Công tác giáo dục, rèn luyện kỹ năng phòng chống xâm hạ

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Rèn luyện kỹ năng phòng chống xâm hại cho học sinh THCS tại Trung tâm KTTH HN số 3, phường Trung Tự, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội (Trang 31 - 33)

134 89,33 16 10,67 14 Bị các bạn cố tình làm hỏng các đồ dùng cá 110 73,34 40 26,

2.3.3 Công tác giáo dục, rèn luyện kỹ năng phòng chống xâm hạ

Thực trạng công tác rèn luyện giáo dục, rèn luyện kỹ năng PCXH cho học sinh trung học cơ sở tại Trung tâm KTTH – HN số 3 được thể hiện trong 2 bảng 2.3 và 2.4 dưới đây:

Bảng 2.3: Thực trạng nhận thức về vai trò của việc rèn luyện KN PCXH

STT Theo em, giáo dục kỹ năng PCXH trong trường PT có cần thiết không?

SLT TL %

1. Rất cần thiết. 118 78,67

2. Bình thường. 24 16,03

3. Không cần thiết, những cái đó ai chẳng biết. 8 5,3 Bảng 2.4 Thực trạng tham gia các HĐGD kỹ năng PCXH

STT Em có tham gia các HĐGD kỹ năng PCXH không? SLT TL %

1. Chưa bao giờ 120 80

2. Thỉnh thoảng 30 20

3. Thường xuyên 0 0

Theo kết quả điều tra cho thấy, có đến 130/150 học sinh tham gia trả lời phiếu hỏi cho biết trường nơi các em đang theo học có tổ chức các lớp dạy KNS cho học sinh, chiếm 86,67 %, và chỉ có 20/150 học sinh, chiếm 13,33 % cho biết các em chưa được tham gia các lớp dạy kỹ năng sống tại trường bao giờ. Điều đó cho thấy, trong những năm gần đây, công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, đặc

biệt là học sinh ở lứa tuổi phổ thông đang dần được xã hội, nhà trường và gia đình coi trọng.

Tuy nhiên, nhìn vào bảng số liệu trên, ta thấy được một điều rất mâu thuẫn đó là: Thực trạng nhận thức về vai trò của việc rèn luyện kỹ năng phòng chống xâm hại trong nhà trường phổ thông và thực trạng tham gia các hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại lại tỉ lệ nghịch với nhau. Có đến 78,67 % học sinh cho rằng việc phải dạy kỹ năng phòng chống xâm hại trong nhà trường phổ thông là rất cần thiết, chiếm một tỉ lệ lớn, nhưng mặt khác, cũng lại có đến 80 % học sinh chưa bao giờ tham gia các hoạt động ngoại khoá về công tác giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại, chỉ có 20 % học sinh thỉnh thoảng tham gia hoạt động này, điều đó chứng tỏ việc giáo dục kỹ năng sống trong các nhà trường còn chưa được quan tâm đúng mức.

Qua trao đổi với một số giáo viên đang giảng dạy tại trường, chúng tôi được biết hiện tại Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các trường học lồng ghép giáo dục kỹ năng sống vào trong các môn học, tuy nhiên sự tích hợp này chỉ có giới hạn ở một số môn như môn Công Nghệ và môn Giáo dục công dân, và việc lồng ghép chủ yếu chỉ thực hiện được một số kỹ năng, tập trung vào kỹ năng giao tiếp, còn kỹ năng phòng chống xâm hại thì rất khó khăn trong việc thực hiện. Ngoài ra còn bởi lí do đây là vấn đề tế nhị, các giáo viên cũng ngại động chạm hoặc nói đến vấn đề này.

Qua trao đổi với học sinh chúng tôi được biết, những em có thỉnh thoảng tham gia vào các hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại là những học sinh có tham gia học thêm các khoá học kỹ năng sống ngoài nhà trường. Hoạt động giáo dục này do các trung tâm mở ra và tổ chức dạy cho học sinh như một hoạt động ngoại khoá. Tham gia khoá học này các em sẽ phải đóng một khoản kinh phí

rất lớn.

Số còn lại, đa số học sinh nhận thức được rằng rất cần thiết phải có kỹ năng này nhưng lại chưa có điều kiện được tham gia học tập và rèn luyện vì nhiều những lý do khác nhau:

Có những em do bố mẹ không quan tâm đến vấn đề này, hoặc do họ chưa nhận thức được tầm quan trọng của công tác giáo dục và rèn luyện kỹ năng phòng chống xâm hại, chỉ yêu cầu các em học kiến thức và học tập tốt các môn văn hoá tại nhà trường phổ thông là đủ nên đã không cho các em đi học.

Có những em gia đình đã nhận thức được tầm quan trọng và cũng rất quan tâm đến vấn đề này, thế nhưng lại không có điều kiện về kinh phí để có thể cho con em mình được theo học tại các trung tâm hay câu lạc bộ có chương trình giáo dục kỹ năng sống.

Ngoài ra, có những em cho biết rằng mặc dù rất muốn được tham gia vào các chương trình giáo dục kỹ năng sống do áp lực học hành và thi cử quá lớn với một lượng bài tập đồ sộ trong quỹ thời gian eo hẹp các em không có điều kiện để tham gia học tập và rèn luyện.

Còn một số ít các em thì cho biết rằng không biết ở đâu có dạy những kỹ năng này và nên theo học các chương trình này ở đâu thì tốt nhất. Lại có những em thì có biết và quan tâm tìm hiểu nhưng do nhà ở quá xa các trung tâm nên không có điều kiện để theo học.

Chính những điều này đã dẫn đến thực trạng nhận thức về kỹ năng phòng chống xâm hại của một bộ phận không nhỏ học sinh còn nhiều hạn chế, nó thể hiện trong hành vi, trong cuộc sống hàng ngày và trong mọi mối quan hệ với người khác của các em.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Rèn luyện kỹ năng phòng chống xâm hại cho học sinh THCS tại Trung tâm KTTH HN số 3, phường Trung Tự, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w