1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

thực trạng bệnh cong vẹo cột sống và kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống bệnh cong vẹo cột sống của học sinh thuộc 6 trường phổ thông huyện kim bôi, tỉnh hòa bình

71 713 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 0,98 MB

Nội dung

Tình hình bệnh cong vẹo cột sống và ảnh hưởng của một số điều kiện học tập lên bệnh cong vẹo cột sống trong học sinh tại 6 trường phổ thông của huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình...35 4

Trang 1

NGUYỄN THỊ HOA

Thực trạng bệnh cong vẹo cột sống và kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống bệnh cong vẹo cột sống của học sinh thuộc

6 trờng phổ thông huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình

KHểA LUẬN Tễ́T NGHIậ́P BÁC SĨ Y KHOA

KHểA 2006 - 2012

Hà Nụ̣i - 2012

Trang 2

NGUYỄN THỊ HOA

Thực trạng bệnh cong vẹo cột sống

và kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống bệnh cong vẹo cột sống của học sinh thuộc 6 tr- ờng phổ thông huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình

KHểA LUẬN Tễ́T NGHIậ́P BÁC SĨ Y KHOA

KHểA 2006 - 2012

Người hướng dõ̃n khoa học:

PGS.TS Lấ THỊ TÀI

Hà Nụ̣i - 2012

Trang 3

Phòng đào tạo đại học, Phòng công tác học sinh sinh viên trường Đại học Y HàNội đã tạo điều kiện cho em trong quá trình học tập tại trường.

Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Trường Đại học Y Hà Nội đãtận tình giảng dạy, truyền đạt cho em kiến thức chuyên môn, giúp đỡ em trongsáu năm học tại trường

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô Bộ môn Giáo dục sức khỏe, ViệnĐào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng đã cho phép em được thực hiệnKhóa luận này tại bộ môn

Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Văn Tường, chủ nhiệm đề

tài “Điều tra tình hình bệnh tật học đường và nhân trắc học sinh Việt Nam” đã

cho phép em được phép tham gia và sử dụng một phần số liệu của đề tài để thựchiện Khóa luận này

Với tất cả sự kính trọng, em xin gửi lời biết ơn chân thành và sâu sắc nhất

tới PGS.TS Lê Thị Tài - người thầy đã dìu dắt em trong những bước đi đầu tiên

của con đường nghiên cứu khoa học, đã dành nhiều thời gian và tâm huyết đểhướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ và động viên em trong suốt quá trình thực hiệnnghiên cứu để em hoàn thành Khóa luận như ngày hôm nay

Con luôn luôn ghi nhớ và biết ơn công ơn sinh thành, dưỡng dục, tình yêuthương, sự động viên bố mẹ đã dành cho con trong cuộc sống, học tập và trongquá trình thực hiện Khóa luận này

Tôi xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè tôi - những người đã cùng tôi chia sẻnhững khó khăn, kiến thức và kinh nghiệm để hoàn thành Khóa luận này

Hà Nội, ngày 13 tháng 5 năm 2012

Sinh viên thực hiện Khóa luận

Nguyễn Thị Hoa

Trang 4

CVCS Cong vẹo cột sống.

Trang 5

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1: TỔNG QUAN 3

1.1 Đặc điểm giải phẫu sinh lý cột sống 3

1.1.1 Đặc điểm giải phẫu học 3

1.1.2 Các thành phần có liên quan 6

1.2 Cong vẹo cột sống 6

1.2.1 Khái niệm về cong vẹo cột sống 6

1.2.2 Nguyên nhân dẫn đến cong vẹo cột sống 7

1.2.3 Phân loại cong vẹo cột sống 7

1.2.3.1 Hình dáng cong cột sống 7

1.2.3.2 Hình dáng vẹo cột sống 8

1.2.4 Hậu quả của cong vẹo cột sống 8

1.3 Các phương pháp phát hiện cong vẹo cột sống 9

1.4 Tình hình nghiên cứu bệnh cong vẹo cột sống ở học sinh trong nước và ngoài nước 9

1.4.1 Tình hình nghiên cứu bệnh cong vẹo cột sống trên thế giới 9

1.4.2 Tình hình nghiên cứu bệnh cong vẹo cột sống ở trong nước 11

Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 145

2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 145

2.2 Đối tượng nghiên cứu 15

2.3 Phương pháp nghiên cứu 14

2.3.1.Thiết kế nghiên cứu 14

2.3.2 Mẫu nghiên cứu 14

2.3.2.1.Cỡ mẫu: 14

2.3.2.2.Cách chọn mẫu: 15

2.4 Nội dung nghiên cứu và kỹ thuật thu thập thông tin 16

Trang 6

2.4.3 Các chỉ số và biến số nghiên cứu 17

2.5 Một số khái niệm sử dụng trong nghiên cứu 18

2.6 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 18

2.7 Sai số và cách khống chế sai số 20

2.8 Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 21

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 21

3.1 Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu 21

3.2 Tình hình bệnh cong vẹo cột sống của học sinh 23

3.3 Kiến thức, thái độ, thực hành của học sinh về cong vẹo cột sống 31

Chương 4: BÀN LUẬN 35

4.1 Tình hình bệnh cong vẹo cột sống và ảnh hưởng của một số điều kiện học tập lên bệnh cong vẹo cột sống trong học sinh tại 6 trường phổ thông của huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình 35

4.2 Kiến thức, thái độ, thực hành của học sinh đối với bệnh cong vẹo cột sống ở 6 trường nghiên cứu 39

4.3 Một số hạn chế của nghiên cứu 42

KẾT LUẬN 43

KHUYẾN NGHỊ 45 LỜI CAM ĐOAN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 7

Bảng 3.2 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới và theo cấp học 22

Bảng 3.3 Tỷ lệ học sinh có các biến dạng cột sống 23

Bảng 3.4 Phân bố các biến dạng cột sống theo giới 24

Bảng 3.5 Phân bố các biến dạng cột sống của học sinh tiểu học 27

Bảng 3.6 Phân bố các biến dạng cột sống của học sinh trung học cơ sở 28

Bảng 3.7 Phân bố biến dạng cột sống của học sinh trung học phổ thông 29

Bảng 3.8 Một số yếu tố ảnh hưởng đến cong vẹo cột sống 30

Bảng 3.9 Hiểu biết về nguyên nhân của cong vẹo cột 31

Bảng 3.10 Hiểu biết của học sinh về tác hại của cong vẹo cột sống 32

Bảng 3.11 Hiểu biết, thực hành về phòng tránh cong vẹo cột sống 33

Bảng 3.12 Ảnh hưởng của thực hành phòng tránh cong vẹo cột sống đến tỷ lệ bệnh .34

Bảng 3.13 Thái độ của học sinh đối với một số yếu tố ảnh hưởng đến cong vẹo cột sống 34

Biểu đồ 1 Phân bố cong vẹo cột sống theo khu vực 25

Biểu đồ 2 Phân bố các biến dạng cột sống theo cấp học 26

Trang 8

ĐẶT VẤN ĐỀ

Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm học 2010 - 2011, hệthống giáo dục ở nước ta đang phát triển mạnh mẽ với hơn 28 ngàn trường phổthông các cấp và gần 15 triệu học sinh trong khi dân số cả nước là gần 88 triệudân (theo thống kê năm 2011) Như vậy, số lượng học sinh phổ thông đã chiếmhơn 1/6 dân số nước ta Đây thực sự là một lực lượng rất lớn, là nguồn nhân lựcphong phú cho sự phát triển của đất nước trong tương lai

Lứa tuổi học sinh phổ thông là lứa tuổi đang trong thời kỳ phát triển mạnh

mẽ cả về thể lực và các chức năng sinh lý Trong thời kì này, sức khỏe của các

em có mối quan hệ chặt chẽ với những năm tháng ngồi trên ghế nhà trường Nếutính trong 12 năm học phổ thông, với gần 15 ngàn giờ ngồi trong lớp, chưa kểthời gian học thêm và tự học ở nhà, các em phải tiếp cận với nhiều yếu tố nguy

cơ có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình phát triển thể chất như:môi trường lớp học, phương tiện phục vụ học tập, chế độ học tập cũng như thờigian học tập, vui chơi ở trường học và gia đình

Cong vẹo cột sống là bệnh thường gặp ở lứa tuổi học sinh, có liên quanmật thiết với điều kiện vệ sinh học đường Nếu không có biện pháp dự phòngngay từ đầu thì bệnh này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển thể chất và sứckhỏe của các em

Hiện nay, tỷ lệ học sinh mắc bệnh cong vẹo cột sống nói chung còn cao,

từ 17 - 30% tùy theo cấp học và vùng sinh thái Theo Triệu Đình Thành (2003),nghiên cứu ở học sinh ở Lạc Sơn - Hòa Bình, thấy rằng tỷ lệ học sinh bị congvẹo cột sống nói chung là 19,49%, tỷ lệ học sinh Trung học cơ sở bị cong vẹocột sống gấp 1,8 lần học sinh tiểu học [36] Trong khi đó, ở Anh tỷ lệ học sinh bịcong vẹo cột sống là 5,9% [44], ở Singapore tỷ lệ này là 3,1% [53]

Mỗi địa phương có đặc thù riêng về điều kiện kinh tế xã hội, khoa học kĩthuật, văn hóa, phong tục tập quán,… đó cũng là các yếu tố ảnh hưởng đến hiểu

Trang 9

biết của học sinh về bệnh học đường nói chung và cong vẹo cột sống nói riêng.Hòa Bình là một tỉnh miền núi phía Tây Bắc của nước ta với sáu dân tộc cùngsinh sống, trong đó đông nhất là dân tộc Mường chiếm 63,3% Huyện Kim Bôinằm ở phía Tây của tỉnh Hòa Bình, địa hình chủ yếu là núi rừng, mang đầy đủnhững đặc điểm của tỉnh Hòa Bình cũng như các tỉnh miền núi phía Bắc Chođến nay đã có nhiều nghiên cứu về cong vẹo cột sống nhưng chủ yếu tập trung ởkhu vực đồng bằng, số nghiên cứu ở khu vực miền núi còn hạn chế Mặt khác,nghiên cứu đề cập đến kiến thức, thái độ, thực hành của học sinh đối với bệnhvẫn còn ít Đó chính là lý do mà chúng tôi tiến hành nghiên cứu:

Thực trạng bệnh cong vẹo cột sống và kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống bệnh cong vẹo cột sống của học sinh thuộc 6 trường phổ thông huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình.

Mục tiêu nghiên cứu:

1 Mô tả tình hình bệnh cong vẹo cột sống của học sinh tại 6 trường phổthông của huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình

2 Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành của học sinh về bệnh cong vẹo cộtsống ở 6 trường nghiên cứu

Trang 10

Chương 1 TỔNG QUAN

1.1 Đặc điểm giải phẫu sinh lý cột sống.

Cột sống có nhiều chức năng quan trọng, là trụ cột, là chỗ dựa vững chắccho toàn bộ cơ thể, bảo vệ tủy sống, giảm xóc cho bộ não Nhờ cột sống mà cơthể vận động được linh hoạt, nghiêng sang trái, sang phải, cúi hoặc ưỡn người,xoay vặn và nhún nhảy để đáp ứng các nhu cầu về lao động sản xuất, học tập vànhiều hoạt động khác

1.1.1 Đặc điểm giải phẫu học [5] (hình 1)

Cột sống chạy dài từ mặt trước xương chẩm đến hết xương cụt, bao gồm

33 đốt sống khớp với nhau và được chia thành 5 đoạn: đoạn cổ có 7 đốt sống,đoạn ngực có 12 đốt sống, đoạn thắt lưng có 5 đốt sống, đoạn cùng có 5 đốt vàđoạn cụt có 4 đốt

Mỗi đoạn có một chức phận vận động khác nhau, do đó có cấu tạo hìnhthái khác nhau riêng biệt cho mỗi đoạn

- Đốt sống cổ: Nằm ở trên cùng, tiếp giáp với xương chẩm Thân đốt sống

bè ngang, lỗ đốt sống rộng, mỏm gai chẽ đôi nằm ngang có một lỗ ngang chođộng mạch đốt sống đi qua

- Đốt sống ngực: Nằm tiếp theo các đốt sống cổ Thân đốt sống khá dày,hai bên thân có bốn diện tiếp khớp với đầu sau xương sườn, lỗ đốt tròn, mỏmngang có diện tiếp khớp với củ sườn, mỏm gai to và chúc nhiều xuống dưới

Trang 11

Hình 1: Cột sống

Nhìn trước Nhìn bên Nhìn sau

Các đốt sống cổ

Các đốt sống ngực

Các đốt sống thắt lưng

Xương cùng

Xương cụt Xương cụt

Xương cụt

Xương cùng Xương

cùng

Đốt đội Đốt trục

Đốt đội

Đốt trục

Đốt đội Đốt trục

Trang 12

- Đốt sống thắt lưng: Tiếp theo các đốt sống ngực Thân đốt rất to, các mỏm ngang dài và nhọn, các mỏm gai nằm ngang và hướng ra sau.

- Xương cùng: Tiếp theo các đốt sống thắt lưng Có năm đốt dính liền vớinhau tạo thành hình tháp bốn mặt, đáy ở trên, đỉnh ở dưới, trong xương cùng cóống cùng là đoạn cuối cùng của ống sống, hai bên khớp với xương chậu thànhkhung chậu hay chậu hông

- Xương cụt: Nằm ở dưới cùng của cột sống Do bốn đốt sống cùng thoáitriển dính vào nhau tạo thành xương cụt, có hình tam giác nền ở trên khớp vớixương cùng, hai mặt trước và sau có mào ngang

- Các khớp cột sống: Các đốt sống được liên kết với nhau bằng các khớpvà dây chằng, các thân đốt khớp với nhau bằng các đĩa sụn gian đốt sống (còngọi là đĩa đệm) Suốt theo chiều dài của cột sống, ở mặt trước và mặt sau có cácdây chằng dọc trước và dọc sau bám vào Khớp giữa các mỏm khớp (trên vàdưới các đốt liền kề) là các khớp động loại phẳng, có bao khớp bọc xung quanh

Ở giữa cung đốt sống, giữa các mỏm ngang, mỏm gai và đầu mỏm gai đều cócác dây chằng Nhờ các khớp đốt sống mà cơ thể có thể làm các động tác cúi,ngửa, nghiêng trái hay nghiêng phải và vặn người, nhưng dễ chuyển động nhấtlà các đốt sống thắt lưng rồi đốt sống cổ Các đốt sống ngực nối liền với xươngsườn tạo thành lồng ngực

Nhìn từ phía sau, cột sống thẳng đứng như một sợi dây rọi, các gai đốtsống nhô ra sau Nhìn từ phía bên, cột sống có nhiều đường cong, đó là một đặcđiểm của loài người, đường cong hình thành do tư thế đứng và đi bằng hai chân.Nhở có các đường cong này mà cột sống có tác dụng như một lò xo mềm, dẻovà chắc Ở động vật đi bằng 4 chân (trừ đoạn cổ và đuôi) cột sống cong như mộtvòm nhà tựa lên 4 cột, trọng lượng của thân nó được treo trên vòm đó

Trang 13

+ Dây chằng dọc trước: Như một dải băng đi từ gáy qua mặt trước tất cảcác đốt sống, đến bám chặt vào xương cùng Đây là một dây chằng rất khỏe vàbền, nó căng ra khi cơ thể ưỡn lưng và giữ cho lưng chỉ ưỡn tới một mức độnhất định Nếu vì lý do nào đó dây chằng này bị giãn hoặc yếu đi thì cột sống bịcong, thân người bị ưỡn ra phía sau.

+ Dây chằng dọc sau: Chạy dài phía sau các cột sống, từ đốt sống cổ 2đến đốt sống cùng Nó tương đối mỏng và yếu hơn dây chằng dọc trước, nênlàm cho người ta cúi về phía trước dễ hơn ưỡn lưng ra phía sau

- Các cơ lưng: Nằm đối xứng ở hai bên phải, trái của cột sống nên có liênquan mật thiết đến tư thế và động tác của cột sống Các cơ này có tác dụng giữcho cột sống có tư thế cân bằng Nếu một bên cơ bị yếu hơn bên kia sẽ làm chocột sống bị kéo lệch về phía bên đối diện gây nên vẹo cột sống

1.2 Cong vẹo cột sống

1.2.1 Khái niệm về cong vẹo cột sống [18].

Cong vẹo cột sống là hiện tượng cột sống bị biến dạng khác với bìnhthường Là một hình thái của tư thế xấu, sự xoắn vặn thực sự của cột sống Đâylà tật chính trong các tật của cột sống lứa tuổi học sinh

Hình 2: Cong vẹo cột sống

Cột sống vẹo sang một bên

Xương bả vai hai bên không cân đối

Hai mông lệch

Trang 14

1.2.2 Nguyên nhân dẫn đến cong vẹo cột sống [21], [24].

Bất cứ một nguyên nhân nào làm cho các cơ và dây chằng bị kéo dãn,hoặc yếu đi do phải chịu sức căng kéo về một phía, ra trước hoặc ra sau, sangtrái hoặc sang phải, trong một thời gian dài, sẽ làm cho phần cột sống tương ứng

bị biến dạng, gây nên cong vẹo cột sống

- Nguyên nhân mắc phải: Hầu hết nguyên nhân của bệnh cong vẹo cộtsống ở học sinh nằm trong các trường hợp:

+ Do tư thế xấu trong học tập: Ngồi học không ngay ngắn, ngồi chen chúcnhư ngồi nghiêng vẹo trong học tập trong thời gian dài

+ Bàn ghế không phù hợp với tầm vóc do bàn quá cao ghế quá thấp hoặcngược lại, ngồi tì ngực vào bàn do bàn liền ghế không đúng quy cách

+ Tư thế xấu trong sinh hoạt, lao động: Lao động không đều giữa hai bên

cơ thể kéo dài như gánh nặng, bế em, cuốc đất, đeo cặp một quai, xách cặp sáchmột bên kéo dài

+ Do bệnh tật: Di chứng của bệnh bại liệt, lao cột sống, còi xương, suydinh dưỡng, chấn thương cột sống

- Nguyên nhân chưa rõ ràng: Một số trẻ ngay sau khi sinh ra đã bị biếndạng cột sống, 90% các trường hợp này không rõ nguyên nhân gọi là cong vẹocột sống bẩm sinh

1.2.3 Phân loại cong vẹo cột sống [43].

1.2.3.1 Hình dáng cong cột sống.

- Gù lưng (Kyphosis): ở tư thế thẳng đứng người khám nhìn từ phía bên,

đường cong cột sống nhô lên quá cao làm thân hình ngắn lại Gù lưng hay đi đôivới vẹo cột sống

- Ưỡn lưng (Lordosis): thường ưỡn thắt lưng, ở tư thế đứng thẳng nhìnnghiêng về phía bên, vòng cong thắt lưng ưỡn ra phía trước làm cho ngực nhô

Trang 15

lên, hai vai so lại, mặt và cổ có xu hướng ngửa lên.

C không hoàn toàn thường diễn ra ở khoảng đốt sống lưng 5 đến đốt sống lưng

8 Vẹo lưng phải và vẹo lưng trái mà các dấu hiệu dễ nhận biết nhất là hai bả vaikhác nhau Vẹo thắt lưng thường mặt lồi về phía trái, tam giác thân phải sâu,mạn sườn phải lõm hơn

- Vẹo chữ S thường gặp ở đoạn lưng và thắt lưng Vẹo hình chữ S thuận thìđoạn lưng lồi về phía trái, đoạn thắt lưng lồi về phía phải Vẹo chữ S ngược thìđoạn lưng lồi về phía phải và đoạn thắt lưng ngược lại lồi về phía trái

Nhìn chung có bốn loại vẹo cột sống thường gặp như sau:

- Vẹo cột sống hình chữ C thuận

- Vẹo cột sống hình chữ C ngược

- Vẹo cột sống hình chữ S thuận

- Vẹo cột sống hình chữ S ngược

1.2.4 Hậu quả của cong vẹo cột sống [24].

Cong vẹo cột sống có thể gây ra các hậu quả sau:

- Ảnh hưởng tới sức khỏe: Cong vẹo cột sống (đoạn ngực) dẫn đến thể tíchlồng ngực bị thu hẹp do đó sẽ ảnh hưởng tới chức năng hô hấp, tuần hoàn Chânthấp chân cao do lệch vai, đặc biệt các em gái khung chậu bị giới hạn có thể bịlệch sẽ ảnh hưởng đến sinh đẻ sau này

Trang 16

- Trong quá trình học tập, do lệch trọng tâm cơ thể nên ngồi học kém tậptrung, chóng bị tê mỏi mông và đùi, do ngồi không ngay ngắn nên chữ viết xấu,chậm, khi học bài cũng khó khăn hơn nên kết quả học tập bị hạn chế.

- Trong đời sống sinh hoạt hằng ngày, do cơ thể bị lệch nên sẽ hạn chếnhiều trong hoạt động thể lực, rèn luyện thể thao, lao động

- Ngoài ra cong vẹo cột sống còn ảnh hưởng đến vẻ đẹp thể hình khi các

em lớn lên (gù, ưỡn, vai lệch ), làm các em giảm tự tin và hòa nhập cộng đồng

1.3 Các phương pháp phát hiện cong vẹo cột sống.

Hiện nay chủ yếu sử dụng 3 phương pháp sau:

- Phương pháp khám sàng lọc: Người khám quan sát hai mỏm xương bả

vai, hai tam giác nách, hai nếp lằn mông và chiều dài hai khối cơ lưng Đây làphương pháp có thể tiến hành trên một số lượng đối tượng lớn Tuy nhiên, hạnchế của khám sàng lọc là không đánh giá được mức độ cong vẹo cột sống

- Phương pháp khám vẹo cột sống bằng Scoliosis meter: Sử dụng thước đo

scoliosis meter để đo độ lệch của cột sống Phương pháp này giúp chẩn đoán sơbộ mức độ cong vẹo cột sống nhưng có hạn chế là cần nhiều thời gian và thiết bịmáy móc đi kèm

- Chụp X quang cột sống: Phương pháp này có ưu điểm là vừa đánh giá được

mức độ cong vẹo cột sống vừa giúp chúng ta lưu lại hình ảnh để đánh giá hiệu quảcan thiệp Hạn chế của nó là đắt tiền, không thể tiến hành được tại cộng đồng Trong nghiên cứu này, với thời gian cho phép và mục đích của đề tài,chúng tôi thực hiện khám sàng lọc để phát hiện học sinh có các biến dạngcột sống

1.4 Tình hình nghiên cứu bệnh cong vẹo cột sống ở học sinh trong nước và ngoài nước.

1.4.1 Tình hình nghiên cứu bệnh cong vẹo cột sống trên thế giới.

Bệnh cong vẹo cột sống đã được phát hiện và điều trị từ giai đoạn rất sớm

Trang 17

của lịch sử phát triển y học Hyppocrate là một trong những tác giả đầu tiên trìnhbày về cong vẹo cột sống và đặt tên Scoliosis Ông cũng mô tả việc sử dụng cácthiết bị làm giảm tiến triển của cong vẹo cột sống [42].

Tới thế kỷ 18-19, các nhà nghiên cứu đã tìm ra nguyên nhân, bệnh sinhcủa cong vẹo cột sống một cách đầy đủ và rõ ràng hơn Đó là thời điểm đánhdấu bước phát triển to lớn trong việc phòng và chữa trị bệnh học đường

Năm 1849, Hare cho rằng: Cong vẹo cột sống có liên quan tới tư thế sai,rối loạn phát triển thể chất, còi xương Ông cũng mô tả việc sử dụng khuôn bằngthạch cao để điều trị cong vẹo cột sống có hiệu quả [42]

Cùng năm đó, Edward Lonsdale viết luận thuyết về điều trị cong vẹo cộtsống, ông cho rằng biến dạng cột sống ở trẻ em gái khi ngồi khâu vá, mặc áo nịtngực quá chặt, bế ẵm trẻ nhỏ ở một bên tay ở giai đoạn cột sống phát triểnnhanh dẫn đến cong vẹo cột sống [46]

Tỷ lệ cong vẹo cột sống trong một khám sàng lọc của Guillauve trên 731trẻ em trai và gái, có 18 % trong số 350 trẻ em gái và 41% trong số 381 trẻ embiến dạng cột sống [44]

Kết quả khám sàng lọc của John.E.Loustein cho các trường ở Minesotathập kỷ 1970 cho 571.722 học sinh có 8,3% có dấu hiệu ban đầu của cong vẹocột sống [37]

Nghiên cứu của Rolaga và cộng sự năm 1978 về khám sàng lọc cho26.974 học sinh có 4,5% cong vẹo cột sống [47]

Năm 1982 tại Singapore, J.S.Daruwalla và các cộng sự khám sàng lọc cho110.744 học sinh ở các nhóm tuổi 6 đến 7; 11 đến 12; 16 đến 17 cho kết quả lầnlượt là 0,12%; 1,7%; 3,1%

Một khám sàng lọc khác của Stirling và cộng sự cho 15.799 trẻ học sinh

từ 6 đến 14 tuổi ở Anh, năm 1996 thì 934 học sinh (5,9%) có dấu hiệu ban đầu

Trang 18

của cong vẹo cột sống và được chụp Xquang sàng lọc lần 2 có 431 học sinh(2,7%) có góc Cobb trên Xquang > 5độ [48].

Như vậy, cong vẹo cột sống ở lứa tuổi học sinh đã được quan tâm nghiêncứu từ rất lâu Tình hình cong vẹo cột sống ở học sinh các nước phát triển trênthế giới ít có sự biến động qua các thập niên Tỷ lệ này dao động từ 0,12% đến8,3% và có xu hướng tăng lên qua các giai đoạn phát triển

1.4.2 Tình hình nghiên cứu bệnh cong vẹo cột sống ở trong nước.

Năm 1961, theo Viện Vệ sinh - Dịch tễ Trung ương, tỷ lệ mắc bệnh congvẹo cột sống ở tuổi 18, Hà Nội, ở nam là 24,6% và nữ là 33,9% [24]

Theo kết quả nghiên cứu của Sở y tế Hà Nội năm 1962 thì tỷ lệ học sinh ởHà Nội bị cong vẹo cột sống là 12% [9]

Trong thập kỷ 70 một số công trình nghiên cứu về lĩnh vực vệ sinh họcđường, có nhận xét là tỷ lệ các bệnh có liên quan đến học đường có biểu hiệntăng lên Đặc biệt ở Thái Bình có tỉ lệ cao, ở nam 65% và nữ 63% [14]

Theo Bùi Hoàng Tụng nghiên cứu tỷ lệ bệnh cong vẹo cột sống của họcsinh trường trung học cơ sở Hoàng Hoa Thám, Quảng Châu - Quảng Xương -Thanh Hóa, năm 1989 kết quả là 13,98% [37]

Theo Phạm Song, trong đề tài “Sức khỏe của thế hệ trẻ Việt Nam thập kỷ80”, thì tỷ lệ cong vẹo cột sống của học sinh nói chung là 23%, trong đó nam21,2%; nữ 24,5% [22]

Theo Phạm Văn Hán nghiên cứu 504 học sinh gồm: 4 lớp tiểu học, 4 lớptrung học cơ sở tại thi trấn Minh Đức - Thủy Nguyên - Hải Phòng năm 1993-

1995 thì tỷ lệ cong vẹo cột sống là 27,21% [10]

Trong đề tài nghiên cứu về mối liên quan giữa môi trường học tập và tìnhtrạng sức khỏe, bệnh tật của học sinh Kh’mer - Kiên Giang từ năm 1997 đếnnăm 2000 của Hồng Xuân Trường Kết quả cho thấy tỷ lệ học sinh bị cong vẹo

Trang 19

cột sống năm 1997 là 27,1%, năm 2000 tăng lên 29,3% [35].

Theo Bùi Thị Thao, Đặng Văn Nghiễm nghiên cứu năm 1994, tỷ lệ congvẹo cột sống của học sinh Vũ Thư - Thái Bình cho thấy tỷ lệ bị cong vẹo cộtsống cao nhất là ở lớp 5 và lớp 9 [29]

Nghiên cứu của Trần Đình Long thấy học sinh ở nông thôn có tỷ lệ congvẹo cột sống cao hơn học sinh thành phố Học sinh ở Bắc Lý - Lý Nhân - HàNam có tỷ lệ cong vẹo cốt sống là 38,1%, học sinh ở thành phố Trần Quốc Toảnlà 10,1% (nghiên cứu cùng thời gian cùng lứa tuổi [43])

Theo Trần Văn Dần thì tỷ lệ cong vẹo cột sống ở học sinh phổ thôngtrong thập kỷ 90 tử 16 - 27% Nhìn chung tỷ lệ cong vẹo cột sống vẫn khônggiảm [9] Kết quả nghiên cứu của Trần Thị Mỹ Hạnh 2001, nghiên cứu ở 361học sinh các cấp tại Sóc Sơn - Hà Nội, tác giả nhận thấy học sinh tiểu học bịcong vẹo cột sống là 36,9%; Trung học cơ sở là 24,5%; Phổ thông trung học là38,3% Tỷ lệ mắc bệnh chung là 33,35% Trong đó hình dáng cong vẹo cột sốngchữ C thuận là 43%, chữ C ngược là 15% [12]

Theo Vũ Đức Thu, Lê Kim Dung, Đào Ngọc Phong và cộng sự nghiêncứu bệnh cong vẹo cột sống ở Hà Nội năm 2001 phát hiện tỷ lệ cong vẹo cộtsống cao với 30,8% và tăng theo cấp học, tiểu học là 28,7%; trung học cơ sở là30,1%; phổ thông trung học là 33,15% [31]

Kết quả nghiên cứu của Vũ Thị Liên (2001), tìm hiểu tình hình cong vẹocột sống của học sinh ở hai địa điểm của thành phố Thái Nguyên cho thấy tỷ lệmắc chung là 10,4% trong đó tiểu học là 10,9%; trung học cơ sở là 13%; phổthông trung học là 7,2 % [16]

Theo Triệu Đình Thành (2003) [36], nghiên cứu học sinh ở Lạc Sơn - HòaBình thấy rằng: Tỷ lệ học sinh bị cong vẹo cột sống nói chung là 19,49%, tỷ lệhọc sinh Trung học cơ sở bị cong vẹo cột sống gấp 1,8 lần học sinh tiểu học.Hình dáng cong vẹo cột sống chủ yếu là chữ C thuận 46%, C ngược 35,7%

Trang 20

Lê Thế Thự và cộng sự (2004) nghiên cứu bệnh cong vẹo cột sống ở họcsinh 4 trường gồm 2 trường tiểu học, 2 trường trung học tại thành phố Hồ ChíMinh nhận thấy tỷ lệ học sinh bị cong vẹo cột sống rất cao, đầu năm có tỷ lệ là12,1% thì cuối năm tăng lên 30% [38].

Qua đó chúng ta có thể thấy sự quan tâm của nhà nước và xã hội đối vớibệnh cong vẹo cột sống ở lứa tuổi học sinh Những nghiên cứu trên cho thấy tỷ

lệ cong vẹo cột sống lứa tuổi học sinh ở nước ta chưa có sự khác biệt nhiều quacác thời kì, hiện nay vào khoảng 10 đến 34% Tuy nhiên, nghiên cứu đề cập đếnkiến thức, thái độ, thực hành của học sinh đến tình hình bệnh vẫn còn ít, đây làmột yếu tố quan trọng không kém so với việc thực hiện các quy định của nhànước Đó cũng là lý do mà trong điều tra này, ngoài nghiên cứu thực trạng congvẹo cột sống chúng tôi còn nghiên cứu cả kiến thức, thái độ, thực hành và một

số điều kiện học tập ảnh hưởng đến tình hình bệnh

Trang 21

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

- Thời gian: Đề tài nghiên cứu được thực hiện vào tháng 11/2011

- Địa điểm: Nghiên cứu được tiến hành tại 6 trường phổ thông thuộc huyệnKim Bôi, tỉnh Hòa Bình, bao gồm:

2.2 Đối tượng nghiên cứu

Học sinh từ lớp 1 đến lớp 12 ở 6 trường đã chọn có mặt tại trường vào buổikhám sàng lọc

2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang

2.3.2 Mẫu nghiên cứu

2.3.2.1 Cỡ mẫu:

- Số học sinh cần khám và phỏng vấn được tính theo công thức tính cỡ mẫucho ước lượng tỷ lệ của một nghiên cứu mô tả:

Trang 22

Trong đó: n là cỡ mẫu tối thiểu cho một trường

p: tỷ lệ mắc biến dạng cột sống trung bình ở học sinh (ước tính 25 %)

α : Mức ý nghĩa thống kê α = 0,05 : Khoảng tin cậy (ứng với giá trị Giá trị Z = 1,96 thu được từ bảng Z là một tỷ lệ so với tỷ lệ p (trong nghiên cứu này lấy = 0,25)

Thay số vào tính được số người cần khám và phỏng vấn tối thiểu cho mộttrường là n = 184 và làm tròn thành 200 học sinh Với 6 trường thì tổng số họcsinh tối thiểu là 1200 Thực tế chúng tôi đã nghiên cứu trên tất cả học sinh cómặt tại 6 trường vào thời điểm nghiên cứu, tổng cộng là 1351 học sinh

2.3.2.2 Cách chọn mẫu:

- Chọn tỉnh: Trong dự án quốc gia “Điều tra tình hình bệnh tật học đườngvà nhân trắc học sinh Việt Nam” 8 tỉnh được chọn đại diện cho 8 vùng sinh thái,trong đó Hòa Bình là tỉnh được chọn đại diện cho vùng Tây bắc

- Chọn huyện: Nghiên cứu này chọn chủ đích huyện Kim Bôi

- Chọn trường: Chọn mỗi cấp học chọn 2 trường, một trường đại diện chokhu vực thị trấn và một trường đại diện cho khu vực nông thôn

- Chọn đối tượng nghiên cứu:

+ Khám phát hiện cong vẹo cột sống: không chọn mẫu, khám cho tất cảhọc sinh từ lớp 1 đến lớp 12 có mặt tại trường

+ Phỏng vấn: Với tiểu học chỉ phỏng vấn học sinh từ lớp 2 trở lên; Vớitrung học cơ sở và trung học phổ thông: phiếu phỏng vấn được phát cho tất cả

n =

Trang 23

học sinh có mặt tại thời điểm nghiên cứu.

2.4 Nội dung nghiên cứu và kỹ thuật thu thập thông tin

2.4.1 Kỹ thuật và công cụ thu thập thông tin

- Khám sàng lọc để xác định tỷ lệ của cong vẹo cột sống (sử dụng mẫukhám sức khỏe) Người thăm khám là bác sĩ đa khoa đã được tập huấn về cáchkhám xác định tình trạng cong vẹo cột sống

- Phỏng vấn kiến thức, thái độ, thực hành của học sinh với các yếu tố ảnh

hưởng đến cong vẹo cột sống, sử dụng mẫu phiếu tự điền cho học sinh từ lớp 2trở lên (mẫu 3.1 và 3.2)

2.4.2 Nội dung nghiên cứu

- Thông tin chung về học sinh:

+ Thông tin về họ tên học sinh

+ Thông tin về tên trường, lớp của học sinh

+ Thông tin về tuổi, giới tính, dân tộc của học sinh

- Các loại biến dạng cột sống của học sinh:

+ Một bên mỏm vai nhô cao

+ Xương bả vai hai bên không cân đối

+ Cột sống vẹo sang một bên, gồm có cột sống vẹo sang phải và cột sốngvẹo sang trái

+ Lưng gù ra sau

+ Hai chân độ dài không đều nhau

- Thông tin về kiến thức của học sinh về nguyên nhân, hậu quả và cách phòngtránh bệnh cong vẹo cột sống

- Thông tin về thái độ của học sinh đối với một số điều kiện học tập ảnh hưởng

Trang 24

đến bệnh cong vẹo cột sống.

- Thông tin về thực hành của học sinh đối với phòng tránh bệnh cong vẹo cột sống

2.4.3 Các chỉ số và biến số nghiên cứu

Phương pháp vàcông cụ thu thậpthông tin

I Nhóm thông tin chung

tự điền

2 Tỷ lệ học sinh theo 3 cấp học Trình độ học vấn

3 Tỷ lệ học sinh các dân tộc Dân tộc

II Nhóm các biến số, chỉ số về CVCS theo mục tiêu 1

4 Tỷ lệ học sinh bị các dạng

- Mẫu khám sức khỏe

7 Tỷ lệ học sinh cho rằng bàn

ghế trong lớp học là đủ Bàn ghế lớp học Phiếu phỏng vấn

tự điền

8 Tỷ lệ học sinh cho rằng bàn

ghế lớp học là phù hợp Bàn ghế lớp học

Phiếu phỏng vấntự điền

11 Tỷ lệ học sinh có kiến thức

đúng về hậu quả của CVCS

Kiến thức về hậu quả của CVCS

12 Tỷ lệ học sinh có kiến thức

đúng về phòng tránh CVCS

Kiến thức phòng tránh CVCS

Trang 25

2.5 Một số khái niệm sử dụng trong nghiên cứu

- Bàn học đủ, kích thước bàn ghế phù hợp, loại cặp là theo đánh giá của

học sinh

- Tính điểm kiến thức: đối với mỗi câu hỏi về kiến thức, mỗi ý trả lời đúngđược tính 1 điểm, có bao nhiêu ý đúng thì được bấy nhiêu điểm Điểm tối đa đốivới mỗi câu hỏi về kiến thức được tính bằng số điểm mong muốn đạt được đốivới câu hỏi đó (tương đương số ý đúng đưa ra trong câu hỏi) Điểm kiến thứctrung bình được tính bằng tổng số ý trả lời đúng cho câu hỏi đó/tổng số ngườiđược hỏi Điểm kiến thức trung bình càng cao có nghĩa là hiểu biết càng nhiều.Đánh giá kiến thức dựa vào tỷ lệ % điểm kiến thức trung bình so với điểm tối đa(ĐKTTB/ĐTĐ)

2.6 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

- Số liệu được kiểm tra, làm sạch, mã hóa trước khi nhập vào máy tính

- Số liệu được nhập trên phần mềm Epidata 3.1

- Số liệu được xử lý, phân tích trên phần mềm Stata

- Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để tính toán tỷ lệ phần trăm, sốtrung bình của các biến số nghiên cứu

- Sử dụng phương pháp so sánh hai tỷ lệ bằng test để kiểm định sự khácbiệt giữa các nhóm khác nhau

Trang 26

2.7 Sai số và cách khống chế sai số

* Sai số trong quá trình thu thập thông tin:

- Cách khắc phục:

+ Tập huấn cho giáo viên chủ nhiệm các lớp về bộ câu hỏi để các thầy côhướng dẫn lại cho học sinh Đặt ra các tình huống mẫu, yêu cầu giáo viên trả lờivà hướng dẫn cho giáo viên cách hướng dẫn học sinh

+ Kiểm tra phiếu tại chỗ để phát hiện những phiếu điền thiếu hoặc số liệu

+ Làm sạch số liệu trước khi nhập: loại bỏ phiếu số liệu thiếu và phát hiện

số liệu vô lý, mã hóa trước khi nhập

+ Mã hóa học sinh theo từng trường, đảm bảo phiếu khám sức khỏe và

Trang 27

phiếu phỏng vấn của mỗi học sinh có mã số giống nhau.

+ Tạo tệp check của phần mềm nhập số liệu để hạn chế việc nhậpkhông đúng

+ Kiểm tra toàn bộ số liệu trước khi phân tích để phát hiện trường hợpthiếu số liệu, số liệu vô lý trước khi phân tích

2.8 Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu

Nghiên cứu này nằm trong nghiên cứu lớn đã được Bộ Y tế và Bộ giáo dụcxét duyệt, được sự đồng ý của Sở Y tế và Sở Giáo dục tỉnh Hòa Bình, PhòngGiáo dục và Phòng Y tế huyện Kim Bôi, các trường tham gia nghiên cứu sau khinghe giải thích về nội dung, ý nghĩa, mục đích của nghiên cứu

Nghiên cứu chỉ tiến hành với những học sinh đồng ý tham gia Những họcsinh không đồng ý tham gia nghiên cứu thì có quyền từ chối

Kết quả nghiên cứu chỉ sử dụng cho mục đích khoa học mà không gây ảnhhưởng đến tâm lý, sức khỏe của đối tượng tham gia nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu sẽ được phản hồi cho địa phương để góp phần cải thiệnsức khỏe, điều kiện học tập cho học sinh

Trang 28

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu thực hiện tại 6 trường phổ thông của huyện Kim Bôi tỉnh Hòa Bìnhthu được kết quả như sau:

Bảng 3.1 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo dân tộc

Nhận xét: Trong tổng số 1.351 đối tượng được nghiên cứu

- Dân tộc Kinh chiếm tỉ lệ 21,7%

- Các dân tộc khác chiếm 78,3%

- Trong số các dân tộc khác, dân tộc Mường chiếm đa số

Trang 29

Bảng 3.2 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới và theo cấp học

Nhận xét: Trong tổng số 1.351 đối tượng được nghiên cứu

- Tỷ lệ học sinh nam (42,6%) thấp hơn tỷ lệ học sinh nữ (57,4%)

- Số đối tượng học sinh Trung học phổ thông chiếm tỷ lệ cao nhất (43,0%)

- Số đối tượng học sinh Tiểu học chiếm tỷ lệ cao thứ hai (35,2%)

- Số đối tượng học sinh Trung học cơ sở chiếm tỷ lệ thấp nhất ( 21,8%)

Trang 30

3.2 Tình hình bệnh cong vẹo cột sống của học sinh

Bảng 3.3 Tỷ lệ học sinh có các biến dạng cột sống

Các loại biến dạng:

Nhận xét:

Trong tổng số 1.351 đối tượng được nghiên cứu

- Số học sinh có biến dạng cột sống chiếm 16,1%

- Nhóm học sinh có biểu hiện ban đầu của cong vẹo cột sống là mộtbên mỏm vai nhô cao, xương bả vai hai bên không cân đối chiếm tỷ lệ caohơn so với nhóm có biến dạng cột sống rõ là cột sống vẹo sang một bên vàlưng gù ra sau

- Trong những học sinh có cột sống vẹo sang một bên thì tỷ lệ học sinh vẹosang trái (chữ C thuận) chiếm tỷ lệ cao hơn với 61,5%, tỷ lệ học sinh vẹo sangphải (chữ C ngược) chiếm tỷ lệ thấp hơn với 38,5%

Bảng 3.4 Phân bố các biến dạng cột sống theo giới

Trang 31

Tình trạng n % n % n %Xương bả vai hai

Một bên mỏm vai

Trong tổng số 1.351 đối tượng được nghiên cứu

- Tỷ lệ học sinh nam có biến dạng cột sống ( 17,9% ) cao hơn tỷ lệ học sinh nữ

có biến dạng cột sống ( 16,8% )

Trang 32

Biểu đồ 1 Phân bố cong vẹo cột sống theo khu vực

- Tỷ lệ cong vẹo cột sống ở học sinh cấp III của khu vực nông thôn (18,8%) thấphơn khu vực thị trấn(26,2%) Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (với mức thống

kê α = 0,05)

Trang 33

Biểu đồ 2 Phân bố các biến dạng cột sống theo cấp học

Nhận xét:

Trong tổng số 1351 đối tượng được nghiên cứu:

- Tỷ lệ cong vẹo cột sống ở học sinh Trung học cơ sở là cao nhất (21,4%)

- Tỷ lệ cong vẹo cột sống ở học sinh Trung học phổ thông cao thứ hai (16,7%)

- Tỷ lệ cong vẹo cột sống ở học sinh Tiểu học là thấp nhất (13,7%)

Trang 34

Bảng 3.5 Phân bố các biến dạng cột sống của học sinh tiểu học (cấp I)

Nhận xét: Trong tổng số 476 học sinh tiểu học được nghiên cứu

- Tỷ lệ học sinh có biến dạng cột sống là 13,7%

- Nhóm học sinh có các biểu hiện ban đầu của cong vẹo cột sống làmột bên mỏm vai nhô cao và xương bả vai hai bên không cân đối chiếm tỷ

lệ cao hơn so với nhóm học sinh có biến dạng cột sống rõ là cột sống vạosang một bên

- Trong số học sinh có cột sống vẹo sang một bên, tỷ lệ vẹo sang trái (80%)cao hơn tỷ lệ vẹo sang phải (20%)

Bảng 3.6 Phân bố các biến dạng cột sống của học sinh trung học cơ sở (cấp II)

Trang 35

Nhận xét: Trong tổng số 295 học sinh trung học cơ sở được nghiên cứu

- Tỷ lệ học sinh có biến dạng cột sống là 21,4%

- Nhóm học sinh có biểu hiện ban đầu của cong vẹo cột sống là một bênmỏm vai nhô cao và xương bả vai hai bên không cân đối có tỷ lệ cao hơn nhómhọc sinh có biểu hiện cong vẹo cột sống rõ là cột sống vẹo sang một bên và lưng

gù ra sau

- Trong nhóm học sinh có cột sống vẹo sang một bên, có 1 học sinh có cộtsống vẹo sang phải, chiếm tỷ lệ 100%, không có học sinh nào có cột sống vẹosang trái

Ngày đăng: 07/10/2014, 00:41

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: Cột sống - thực trạng bệnh cong vẹo cột sống và kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống bệnh cong vẹo cột sống của học sinh thuộc 6 trường phổ thông huyện kim bôi, tỉnh hòa bình
Hình 1 Cột sống (Trang 11)
Hình 2: Cong vẹo cột sống. - thực trạng bệnh cong vẹo cột sống và kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống bệnh cong vẹo cột sống của học sinh thuộc 6 trường phổ thông huyện kim bôi, tỉnh hòa bình
Hình 2 Cong vẹo cột sống (Trang 13)
Bảng 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo dân tộc - thực trạng bệnh cong vẹo cột sống và kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống bệnh cong vẹo cột sống của học sinh thuộc 6 trường phổ thông huyện kim bôi, tỉnh hòa bình
Bảng 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo dân tộc (Trang 28)
Bảng 3.4. Phân bố các biến dạng cột sống theo giới - thực trạng bệnh cong vẹo cột sống và kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống bệnh cong vẹo cột sống của học sinh thuộc 6 trường phổ thông huyện kim bôi, tỉnh hòa bình
Bảng 3.4. Phân bố các biến dạng cột sống theo giới (Trang 30)
Bảng 3.5. Phân bố các biến dạng cột sống của học sinh tiểu học (cấp I) - thực trạng bệnh cong vẹo cột sống và kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống bệnh cong vẹo cột sống của học sinh thuộc 6 trường phổ thông huyện kim bôi, tỉnh hòa bình
Bảng 3.5. Phân bố các biến dạng cột sống của học sinh tiểu học (cấp I) (Trang 34)
Bảng 3.7. Phân bố biến dạng cột sống của học sinh trung học phổ thông - thực trạng bệnh cong vẹo cột sống và kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống bệnh cong vẹo cột sống của học sinh thuộc 6 trường phổ thông huyện kim bôi, tỉnh hòa bình
Bảng 3.7. Phân bố biến dạng cột sống của học sinh trung học phổ thông (Trang 36)
Bảng 3.8. Một số yếu tố ảnh hưởng đến cong vẹo cột sống - thực trạng bệnh cong vẹo cột sống và kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống bệnh cong vẹo cột sống của học sinh thuộc 6 trường phổ thông huyện kim bôi, tỉnh hòa bình
Bảng 3.8. Một số yếu tố ảnh hưởng đến cong vẹo cột sống (Trang 37)
Bảng 3.10. Hiểu biết của học sinh về tác hại của cong vẹo cột sống - thực trạng bệnh cong vẹo cột sống và kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống bệnh cong vẹo cột sống của học sinh thuộc 6 trường phổ thông huyện kim bôi, tỉnh hòa bình
Bảng 3.10. Hiểu biết của học sinh về tác hại của cong vẹo cột sống (Trang 38)
Bảng 3.11. Hiểu biết, thực hành về phòng tránh cong vẹo cột sống - thực trạng bệnh cong vẹo cột sống và kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống bệnh cong vẹo cột sống của học sinh thuộc 6 trường phổ thông huyện kim bôi, tỉnh hòa bình
Bảng 3.11. Hiểu biết, thực hành về phòng tránh cong vẹo cột sống (Trang 40)
Bảng 3.13. Thái độ của học sinh đối với một số yếu tố ảnh hưởng đến CVCS. - thực trạng bệnh cong vẹo cột sống và kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống bệnh cong vẹo cột sống của học sinh thuộc 6 trường phổ thông huyện kim bôi, tỉnh hòa bình
Bảng 3.13. Thái độ của học sinh đối với một số yếu tố ảnh hưởng đến CVCS (Trang 41)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w