- Đảm bảo tính khả thi và hiệu quả: Chuyên đề có thể thực hiện tốt được ngay trong môi trường bình thường, có ý nghĩa to lớn đối với học sinh ở Trung tâm Kỹ
3.1.4.2 Kỹ năng phòng chống xâm hại tinh thần
a. Nguy cơ bị xâm hại - Bị kể xấu sau lưng.
- Bị đổ lỗi, vu oan vào một việc mà em không làm. - Bị gọi bằng một cái tên mà mình rất ghét.
-Bị chế nhạo, trêu chọc, tẩy chay. - Bị đe doạ và làm cho sợ hãi.
- Bị mắng mỏ, mạt sát bằng những lời lẽ thậm tệ.
- Bị động chạm hoặc xúc phạm đến nhân phẩm, danh dự… b. Cách phòng tránh bị xâm hại
- Sống hoà đồng và chân thành với mọi người xung quanh.
- Làm đúng quyền lợi, làm tốt các nghĩa vụ và bổn phận của bản thân đối với gia đình, tập thể và xã hội.
- Tìm hiểu, nâng cao nhận thức về các tình huống bị xâm hại.
- Rèn luyện các nhóm kỹ năng quản lý bản thân như: làm chủ cảm xúc, phòng chống stress, vượt qua lo lắng sợ hãi, khắc phục sự tức giận…
- Bị kể xấu sau lưng: Bỏ qua, không thanh minh, chỉ chứng minh sự đúng đắn của mình.
- Bị đổ lỗi, vu oan: Không nên sợ hãi, khẳng định dứt khoát bản thân không làm việc đó, nếu cứ bị bắt ép, đề nghị phải đưa ra chứng cứ đồng thời phải báo ngay với bố mẹ, thầy cô giáo hoặc người lớn hơn.
- Bị gọi bằng một cái tên mà mình rất ghét: Giữ thái độ bình thản , không quan tâm và không trả lời.
- Bị đe doạ và làm cho sợ hãi: Thể hiện nét mặt bình tĩnh, không nên sợ hãi, có thể đe doạ đối phương lại bằng lời nói, nói ngay với người lớn như thầy cô giáo hoặc bố mẹ.
- Bị trêu chọc, chế nhạo, tẩy chay: Nghiêm mặt, nhìn thẳng giận dữ, tỏ thái độ bình thản và bỏ đi, có thể tìm hiểu lí do, nói ngay với người lớn như thầy cô giáo, bố mẹ mình và bố mẹ bạn…