo vệ thành của ruột từ các chất chứa của dạ dày có độ axit rất cao Trong thành phần của dịch ruột lợn có các men như aminopeptidaza, dipeptidaza, maltaza, sacaraza, lactaza, enterokinaza (hoạt hoá trypsinogen thành trypsin)
Tiêu hoá ở ruột già: Ruột già tiếp tục quá trình tiêu hoá những gì ruột non tiêu
hoá chưa triệt để Ruột già chủ yếu tiêu hoá chất xơ do vi sinh vật ở manh tràng phân giải, hấp thu lại nước và chất khoáng Quá trình tiêu hoá các chất dinh dưỡng còn lại ở ruột già rất thấp, chỉ có 9% gluxit và 3% protein của dưỡng chấp được tiêu hoá ở ruột già nhờ các men tiêu hoá protein, gluxit ở ruột non chuyển xuống Các chất đường, protein, mỡ còn lại ở ruột già sẽ do vi khuẩn gây thối tạo thành các chất
Trang 28Các thể khí thường được thải ra ngoài qua đường hậu môn, các chất còn lại được hấp thu vào máu và giải độc ở gan thành hợp chất Indical, rồi thải ra ngoài theo nước tiểu, nếu các chất này nhiều quá sẽ gây ngộ độc cho gan Còn phần cặn
bã đi vào kết tràng được tạo thành khuôn phân và đưa ra ngoài qua trực tràng
* Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hoá của lợn bao gồm:
+ Loại thức ăn: Các loại thức ăn khác nhau có ảnh hưởng không giống nhau đến quá trình tiết dịch tiêu hoá
+ Kỹ thuật chế biến thức ăn như: lên men, ủ chua, rang chín,… thì khả năng tiết dịch tiêu hoá khác nhau (Trần Văn Phùng và cs, 2004) [20]
+ Tỉ lệ các chất dinh dưỡng trong khẩu phần: Khi khẩu phần thức ăn kém cân bằng sẽ gây ra hoạt động căng thẳng của cơ quan tiêu hoá, từ đó dẫn tới hiện tượng giảm đồng hoá thức ăn Khẩu phần có tỷ lệ protein thấp sẽ làm tăng hoạt động của
cơ quan tiêu hoá, ngược lại protein cao thì lượng dịch tụy tiết ra càng nhiều để tăng cường tiêu hoá protein
+ Phương pháp cho ăn, uống: Lợn ăn nhiều bữa và ăn thức ăn khô sẽ làm tăng tiết dịch tiêu hóa Cho lợn ăn đúng giờ và đều bữa kích thích tính thèm ăn, tăng hấp thu là tăng hiệu quả sử dụng thức ăn
C thì lượng dịch tiêu hóa tiết ra chỉ bằng 20% so với lợn được uống nước ở nhiệt độ
C (Trần Văn Phùng và cs, 2004) [20]
+ Các yếu tố khác: Khi nhiệt độ môi trường, vận động… có sự ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa thức ăn của lợn
1.2.2 Phương pháp ủ chua thức ăn
1.2.2.1 Cơ sở khoa học của phương pháp ủ chua
Ủ chua là kỹ thuật ủ yếm khí thức ăn xanh thô có hàm lượng nước cao (75 -
Fructoza, sacaroza, pentoza thành axit lactic, axit axetic và các axit hữu cơ khác Do
đó nhanh chóng đưa độ pH của thức ăn xuống mức 3,8 - 4,5 làm ức chế hoạt động
Trang 29của các vi sinh vật và enzim trong thực vật Nhờ vậy ta có thể bảo quản thức ăn ủ chua được trong thời gian lâu dài Theo Nguyễn Hữu Tào và cs (2005) [22] cơ sở khoa học của phương pháp ủ chua là hệ vi sinh vật phát triển trong quá trình ủ chua bao gồm: vi khuẩn, nấm men, nấm mốc
* Nhóm vi khuẩn có lợi:
- Nhóm vi khuẩn lên men tạo axit lactic, đây là nhóm vi khuẩn có ích rất cần thiết trong thức ăn ủ chua, vi khuẩn lên men tinh bột và đường tạo ra sản phẩm chủ yếu là axit lactic Thông thường 1 gram cây cỏ họ đậu có 0,04 triệu tế bào vi khuẩn lên men sinh axit lactic
+ Vi khuẩn lên men axit lactic ưa nhiệt mà đại diện là Lactobacillus casei;
Lactobacillus termofil; Lactobacillus plantarum; Lactobacillus bulgaricus Loại vi
khuẩn này có khả năng lên men ở cả hai điều kiện yếm khí và hiếu khí với nhiệt độ
C
+ Vi khuẩn sinh axit lactic không ưa nhiệt: Streptococcus pyogenes;
Streptococcus viridans; Streptococcus lactics; Streptococcus enterococcus, loại này
C
- Vi khuẩn lên men tạo axit axetic: Hoạt động mạnh trong môi trường hiếu khí,
thành là axit axetic, vi khuẩn lên men chủ yếu thuộc nhóm E.coli mà đại diện là
Escherichia và Klebsiella
- Vi khuẩn lên men tạo axit butyric: Chúng phân giải axit lactic, chất bột đường, protein, các axit amin tạo nên axit butyric; nhóm vi khuẩn này không có lợi
Nhóm vi khuẩn này có sẵn trên thân lá cây cỏ gồm hầu hết các nhóm Clostridium
Cỏ họ đậu thường có 2,2 triệu tế bào vi khuẩn/gam cỏ tươi
* Nấm men: Nấm men hoạt động mạnh ở giai đoạn đầu của quá trình ủ chua,
lượng rượu trong cỏ ủ chua thường trung bình là 0,3% Khi ủ chua một số nguyên liệu như thân cây ngô, ngọn củ cải đường đôi khi hàm lượng rượu đạt tới 4% tính theo dạng sử dụng Trong điều kiện yếm khí nấm men dường như ngừng hoạt động,
Trang 30nhưng khi pH = 3 - 4 thì chúng vẫn có thể hoạt động nhưng không mạnh (Nguyễn Hữu Tào và cs, 2005) [22]
* Nấm mốc: Nấm mốc là vi sinh vật không có lợi trong quá trình ủ chua, nấm mốc phát triển chậm hơn so với vi khuẩn (lên men axic lactic, axetic) Nấm mốc
amin; nhiều loại nấm mốc còn có khả năng tạo ra các loại độc tố (Aflatoxin) Trong
điều kiện yếm khí chúng ngừng hoạt động
* Nhóm vi khuẩn gây thối: Nhóm này bao gồm trực khuẩn có nha bào, không
C, chúng phân giải protein, axit amin thành các chất độc như cadavejin, putracin…
Khi ủ chua thức ăn các quá trình sau đây sẽ xảy ra:
* Hô hấp hiếu khí: Dấu hiệu đầu tiên của sự hô hấp này là nhiệt độ tăng cao Nguyên nhân chủ yếu là do tế bào thực vật còn sống nhờ oxy của không khí vẫn tiếp tục hô hấp và sản sinh năng lượng Giai đoạn này kéo dài hay ngắn tùy thuộc vào sự có mặt của oxy trong hố ủ Thức ăn bị tổn thương về chất dinh dưỡng chủ yếu là hydrocacbon Do vậy khi ủ chua càng nén chặt thì càng tốt Sản phẩm cuối cùng của quá trình này là CO2, H2O và nhiệt Nếu ủ đúng kỹ thuật giai đoạn này sẽ ngắn, nhiệt độ dưới 38o
C Nếu ủ chậm nén không chặt, để không khí lọt vào thì giai đoạn này sẽ kéo dài, mất nhiều chất dinh dưỡng, nhiệt sinh ra nhiều làm nóng và hỏng thức ăn
* Hô hấp yếm khí: Khi sử dụng oxy trong hố ủ, tế bào thực vật không bị chết ngay mà nhờ có quá trình hô hấp yếm khí nên tế bào vẫn tiếp tục sống thêm được một thời gian nhất định Trong quá trình này chất đường tích lũy trong thức ăn tiếp tục bị phân giải cho ra rượu và axit Lượng đường và lượng nước trong thức ăn càng nhiều thì quá trình hô hấp yếm khí càng lâu Nhưng số lượng các axit hữu cơ sản sinh ra trong quá trình này vẫn ít, không có tác dụng bảo quản thức ăn
* Phân giải protein: Trong thức ăn đem ủ 75 - 90% nitơ tổng số tồn tại ở dạng protein Sau khi thu hoạch, protein nhanh chóng bị phân giải do đó hàm lượng protein có thể mất tới 50% sau một vài ngày phơi Mức độ phân giải này phụ thuộc vào loại thức ăn, hàm lượng VCK và nhiệt độ Khi thức ăn được ủ quá trình phân
Trang 31giải protein vẫn được diễn ra mặc dù khi độ pH có giảm xuống Sản phẩm của quá trình phân giải này là axit amin và peptit có độ dài khác nhau Quá trình này tiếp tục đối với các axit amin sinh ra amoniac một mặt do các enzyme thực vật, nhưng chủ yếu là do hoạt động của vi sinh vật
* Lên men vi sinh vật: Nấm và vi khuẩn hiếu khí là những vi sinh vật chủ yếu
có trong cây cỏ xanh, nhưng trong điều kiện yếm khí chúng bị thay thế bởi vi khuẩn
có khả năng sinh trưởng trong điều kiện thiếu oxy Các vi khuẩn này bao gồm vi
khuẩn lactic, vi khuẩn Clostridia và enterobacteria
Bản chất của quá trình ủ chua là lên men yếm khí khi có đủ độ ẩm Vi khuẩn lên men Lactic có sẵn cỏ xanh giữ vai trò chính trong quá trình ủ Vì vậy điều kiện tiên quyết cho quá trình này là giảm tối đa lượng không khí có trong khối thức ăn ủ trong nilon kín, lèn chặt và mạnh hết mức để giải phóng tối đa lượng không khí trong bao thức ăn ủ ra ngoài và buộc chặt bao để không khí ở ngoài không vào trong bao được Nguyên tắc này phải duy trì trong suốt thời gian bảo quản và sử dụng thức ăn
ủ Và cũng cần phải đảm bảo giữ bao kín sau mỗi lần lấy ra cho lợn ăn (Nguyễn Thị Tịnh, 2006) [38]
Ngoài muối còn có các phụ gia cung cấp cơ chất ban đầu (tiền chất) cho quần thể vi sinh vật, làm chúng sinh trưởng, phát triển và bắt đầu quá trình lên men nhanh, làm giảm độ pH nhanh và làm ngừng quá trình hô hấp sớm nhất Ngoài ra chúng còn đóng vai trò là chất hấp thụ nước, làm tăng hàm lượng vật chất khô của thức ăn ủ Thức ăn xanh đem ủ nhờ lên men yếm khí hạn chế bị hư hỏng do oxy hoá sinh axit butyric (Nguyễn Thị Tịnh, 2006) [38]
* Điều kiện ủ chua
- Thứ nhất đó là yếm khí: đây là điều kiện quyết định sự thành công hay thất
bại của quá trình ủ chua Trong điều kiện yếm khí các nhóm vi khuẩn lên men sinh axit butyric, nấm mốc, nấm men bị ức chế dẫn đến chúng hoạt động yếu, các chất dinh dưỡng trong thức ăn đỡ bị phân hủy Bên cạnh đó các vi khuẩn sinh axit lactic
có điều kiện hoạt động mạnh sinh axit lactic, pH tăng nhanh càng ức chế các nhóm
vi khuẩn và nấm khác hoạt động, đây là yếu tố giúp bảo tồn thức ăn ủ chua
Trang 32- Thứ hai: Nhiệt độ sẽ làm thay đổi hướng lên men của vi sinh vật, dựa vào
nhiệt độ tối ưu cho sự phát triển của vi sinh vật chia ra hai kiểu lên men trong hố ủ + Lên men nóng: Lên men nóng thích hợp với vi khuẩn lactic chịu nhiệt, nhiệt
+ Enzym - amilaza cũng thủy phân liên kết - 1,4 glucozit trong tinh bột nhưng
có tác dụng yếu hơn enzym - amilaza
+ Enzym glucoamylaza xúc tiến phân hủy liên kết - 1,4 glucozit trong tinh bột
và làm tách ra một cách tuần tự các gốc glucose từ phía đầu không có tính khử của mạch polysacarit
1.2.2.2 Các quá trình diễn ra trong hố ủ chua
Theo Nguyễn Hữu Tào và cs (2005) [22] quá trình diễn ra trong hố ủ như sau:
Sự sinh nhiệt do hô hấp tế bào thực vật: Khi cây thức ăn bị cắt đứt nguồn dinh dưỡng thì hoạt động sống của tế bào là dị hóa Quá trình dị hóa phân giải chất bột
Như vậy hố ủ không ngừng tăng nhiệt độ, đến một mức nào đó sẽ làm chết tế bào thực vật Cùng với quá trình hô hấp của tế bào, còn có quá trình phân hủy hiếu
Trang 33khí của hệ vi sinh vật có sẵn trong thức ăn Hai quá trình này diễn ra song song làm
Khi các tế bào thực vật trong thức ăn bị chết bởi nhiệt độ thì hệ thống bảo vệ của tế bào mất tác dụng, lúc này các men phân giải protein hoạt động mạnh, thủy phân protein thành các axit amin và các amin khác, một phần axit amin tiếp tục bị
phân giải bởi các men Như vậy sự tổn thất protein của thức ăn ủ diễn ra chủ yếu ở giai đoạn này
Quá trình tạo axit axetic: Ngay từ đầu quá trình ủ chua các vi sinh vật trong
thức ăn phát triển mạnh, lớn nhất là nhóm vi khuẩn E.coli (đại diện là Escherichia
và Klebsiella), sản phẩm chính là axit axetic Bên cạnh đó nhóm vi khuẩn E.coli còn
có khả năng phân giải protein bằng các phản ứng khử amin và cả carboxyl của các
khuẩn khác lên men sinh axit butyric, nấm mốc, nấm men có thể tồn tại được pH cao nhưng lại không thích ứng với môi trường yếm khí do đó chúng chỉ phát triển được ở bề mặt hố ủ nơi có không khí lọt vào
Quá trình lên men tạo axit lactic: Có hai dạng lên men tạo axit lactic là lên men lactic đồng loại (đồng hình) và lên men lactic khác loại (dị hình)
Trong quá trình lên men lactic đồng hình thì glucose sẽ được chuyển hóa theo
sau đó axit pyruvic sẽ được khử thành axit lactic
Lên men lactic dị hình của vi sinh vật là quá trình lên men không chỉ tạo ra
Quá trình phân giải các chất có nitơ (N): Trong môi trường tự nhiên có nhiều loại vi sinh vật có khả năng sản sinh ra môi trường enzim proteaza (proteinaza, peptidaza) Các enzim xúc tác quá trình thủy phân liên kết peptit và một số liên kết khác làm cho phân tử protein được phân giải thành các hợp chất đơn giản hơn Các
Trang 34chất này sẽ biến đổi theo các trường hợp: (1) Dưới tác dụng của enzim peptidaza ngoại bào sẽ chuyển hóa tiếp thành axit amin; (2) Tế bào vi sinh vật hấp thu trực tiếp để làm nguyên liệu cho protein vi sinh vật; (3) Vi sinh vật tiếp tục phân giải tạo
tạp tạo ra nhiều sản phẩm trung gian theo các sơ đồ sau:
Khi phân giải các axit amin có chứa lưu huỳnh như methionine, cystin, cystein
Như vậy chúng ta càng hạn chế được quá trình phân giải protein trong hố ủ thì chất lượng thức ăn ủ càng cao
Giai đoạn đình chỉ mọi sự lên men: Đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình ủ chua Số lượng vi sinh vật liên tục giảm xuống do trị số pH giảm trong điều kiện yếm khí, đa số vi sinh vật bị chết Tuy nhiên do enzim trong tế bào của chúng vẫn tiếp tục hoạt động, làm cho nồng độ các axit hữu cơ vẫn còn tăng sau một vài ngày Thực tế quá trình lên men đã kết thúc, các loại vi sinh vật ngừng hoạt động các chất dinh dưỡng trong thức ăn không bị phân hủy Trị số pH lúc này khá ổn định ở mức 3,9 - 4,5 Nếu vì lý do nào đó làm cho thức ăn ủ bị hao hụt các axit hữu cơ (rửa trôi) thì pH sẽ tăng lên trên 4,5 và nhóm vi khuẩn clostridium sẽ hoạt động phân hủy axit
yếm khí là rất quan trọng để bảo quản thức ăn ủ chua
1.2.2.3 Ưu điểm của phương pháp ủ chua
Phương pháp ủ chua có những ưu điểm như:
- Chi phí dùng cho chế biến ủ chua thấp hơn phương pháp sấy, sự hao hụt về các chất dinh dưỡng thấp vì ủ chua trong điều kiện yếm khí Các phụ phẩm trồng trọt, hoặc các loại cây thức ăn thu hoạch với sản lượng lớn vào mùa mưa có thể ủ chua để dự trữ
Trang 35- Thức ăn ủ chua ít tổn thất hàm lượng dinh dưỡng, lại giữ được hàm lượng vitamin A, thường đạt được 1/3 so với dạng tươi (Gohl, 1993) [48]
- Phương pháp chế biến thức ăn bằng phương pháp ủ chua không đòi hỏi thiết bị tốn kém và dễ áp dụng trong điều kiện chăn nuôi nông hộ, trang trại quy mô nhỏ
- Chế biến thức ăn bằng phương pháp ủ chua nâng cao được tỷ lệ tiêu hóa thức ăn trong chăn nuôi
Tuy nhiên phương pháp ủ chua cũng có những nhược điểm so với các phương pháp chế biến thức ăn khác như: Giai đoạn đầu ủ chua tinh bột, đường bị
Theo Nguyễn Hữu Tào và cs (2005) [22] thì hai tác giả Schmidt và Wetterau (1974) cho biết protein ít bị tổn thất nhưng dễ bị biến dạng làm giảm giá trị sinh học của protein trong thức ăn đối với gia súc dạ dày đơn và gia cầm Ủ chua còn làm hao hụt hàm lượng vitamin D hơn so với phương pháp làm khô (Dương Hữu Thời và cs, 1982) [32] Ủ chua thức ăn ở nông hộ hay gặp trường hợp thức ăn ủ bị hỏng không thể sử dụng, nguyên nhân do ủ chua không đúng phương pháp, đặc biệt do không đảm bảo điều kiện yếm khí
1.3 Tình hình sản xuất khoai lang
Ở Việt Nam, khoai lang là 1 trong 4 loại cây lương thực chính sau lúa, ngô, sắn Tại Miền Bắc, diện tích gieo trồng cây vụ đông đạt 447,2 nghìn ha, bằng 11,5%
so với năm 2009 Trong đó, diện tích cây ngô đạt 144,5 nghìn ha, bằng 96,1% so với cùng kỳ 2009; diện tích khoai lang đạt 46,7 nghìn ha, bằng 95,2%; diện tích đậu tương đạt 84,1 nghìn ha, bằng 148% và diện tích cây rau, đậu các loại đạt 132 nghìn
ha, bằng 109,6% (http://www.vinafruit.com/2011) [41]
Về tình hình phát triển nguồn khoai lang thì hầu hết những nước trồng nhiều khoai lang trên thế giới đều có bộ sưu tập nguồn gen giống khoai lang Nơi lưu trữ nguồn gen khoai lang lớn nhất toàn cầu là Trung tâm Khoai tây Quốc tế (Centre Internaional de la Papa - CIP) với tổng số 7.007 mẫu giống khoai lang được duy trì Trong số này có 5.920 mẫu giống khoai lang trồng (Ipomoea batatas) và 1.087 mẫu giống khoai lang hoang dại (Ipomoea trifida và các loài Ipomoea khác) Việc duy trì
Trang 36nguồn gen ở CIP được thực hiện trong ống nghiệm, trên đồng ruộng, bảo quản bằng hạt và được đánh giá theo tiêu chuẩn quốc tế
Nguồn gen giống khoai lang Việt Nam chủ yếu được thu thập, đánh giá và bảo tồn tại Trung tâm Tài nguyên Thực vật thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam với 528 mẫu giống đã được tư liệu hóa (Hoàng Kim, 2010) [13]
Trong một vài năm gần đây, không chỉ Việt Nam mà các nước trong khu vực
và trên thế giới đang quan tâm tới chiến lược xây dựng nguồn nguyên liệu làm thức
ăn cho chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng như: Indonexia tiến hành chiến lược hệ thống cây trồng - vật nuôi quy mô nhỏ với nhiều hình thức chế biến khẩu phần ăn của lợn với khoai lang nhằm tận dụng được nguồn nguyên liệu sẵn có theo chương trình dự án của ACIAR - CIP - SARDI(Putra và cs, 2005) [64]
Với Philippines có Hội thảo lớn về sử dụng phân tích hệ thống và mô hình hóa để phát triển và cải thiện cho cây trồng - vật nuôi tại các hộ chăn nuôi với quy
mô nhỏ ở Đông Nam Á được tổ chức tại khách sạn Đại sứ - Bangkok - Thái Lan trong đó có bàn về vỗ béo gia súc bằng khoai lang ủ chua với khẩu phần thức ăn hỗn hợp tự trộn, dựa trên giá trị dinh dưỡng của cây khoai lang đã mang lại những thành công bước đầu trong việc vỗ béo gia súc (Irene Adion và cs, 2009) [56]; System - wide Livestock Programma có quy trình về quy trình phối trộn ủ chua dây
lá và củ khoai lang theo các công thức khác nhau (Liu jinyuan, 2009) [59] nhằm mang nguồn thức ăn ngày càng giàu dinh dưỡng hơn nữa cho chăn nuôi
Cây khoai lang là cây lương thực quan trọng, ở nước ta đứng thứ tư sau lúa, ngô, sắn Khoai lang là cây thân thảo dạng dây leo có hàm lượng chất béo thấp, có đóng góp lớn về hàm lượng protein và năng lượng trong khẩu phần ăn Củ khoai lang tươi còn cung cấp khoáng chất và VTM quan trọng cho cơ thể Không những vậy nó còn chiếm khoảng 53,25% trong khẩu phần thức ăn thô của vật nuôi (Irene Adion và cs, 2009) [56] Trước tình hình sản xuất khoai lang trong nước và trên thế giới, chúng ta tiến hành tìm hiểu và quan tâm hơn nữa nguồn nguyên liệu chính không chỉ phục con người mà cả cho vật nuôi
1.4 Dây lá, củ khoai lang và một số loại thức ăn xanh sử dụng trong chăn nuôi lợn thịt
Trang 371.4.1 Đặc điểm khoai lang
1.4.1.1 Nguồn gốc và phân loại khoa học
Khoai lang có nguồn gốc từ khu vực nhiệt đới châu Mỹ, nó được trồng cách đây trên 5000 năm Ngày nay khoai lang được trồng rộng khắp trong các khu vực nhiệt đới và ôn đới ấm
Khoai lang (Ipomoea batatas) là một loài cây nông nghiệp với các rễ củ lớn, chứa nhiều tinh bột, có vị ngọt Nó là một nguồn cung cấp rau ăn củ quả quan trọng, được sử dụng trong vai trò của cả rau lẫn lương thực (Hoàng Kim, 2009) [13]
Giới (regnum): Plantae
Không phân hạng: Angiospermae, Eudicots, Asterids
Bộ (ordo): Solanales
Họ (familia): Convolvulaceae
Chi (genus): Ipomoea
Loài (species): I batatas
1.4.1.3 Đặc điểm
Khoai lang là loài cây thân thảo dạng dây leo sống lâu năm, có các lá mọc so
le hình tim hay xẻ thùy chân vịt (các hoa có tràng hợp và kích thước trung bình) Rễ
củ có hình dáng thuôn dài và thon, lớp vỏ nhẵn có màu từ đỏ, tím, nâu và trắng Lớp cùi thịt có màu từ trắng, vàng, cam hay tím
Khoai lang có khối lượng đường bột (cacbonhydrat), VTM A và năng lượng cao hơn so với lúa mì, lúa nước và sắn Khoai lang được sử dụng củ và lá để làm
Trang 38thức ăn gia súc, chế biến bột, rượu cồn, bánh kẹo và gần đây đang được nghiên cứu
để làm màng phủ sinh học (bioplastic)
1.4.2 Dây lá và củ khoai lang
Cây khoai lang là loại cây lấy củ và cho nhiều lá dùng làm thức ăn cho gia súc
ỏ Việt Nam nói chung và Miền Bắc nói riêng cây khoai lang đã được trồng từ lâu đời Là loại cây quan trọng chăn nuôi gia súc đặc biệt trong chăn nuôi lợn Với thời gian sinh trưởng ngắn từ 100 - 120 ngày, khoai lang có thể được trồng nhiều vụ/năm Có tiềm năng năng suất củ cao như Trung Quốc 60 - 80 tấn/ha; Nhật 30 -
40 tấn/ha; Hàn Quốc 30 - 35 tấn/ha Ở Việt Nam diện tích khoảng 404900 ha và sản lượng từ 2.104.500 - 2.404.800 tấn/năm Từ 2000 - 2004 sản lượng từ 1.611.300 - 1.535.700 tấn củ/năm
Cây khoai lang tươi nước ta có lượng nước chiếm khoảng 86 - 91%, protein có
từ 12,94 - 19,33% (tính theo vật chất khô) Củ khoai lang chứa nhiều tinh bột, nhiều
xơ, VTM A, C và VTM B6. Các giống khoai nghệ có lớp thịt màu vàng sẫm chứa nhiều VTM A hơn (Nguyễn Thị Tịnh và cs, 2006) [40] Theo Lê Đức Ngoan, Nguyễn Thị Hoa Lý và Dư Thanh Hằng (2005) [19] cho rằng khi sử dụng 10% thân
lá khoai lang làm tăng tăng trọng, giảm chi phí thức ăn, giảm tỷ lệ chết và còi cọc của lợn con
Chất lượng khoai lang ở nước ta rất khác nhau tuỳ thuộc vào giống, song giá trị dinh dưỡng của khoai lang tương đối thấp và thuỷ phân cao giàu tinh bột và năng lượng, hàm lượng nước cao trên 80% nên dễ bị thối Tương tự như sắn củ khoai lang có hàm lượng protein thô thấp khoảng 5% trong VCK (Dai peter, 2001) [2] Trong phần dẫn xuất không đạm của khoai lang có từ 8 - 10% đường, ngoài ra khoai lang ruột vàng còn chứa nhiều caroten 40mg/kg khoai lang Củ khoai lang có những hạn chế cơ bản là: chất kháng dinh dưỡng làm giảm hoạt lực của men trypsine trong dịch ruột và do đó làm giảm tỷ lệ tiêu hoá của protein trong thức ăn Bên cạnh đó tỷ
lệ nước cao củ khoai lang dễ bị hà thối khó để bảo quản và sử dụng lâu dài nên phải ủ chua không chỉ giảm thiệt hại mà còn cải thiện chất lượng bằng cách tăng
Trang 39giá trị dinh dưỡng và giảm chất kháng dinh dưỡng trong quá trình bảo quản và sử dụng (Nguyễn Thị Tịnh, 2006) [40]
Qua đây cũng cho thấy rằng dây lá và củ khoai lang là nguồn thức ăn dồi dào,
có chất lượng tốt Tuy nhiên với hàm lượng nước cao nên gia súc không ăn được nhiều, khó bảo quản dễ bị hà thối nên cần có phương pháp chế biến, bảo quản và dự trữ hợp lý như: ủ xanh, ủ chua các phương pháp này giúp cho người dân luôn có
đủ lượng thức ăn xanh trong khẩu phần ăn cho gia súc, tiết kiệm được công lao động cho người chăn nuôi, đặc biệt là cải thiện về chất lượng, tăng hàm lượng protein, sử dụng lâu dài mà chi phí chăn nuôi ở mức độ thấp (Nguyễn Thị Tịnh, 2006) [40]
1.4.3 Một số loại thức ăn xanh khác
Thức ăn xanh là loại thức ăn chứa nhiều nước (75 - 95%), nhiều chất xơ (2 - 3%) ở giai đoạn non, giai đoạn trưởng thành 6 - 8% Tỷ lệ các chất dinh dưỡng cân đối 1000 - 1500Kcal Tỷ lệ Ca/P là 1,5 - 2/1 Do thức ăn xanh có hàm lượng nước cao, nhiều xơ nên gia súc không ăn được nhiều, vì vậy khi phối hợp trong khầu phần ăn chú ý Trong khẩu phần chiếm 20 - 40% khẩu phần của lợn 70 - 100% khẩu phần ăn của trâu bò, 5 - 10% khẩu phần ăn của gia cầm Thức ăn dễ tiêu hoá, có tính ngon miệng cao, tỷ lệ tiêu hoá ở lợn là 60 - 70% Là loại thức ăn dễ trồng và cho năng suất cao Thức ăn xanh giàu VTM E, VTM D rất thấp (Từ Quang Hiển, 2001) [7]
* Sắn: Cây sắn là một loại cây lương thực quan trọng trên thế giới Sắn có
nguồn gốc từ Sắn có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới vùng Mỹ Latinh, được du nhập vào Việt Nam khoảng giữa thế kỷ XVIII Cây sắn là loại cây thuộc lớp hai lá mầm thuộc họ thầu dầu Lá khía thành nhiều thùy, có thể dùng để làm thức ăn chăn nuôi gia súc Rễ ngang phát triển thành củ và tích luỹ tinh bột Cây sắn cho hai sản phẩm có giá trị đó là củ sắn và lá sắn Sắn có thời gian sinh trưởng thay đổi từ 6 đến 12 tháng (tối đa 18 tháng), tùy thuộc giống, vụ trồng, địa bàn trồng và mục đích sử dụng
Lá sắn là nguồn thức ăn tốt cho gia súc vì có hàm lượng protein thô cao 25,6
%, caroten và khoáng cao, giàu VTM C và A, có hàm lượng riboflavin đáng kể, giàu lysine, thiếu methionine Lá sắn tươi có hàm lượng HCN cao 1,436 mg/kg chất
Trang 40khô do đó phải có biện pháp xử lý bằng phơi khô hay ủ chua thì lượng HCN còn lại không đáng kể (Nguyễn Thị Tịnh, 2006) [39] Tác giả Lê Đức Ngoan và cs (2005) [19] thì năng suất lá vào khoảng 4,6 tấn VCK/ha tại thời điểm thu hoạch củ
Theo Hội chăn nuôi (2003) [10] bình quân trong bột lá sắn có chứa 21% protein thô (16,7 - 39,9%) Hàm lượng protein biến động tùy theo giống sắn, tuổi thu hoạch, độ phì nhiêu của đất trồng và khí hậu vùng canh tác Thành phần hóa học của bột lá sắn như sau: vật chất khô 93%; protein thô 16% (16,7 - 39,9%); lipit 5,5% (3,8 - 10,5%); xơ thô 20% (4,8 - 29%); khoáng tổng số 8,5% (5,7 - 12,5%);
Ca (canxi) 1,45%; P (photpho) 0,45%; Zn (kẽm) 149 mg/Kg; Mn (mangan) 52 mg/Kg; Fe (sắt) 259 mg/Kg; và Cu (đồng) 12 mg/Kg Trong lá sắn giàu vitamin C
và A có hàm lượng riboflavin đáng kể, giàu lysine, thiếu methionine
Theo Phuc và Lindberg (2001) [63] phân tích trong lá sắn có đầy đủ các axit amin thiết yếu; lá sắn phơi khô và lá sắn ủ chua không có sự chênh lệch đáng kể về
tỷ lệ protein thô và tỷ lệ các axit amin
* Cỏ stylo: Còn có tên gọi là đậu stylo (stylosanthes) là đậu đỗ nhiệt đới, chịu
hạn thích hợp với đất nghèo dinh dưỡng và chua Tuy nhiên, ánh sáng có ảnh hưởng tích cực tới lượng chất xanh, nếu bị che nắng thì năng suất sẽ giảm Cỏ không chịu bóng, có thể sinh trưởng tốt đối với các giống cỏ khác song phải không được phủ chụp lên Nó phân bố tự nhiên ở Trung và Nam Mỹ sau đó được nhập vào nhiều nước trên thế giới Ở Việt Nam nhập lần đầu vào năm 1967, hiện nay được nghiên cứu và sử dụng rộng rãi ở nhiều nơi
Theo Nguyễn Thiện (2005) [27] thân stylo thường có lông, lá chẽ làm ba đầu
có ít lông mềm và hàm lượng xơ cao nên gia súc không thích ăn tươi Tỷ lệ lá/thân
là 5/7 Thân cây lúc non thô xanh khi già chuyển thành màu xanh sẫm hoặc tím Người ta thường dùng cỏ stylo phủ đất chống sói mòn, kết hợp làm thức ăn gia súc
Nó có hàm lượng chất khô tương đối cao, trung bình 240g/kg chất xanh Trong chất khô hàm lượng protein thấp (155 - 167g/kgVCK), xơ cao 266 - 272g/kg (Viện chăn nuôi Quốc gia, 2001) [44]
Cỏ stylo có các nhóm chủ yếu như sau: