Thực trạng nhận thức về kỹ năng phòng tránh xâm hại của học sinh

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Rèn luyện kỹ năng phòng chống xâm hại cho học sinh THCS tại Trung tâm KTTH HN số 3, phường Trung Tự, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội (Trang 33 - 36)

134 89,33 16 10,67 14 Bị các bạn cố tình làm hỏng các đồ dùng cá 110 73,34 40 26,

2.3.4. Thực trạng nhận thức về kỹ năng phòng tránh xâm hại của học sinh

trung học cơ sở tại Trung tâm KTTH – HN số 3

Để tìm hiểu về vấn đề này một cách cụ thể, chúng tôi đã tiến hành thiết kế một số tình huống cụ thể và hỏi học sinh về cách giải quyết của mình, kết quả thu được thể hiện trong bảng 2.5 như sau:

Bảng 2.5 Thực trạng nhận thức về kỹ năng PCXH của học sinh trung học cơ sở tại Trung tâm KTTH – HN số 3

Mức độ Cách giải quyết (TL %) Đồng ý Phân vân Từ chối

1. Nhân viên tiếp thị muốn vào nhà giới thiệu sản phẩm và tặng quà

90,7 6 3,3

2. Bạn bảo em lấy tiền của bố mẹ để đi chơi game.

41,3 7,4 51,3

3. Người lạ nói là bạn của bố mẹ, muốn gửi tặng bố mẹ em một món quà khi bố mẹ em đi vắng

81,3 13,3 5,4

4. Người hàng xóm mới muốn vào mượn đồ dùng khi em đang ở nhà một mình

48,6 1,4 50

5. Người lạ hỏi thăm, nhờ dẫn đi tìm một địa chỉ em biết

53,3 30 16,7

6. Một người lạ mặt đề nghị cho em đi nhờ xe về nhà

22 33,3 44,7

7. Nhân viên cửa hàng gas muốn vào kiểm tra, bảo hành bếp và gas vì đang trong dịp khuyến mãi

86 11,3 2,7

8. Một thanh niên lạ mặt trên xe bus giả vờ ngủ để dựa vào người em

51,3 26,6 22,1

cùng bạn ấy

10. Bạn bảo em lấy nhật ký của một bạn khác xem trong đó viết gì

74 4,7 21,3

Kết quả trên cho thấy rằng từ nhận thức của học sinh còn nhiều hạn chế nên dẫn đến cách xử lý tình huống của nhiều em còn chưa phù hợp. Chẳng hạn như trong tình huống số 1, có đến 90,7 % các em cho rằng việc “có nhân viên tiếp thị vào nhà tặng quà” là quá tốt nên các em đã rất vui vẻ mở cửa cho vào nhà, chỉ có một số nhỏ (3,3 %) các em học sinh nhận biết được có nguy cơ không an toàn nếu cho học vào nhà nên em đã từ chối. Tương tự như vậy, trong tình huống số 3 “có người muốn cho bố mẹ em một món quà khi bố mẹ em đi vắng” hay tình huống số 7 “có nhân viên đến kiểm tra và bảo hành gas miễn phí trong dịp khuyến mãi” đều là rất may mắn. Đa số các em đều cho rằng đó là những điều có lợi ích dành cho mình đang ngay trước mắt, tại sao phải phân vân hay từ chối, vì thế nên trong cả 2 tình huống trên đều có đến trên 80 % các em học sinh sẵn sàng mở cửa cho họ vào nhà mà không biết rằng trong tình huống đó, nguy cơ bị xâm hại là rất cao. Tiếp theo, có một tình huống nhận được số phiếu trả lời đồng ý tương đối cao nữa đó là tình huống số 10 “bạn bảo em lấy nhật ký của một bạn khác để xem trong đó viết gì”. Trong tình huống này, cũng có đến 74 % các em đồng ý lấy nhật ký của bạn để xem là vì tâm lý tò mò của lứa tuổi này, các em không nhận thức được rằng đó chính là một sự xâm hại về vật chất và quyền riêng tư cá nhân của người khác thì không được phép xâm phạm vào. Ngược lại, trong các tình huống kể trên, có tình huống số 2 “bạn bảo em lấy tiền của bố mẹ để đi chơi game” và tình huống số 4

“người hàng xóm vào mượn đồ dùng khi em đang ở nhà một mình” là có tỉ lệ từ chối tương đối cao, đều trên 50 %, tuy nhiên, sự lựa chọn này không phải do các em nhận biết được nguy cơ bị xâm hại mà chỉ là vì điều đó là thiệt thòi, không có lợi về vật chất đối với các em ngay trước mắt. Còn các tình huống còn lại, tỷ lệ lựa

chọn giữa đồng ý, phân vân và từ chối không rõ ràng, một phần là bởi các em không nhận thức được đó là tình huống bị xâm hại, một số khác thì là các em các em không biết nên làm gì và làm thế nào thì là tốt trong các tình huống đó.

Tuy nhiên, thực trạng nhận thức về kỹ năng phòng chống xâm hại của học sinh trung học cơ sở tại Trung tâm Kỹ thuật Tổng hợp – Hướng nghiệp số 3 thể hiện trong bảng trên chỉ là khi đứng trước các nguy cơ bị xâm hại.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Rèn luyện kỹ năng phòng chống xâm hại cho học sinh THCS tại Trung tâm KTTH HN số 3, phường Trung Tự, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w