Trên thực tế, tổ chức ngày lễ ở trường mầm non nhiều khi còn mang tính hình thức, sơ sài; qua loa, đại khái nên hiệu quả giáo dục trẻ chưa cao, chưa phát huy những ưu điểm của nó đối với
Trang 1
TRUONG DAI HOC SU PHAM HA NOI 2 KHOA GIAO DUC TEU HOC
DOAN THI THOM
HUONG DAN TRE 4-5 TUOI KHAM PHA MOI TRUONG XUNG QUANH THONG QUA
TO CHUC LE HOI TRONG TRUONG
MAM NON
KHOA LUAN TOT NGHIEP
CHUYÊN NGÀNH:Phương pháp cho trẻ làm quen MTXQ
Người hướng dẫn khoa học
Th S LÊ THỊ NGUYÊN
Hà Nội - 2012
Trang 2
LOI CAM ON
Tác giả xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến cô giáo, Th.S Lê Thị Nguyên - giảng viên khoa Giáo dục Tiểu học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 - người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận
Tác giả cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy, cô giáo
trong khoa Giáo dục Tiểu học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tác gia trong suốt quá trình học tập tại nhà trường Xin được gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu, các thầy cô giáo ở các trường mầm non: trường mầm non Kim Chung, trường mầm non Sao Mai (Đông Anh, Hà Nội) đã tạo điều kiện cho tác giả điều tra, khảo sát các vấn đề thực tiễn có liên quan đến phạm vi nghiên cứu của đề tài
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Hà nội, ngày 04 tháng 05 năm 2012
Người thực hiện Đoàn Thị Thơm
Trang 3LOI CAM DOAN
Tôi xin cam đoan những kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là thành quả nghiên cứu của riêng tôi Nội dung khóa luận không trùng với bất cứ một công trình nghiên cứu nào
Hà Nội, ngày 04 tháng 5 năm 2012 Người thực hiện
Đoàn Thị Thơm
Trang 41.1.1 Đặc điểm phát triển nhận thức ¿2222 211212222522 4 1.1.2 Đặc điểm phát triển tình cảm -cccccsSs s2 6
1.2 Giới thiệu chương trình cho trẻ KPKH về MTXQ - 7
1.2.1 Mục tiêu, nội dung cho trẻ KPKH về MTXQ ở mầm non 8 1.2.2 Chương trình cho trẻ KPKH về MTXQ lứa tuổi MGN ( 4- § tuổi) LŨ 1.2.2.1.Mục tiêu cho trẻ KPKH về MTXQ lứa tuổi MGN 10
1.2.2.2.Yêu cầu, nội dung giáo dục theo độ tuối 11
1.3 Hướng dẫn trẻ khám phá MTXQ thông qua hình thức tổ chức lễ hội ở
trường ImẦm nON 2 2111111122111 11 111 11kg 2221 xx4 16
1.3.1 Mục đích, ý nghĩa của tổ chức ngày lễ hội trong hướng dẫn trẻ khám
1.3.3 Quy trình tổ chức ngày lễ hội ở trường mầm non trong hướng dẫn trẻ
4)4:0 0 /0btađđđdiiảảảiiÝŸ 19
Chương 2: Cơ sớ fhực tiễn của việc hướng dẫn trẻ 4 — 5 tuổi khám phá MMTXOQ thông qua việc tổ chức ngày lễ hội ở trường mẫm non 21 2.1 Mục đích khảo sát thực trạng - - << «+ 21 2.2 Déi tong khao sat thuc trang 0 ccceeeeeeeeeeeeeeeeeceeeeeeeeeeeens 21 2.3 Nội dung khảo sát thực trạng - cà sàn 21
Trang 52.4 Phương pháp khảo sát thực trạng . - 22 2.5 Kết quả khảo sát thực trạng - 2 Snnnnnnn n1 sxy 24
2.5.1 Việc tổ chức cho trẻ KPKH về MTXQ hiện nay 24
2.5.2 Việc vận dụng hình thức tổ chức các ngày lễ hội trong tô chức cho trẻ
4~ 5 tuổi KPKH về MTXQ ở trường mầm non - ¿+ eee 28
Chương 3: Xây dựng quy trình tổ chức các ngày lễ hội ở trường mầm non
trong việc hướng dẫn trẻ 4 — 5 tuổi KPKH về MTXO «- 39
3.1 Các nguyên tắc xây dựng quy trình tô chức các ngày lễ hội ở trường
mam non trong việc hướng dẫn trẻ 4 — 5 tuổi KPKH về MTXQ 39 3.1.1 Nguyên tắc đám bảo tính giáo dục -52-52c++c+sse2 39
3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp giữa nội dung kiến thức và nội dung thực hành . - CC 2220200021101 1 11111 ng ng ng cv s 39 3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo phát triển tính độc lập và tự tin của trẻ 40 3.2 Quy trình tổ chức các ngày lễ hội ở trường mầm non thông qua việc
Trang 6DANH MUC CHU VIET TAT
MTXCQ : môi trường xung quanh
Trang 7DANH MUC HINH VE BAN BIEU
Vai trò của các ngày lễ hội trong trường mâm non
Phát triển vận động cho trẻ 8 8.1
Phát triển tình cảm, đạo đức, kĩ năng xã hội cho trẻ |32 32.6
Phát triển khả năng phối hợp các giác quan chop trẻ | 12 122
Những khó khăn hạn chế khi sận dụng hình thức tổ chức lễ hội
trong hướng dan tré KPKH vé M TXO hiện nay:
Kĩ năng hoạt động hợp tác của trẻ còn hạn chê 25 25.5
GV chưa thực sự quan tâm đến nhu cầu, hứng thú 13 13.2
học tập của HS
Điêu kiện cơ sở hạ tâng của trường lớp còn hạn chê | 35 35.7
Tổ chức các ngày lễ hội trong trường mâm non là:
Trang 8PHAN MO DAU
1.Lí do chọn đề tài
Giáo dục mầm non đang ngày càng có vị trí quan trọng được các cấp, các ngành, được gia đình, nhà trường và xã hội đặc biệt quan tâm Trong bao cáo giám sát toàn cẩu về giáo dục cho mọi người năm 2005, UNESCO đã đánh giá: “Những năm đầu của cuộc sống là giai đoạn chủ yếu của sự phát triển trí tuệ, nhân cách và hành vi” và “việc chăm sóc giáo dục trẻ ở lứa tuổi trước tuổi học có liên quan đến việc phát triển nhận thức và xã hội tốt hơn” Trong hệ thống giáo dục Việt Nam, giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ và là cơ sở cho quá trình học tập của trẻ ở các cấp học tiếp theo
Cho trẻ KPKH về MTXQ là hoạt động giáo dục rất quan trọng ở trường
mam non, góp phần tích cực vào sự phát triển toàn diện của trẻ - kể cả phát triển tình cảm, thẩm mĩ, trí tuệ, thể chất và ngôn ngữ Việc tố chức cho trẻ KPKH về MTXQ giúp trẻ thỏa mãn trí tò mò, ham hiểu biết; thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu, khám phá TGXQ của trẻ; trang bị cho trẻ vốn kiến thức sơ đẳng
về các sự vật, hiện tượng; rèn luyện khả năng QS, tri giác và phát triển tư duy cho trẻ; giúp trẻ thêm mạnh dạn, tự tin và hình thành các kĩ năng sống
Nội dung khám phá về MTXQ ở mầm non rất phong phú và đa dạng Ở
cả 3 lứa tuổi, trẻ đều được tìm hiểu về các yếu tô tự nhiên và xã hội theo từng
chủ điểm giáo dục nhất định và được cụ thể hóa qua các chủ đề, chủ đề nhánh
như: Trường mầm non; Bản thân, Gia đình, Nghề nghiệp, Động vật, Thực vật,
PTGT, Quê hương, đất nước, Bác Hồ, Nội dung cho trẻ KPKH về MTXQ
được thực hiện thông qua các tiết học, hoạt động ngoài trời, hoạt động góc, sinh hoạt hàng ngày hay thông qua tổ chức các ngày lễ hội ở trường mầm non Trong đó, tổ chức các ngày lễ hội cho trẻ trong trường mầm non là hình thức hiệu quả giúp trẻ làm quen, khám phá cuộc sông xã hội, tạo sự hứng thú
và mang lại niềm vui cho trẻ Việc tổ chức các ngày lễ hội giúp trẻ mở rộng vốn hiểu biết về thế giới xung quanh, rèn luyện và phát triển các kĩ năng xã hội, bồi dưỡng những tình cảm, xúc cảm tích cực cho trẻ
Trang 9Tuy nhiên, việc tổ chức các ngày lễ hội trong trường mầm non vì những
lí do khác nhau mà vẫn chưa được chú trọng Trên thực tế, tổ chức ngày lễ ở trường mầm non nhiều khi còn mang tính hình thức, sơ sài; qua loa, đại khái nên hiệu quả giáo dục trẻ chưa cao, chưa phát huy những ưu điểm của nó đối với sự phát triển của trẻ
Những lí do trên là căn cứ để người nghiên cứu lựa chọn đề tài: “Hướng dẫn trẻ 4 - 5 tuổi khám phá môi trường xung quanh thông qua tổ chức các ngày lễ hội ở trường mầm non”
2 Mục đích nghiên cứu
Xây dựng quy trình tổ chức ngày lễ hội ở trường mầm non, từ đó hướng
dân trẻ 4-5 tuổi khám phá MTXQ
3 Nhiêm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nêu trên, để tài cần giải quyết những nhiệm vụ sau:
-_ Cơ sở lí luận của việc hướng dẫn trẻ 4-5 tuổi khám phá MTXQ thông
qua tổ chức các ngày lễ hội ở trường mầm non
- Cơ sở thực tiễn của việc hướng dẫn trẻ 4-5 tuổi khám phá MTXQ
thông qua tô chức các ngày lễ hội ở trường mầm non
- Xây dựng quy trình tổ chức các ngày lễ hội ở trường mầm non, thông
qua đó mà hướng dẫn trẻ khám phá về MTXQ
- Minh họa một số kế hoạch bài học cho trẻ 4-5 tuổi khám phá MTXQ
thông qua tô chức các ngày lễ hội ở trường mầm non
4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Quy trình tô chức các ngày lễ hội trong hướng
dẫn trẻ 4-5 tuổi khám phá MTXQ
- Khách thể nghiên cứu: Quá trình tố chức cho trẻ 4-5 tuổi khám phá
khoa học về MTXQ
5 Phạm vi nghiên cứu
Trang 10- Đề tài giới hạn nghiên cứu quy trình tô chức các ngày lễ hội ở trường mầm non trong việc hướng dẫn trẻ 4-5 tuổi khám phá khoa học về MTXQ
- Địa bàn tìm hiểu thực trạng : Ở một số trường mầm non thuộc ngoại
thành Hà Nội
6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận
6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Quan sát
- Điều tra
- Phỏng vấn
6.3 Phương pháp thống kê toán học
7 Giá thuyết khoa học
Nếu vận dụng hình thức tổ chức các ngày lễ hội để tổ chức cho trẻ khám phá khoa học về MTXQ trong đó khuyến khích trẻ tham gia vào toàn
bộ quá trình chuẩn bị và tiến hành các hoạt động của ngày lễ hội thì sẽ giúp trẻ mở rộng và nâng cao hiểu biết về thế giới xung quanh, góp phần tích cực vào sự phát triển toàn diện của trẻ
Chương 2:Cơ sở thực tiễn của việc hướng dẫn trẻ 4-5 tuổi khám phá
MTXQ thông qua hình thức tổ các ngày lễ hội ở trường mầm non
Chương 3: Xây dựng qui trình tổ chức các ngày lễ hội ở trường mầm non trong tổ chức cho trẻ 4-5 tuôi khám phá MTXQ
Trang 11NOI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC HUONG DAN TRE 4-5 TUOI KHAM PHA MOI TRUONG XUNG QUANH THONG QUA
TO CHUC NGAY LE HOI TRONG TRUONG MAM NON
1.1.Đặc điểm phát triển cúa trẻ _ lứa tuổi mẫu giáo nhỡ
1.1.1 Đặc điểm hoạt động vui chơi
Về đặc điểm hoạt động vui chơi, ở giai đoạn này hoạt động vui chơi đã đạt đến dạng chính thức của nó, nghĩa là trong quá trình vui chơi trẻ đã thể hiện được đầy đủ những đặc điểm của hoạt động chơi
Điều này thể hiện ở việc trẻ nắm bắt được vai chơi của mình trong trò chơi và thể hiện được vai chơi đó ra ngoài trong trò chơi, khiến cho trò chơi
được liền mạch hơn trong quá trình trẻ chơi
Trẻ đã thế hiện được tính độc lập tự chủ rõ nét trong khi chơi, trẻ hóa thân vào các nhân vật trong trò chơi, thực hiện những hành động của nhân vật, nói những lời nói của nhân vật nhưng thực chất lại là những hành động
và lời nói trẻ tự nghĩ ra mà trẻ coi đó là những biểu hiện của nhân vật mà trẻ đang đóng
Vì những phát triển về tâm lí đặc biệt là đặc điểm ý thức và tự ý thức mà trẻ bắt đầu bộc lộ cá tính của mình, cá tính này được thể hiện trong chính trò chơi, chính vai chơi mà trẻ đóng Cũng nhờ ý thức và tự ý thức này mà trẻ bắt đầu nhận thức sự vật hiện tượng một cách sâu sắc hơn nhưng vẫn nặng về
cảm tính Trẻ đã biết thiết lập mối quan hệ rộng rãi , phong phú giữa các đối tượng trong khi tìm hiểu, nhận biết, khám phá các sự vật hiện tương Vì thế,
trong các hoạt động trẻ đã có sự liên kết, suy luận tạo ra những kết quả bất ngờ mà vô cùng sáng tạo trong trò chơi
1.1.2 Đặc điểm phát triển nhận thức
Trẻ em nhìn chung có nhu cầu nhận thức rất cao về thế giới xung quanh; trẻ tò mò, ham tìm hiểu, thích khám phá và thường đặt ra các câu hỏi: đó là ai, cái gì, tại sao, như thế nào, khi được tiếp xúc với các sự vật, hiện tượng ở xung quanh Sự nhận biết của trẻ về thế giới xung quanh còn mang nặng cảm
Trang 12tính và tính trực quan hành động Mức độ nhận biết của trẻ phụ thuộc đặc điểm tâm lí lứa tuổi
Đến tuổi mẫu giáo, nhờ sự mở rộng phạm vi, mức độ làm quen với các
đồ vật và sự đa dạng hóa các loại hình trò chơi (đặc biệt là trò chơi đóng vai theo chủ đề) dẫn tới một bước ngoặt rất lớn trong tư duy của trẻ, đó là chuyển
tư tư duy trực quan - hành động sang tư duy trực quan - hình tượng Xem xét trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, người nghiên cứu chủ yếu tập trung tìm
hiểu sự phát triển nhận thức của trẻ lứa tuổi mẫu giáo nhỡ (4 - 5 tuổi) với các
đặc điểm cơ bản sau: (1) Sự phát triển mạnh kiểu tư duy trực quan - hình tượng: (2) Sự xuất hiện kiểu tư duy trực quan - hình tượng mới và những yếu
tố của kiểu tư duy trừu tượng Cụ thể:
Sự phát triển mạnh kiểu tư duy trực quan - hình tượng:
Ở giai đoạn này, sự phát triển các hoạt động vui chơi, vẽ, nặn, kể chuyện giúp trẻ tăng cường và mở rộng vốn biểu tượng, kí hiệu; kích thích
nhu cầu, tính ham hiểu biết và hứng thú nhận thức của trẻ Nhờ đó, ở lứa tuổi
mẫu giáo nhỡ, kiểu tư duy trực quan - hình tượng có sự phát triển mạnh mẽ sơ với lứa tuổi mẫu giáo bé Với sự phát triển khả năng chú ý có chủ định, trẻ thường tỏ ra chăm chú quan sát các hiện tượng và suy nghĩ, tìm tòi cách giải thích những hiện tượng mà trẻ được tiếp xúc Trẻ mẫu giáo nhỡ cũng bắt đầu
đề ra cho mình những bài toán nhận thức và thường tiến hành các “thực nghiệm” để kiểm chứng đối tượng (đó là vì tư duy của trẻ vẫn dựa trên cơ sở kết hợp chặt chẽ với các hoạt động vật chất, hoạt động thực tiễn của trẻ) Khả năng suy luận của trẻ lứa tuổi mẫu giáo nhỡ cũng có sự phát triển hơn hắn so với trẻ mẫu giáo bé Khác với trẻ mẫu giáo bé suy luận vấn đề chủ yếu bằng các hành động định hướng bên ngoài (tư duy trực quan — hành động), trẻ mẫu giáo nhỡ có khả năng giải quyết vấn đề bằng các phép thử ngầm trong óc dựa vào các hình ảnh, biểu tượng đã có về đối tượng, nghĩa là
ở lứa tuổi này, tư đuy trực quan — hình tượng bắt đầu chiếm ưu thế Tuy nhiên, trong thực tế có nhiều đối tượng mà bản chất của đối tượng là những thuộc tính trẻ khó có thé hình dung được Trường hợp này đòi hỏi ở trẻ mức
Trang 13độ tư đuy cao hơn, đó là kiểu tư duy triru tuong song 6 lứa tuổi mẫu giáo nhỡ, khả năng tư đuy này còn chưa được phát triển
Khả năng tư duy trừu tượng còn chưa phát triển nên trẻ lứa tuổi mẫu giáo nhỡ chủ yếu dựa vào những biểu tượng, kinh nghiệm đã có để suy luận ra van
đề mới Điều này dẫn tới trong nhiều trường hợp, trẻ còn lẫn lộn giữa thuộc
tính bán chất và không bản chất, nghĩa là chưa khám phá được bản chất bên
trong của các sự vật, hiện tượng Mặc dù vậy, sự phát triển mạnh mẽ của tư duy trực quan - hình tượng ở lứa tuôi này cho phép trẻ giải quyết được nhiều vấn đề trong thực tiễn cuộc sống; đó cũng là điều kiện thuận lợi đề giúp trẻ cảm thụ các hình tượng trong lĩnh vực nghệ thuật và cũng là tiền đề cần thiết làm nảy sinh những yếu tố ban đầu của kiểu tư duy mới ở các lứa tuổi tiếp theo (tư duy trực quan - sơ đồ, tư duy trừu tượng)
Xuất hiện kiểu tư duy trực quan - hình tượng mới và những yếu tô của kiểu tư
duy trừu tượng:
Như đã trình bày ở trên, kiểu tư duy trực quan hình tượng giúp trẻ giải quyết nhiều bài toán thực tiễn song không đáp ứng được nhu cầu nhận thức của trẻ trước sự phong phú, đa dạng, muôn màu muôn vẻ của thế giới xung
quanh Vì vậy, ở trẻ bắt đầu xuất hiện kiểu tư duy mới, đó là tư duy trực quan
- sơ đồ Trẻ cuối tuổi mẫu giáo nhỡ đã có khả năng hiểu sự vật thông qua những biểu diễn bằng sơ đồ đơn giản, đây cũng là ưu thế cho sự nảy sinh kiểu
tư duy trực quan - sơ đồ
Về bản chất, kiểu tư duy này vẫn là tư duy trực quan - hình tượng song
đã mắt đi những chỉ tiết rườm rà, chỉ giữ lại những thuộc tính chủ yếu của đối tượng Nhờ đó, kiểu tư duy giúp trẻ có khả năng phản ánh các mối liên hệ một cách khách quan, không phụ thuộc ý muốn chủ quan của trẻ; giúp trẻ lĩnh hội
những tri thức ở mức độ khái quát hơn, từ đó mà hiểu được bản chất của sự việc Mặc đù kiểu tư duy này vẫn bị hạn chế khi trẻ cần giải bài toán đòi hỏi
phải tách biệt các thuộc tính, các mối quan hệ mà không hình dung dưới dạng
hình tượng song nó là bước trung gian quan trọng để trẻ hình thành và phát triển kiểu tư duy mới, cao hơn — kiểu tư duy trừu tượng
1.1.3 Đặc điểm phát triển tình cảm
Trang 14Ở trẻ mẫu giáo nhỡ tình cảm diễn ra rất mạnh mẽ
Điều này thể hiện ở trẻ đó là tính đồng cảm, dễ xúc cảm Trẻ có những
khao khát được người lớn yêu thương, trẻ rất vui mừng khi được người lớn
quan tâm, khen ngợi và buồn bã khi người lớn thờ ơ lạnh nhạt với trẻ Tình cảm của trẻ đối với người thân, những người ở xung quanh trẻ bắt đầu được
hình thành đặc biệt là đối với mọi người trong gia đình Trẻ rất buồn bã khi
người thân bị đau ốm, trẻ không chỉ đồng cảm mà còn mong muốn làm việc
gì đó để an ủi và chăm sóc người thân
Trẻ bắt đầu bộc lộ tình cảm của mình với các nhân vật trong chuyện cổ tích, trẻ có thể nghe, kể lại những câu chuyện cổ tích nhiều lần nhưng tình cảm của trẻ đối với những nhân vật không giảm đi mà chỉ có tăng lên Trẻ bắt đầu gán những tình cảm của trẻ vào đồ chơi, thực vật, động vật nghĩa là trẻ bắt đầu nhìn nhận sự vật bằng con mắt nhân cách hóa
Đây là giai đoạn thuận lợi nhất để giáo dục cho trẻ lòng nhân ái, giáo dục cho trẻ tình cảm yêu thương con người, yêu thương môi trường tự nhiên Bên cạnh đó, ở trẻ mẫu giáo nhỡ đã hình thành và phát triển tình cảm cấp cao, đó
là tình cảm đạo đức, tình cảm trí tuệ và tình cảm thâm mĩ
Tình cảm thấm mĩ của trẻ mẫu giáo nhỡ phát triển rất mạnh mẽ Trẻ biết
rung cảm với những cái đẹp của các hiện tượng xung quanh, tức là ở trẻ xuất hiện những phản ứng tích cực khi trẻ tiếp xúc trực tiếp với cái đẹp, khiến trẻ thấy gắn bó tha thiết với những con người và cảnh vật xung quanh, kích thích chúng làm những việc tốt dé đem lại niềm vui cho mọi người, và đây cũng là bước đầu hình thành nên tình cảm đạo đức con người
Trẻ mẫu giáo nhỡ đang ở giai đoạn phát triển mạnh mẽ về tư duy, tình
cảm, trí tuệ Đây là giai đoạn có bước ngoặt lớn đối với sự thay đổi tâm lí của
trẻ, vì thế người lớn phải thường xuyên trò chuyện với trẻ, cho trẻ tiếp xúc với các sự vật hiện tượng xung quanh đề kích thích những tình cảm tốt đẹp của trẻ Bước đầu giúp trẻ hình thành nhân cách con người mới với đầy đủ những phẩm chất đạo đức và tư duy năng động, sáng tạo
1.2 Gới thiệu chương trình cho trẻ KPKH về MTXQ
Trang 151.2.1 Mục tiêu, nội dung cho trẻ KPKH về MTXQ ớ mắm non
Ở lứa tuổi nhà trẻ chưa có chương trình riêng về tổ chức cho trẻ KPKH
về MTXQ Nội dung này được lồng ghép vào các nội dung phát triển thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kĩ năng xã hội và thâm mĩ và được thực hiện thông qua các hoạt động chơi - tập, hoạt động với đồ vật hay tiết học “Nhận
biết, tập nói” ở nhà trẻ
Khác với nhà trẻ, lứa tuổi mẫu giáo đã có chương trình riêng về cho trẻ
KPKH về MTXQ Tổ chức cho trẻ KPKH về MTXQ đã được tách thành môn
học riêng và phân phối thành tiết học Nội dung này được thực hiện thông qua các tiết học, hoạt động ngoài trời hay các thời điểm trong sinh hoạt hàng ngày; trong đó yêu cầu, nội dung cho trẻ làm quen được cấu trúc, phân phối phù hợp với trình độ nhận thức của trẻ ở từng độ tuổi MGB, MGN va MGL
Mục tiêu cho trẻ KPKH về MTXQ:
Về kiến thức:
- Củng cố, chính xác hóa những biểu tượng cũ; cung cấp biểu tượng mới
và mở rộng hiểu biết cho trẻ về thế giới xung quanh một cách khoa học,
-_ Giáo dục tình cảm, đạo đức cho trẻ: giáo dục trẻ gần gũi, thân thiện với
môi trường tự nhiên và xã hội
- Giáo dục thể chất, thấm mĩ; giáo dục trẻ biết yêu quý và trân trọng cái đẹp ở xung quanh
Trang 16- Giáo dục trẻ có thái độ, thói quen và hành vi ứng xử đúng đắn với MTXQ
Nội dung cho trẻ KPKH về MTXO:
Như các môn học khác, nội dung cho trẻ KPKH về MTXQ ở mẫu giáo cũng được thực hiện thông qua các chủ đề khác nhau Cụ thể, ở cả ba lứa tuổi mẫu giáo, trẻ đều được tìm hiểu về hai chủ đề lớn là môi trường tự nhiên và môi trường xã hội Những nội dung về tự nhiên và xã hội mà trẻ được khám
phá sẽ được thực hiện theo từng chủ điểm giáo dục nhất định và được cụ thé
hóa qua các chủ đề/chủ đề nhánh như: Trường mầm non; Bản thân, Gia đình, Nghề nghiệp, Động vật, Thực vật, PTGT, Quê hương, đất nước, Bác Hồ, Có thể khái quát cấu trúc nội dung cho trẻ KPKH về MTXQ theo sơ đồ sau:
MTTN MTXH
TNHS TNVS HTTN MT hẹp MT rông Đồ vật
Động vật Dat, da, Nang, -Ban than Qué huong D6 ding
Thực vật cát, sói, mưa, gió -Gia đình Đất nước Đồ chơi
nước, Bầu trời -Trường Bác Hồ PTGT
không Các mùa MN Các tỉnh khí, ánh thành
sáng, Nghề nghiệp
Các qui định, các luật lệ
Nội dung cho trẻ KPKH về MTXQ được thực hiện thông qua các chủ đề song yêu cầu, mức độ và nội dung cho trẻ làm quen sẽ được nâng cao dần theo từng lứa tuổi (tính đồng tâm và phát triển của nội dung chương trình)
Với mỗi chủ đề, đề tài cụ thể đòi hỏi trẻ phải có những hiểu biết nhất định về chủ đề, đề tài đó Nghĩa là ở cả 3 lứa tuôi, trẻ đều phải có vốn kiến thức cơ
bản về cùng đối tượng mà trẻ làm quen trong chủ đề (trẻ biết tên gọi, các đặc
Trang 17điểm, cấu tạo, vai trò, lợi ích, của đối tượng) Và trên nền tảng vốn kiến thức chung đó, trẻ sẽ được mở rộng dần hiểu biết về đối tượng theo sự phát triển của lứa tuổi (trẻ càng lớn thì các yêu cầu càng cao hơn, phạm vi làm quen càng rộng hơn, kiến thức càng tổng hợp và khái quát hơn)
1.2.2 Chương trình cho trẻ KPKH về MTXQ - lứa tuổi MGN (4 - 5 tuổi)
1.2.2.1 Mục tiêu cho trẻ KPKH về MTXO - lứa tuoi MGN
Mục tiêu, nội dung cho trẻ KPKH về MTXQ được người nghiên cứu trình bày theo “Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mam non
- mẫu giáo nhỡ (4 - 5 tuổi)” và “ Chương trình giáo dục mam non” được ban hành theo Thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT, ngày 25/7/2009 của Bộ GD&ĐT Cũng như các lĩnh vực giáo dục khác, nhìn chung việc thực hiện chương trình cho trẻ KPKH về MTXQ được căn cứ dựa theo các tài liệu hướng dẫn của Bộ GD&ĐT Tuy nhiên, trên thực tế, việc lựa chọn và tiến hành các nội dung cho trẻ KPKH về MTXQ vẫn có sự điều chỉnh nhất định cho phù hợp với từng đối tượng và điều kiện thực tiễn của mỗi trường, lớp, địa phương
Mục tiêu cho trẻ KPKH về MTXQ - lứa tuổi MGN:
Về kiến thức: tiếp tục cung cấp cho trẻ những biểu tượng (tên gọi, một số đặc điểm) của các sự vật, hiện tượng gần gũi xung quanh trẻ; bước đầu nhận biết các mối liên hệ đơn giản của các đối tượng gần gũi, quen thuộc cũng như cảm nhận được sự phong phú đa dạng của các sự vật, hiện tượng Cụ thể:
-_ Trẻ nhận biết được một số đặc điểm giống và khác nhau của bản thân với những người gần gũi
Nói được địa chỉ, số điện thoại của gia đình
- Nhận biết được một số công cụ, sản phẩm, ý nghĩa của một số nghề nghiệp phố biến và gần gũi
-_ Biết tên của một vài danh lam thắng cảnh của quê hương, đất nước -_ Nhận ra mối liên hệ đơn giản giữa các sự vật, hiện tượng quen thuộc
Về kĩ năng:
- Trẻ so sánh được những điểm giống và khác nhau giữa các đối tượng, phân loại được các đối tượng theo 1-2 dấu hiệu cho trước
Trang 18- Rén ki nang quan sát (có thể quan sát hai hay nhiều đối tượng cùng lúc), khả năng tri giác và phát triển tư duy cho trẻ
- Tré biét yêu quý, trân trọng cái hay, cái đẹp trong tự nhiên và xã hội; có
thói quen, hành vi ứng xử đúng đắn với MTXQ
- _ Trẻ biết thể hiện hành vi văn hóa trong giao tiếp, ứng xử với mọi người
1.2.2.2 Vêu cầu, nội dung giáo dục theo độ tuổi
Như đã trình bày ở trên, ngoài các yêu cầu chung theo quy định của Bộ GD&ĐT, thực tế việc thực hiện chương trình cho trẻ KPKH về MTXQ vẫn có
sự điều chỉnh nhất định so với Chương trình giáo dục mầm non mà Bộ ban hành (áp dụng chung cho các trường mầm non trên toàn quốc) Về cơ bản, nội dung cho trẻ KPKH về MTXQ gồm 8 chủ điểm Song khi xây dựng kế hoạch giảng dạy cho từng tuần, tháng; việc lựa chọn đề tài trong mỗi chủ điểm cũng như xác định yêu cầu, nội dung giáo dục cho từng độ tuổi lại có sự khác nhau tùy điều kiện của từng trường, từng địa phương Trên cơ sở tổng kết việc thực hiện chương trình giáo đục ở một số trường mầm non, dưới dây tác giả trình bày các gợi ý đề tài thường được tô chức theo từng chủ điểm và yêu cầu giáo dục đối với trẻ MGN trong các chủ điểm đó
Gợi ý đề tài theo từng chủ điểm:
Trường mầm non - Ngày hội đến trường
- TẾI trung thu
Trang 19
(4— 5 tuần) - Cơ thể tôi
- Tôi cần gì để lớn và khỏe mạnh (chăm sóc vệ sinh, nê nêp thói quen)
Gia đình - Gia đình tôi (các thành viên, công việc gia
- Gia đình sống chung một ngôi nhà
- Ngày hội của các cô giáo (20/11)
- Nhu cầu gia đình ( lồng ghép vai trò của dinh dưỡng với sức khỏe)
Nghề nghiệp ( theo 6
loại nghề)
(4 - 5 tuần)
- Giao thông (lái xe, lái tàu, phi công )
- Xây dựng ( thợ xây, thợ mộc, kiến trúc sư)
- Dịch vụ ( bán hàng, thợ may, thợ làm tóc)
- Chăm sóc sức khỏe ( bác sĩ, y tá )
- Giúp đỡ cộng đồng (cánh sát, bộ đội, người
đưa thư, giáo viên
- Lông ghép ngày của các chú bộ đội
- Sản xuất (nông dân, công nhân, đầu bếp)
(4— 5 tuần) - Cây xanh
- Tết nguyên đán - Mùa xuân ( Lồng ghép thức ăn trong ngày tết)
Trang 20
- Một số loại rau -Một số loại quả (Lồng ghép thức ăn có giá trị dinh dưỡng của các loại rau quả)
Ngày hội của bà, mẹ, của cô và các bạn gai (8/3)
Một số hiện tượng tự nhiên
Giao thông - Một số luật lệ giao thông
(4— 5 tuần) - Một số phương tiện giao thông
Quê hương đất nước - Thủ đô Hà Nội
-_ Một số danh lam thắng cảnh của địa phương
Lưu ý: Các ngày hội, ngày lễ tùy vào từng năm học mà được sắp xếp
vào các chủ điểm khác nhau, không nhất thiết ngày lễ, ngày hội này phải ở chủ điểm này mà năm khác nó có thể ở chủ điểm khác, tùy theo kế hoạch hoạt
động của trường năm đó Cốt yếu là các ngày lễ, ngày hội đó phải được tổ chức đúng ngày hoặc có thể xê địch I - 2 ngày tùy thuộc vào điều kiện của nhà trường
Yêu cầu giáo dục đối với trẻ MGN theo từng chủ điểm:
- Trẻ biệt tên, địa chỉ của trường lớp
- Tên, công việc của cô giáo và các cô bác trong trường
- Họ tên và một vài đặc điểm của các bạn
- Các hoạt động của trẻ ở trường
- Đặc điểm, công dụng, cách sử dụng đồ
Trang 21
Bản thân - Trẻ biệt tên, tuôi, giới tính, đặc điêm bên
ngoài, sở thích của bản thân
- Trẻ biết chức năng các giác quan và các bộ phận khác của cơ thể
Gia đình -Trẻ biết họ, tên công việc của bô, mẹ,
những người thân trong gia đình và công
- Một số mối liên hệ đơn giản giữa đặc điểm
cấu tạo với cách sử dụng đồ dùng quen thuộc
- So sánh sự giống và khác nhau của 2 - 3
đối tượng, phân loại theo 1- 2 dấu hiệu
Nghệ nghiệp (6
nghề nghiệp)
loại - Tên gọi, công cụ, sản phâm, các hoạt động,
ý nghĩa của các nghề phố biến, nghề truyền
thống của địa phương
Thê giới động vật - Đặc diém bên ngoài của các con vật, ích lợi
và tác hại đôi với con người
- So sánh sự khác nhau và giông nhau của 2
con vật, phân loại con vật theo l- 2 dấu hiệu
Trang 22
- Quan sat, phán đoán mối liên hệ giữa cây, quả, hoa với môi trường sống
- Cách chăm sóc và bảo vệ các loài thực vật
Ngày hội của bà, mẹ,
của cô và các bạn nữ
8/3 Cac ngày lễ hội
- Trẻ biệt được đặc điêm nôi bật, ý nghĩa của các ngày lễ hội
- Biết các hoạt động thường được tổ chức trong ngày lễ hội
- Trẻ biết thể hiện đúng tình cảm của mình
tương ứng với các ngày lễ hội
Giao thông - Trẻ biết tên, đặc điểm, công dụng của một
số phương tiện giao thông quen thuộc
- Phân loại phương tiện giao thông theo I - 2
- Một số đặc điểm, tính chất của nước
- Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước và cách bảo vệ nguôn nước
Trang 23
- Một số hiện tượng thời tiết theo mùa và
ảnh hưởng của nó đến sinh hoạt của con người
- Nhận biết sự khác nhau giữa ngày và đêm
- Không khí, các nguồn ánh sáng và sự cần thiết của nó với cuộc sống con người, con vật và cây
- Một vài đặc điểm, tính chất của đất, đá, sỏi,
Khái quát về hình thức tổ chức ngày lễ hội ở trường mẫm non:
Tổ chức ngày hội ngày lễ là hình thức giúp trẻ tham gia vào cuộc sống
xã hội tại những thời điểm có ý nghĩa nhằm giáo dục tình cảm, đạo đức, thói
quen và hành vi ứng xử phù hợp cho trẻ; giáo dục trẻ những phong tục, truyền thống tốt đẹp của dân tộc; đem lại niềm vui sướng và góp phần giáo dục toàn diện cho trẻ
Ở trường mầm non, các ngày hội ngày lễ được tổ chức trong phạm vi lớp học hoặc tổ chức như một ngày hội cho trẻ toàn trường tham gia với những nội dung phong phú như: văn nghệ, chơi trò chơi, giao lưu, trò chuyện, Với hình thức này trẻ không chỉ được làm quen, khám phá về cuộc sống xã hội, được tham gia vào các trò chơi tập thể mà còn được tham dự những hoạt động đặc trưng của ngày lễ, ngày hội đó
Vai trò, ý nghĩa của hình thức tổ chức ngày lễ hội với việc hưởng dẫn trẻ
KPKH về MTXO:
Tổ chức ngày lễ hội là một hoạt động giáo dục quan trọng trong việc chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non; góp phần tích cực vào sự phát triển
Trang 24trí tuệ, thể chất, tình cảm, thẩm mĩ cho trẻ Cụ thê, vai trò của ngày lễ hội đó là:
Giúp trẻ thấy được ý nghĩa của các ngày lễ hội, từ đó trẻ ghi nhớ và có thái độ, hành vi ứng xử đúng đắn với những người là trung tâm của ngày
lễ và với những người xung quanh
- Thông qua hoạt động nghệ thuật trong các ngày lễ hội, trẻ được ôn luyện, củng cố các nội dung đã học; mở rộng vốn hiểu biết xã hội và hình thành các kĩ năng xã hội cho trẻ
-_ Gây hứng thú và tạo cho trẻ những xúc cảm thâm mĩ tích cực
- Giáo dục tình cảm, đạo đức; giáo dục những truyền thống tốt đẹp của dân tộc
1.3.2 Các ngày lễ hội thường tổ chức cho trẻ ở trường MN
Trên thực tế, việc lựa chọn tổ chức các ngày lễ, hội ở các trường mam non
có sự khác nhau tủy thuộc điều kiện thực tiễn của trường, lớp, địa phương
Nhìn chung, các ngày lễ hội thường được tổ chức ở trường mầm non gồm: -_ Ngày Khai giảng, ngày tổng kết năm học
- Cac ngay lễ trong năm: ngày ngày Tết thiếu nhi (Rằm tháng tám), ngày 20/11, tết Nguyên Đán, ngày 08/3, ngày 19/5, ngày 01/6
-_ Các ngày lễ hội truyền thống ở địa phương
- Ngày hội khi kết thúc một chủ để (có thể tổ chức cho từng khối, lớp)
như: ngày hội “Chúng em với thế giới thực vật”; “Gia đình của chúng
”
em”;
Ngày hội đến trường: Ngày khai trường được coi là “ngày hội đến trường” của bé Vì vậy, nhà trường cần tô chức long trọng, tạo quang cảnh vui tươi, phấn khởi, làm cho trẻ háo hức, vui sướng tham gia vào ngày lễ và nồng nhiệt chào đón các bạn mới (trẻ 3 tuổi) vào trường
TẾI trung thu: Là ngày tết dành riêng cho các cháu thiếu niên, nhi đồng Tết Trung thu tô chức vào ngày rằm tháng tám Có thế giới thiệu cho trẻ về thời tiết mùa thu, về trăng, các loại hoa quả, trang phục của mọi người, Tổ chức chương trình Trung thu cần chú ý đến các hoạt động bày cỗ, rước đèn, phá cỗ, hát múa dân gian
Trang 25Nedy hdi cia thay, c6 gido (20/11): Gido duc truyền thống tôn sư trọng
đạo của dân tộc Việt Nam, giới thiệu công việc của các cô giáo trong trường, chú ý giáo dục tình cảm mến yêu, biết ơn của trẻ đối với cô giáo Để tổ chức ngày này, cần chuẩn bị từ trước, trong các giờ học nghệ thuật, các buổi hoạt động ngoài giờ, tổ chức cho trẻ làm những vật phâm tặng cô, học các bài hát, bài thơ, vẽ tranh, kể chuyện về cô giáo (về bố mẹ là giáo viên)
Tết Nguyên đán là tết cô truyền của dân tộc Việt Nam Cần tổ chức cho trẻ đón xuân, đón Tết năm mới với tâm trạng vui mừng Giới thiệu cho trẻ những phong tục, tập quán tốt đẹp trong ngày tết: chúc tết bố mẹ, người thân, thầy cô giáo , mọi người mặc quần áo đẹp, tổ chức sum họp, mừng thọ người cao tuôi, tô chức các trò chơi dân gian; thời tiết mùa xuân, cây cối đâm trồi nảy lộc, không khí trong lành, vui vẻ; mỗi dân tộc có những tập quán, phong tục đón tết khác nhau Nên tổ chức Tết Nguyên đán vào ngày cuối cùng trẻ ở trường, trước khi nghỉ tết, tập trung vào chủ đề mùa uân, giáo dục trẻ tình cảm gắn bỏ gia đình, tình yêu thiêm nhiên, tỉnh cảm giữa các dân tộc,
Ngày quốc tế Phụ nữ (8⁄3): Tạo ra được quang cảnh chào mừng, phấn khởi và các hoạt động thiết thực dé nhận biết ngày 8/3 là ngày vui của các bà, các mẹ, các cô giáo, các bạn gái Thông qua việc tô chức ngày lễ, giáo dục trẻ lòng kính trọng, biết ơn và tình cảm của trẻ với bà, mẹ, cô giáo và tôn trọng các bạn gái
Ngày sinh nhật Bác Hỗ (19/5): Tô chức kỉ niệm với hình thức sinh động,
những tiết mục văn nghệ, nghệ thuật có nội dung thiết thực: Giới thiệu về quê hương của Bác, về thủ đô Hà Nội, nơi Bác đã sống và làm việc, về tình cảm
của Bác với các cháu thiếu niên, nhi đồng
Ngày Quốc tế Thiếu nhỉ (01/6): ngày hội của thiểu nhi và lễ ra trường của các cháu mẫu giáo lớn Tổ chức ngày 1/6 với nội dung giáo dục tình đoàn kết với các bạn thiếu nhi quốc tế Nhân dịp này, có thể tổ chức ngày ra trường cho các cháu mẫu giáo lớn Cần tổ chức nhẹ nhàng, ngắn gọn tạo cho trẻ một
tâm trạng thoải mái, thể hiện tình cảm yêu mến, lưu luyến tiễn trẻ 5 tuổi lên
lớp , để lại cho trẻ những ấn tượng tốt đẹp về trường, về lớp học của mình
Trang 26Tổ chức sinh nhật cho trẻ trong lớp: Tùy điều kiện thực tế của lớp, có thé tô chức sinh nhật cho từng trẻ hay tổ chức sinh nhật cùng một ngày cho những trẻ trong lớp có ngày sinh gần nhau
Ngoài ra còn có các ngày lễ, ngày hội khác có thể tổ chức nếu có điều kiện như ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam (22/12), Tết Dương lịch (01/1), ngày giải phóng miền Nam (30/4), ngày quốc tế lao động (01/5) và các
ngày hội, ngày lễ truyền thống của địa phương (nếu có)
Việc lựa chọn nội dung các ngày lễ hội theo chủ để là vô cùng quan trọng Thực tế trong khi tiến hành các chủ đề, có thể có những ngày lễ hội nội dung phù hợp với chủ đề hoặc ngược lại Vì vậy, tùy thuộc vào kế hoạch phân chia các chủ dé trong năm học của trường, lớp mầm non và thời điểm diễn ra các ngày lễ hội mà GV linh hoạt lựa chọn, tổ chức ngày lễ hội cho phù hợp, đạt hiệu quả giáo dục
1.3.3 Qui trình tổ chức ngày lễ hội ở trường mam non trong hwéng dan
tré KPKH ve MTXQ
Xây dựng chương trình là là việc làm cần thiết đảm bảo việc tố ngày lễ hội thành công tốt đẹp Trong đó, phần biểu diễn - chủ yếu là các hoạt động trẻ tham gia trong buổi lễ (hát, múa, ) chiếm một vị trí cực kỳ quan trọng,
quyết định sự thành công của buổi lễ, ngày hội hôm đó
Việc tổ chức ngày lễ hội ở trường mầm non được tiến hành theo tiến trình sau:
i) Chuẩn bị:
-_ Trước khi tiến hành buổi lễ hội, GV cần trò chuyện, trao đổi trước để trẻ
chuẩn bị tỉnh thần cho buổi lễ
- Xác định mục đích, yêu cầu, nội dung và cách thức tổ chức các hoạt
động trong buổi lễ hội
-_ Chuẩn bị cơ sở vật chất, đồ dùng, phương tiện cần thiết cho buổi lễ hội
- Lên chương trình và tổ chức luyện tập các tiết mục văn nghệ (hát, múa, tiểu phẩm, tình huống ) phục vụ cho buổi lễ Có thể phân công cho từng nhóm trẻ chuẩn bị từng phần việc và cùng cô tổ chức ngày hội, ngày lễ (đọc thơ, kế chuyện, múa, ) Tuy nhiên, cần phải thường xuyên bao quát, nhắc nhở trẻ thực hiện công việc được giao
Trang 27-_ Truyên truyền, phát động các phong trào hưởng ứng buổi lễ hội
ii) Tiến hành:
Bước 1: Mở đầu: ổn định tổ chức và thực hiện các nghi lễ trước buổi lễ
- Bước 2: Khai mạc chương trình: người điều khiển buổi lễ tuyên bố khai mạc và giới thiệu về nội dung, chương trình của buổi lễ
- Bước 3: Tổ chức các hoạt động kỉ niệm buổi lễ (các hoạt động đã lên trong kế hoạch): đại biểu phát biểu; trình diễn các tiết mục văn nghệ; tổ chức các trò chơi; giao lưu với khách mời,
Bước 4: Tổng kết các hoạt động kết thúc buối lễ (phat biéu, tuyên bồ kết
Việc tổ chức cho trẻ KPKH về MTXQ ở trường mầm non là vô cùng
quan trọng và cần thiết, trong đó tổ chức ngày lễ hội là hình thức giáo dục hiệu quả, góp phần thực hiện mục tiêu môn học nói riêng và mục tiêu GDMN nói chung
Ở trường mầm non, các ngày lễ, ngày hội được trải đều theo chương trình học của trẻ, nghĩa là theo từng chủ điểm từng tháng đều có các ngày lễ
hội tương ứng như: tháng 9 có ngày Khai giảng năm học mới; tháng 10 có Tết
Trung thu, ngày phụ nữ Việt Nam 20/10; tháng I1 có ngày nhà giáo Việt Nam 20/11; tháng 1 có Tết dương lịch; tháng 2 có tết Nguyên Đán; tháng 3 là ngày
Quốc tế phụ nữ Vì thế, tổ chức các ngày lễ hội được xem là hình thức có
nhiều ưu thế trong việc hướng dẫn trẻ khám phá MTXQ, đặc biệt ở lứa tuổi mẫu giáo nhỡ - giai đoạn trẻ phát triển mạnh mẽ về tâm sinh lí; nhu cầu vận động, nhận thức, Việc tham gia vào các ngày lễ hội là cơ hội để trẻ làm quen với cuộc sống xã hội, trải nghiệm và cảm nhận những hoạt động mang tính cộng đồng; phát triển những tình cảm, xúc cảm thâm mĩ tích cực với thế giới xung quanh
Trang 28CHUONG 2: CO SO THUC TIEN CUA VIEC HUONG DAN TRE 4-5 TUOI KHAM PHA MOI TRUONG XUNG QUANH THONG QUA
TO CHUC NGAY LE HOI TRONG TRUONG MAM NON
2.1 Mục đích khảo sát thực trạng
Tìm hiểu thực trạng việc vận dụng hình thức tổ chức các ngày lễ hội để hướng dẫn trẻ KPKH về MTXQ, lấy đó làm căn cứ cho những để xuất của đề
tài
2.2 Đối tượng khảo sát thực trạng
Người nghiên cứu tiễn hành thu thập thông tin qua điều tra GV và trẻ ở
một số trường mầm non thuộc ngoại thành Hà Nội:
- Trường mầm non Kim Chung - Đông Anh - Hà Nội
- Trường mầm non Sao Mai - Đông Anh —- Hà Nội
2.3 Nội dung khảo sát thực trạng
Những thông tin cần điều tra có liên quan đến việc vận dụng hình thức
tổ chức các ngày lễ hội đề tổ chức cho trẻ KPKH về MTXQ trong phạm vi
nghiên cứu của đề tài gồm:
- Việc tô chức cho trẻ KPKH về MTXQ hiện nay (các phương pháp và
hình thức GV thường vận dụng trong tô chức cho trẻ KPKH về MTXQ)
- Đánh giá của GV về vai trò, ý nghĩa của hình thức tổ chức ngày lễ hội trong tổ chức cho trẻ KPKH về MTXQ
- Các ngày lễ hội và tiến trình tổ chức ngày lễ hội mà GV thường được
tô chức cho trẻ ở trường mâm non
Bảng 2.1 Tổng hợp nội dung điều tra thực trạng
Cách thức điều tra
diéu tra | van GV
Trang 29
Việc tô chức cho trẻ KPKH về v v v
MTXQ hién nay (cac phuong phap
và hình thức GV thường vận dụng
trong tổ chức cho trẻ KPKH về
MTXQ)
Đánh giá của GV về vai trò, ý v v v
nghĩa của hình thức tổ chức ngày lễ
hội trong tổ chức cho trẻ KPKH về
MTXQ
tổ chức cho trẻ ở trường mầm non
Nghiên cứu tài liệu: gồm các công văn, chỉ thị, thông tư, của Bộ
GD&ĐT; giáo án của một số GV
Trang 30(Nội dung phiếu điều tra xem phụ lục 1)
Quan sat, du gio:
Đề tìm hiểu thực tiễn tổ chức các ngày lễ hội cho trẻ KPKH về MTXQ
(gồm trình tự và cách thức tiến hành các hoạt động dạy học trên lớp), người nghiên cứu tiến hành dự giờ, quan sát các tiết học:
Stt
Ngày 20/10 |Lê Thị Huyền|Mầm non Kim | 17/10/2011
(Tiến trình tiết học xem phụ lục 2)
Thông qua dự giờ (kết hợp trao đối với GV giảng dạy), người nghiên
cứu có những đánh giá bước đầu về thực tiễn việc tổ chức các ngày lễ hội cho trẻ KPKH về MTXQ hiện nay
Nội dung phỏng vắn tập trung vào các vấn đề:
- Nhận thức của GV về vai trò, ý nghĩa của việc tổ chức cho trẻ KPKH
về MTXQ
- Đánh giá của GV về chương trình cho trẻ KPKH về MTXQ (theo chương trình mới)
Trang 31- Việc tổ chức các ngày lễ hội cho trẻ KPKH về MTXQ của GV hiện
nay (gồm trình tự các hoạt động, cách thức tổ chức và hình thức tổ chức các hoạt động trong ngày lễ hội )
- Ý nghĩa,vai trò của các ngày lẽ hội đối với trẻ mầm non
Danh sách GV tham gia phỏng vấn:
Lê Thị Huyền Thu | Mầm non KimChung |5 17/10/2011
Phan Thị Miền Mầm non Kim Chung | 12 5/11/2011 Phạm Thị Hiền Mam non Kim Chung |6 7/3/2012
Theo quyết định số 17/2009/TT - BGD&ĐT ngày 25/7/2009 về
“Chương trình giáo dục mâm non” của Bộ GD&ĐT Hưởng ứng và nghiêm túc thực hiện, việc tổ chức cho trẻ KPKH về MTXQ dang duoc phé bién 6 tat
ca cac truong mam non trén phạm vi cả nước Việc cho trẻ KPKH về MTXQ đang là nội dung chủ đạo trong chương trình học của trẻ em Điều này được
thể hiện rõ nhất ở nội dung chương trình học mà Bộ GD&ĐT ban hành, nội
dung này tiến hành tuần tự theo các chủ điểm trong cả năm học Các chủ điểm học này bám sát vào sự phát triển nhận thức, thể chất, tình cảm xã hội của trẻ, bám sát vào đặc điểm tâm sinh lí của trẻ mà đề ra, do đó việc tổ chức cho trẻ KPKH về MTXQ ở trường mầm non là xuyên suốt, đảm báo cho sự tiếp thu có hệ thống các kiến thức của trẻ
Trang 32Bên cạnh đó, chương trình tổ chức cho trẻ KPKH về MTXQ ở trường mầm non có độ mở rộng, không bị gò bó về kiến thức cho trẻ như chương trình cũ nữa Như chương trình cũ thì một chủ điểm, các trường sẽ cùng thực hiện theo những bài có sẵn do cơ quan chức năng đề ra Nhưng với chương trình mới, với mỗi chủ điểm, các trường có thể tự thảo luận để đưa ra nội dung giảng dạy cho phù hợp với điều kiện của trường, của lớp và của địa phương Vì thế mà hoạt động dạy và học của các cô giáo và của trẻ có sự năng động hơn, sáng tạo hơn và tự do hơn
Trong thực hiện chương trình, các nội dung giáo dục trẻ chủ yếu được
tổ chức theo hướng tích hợp và tích hợp theo các chủ đề gần gũi thông qua các hoạt động đa dạng thích hợp với trẻ và điều kiện thực tế của địa phương Nội dung giáo dục và các hoạt động giáo dục được đưa ra lựa chọn, thiết kế xoay quanh chủ dé sé tao thành sự gan két, tac dong hé tro, bố sung cho nhau một cách hợp lí, tự nhiên Đồng thời khi tổ chức hoạt động của một hoạt động của một lĩnh vực giáo đục phát triển nào đó, giáo viên chủ động kết hợp hợp lí các nội dung giáo dục của các lĩnh vực khác để tác động nhiều mặt phát triển khác nhau ở trẻ
Có thể nói, trong các nội dung giáo dục ở trường mầm non thì việc tô chức cho trẻ KPKH về MTXQ là vô cùng quan trọng, nó như cái sườn, giá đỡ cho các hoạt động khác trong trường từ đó mà được xây dựng nên một cách
có hệ thống hơn, có căn bản hơn, giúp trẻ tiếp thu kiến thức một cách tích
cực, đầy đủ và đễ dàng hơn Các chủ điểm trong trường mầm non là những
yếu tố về MTXQ gần gũi và thân thuộc với trẻ, bám sát chủ điểm, thực hiện
nội đung chương trình là giải pháp tối ưu cho việc giảng dạy của giáo viên và
việc học của học sinh Vì vậy mà việc tổ chức cho trẻ KPKH về MTXQ ở
trường mầm non đang ngày càng khẳng định được vị trí của mình trong chương trình giáo dục cho trẻ mầm non, mà bằng chứng là các hoạt đông thực tiễn của nội dung chương trình học cho trẻ trong trường mầm non đều bám sát theo các chủ điểm gắn liền với nội dung cho trẻ KPKH về MTXQ
» Nhận xét qua phiếu điều tra:
Trang 33Bảng 2.2 Những phương pháp được sử dụng khi cho trẻ KPKH về
Sử dụng tranh ảnh, mô hình, phim ảnh 60 |61.2|25 |25.5|13 |13.3
Đàm thoại 50 |5 |28 |28.5|20 |21.5 Giảng giải, giải thích 40 | 40.8 | 30 | 30.6 | 28 | 28.6 Chi dẫn, nêu yêu cầu, nhiệm vụ 40 | 40.8 | 28 | 28.6 | 30 | 30.6
Sử dụng truyện, thơ, câu đố, ca dao, tục ngữ, |75 |76.5|15 |153|§ |8.2
Từ kết quả 6 bang 2.2 cho thấy sự năng động trong quá trình sử dụng
các phương pháp tô chức cho trẻ KPKH về MTXQ Trong đó phải kế đến
Trang 34nhiều nhất trong quá trình sử dụng của các GV là phương pháp sử dụng truyện thơ, câu đồ 76.5%; Sử dụng bài hát, bản nhạc 76.5%; Sử dụng phương pháp quan sát, phương pháp trò chơi là 71.4%; mức độ sử dụng các phương pháp giảm dần như sau phương pháp sử dụng tranh ảnh, mô hình, phim ảnh 60.2%; Đàm thoại 51%; Giảng giải, giải thích 40.8%; Chỉ dẫn, nêu yêu cầu nhiệm vụ 40.8%; Biện pháp vẽ nặn, cắt, xé, dán 30.6%; Thí nghiệm, thực
nghiệm 21.5%; Mô hình hóa 10.3% Về cơ bán, các phương pháp có thê sử
dụng trong giáo dục mầm non được các GV trong trường mầm non sử dụng rất tốt tuy nhiên chưa được linh hoạt Các cô giáo phần lớn áp dụng các phương pháp dễ sử dụng vào tô chức cho trẻ KPKH về MTXQ, trong khi các phương pháp giúp trẻ dễ dàng tiếp thu kiến thức như thí nghiệm thực nghiệm
51%, mô hình hóa 71.4% hiểm khi được sử dụng
Việc lựa chọn các hình thức tổ chức cho trẻ KPKH về MTXQ của các
cô giáo trong trường mầm non cũng rất phong phú
Trang 35Sinh hoat hang ngay 40 | 40.8 | 30 | 30.6 | 28 | 8.6
40.8%; Tổ chức ngày lễ hội ở trường mầm non 30.6%
Qua quá trình tổng hợp phiếu điều tra, có thé thấy việc thực hiện chương trình tổ chức cho trẻ KPKH về MTXQ ở các trường mầm non được tiến hành với sự năng động đáng kể Từ việc xác định được vị trí quan trọng đến xác định được vai trò ý nghĩa của môn học mà các cô giáo luôn có sự lựa chọn hình thức tổ chức hoạt động cho trẻ, điều này góp phần tích cực đến quá trình nhận thức của trẻ với thế giới, mà cơ bản nhất là với các sự vật, hiện tượng xung quanh trẻ
Có thê nói, tổ chức cho trẻ KPKH về MTXQ ở trường mầm non đóng
vai trò chủ chốt trong mọi hoạt động, nó giúp cho cá cô lẫn trẻ năng động hơn
trong giảng dạy và học tập Điều này cũng làm cho trẻ không bị gò bó trong
môi trường học cứng nhắc mà luôn được thay đổi môi trường học, luôn được tiếp thu những cái mới, làm cho trẻ hứng thú hơn khi học bải
Tóm lại, việc tổ chức cho trẻ KPKH về MTXQ ở trường mam non là rất quan trọng và cần thiết Vì thế, nó luôn được các cô giáo quan tâm và
Trang 36không ngừng đổi mới sao cho phù hợp với khả năng nhận thức, thị hiểu thâm
mĩ của trẻ và tạo môi trường tốt nhất cho trẻ được có thê tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng và tự nhiên nhất Bởi vậy, các cấp lãnh đạo phải có những
kế hoạch cụ thể cho từng chủ điểm giáo dục, tránh trường hợp đưa cả cô và
trẻ vào thế bị động, như thế sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tiếp thu kiến
s Nhận xét qua phiếu điều tra:
Về vai trò ý nghĩa của ngày lễ hội đối với trẻ ở trường mầm non, kết
quả thu được sau khi tiến hành khảo sát (Câu 3 phần phụ lục 1) là 100% các
cô giáo cho rằng việc tô chức các ngày lễ hội trong trường mầm non là rất cần thiết và cần thiết.Trong đó 30.6% giáo viên cho rằng tô chức cho trẻ KPKH
về MTXO phát triển về mặt nhận thức cho trẻ mầm non, 12.2% giáo viên cho rằng tổ chức cho trẻ KPKH về MTXQ mở rộng cho trẻ những kiến thức về tự
nhiên, 8.1% giáo viên cho rằng tổ chức lễ hội phát triển vận động và là động
cho tré mam non, 32.6% giáo viên cho rằng phát triển tình cảm đạo đức, kĩ năng xã hội cho trẻ; 4.3% giáo viên cho rằng phát triển ngôn ngữ cho trẻ; 12.2% giáo viên cho rằng phát triển khả năng phối hợp vận động cho trẻ Qua kết quả trên có thể thấy được sự mâu thuẫn trong việc xác định vai trò của các ngày lễ hội với trẻ mầm non và việc lựa chọn hình thức tổ chức ngày lễ hội cho trẻ trong trường mầm non của các GV Các cô giáo cho rằng
tô chức các ngày lễ hội là rất cần thiết nhưng lại có đến 50% GV thỉnh thoảng
sử dụng hình thức tổ chức các ngày lễ hội trong hướng dẫn trẻ KPKH về MTXQ Tuy nhiên việc các GV mầm non xác định và đánh giá cao vai trò của các ngày lễ hội được xem là đáng ghi nhận trong hướng dẫn trẻ KPKH về
MTXQ.
Trang 37Mặt khác, vẫn còn một số giáo viên vẫn còn nhằm lẫn trong việc xác
định vai trò của ngày lễ hội đối với trẻ Các ngày lễ hội đối với trẻ chủ yếu là
nâng cao nhận thức và các tình cảm, đạo đức xã hội Về mở rộng kiến thức
về tự nhiên, phát triển vận động, lao động, phát triển ngôn ngữ, phối hợp khả
năng vận động đối với trẻ có chăng chỉ là một phần rất nhỏ, nhưng không phải
là chính Việc xác định rõ vai trò của ngày lễ hội đối với trẻ sẽ là cơ sở để giáo viên có thê xây dưng chương trình lễ hội một cách có hiệu quả
Bên cạnh đó là sự khó khăn trong việc vận dụng hình thức tổ chức ngày
lễ hội trong trường mầm non Theo điều tra cho thấy 35.5% ý kiến cho rằng
do điều kiện cơ sở ha tang của trường lớp còn hạn chế; 25.2% ý kiến cho rằng
do kĩ năng hoạt động hợp tác của HS còn hạn chế; 20.5% ý kiến cho rằng do
HS vẫn còn thói quen học tập thụ động; 13.2% ý kiến cho rằng do GV chưa thực sự quan tâm đến nhu cầu, hứng thú học tập của học sinh và 5.1% ý kiến cho rằng do GV còn lúng túng trong việc tiếp cận với các PPDH tích cực Nhưng dù là lí đo gì thì yêu cầu đặt ra với các cô giáo mầm non vẫn là khắc phục mọi khó khăn để tổ chức cho trẻ những ngày lễ hội đảm bảo được tính đặc thù của nó
+ Nhận xét qua phỏng vấn GV:
Khi được hỏi về vai trò của các ngày lễ hội đối với trẻ mam non, hau hết các cô giáo đều cho rằng đây là những ngày đặc biệt mà trẻ nên được tham gia Việc trẻ tham gia vào các hoạt động trong ngày lễ hội, ngoài những kiến thức cơ bản về ngày lễ hội tất yếu phải có, trẻ còn được tham gia hoạt động các trò chơi trí tuệ cũng như vận động Điều này góp phần phát triển đầy
đủ cho trẻ về cả mặt nhận thức, sức khỏe cũng như các tình cảm đạo đức, tình
cảm cộng đồng
Bởi vậy, tổ chức ngày hội, ngày lễ ở trường mam non là một hoạt động giáo đục trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ Thông qua việc chuẩn bị
và tiến hành ngày hội, ngày lễ khêu gợi ở trẻ những cảm xúc tích cực, tâm thế
phấn khởi, hồi hộp, vui tươi Nội dung, ý nghĩa của các ngày lễ, ngày hội được trẻ hiểu một cách chính xác và ghi nhớ lâu do việc tổ chức lễ hội gây được hứng thú, lôi cuốn được sự tập trung chú ý của trẻ Có thể nói, ngày hội,