- Đảm bảo tính khả thi và hiệu quả: Chuyên đề có thể thực hiện tốt được ngay trong môi trường bình thường, có ý nghĩa to lớn đối với học sinh ở Trung tâm Kỹ
3. Kỹ năng xử trí khi gặp Nêu ra một số Thảo luận Phiếu học
phải các tình huống bị xâm hại (50 phút)
- Kết luận: Nhấn mạnh một số kỹ năng xử trí cần ghi nhớ trong mỗi tình huống cụ thể tình huống. - Yêu cầu: HS giải quyết tình huống bằng cách đóng vai. nhóm. - Tập đóng kịch: Để giải quyết tình huống. KNS 2:VD về các tình huống bị xâm hại để học sinh rèn luyện cách xử trí. 4. Củng cố kiến thức (20 phút) - Tổ chức trò chơi: “Ai giỏi hơn?” - Củng cố kiến thức về các kỹ năng phòng tránh nguy cơ xâm hại và cách xử trí khi bị xâm hại. - Ba tờ giấy khổ A2 và bút dạ bảng.
3.3 Kết quả kỹ năng phòng chống xâm hại của học sinh THCS tại Trung tâm KTTH – HN số 3 sau khi tham gia thực hiện chuyên đề. KTTH – HN số 3 sau khi tham gia thực hiện chuyên đề.
Việc tổ chức thực hiện chuyên đề trên được tiến hành với 17 học sinh của lớp Cắt May 1 tại Trung tâm Kỹ thuật Tổng hợp Hướng nghiệp số 3. Sau khi thực hiện chuyên đề, chúng tôi nhận thấy nhận thức của học sinh có nhiều thay đổi, tương ứng với những thay đổi đó là một số kỹ năng được thực hiện. Để kiểm nghiệm lại điều này, chúng tôi tiến hành tổ chức một số thử nghiệm nhỏ như sau:
3.3.1 Thử nghiệm 1: Kỹ năng xử trí của học sinh sau khi bị nói xấu sau lưng
- Đối tượng thử nghiệm: Chọn 4/17 học sinh của lớp Cắt May 1 đã tham gia chuyên đề giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại trình bày ở trên.
- Lưu ý: Cả 4 học sinh được tiến hành thử nghiệm đều là những em có những phản ứng mạnh mẽ đối với tình huống này trước khi tham gia chuyên đề giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại nói trên. (Trong phiếu điều tra thu được ở phần 2.3.5 của chương 2 các em đều khẳng định rằng sẽ đánh bạn hoặc chửi bạn nếu bạn nói xấu mình sau lưng)
- Mô tả thử nghiệm: Chúng tôi bố trí một cuộc hẹn với em học sinh A (Nói tên cụ thể ra ) đến căng tin của nhà trường để trao đổi về công việc của lớp. Khi học sinh A đến nơi, người thực nghiệm cố tình vắng mặt, chỉ có một nhóm học sinh lớp khác được bố trí sẵn đang ở đó. Nhóm học sinh này giả vờ xì xào nói xấu học
sinh A nhưng lại cố tình để em ấy nghe được. Chúng tôi từ một nơi mà học sinh không biết để quan sát kỹ thái độ của học sinh A. Sau một thời gian quan sát nhất định (khoảng 15 phút), khi đó người thực nghiệm mới xuất hiện và trao đổi với
học sinh A như đã hẹn. Tương tự như vậy, thử nghiệm này cũng được tiến hành với các em học sinh B, C, D nhưng vào những thời gian và địa điểm khác nhau. - Kết quả thử nghiệm: Sau khi tiến hành thử nghiệm và quan sát, chúng tôi nhận thấy 3/4 học sinh tham gia thử nghiệm là những em ... khi gặp phải tình huống trên đã cố gắng kiềm chế, làm chủ cảm xúc của bản thân và giữ bình tĩnh, không thanh minh và cũng không tỏ thái độ tức giận, còn em.... học sinh còn lại vẫn phản ứng bằng cách đến ngay chỗ nhóm học sinh kia tỏ thái độ vô cùng tức giận và ẩu đả suýt xảy ra nếu người thử nghiệm không kịp thời xuất hiện. Sau này, khi được các học sinh này được biết đây chỉ là tình huống thử nghiệm được bố trí trước, các em đều chia sẻ rằng “em chỉ cảm thấy làm như vậy trong tình huống đó là đúng”.
Thông qua thử nghiệm trên, chúng tôi nhận thấy rằng 3/4 em học sinh tham gia thử nghiệm đã có những thay đổi về nhận thức nên đã có được kỹ năng xử trí phù hợp khi rơi vào tình huống bị xâm hại như trên, còn 1/4 em học sinh còn lại do nhận thức vẫn chưa thay đổi nên chưa có kỹ năng xử trí phù hợp, em vẫn có những phản ứng gay gắt trước tình huống này.
3.3.2 Thử nghiệm 2: Phản ứng của học sinh khi bị dụ dỗ và ép buộc hút thuốc lá. lá.