3.2.5.1. Về định giá hải quan
Về mặt hình thức và thủ tục thì Việt Nam mới chỉ áp dụng Nghị định 60/2002/NĐ-CP ngày 6/6/2002 về việc xác định trị giá tính thuế đối với hàng hoá nhập khẩu theo nguyên tắc của Hiệp định trị giá hải quan (CVA) của WTO đối với hàng hoá nhập khẩu theo hợp đồng thơng mại thực hiện chơng trình CEPT từ 1/7/2002 mặc dù có quy định của Điều 1.2 Nghị định 60/2002/NĐ-CP. Do đó, đề xuất sửa đổi Nghị định 60/2002/NĐ-CP bớc 1 để huỷ bỏ quy định hạn chế việc thực hiện Nghị định chỉ đối với hàng hoá thuộc Chơng trình CEPT và cho phép áp dụng Nghị định này đối với hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ các nớc có cam kết thực hiện.
Đồng thời, trong lần sửa đổi bớc 1 này, bãi bỏ việc chỉ áp dụng Nghị định 60/2002/NĐ-CP đối với điều kiện là hàng nhập khẩu theo hợp đồng thơng mại vì Hiệp định CVA của WTO không có quy định này và bản thân các quy định hợp đồng của Việt Nam cũng gây phức tạp và khó khăn cho việc áp dụng Nghị định. Hơn nữa, lần sửa đổi bớc 1 cũng cần tính đến việc sửa đổi Điều 17 Nghị định
60/2002/NĐ-CP cho phù hợp với kết quả đàm phán gia nhập WTO (Hiệp định CVA không cho phép bảo lu nếu không có sự đồng ý của WTO).
Tiến hành sửa đổi bớc 2: áp dụng các quy định của Nghị định 60/2002/NĐ-CP chung cho hàng hoá nhập khẩu khi gia nhập WTO vì vào thời điểm đó thì Việt Nam sẽ phải áp dụng việc tính thuế đối với hàng hoá nhập khẩu theo nguyên tắc của Hiệp định Trị giá hải quan (CVA) đối với hầu hết các nớc có quan hệ thơng mại với chúng ta. Việc duy trì một cơ chế trị giá hải quan thống nhất cũng bảo đảm hiệu quả cho việc quản lý và thực thi.
Về nội dung Nghị định 60/2002/NĐ-CP, Điều 7.4 cần đợc sửa đổi cho phù hợp với Điều 5.2 Hiệp định CVA của WTO ở 2 điểm: (i) cần sửa đổi để quy định việc áp dụng trị giá đối với hàng nhập khẩu sau khi đã qua gia công hay chế biến chỉ nếu đáp ứng 2 điều kiện là khi không có hàng hoá nhập khẩu đang đợc tính trị giá hay hàng nhập khẩu giống hệt hoặc tơng tự đợc bán tại Việt Nam, và khi ngời nhập khẩu yêu cầu; (ii) sửa đổi để có thể áp dụng chú thích cho Điều 5.2 Hiệp định CVA, cần xem xét theo từng trờng hợp cụ thể thay vì đa thành nguyên tắc chung không áp dụng đối với hàng hoá gia công, chế biến mà bị mất đi thuộc tính.
Sửa đổi Điều 23, 25 Luật Hải quan và Điều 12 Nghị định 60/2002/NĐ-CP cho phù hợp với Điều 13 Hiệp định CVA để khẳng định quyền của ngời khai hải quan khi có bảo lãnh hay đặt cọc đủ để nộp tiền thuế và các khoản phải trả khác đợc lấy hàng hoá ra khỏi hải quan (thông quan) nếu có sự trì hoãn trong việc ra quyết định cuối cùng về trị giá hải quan.
Trong thực tiễn thơng mại quốc tế, các nớc thờng áp dụng việc tính thuế theo giá, theo số lợng hoặc kết hợp cả hai. Biểu thuế nhập khẩu của ta chỉ áp dụng phơng pháp tính thuế theo giá. Việt Nam cũng nên áp dụng thêm cách tính thuế theo lợng nhập khẩu hoặc hỗn hợp cả hai đối với mặt hàng nhập khẩu thích hợp nhằm ổn định thu cho ngân sách mà vẫn thoả mãn quy định của WTO.
Trớc mắt, Việt Nam cần giảm bớt số mặt hàng chịu giá tính thuế tối thiểu và tiến tới loại bỏ hẳn việc quản lý này, tăng cờng tính minh bạch của thủ tục hải quan bằng cách thông báo các quy định có liên quan tới hải quan một cách rõ ràng, công khai. Nếu có thể, để chế độ thuế quan rõ ràng và thích ứng với thơng mại quốc tế, Việt Nam nên tham gia Công ớc HS.
3.2.5.2. Về giám định trớc khi gửi hàng
Nhìn chung, hoạt động giám định hàng hoá đợc quy định trong Luật Hải quan năm 2001, Chơng III về kiểm tra hải quan, Điều 25 Khoản 4, Điều 27 Khoản 4 và Nghị định số 101/2001/NĐ-CP ngày 31/12/2001 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát hải quan đã phù hợp và tơng đồng với các quy định tơng ứng của WTO. Tuy nhiên, còn có một số quy định còn cha đầy đủ và cụ thể, nh về thủ tục rà soát độc lập quy định trong Luật Hải quan cha đáp ứng đầy đủ yêu cầu nh quy định trong Điều 4 Hiệp định PSI.
Do đó, Việt Nam cần ban hành văn bản để cụ thể hoá các quy định cha đáp ứng kể trên.
Việt Nam nên đợc t vấn để dự thảo các quy định về giám định trớc khi gửi hàng phù hợp với các yêu cầu của WTO và cần ban hành một chế độ pháp lý về quy tắc xuất xứ đa biên chứ không phải chỉ trong khuôn khổ AFTA nh hiện nay.
3.2.5.3. Về quy tắc xuất xứ
Các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành liên quan đến việc kiểm tra xuất xứ của hàng hoá nhập khẩu mới chỉ dừng ở Thông t liên tịch số 09/2000/TTLT- BTM-TCHQ ngày 17/4/2000 của Bộ Thơng mại và Tổng cục Hải quan hớng dẫn về việc xác định và kiểm tra xuất xứ hàng hoá; Quyết định số 416/TM-ĐB ngày 13/5/1996 và Quyết định số 492/2000/QĐ-BTM ngày 20/3/2000 của Bộ trởng Bộ Thơng mại sửa đổi Quyết định số 416/TM-ĐB về Quy chế cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá ASEAN của Việt Nam - Mẫu D để hởng các u đãi theo Hiệp định về Chơng trình Ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT).
Nh vậy, lĩnh vực kiểm tra xuất xứ của hàng hoá nhập khẩu ở nớc ta cha đợc điều chỉnh đầy đủ bởi các văn bản quy phạm pháp luật hoặc mới ở văn bản pháp quy cấp thấp. Do còn thiếu các quy định về quy tắc xuất xứ nh của WTO, Việt Nam cần xây dựng Nghị định quy định về việc xác định xuất xứ của hàng hoá nhập khẩu trên cơ sở không phân biệt đối xử trên tinh thần và nội dung phù hợp với Hiệp định ROA của WTO.
3.2.5.4. Về các biện pháp đầu t liên quan đến thơng mại
TRIMs không phù hợp với WTO đã đợc Việt Nam xoá bỏ, là yêu cầu tự đảm bảo cân đối ngoại tệ, u tiên chuyển nhợng vốn cho bên Việt Nam, miễn giảm thuế khi chuyển nhợng vốn cho bên Việt Nam. Tuy nhiên, Luật Đầu t nớc ngoài hiện hành vẫn còn quy định u tiên sử dụng đầu vào của Việt Nam. Hiện tại WTO muốn Việt Nam phải thông báo rõ ràng công khai TRIMs cha phù hợp và đa ra cam kết loại bỏ dần.
Căn cứ vào những phân tích ở Chơng II về biện pháp vi phạm nguyên tắc đối xử quốc gia thứ nhất là yêu cầu doanh nghiệp phải mua hoặc sử dụng hàng hoá có xuất xứ trong nớc hoặc từ nguồn cung cấp trong nớc (TRIM bị cấm), ở phần này, khoá luận kiến nghị:
(1) Sửa đổi Thông t liên tịch số 176/1998/TTLT-BTC-BCN-TCHQ ngày 25/12/1998 của Bộ Tài chính, Bộ Công nghiệp, Tổng cục hải quan và các văn bản có liên quan theo hớng xoá bỏ quy định về u đãi thuế nhập khẩu theo tỷ lệ nội địa hoá để thực hiện chính sách miễn giảm chung theo biểu thuế hiện hành.
(2) Không áp dụng điều kiện bắt buộc thực hiện chơng trình nội địa hoá trong thực tiễn thẩm định, cấp giấy phép đầu t. Hơn nữa, cần điều chỉnh Danh mục lĩnh vực đầu t có điều kiện ban hành kèm theo Nghị định 24/2000/NĐ-CP theo hớng xoá bỏ yêu cầu phát triển nguồn nguyên liệu trong nớc đối với dự án chế biến đờng mía, dầu thực vật, sữa, gỗ.
Về bốn biện pháp đầu t liên quan đến thơng mại (TRIMs) bị cấm còn lại, các quy định pháp luật của Việt Nam đã đáp ứng việc xoá bỏ theo cam kết với WTO.
3.2.5.5. Về trợ cấp và các biện pháp đối kháng
Các quy định hiện hành của Việt Nam về trợ cấp và các biện pháp đối kháng đã đợc so sánh, đối chiếu với các quy định của WTO trong Chơng II. Căn cứ vào những phân tích, đối chiếu đó, khoá luận xin đa ra các kiến nghị chung cho từng yêu cầu của WTO nh sau:
Trong Thông báo về trợ cấp của Việt Nam trình lên Ban công tác của WTO trong Phiên họp thứ 7 sắp tới (dự định vào tháng 12/2003), đề nghị minh bạch hoá toàn bộ các trợ cấp mà Việt Nam đang áp dụng: các trợ cấp bị cấm, các trợ cấp có thể đối kháng cũng nh các trợ cấp không thể đối kháng. Tuy nhiên, chúng ta cần tham khảo ý kiến của các thành viên WTO trong việc xác định các biện pháp trợ cấp bị cấm, trợ cấp có thể đối kháng và không thể đối kháng để từ đó xây dựng Chơng trình hành động và đề xuất phơng án sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến trợ cấp bị cấm trong: Luật Doanh nghiệp Nhà nớc, Luật Doanh nghiệp, Luật Khuyến khích đầu t trong nớc, Luật đầu t nớc ngoài tại Việt Nam, Luật Hợp tác xã và các văn bản dới luật khác17.
Về trợ cấp có thể đối kháng, chúng ta cần ban hành Pháp lệnh Thuế chống trợ cấp trong đó quy định về tổn hại nghiêm trọng do tác động nghịch gây ra18 và mức tổn hại nghiêm trọng19. Để từ đó có căn cứ để áp dụng thuế chống trợ cấp đối với hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam. Đây là quyền lợi của Việt Nam khi gia nhập WTO.
Về trợ cấp không thể đối kháng, chúng ta cần sử dụng quy định này của WTO để tiến hành trợ cấp xuất khẩu cho hàng hoá Việt Nam trong phạm vi mà trợ cấp đợc coi là không thể đối kháng. Chẳng hạn, cần duy trì trợ cấp trong Chơng trình xoá đói giảm nghèo, trợ cấp áp dụng tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
3.2.5.6. Về quy định chống bán phá giá
Nhìn chung, Dự thảo Pháp lệnh về thuế Chống bán phá giá của Việt Nam đã đa ra những quy định về chống bán phá giá trên cơ sở tinh thần và nội dung của Hiệp định về chống bán phá giá của WTO. Tuy nhiên, một số quy định của chúng ta còn sơ sài, cha chi tiết. Do đó, chúng ta cần sớm thông qua và ban hành Pháp lệnh về thuế Chống bán phá giá cùng với Nghị định hớng dẫn thi hành Pháp lệnh này trong đó quy định cụ thể hơn nữa các điều khoản trong Pháp lệnh.
3.2.5.7. Về các biện pháp tự vệ trong thơng mại
Quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về tự vệ trong thơng mại đợc điều chỉnh bởi Pháp lệnh về tự vệ trong nhập khẩu hàng hoá nớc ngoài vào Việt Nam năm 2002. Pháp lệnh này đợc xây dựng và ban hành dựa trên cơ sở nội dung các
17 Đã nêu trong Chơng II
18 Điều 5 Hiệp định SCM của WTO 19 Điều 6 Hiệp định SCM của WTO
điều trong Hiệp định về các biện pháp tự vệ của WTO (Hiệp định AS), do đó Pháp lệnh tự vệ của chúng ta đã hoàn toàn tơng đồng với quy định của WTO. Tuy nhiên, một số điều và điều khoản nh Điều 3 điểm 2 Pháp lệnh quy định biện pháp hạn ngạch, Điều 20 về biện pháp tự vệ tạm thời cha thật cụ thể, Điều 22 khoản 2 cha quy định trờng hợp đợc gia hạn áp dụng biện pháp tự vệ. Do đó, các nội dung này cần đ- ợc quy định rõ hơn trong văn bản hớng dẫn thi hành Pháp lệnh tự vệ năm 2002.