TR_ỜNG ĐẠI HỌCS PHẠAM HÀ NỘI 2
KHOA HOÁ HỌC
NGUYEN THỊ THANH TÚ
VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO GÓC TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG 2
“NITƠ - PHOTPHO” HÓA HỌC 11
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Ph ơng pháp dạy học Hoá học
Người hướng dẫn khoa học:
ThS KIỂU PHƯƠNG HẢO
Trang 2LỜI CÁM ƠN
Với sự giúp đỡ rất nhiệt tình của các Thầy giáo, Cô giáo, gia đình, bạn bè cùng sự nỗ lực của bản thân, sau một thời gian tìm hiểu, nghiên cứu dé tai “Van dụng phương pháp dạy học theo góc trong dạy học chương 2 “Niơ - photpho” Hoá học II” đã được
hoàn thành
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Cô giáo - ThS Kiều Phương Hao đã giành thời gian đọc bản thảo, bổ sung và đóng góp nhiều kinh nghiệm quý
báu cho đề tài Tôi xin gửi lời cảm ơn tới tất cả các Thầy giáo, Cô giáo khoa Hóa
Học - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã nhiệt tình giảng dạy trong suốt thời gian tôi học tập tại trường
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu, các Thầy giáo, Cô giáo và các em học sinh trường THPT Xuân Hòa - tỉnh Vĩnh Phúc Đồng thời gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã giúp đỡ, động viên, khích lệ tôi trong quá trình thực
hiện khóa luận
Trong quá trình nghiên cứu và làm đề tài không tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các Thầy giáo, Cô giáo và các bạn để đề tài được hoàn thiện và mang lại hiệu quả cao hơn
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2013 Sinh viên
Trang 4DANH MUC BANG BIEU, SO DO, BIEU DO
Trang Bang 1: Bảng tổng hợp điểm các bài kiểm tra ccccccccccssssseesseeseessesseestesseestecsecseeene 59 Bảng 2: Số % HS đạt điểm X¡ 5:22 2c 2222322212212211271221271211221 21.212 re 62 Bảng 3: Số % HS đạt điểm X¡ trở xuống . -2- 22222222122 221221211 21121212 xe 63
Bảng 4: Số % HS đạt điểm yếu - kém, trung bình, khá và giỏi
Bảng 5: Bảng mô tả và so sánh dữ liệu kết quả các bài kiểm tra - 67 Đồ thị 1: Đồ thị đường lãy tích bài l -.-©5¿ 52 x22x2EEESESEsErrkrrkrrrrrrrree 64 Đồ thị 2: Đồ thị đường lũy tích bài 2 2- ©2222 2x22 E22 212 EEEcrrrree 64
Đồ thị 3: Đồ thị đường lũy tích bài 3 2272 SES22EE22122121 22121272122 xe 65
Trang 5MỤC LỤC Trang 007900005 1 L LY do chon dé taie.cc.cccccccccccsssssssssssssssessssssssecsessesssessessasssnsarsanssssccsessesseseeeseeseees 1 V0 0000400) (0u 8n 2 3 Đối tượng nghiên cứu -:-2¿©2++2++22++EEt2E+2EEE2E1271E7E22E71 2117121122121 tre 2 4 Phạm vi nghiÊn CỨU 1 111910118111 9 vn HH HH 2
5 Nhiệm vụ của đề tài
6 Phương pháp nghiÊn CỨU + 1921111211119 119111 v1 HH HH kg 2 7 Giả thuyết khoa hỌC 5-52 5c 522122121521 1E212112121221217121712111117111111 1E te 3
8 Cái mới của để tài ch HH HH ưu 3 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIÊN CỦA ĐÈ TÀI 4
1.1 Những xu hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay .- 4 1.1.1 Xu hướng đôi mới phương pháp dạy học trên thế giới -:-s- 4 1.1.2 Xu hướng đổi mới phương pháp dạy học ở nước ta - -: -sz5-+: 4 1.2 Cơ sở lí luận để đổi mới phương pháp dạy học: Lý thuyết nhận thức trong dạy
2 6
1.2.1 Sơ lược về các lý thuyết học tập -¿ + 25222<222E 3212121212 eEerrrree 6 1.2.2 Nội dung của lý thuyết nhận thc -2- 2â22+22+EÊ+EÊE+zEtzxerkerxerxersrree Đ 1.2.3 Cỏc nguyên tắc của lí thuyết nhận thức . ¿-2+sz+x+cx+zxerxersersersee 9
1.2.4 Ứng dụng của lí thuyết nhận thức
1.2.5 Sự vận dụng lí thuyết nhận thức theo hướng dạy học tích cực 11 I9 010i 13 1.3.1 Tiếp cận quan điểm về lí thuyết: Phong cách học tập -. -5- 13 1.3.2 Mô hình triển khai phương pháp dạy học theo góc . . - 15 1.4 Tình hình nghiên cứu và áp dụng phương pháp dạy học theo góc trên thế giới và ở Việt Nam
1.4.1 Trên thế giới
Trang 6CHƯƠNG 2: ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO GÓC TRONG
DẠY HỌC HÓA HỌC CHƯƠNG 2: “NITƠ - PHOTPHO” HÓA HỌC 11 23 2.1 Chuẩn kiến thức kĩ năng chương 2: “Nitơ - Photpho” Hóa học II 23 2.2 Quy trình áp dụng phương pháp dạy học theo BÓC . c 55c sex 27
2.2.1 Quy trình thực hiện dạy học theO BÓC .- cá ngư 27
2.2.2 Yêu cầu lựa chọn nội dung kiến thức có thể áp dụng phương pháp dạy học
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM - 2225255252 c+z+ececsxsecss 58 3.1 Mục đích thực nghiệm sư phạm - - 6c 3131211129111 8k gen 58 3.2 Nội dung thực nghiệm sư phạm - -c <6 S111 ng gà 58 3.2.1 Đối tượng và địa bàn thực nghiệm sư phạm - - 5555 sec c+ekeeecrees 58
3.2.2 Tiến hành thực nghiỆm - . - + 111k HH ng 58
3.3 Tiém hanh thre nghi@m ceccccccccsscsscssessessessessssssssssssssssssssssesseesessessessesessnesseenees 58 3.4 Kết quả thực nghiệm và xử lí kết quả thực nghiệm . - 2-5 se-s5s+ 59
3.4.1 Phiếu nhận xét đánh giá về PPDH theo góc -2-©5¿5s2s+£++£z+zszrscxs 59 3.4.2 Phiếu nhận xét về giờ dạy có sử dụng PPDH theo góc -5s 59 3.4.3 Kết quả bài kiỂm tra ccecccccccescessessessessessessesssssessssssssssessessnssessessessessesessiesesenees 59 3.4.4 Xử lý kết quả thực nghiệm
3.4.5 Phân tích kết quả thực nghiệm . - + 2 2 +2+E+2E£EE£ESEEESEEEEEEEEEEErkerrrree 67 3.4.5.1 VỀPPDH học theo góc chương 2: “Nitơ - Photpho” Hóa học I1 67 3.4.5.2 Về giờ dạy có vận dụng PPDH theo góc .¿5¿©5:5c+2xccxczszzsrsscez 67 3.4.5.3 Về ý kiến của GV đối với vận dụng PPDH theo góc -. - 68 3.5 Nhận xét về kết quả thực nghiỆm - - c1 1191 1 9v HH nhện 68
KẾT LUẬN 5-52-1222 2ESE212212127121 2212171212121 xe 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 7MO DAU 1 Lí do chọn đề tài
Hiện nay nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới tiến tới xây dựng một xã hội phát triển, hòa nhập khu vực và thế giới Để đáp ứng yêu cầu đào tạo con người - nguồn nhân lực có tri thức, có năng lực hành động và có tư duy sáng tạo cho xã
hội phát triển cần có sự chuyền biến cơ bản toàn diện, mạnh mẽ trong việc đôi mới
giáo dục và đào tạo Do đó ngành Giáo dục và Đào tạo nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện về mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học ở các cấp học và ngành học
Định hướng đổi mới giáo dục đã được xác định trong các nghị quyết 4 khóa VII (1993) và nghị quyết 2 khóa VIII (1996) của ban chấp hành trung ương Đảng; và được thể chế hoá trong Luật Giáo dục sửa đổi ban hành ngày 27/2/2005, điều 2.4 đã ghi “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; Bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”
Sự thành công của việc dạy học phụ thuộc rất nhiều vào PPDH được giáo
viên lựa chọn Cùng một nội dung nhưng tuỳ thuộc vào PPDH cụ thể trong dạy học thì kết quả sẽ khác nhau về mức độ lĩnh hội các tri thức, sự phát triển của
trí tuệ cùng các kĩ năng tư duy, phương pháp nhận thức, giáo dục đạo đức và sự
chuyền biến thái độ, hành vi
Tuy nhiên, mỗi học sinh đều có những phong cách học tập khác nhau Làm thế nào đề giúp học sinh học sâu, hiệu quả học tập bền vững, tăng cường hợp tác giữa học sinh với học sinh, học sinh được tham gia ở mức cao nhất và có cảm giác thoải mái, cho phép phân hoá nhịp độ và trình độ của học sinh, tạo điều kiện cho học sinh được giao và thực hiện trách nhiệm? Phương pháp dạy học theo góc là phương pháp được nghiên cứu dựa trên quan điểm “Phong cách học tập” sẽ trả lời được những yêu cầu trên
Trang 8dụng có hiệu quả ở những nước châu Âu phát triển đặc biệt là ở Bi Ở Việt Nam phương pháp học theo góc bước đầu đã triển khai với một số trường thuộc dự án và một số môn học ở tiểu học và THCS
Nhận thức được tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động của học sinh nên tôi đã lựa chọn đề tài “Vận dung PPDH theo góc trong dạy học chương 2 “Niơ - Photpho” Hóa học 11”
2 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lí luận của PPDH theo góc từ đó xem xét khả năng áp dụng PPDH này trong dạy học chương “Nitơ - Photpho” Hóa học 11 nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, góp phần đôi mới PPDH hóa học ở trường phố thông 3 Đối tượng nghiên cứu - PPDH theo góc - HS lớp I1 4 Phạm vi nghiên cứu Áp dụng PPDH theo góc thông qua dạy học chương 2 “Nitơ - Photpho” Hóa học lớp I1
5 Nhiệm vụ của đề tài
5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài + Xu hướng đổi mới PPDH hiện nay
+ Cơ sở lí luận để đổi mới phương pháp dạy học hoá học + Nghiên cứu tài liệu tổng quan về lý thuyết dạy học theo góc
5.2 Áp dụng quy trình triển khai PPDH học theo góc thiết kế các giáo án chương 2
“Nito - Photpho” Hóa học lớp I1 5.3 Thực nghiệm sư phạm
Nhằm kiểm tra, đánh giá hiệu quả do PPDH theo góc đem lại 6 Phương pháp nghiên cứu
Trang 96.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phương pháp thu thập các nguồn tài liệu lí luận về dạy học theo góc - Phương pháp phân tích tổng quan các nguồn tài liệu đã thu thập 6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Quan sát giờ học và việc áp dụng phương pháp dạy học theo góc trong tô chức hoạt động học tập cho học sinh
- Trao đổi, tìm hiểu thực trạng việc áp dụng phương pháp dạy học theo góc
trong việc nâng cao chất lượng dạy và học hóa học
- Thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá tính phù hợp và hiệu quả của các đề xuất trong đề tài
6.3 Phương pháp xử lí thông tin
Dùng phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục để xử lí kết quả thực nghiệm sư phạm
7 Giả thuyết khoa học
Nếu thiết kế và dạy học được theo PPDH theo góc trong dạy học chương 2: “NÑitơ - Photpho” thuộc chương trình hóa học lớp I1 thì sẽ góp phần nâng cao chất
lượng dạy học hoá học ở trường THPT, học sinh hứng thú hơn với môn học, phát
huy tích tích cực của học sinh, từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy và học hoá học ở trường phổ thông
8 Cái mới của đề tài
Vận dụng quy trình thực hiện PPDH theo góc đề thiết kế một số kế hoạch bài
Trang 10CHUONG 1
CO SO LY LUAN VA THUC TIEN CUA DE TAI
1.1, Những xu hướng đỗi mới phương pháp dạy học hiện nay
Đổi mới phương pháp dạy học có thể hiểu theo các hướng sau:
- Là cải tiến hoàn thiện các PPDH đang sử dụng để góp phần nâng cao chất
lượng và hiệu quả của việc dạy học
- Là việc bổ sung, phối hợp nhiều PPDH để khắc phục mặt hạn chế của các PPDH đang sử dụng nhằm đạt được mục tiêu dạy học đề ra
- Là sự thay đổi PPDH đang sử dụng bằng các PPDH mới tối ưu, kết hợp với việc sử dụng các phương tiện truyền thông đa phương tiện; từ đó hình thành nên các "kiểu" day - học mới với mong muốn đem lại hiệu quả cao hơn
1.1.1 Xu hướng đỗi mới phương pháp dạy học trên thế giới
Hiện nay, trên thế giới có một số xu hướng đổi mới phương pháp dạy học như sau: - Chuyên từ mô hình truyền thụ một chiều sang mô hình dạy học hợp tác hai chiều - Chuyển từ quan điểm PPDH "lấy GV làm trung tâm" sang quan điểm "lấy HS làm trung tâm"
- Dạy cách học, bồi dưỡng năng lực tự học, tự đánh giá
- Học không chỉ để nắm kiến thức mà còn nắm cả phương pháp giành lấy kiến thức
- Học việc áp dụng kiến thức và bồi dưỡng thái độ làm trung tâm - Sử dụng các PPDH tích cực
- Sử dụng các phương tiện, tranh ảnh, hình ảnh minh họa trong đó có ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học là phổ biến hơn cả
1.1.2 Xu hướng đổi mới phương pháp dạy học ớ nước ta
Trang 11Chiến lược phát triển giáo dục 1990 - 2000 Đổi mới PPDH được tiến hành từ
những năm 90 của thế kỷ trước, cho đến nay, đã được hơn hai mươi năm Có thể nói đôi mới PPDH là một vấn đề quan trọng nên trong hơn hai mươi năm qua đã có một số Nghị quyết của Đảng và Nhà nước, nhiều nguyên thủ quốc gia và cũng như lãnh đạo ngành Giáo dục Đào tạo chỉ đạo; đã có nhiều đề tài nghiên cứu, nhiều dự án lớn triển khai Có thể thấy như: Nghị quyết Trung ương hai Đại hội Đảng VII đã khẳng định “Đổi mới phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp học, bậc học” (1991); năm 1994, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nêu định hướng đổi mới PPDH Tiếp theo, năm 1995, nguyên bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Trần Hồng Quân cũng chỉ thị “Cách mạng về phương pháp sẽ đem lại bộ mặt mới, sức sống mới cho thời đại mới” Tiếp đến 1999, nguyên bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nguyễn Minh Hiển cũng khẳng định lại định hướng đổi mới PPDH “Đổi mới
chương trình và PPDH ở bậc tiểu học theo hướng ồn định, gắn kết chặt chẽ việc dạy chữ và dạy người” Cũng vào những năm này, một loạt các bài viết, các công trình
nghiên cứu đổi mới PPDH ở các bậc học được đề cập ở nhiều góc độ, từ Triết lý
dạy học đến các vấn để của Lý luận dạy học đại cương, Lý luận dạy học môn học,
từ lý thuyết đến kỹ thuật
Hiện nay, ở nước ta, nhìn chung, có ba xu thế đổi mới phương pháp dạy học rất có triển vọng:
- Phát triển công nghệ dạy học hiện đại (Technology of teaching): Đây là hướng lý luận dạy học ứng dụng, nghiên cứu dạy học theo chiều phân hóa - cá thé hóa theo nhịp độ riêng của quá trình lĩnh hội Sử dụng tối đa, trong thế chọn lựa tối ưu các phương pháp, phương tiện dạy học hiện đại Đặc biệt chú trọng tự học có hướng dẫn (Assisted Self - learring), có hệ đánh giá định lượng kiến thức và kỹ năng của học sinh
Ấy là xu hướng chung về đôi mới chương trình và sách giáo khoa mà bộ đã và đang tiến hành
Trang 12quay về thu hút tất cả những ai có “chất xám” bắt kể có trình độ học vấn cỡ nào, ai cũng có thể học để phát huy sáng tạo Vận dụng tất cả thế mạnh của các phương pháp dạy học nhằm kích thích và bảo đảm đầy đủ cho năng lực và môi trường sáng tạo của người học Có hệ chuẩn đánh giá năng lực sáng tạo của học sinh theo năm cấp độ khác nhau
Đây là khuynh hướng rất quan trọng, đây mạnh sự học, chịu khó sáng tạo khi
học đề “đuổi kịp người và thời đại”
- Xu hướng thứ ba, tạm gọi là Cách tân truyền thống, chuyền mình đón nhận
những thành tựu dạy học hiện đại, lấy phương pháp nêu vấn đề - đối thoại làm then chốt Vận dụng linh hoạt tất cả các phương pháp nhằm đạt hiệu quả tối ưu trong
giảng dạy Tùy tình hình cụ thể mà có một lộ trình thích hợp, từng bước tiến tới đôi
mới dạy học toàn diện
Như vậy, trong xu thé phat triển của thời đại, xu hướng đổi mới phương pháp dạy học ở nước ta gắn liền với những xu hướng chung của thế giới Giáo dục Việt Nam trong giai đoạn hiện nay đặt ra yêu cầu cơ bản cho việc đổi mới giáo dục là
chuyển từ nền giáo dục mang tính hàn lâm, kinh viện, xa rời thực tiễn sang một nền
giáo dục chú trọng việc hình thành năng lực hành động, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học Yêu cầu quan trọng trong đổi mới PPDH là phát huy tích cực, tự lực và sáng tạo, phát triển năng lực hành động, năng lực cộng tác làm việc của người học Đó cũng là những xu hướng quốc tế trong cải cách PPDH trong nhà trường phô thông
1.2 Cơ sở lý luận để đối mới phương pháp dạy hoc: Lý thuyết nhận thức trong
đạy học [1], [2], [5] [6], [11]
1.2.1 Sơ lược về lý thuyết học tập
Trang 13Hiện nay có nhiều mô hình lý thuyết học tập khác nhau Các mô hình này đều
mong muốn mô tả đúng và giải thích được cơ chế tâm lý của quá trình dạy học làm cơ sở cho việc đôi mới tổ chức quá trình dạy học, phương pháp dạy học làm cơ sở cho việc đổi mới tổ chức quá trình dạy học, phương pháp dạy học cho phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội
Quá trình dạy học được nghiên cứu theo nhiều khía cạnh có nhiều quan điểm, lý thuyết học tập khác nhau Về mặt triết học dạy học, đã xác định hai thái cực của lý thuyết dạy học: các lý thuyết khách thể và các lý thuyết chủ thẻ
Các lý thuyết khách thể quan niệm là trong một thời điểm xác định, có những tri thức chung, khách quan, nhờ đó có thể giải thích thế giới tự nhiên theo quan
điểm nhất định Các tri thức này có tính ồn định và có thể cấu trúc thành hệ thống
kiến thức để truyền thụ cho người học Như vậy người học tiếp thu những kiến thức này và hiểu giống nhau
Trong học tập, giáo viên là người giúp người học tiếp thu những nội dung của các tri thức khách quan về thế giới tự nhiên và cấu trúc vào tư duy của họ Do đó, mọi người học đều có một cách tư duy giống nhau thông qua quá trình tiếp thu tri thức khách quan giống nhau
Các lý thuyết chủ thể quan niệm là không có tri thức khách quan, mỗi người
có thể hiểu và giải thích thế giới theo quan niệm riêng của mình Đó với cùng một hiện thực, mỗi chủ thể nhận thức (người học) có thể hiểu theo những cách khác
nhau hoặc ở các mức độ khác nhau (cụ thể hoặc khái quát)
Trong học tập, giáo viên là người giúp người học tăng cường sự tự trải nghiệm (qua thực hành, tiếp xúc với thực tiễn khác nhau) và biết cách đặt vấn đề, tạo môi trường học tập để giúp học tập để giúp họ tự xây dựng tri thức cho mình
Trang 141.2.2 Nội dung của lí thuyết nhận thức
Lý thuyết nhận thức ra đời vào đầu thế kỷ XX và phát triển mạnh mẽ vào cuối thế kỷ này Các nhà khoa học lớn đại diện của học thuyết này là các nhà tâm lí Piaget (người Áo), Vygotsky và Lêontv (Liên Xô) đã gây dựng lý thuyết về sự học tập và chú trọng đến ý nghĩa của các cấu trúc quá trình nhận thức trong học tập, coi
học tập là một quá trình xử lí thông tin
Nội dung cơ bản của thuyết nhận thức là: Quá trình nhận thức là một quá trình xử lý thông tin, trong đó bộ não người được coi như một hệ thống kỹ thuật có chức năng xử lý các thông tin thu nhận được
Quá trình nhận thức là một quá trình có cấu trúc xác định (cảm giác - tri giác - biểu tượng - khái niệm) và có ảnh hưởng quyết định đến hành vi của chủ thể Con người tiếp nhận các thông tin từ bên ngoài, xử lý và đánh giá chung, từ đó quyết định các hành vi ứng dụng của mình
Trọng tâm của lý thuyết nhận thức là nghiên cứu các hoạt động trí tuệ như: - Xác nhận, phân tích, hệ thống hoá các sự kiện và hiện tượng - Nhớ lại những kiến thức đã học và bổ sung những kiến thức mới - Giải quyết các vấn dé và phát triển, hình thành các ý tưởng mới
Như vậy, bộ não con người luôn luôn hoạt động để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống học tập và thu nhận kiến thức mới
Trang 151.2.3 Các nguyên tắc cúa lý thuyết nhận thức
Trong nghiên cứu của mình, các nhà nghiên cứu theo lý thuyết nhận thức chú trọng không chỉ kết quả học tập (sản phẩm) mà còn quan tâm đặc biệt đến quá trình học tập, quá trình tư duy diễn ra trong nhận thức của người học Vì vậy, lý thuyết
nhận thức đã xác định: Trong dạy học, người giáo viên có nhiệm vụ tạo ra môi
trường học tập thuận lợi, thường xuyên khuyến khích các quá trình tư duy của học sinh bằng các tác động như: Nêu vấn để, tạo mâu thuẫn nhận thức, đưa ra câu hỏi tìm tòi, khám phá, tạo cơ hội cho học sinh hoạt động và tư duy tích cực
Cách giải quyết vấn để có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc phát triển tư duy, các quá trình tư duy không được thực hiện thông qua các vấn đề đơn giản, được đưa vào một cách tuyến tính mà tư duy chỉ được xuất hiện thông qua các nội dung học tập phức tạp Các vấn đề, nội dung dé, quen thudc hoc sinh da biét thi không gây ra kích thích cho hoạt động tư duy
Các phương pháp học tập được xác định có vai trò quan trọng mang đến hiệu quả cao cho quá trình nhận thức học tập của học sinh Các phương pháp học tập bao gồm tất cả các cách thức làm việc và tư duy mà học sinh sử dụng để tổ chức và thực hiện quá trình học tập của mình một cách hiệu quả nhất Trong các hoạt động học tập của học sinh thì việc học tập trong nhóm được đánh giá có vai trò quan trọng nhất vì hoạt động này không những giúp người học học lẫn nhau về kiến thức, kĩ năng, phương pháp, cách thức tư duy mà còn tăng cường được khả năng giao tiếp,
nhận thức về mặt xã hội
Trong day hoc cần có sự kết hợp hợp lý giữa những nội dung kiến thức đo giáo viên truyền đạt và những những nhiệm vụ học tập đòi hỏi những hoạt động độc lập, tìm tòi, khám phá, thu nhận và vận dụng trí thức của học sinh
Trang 161.2.4 Ứng dụng cúa lý thuyết nhận thức
Ngày nay, lý thuyết nhận thức được thừa nhận và ứng dụng rộng rãi trong quá trình dạy học Những kết quả nghiên cứu của lý thuyết này đã được vận dụng trong việc tìm ra con đường tối ưu hoá quá trình đạy học nhằm phát triển khả năng nhận thức, năng lực giải quyết vấn đề, đặc biệt là phát triển tư duy Các phương pháp, quan điểm dạy học vận dụng lý thuyết này được đặc biệt quan tâm và vận dụng một cách rộng rãi là:
- Dạy học nêu và giải quyết vấn đề - Dạy học định hướng hoạt động
- Dạy học theo phương pháp nghiên cứu - Dạy học khám phá - Dạy học hợp tác theo nhóm - Dạy học bằng câu hỏi - Dạy học theo góc - Dạy học theo hợp đồng
Lý thuyết nhận thức đã được thừa nhận nhưng sự vận dụng các phương pháp dạy học theo lý thuyết này cũng có những giới hạn nhất định Sự vận dụng những phương pháp dạy học nhằm phát triển tư duy học sinh như nêu và giải quyết vấn đề, định hướng khám phá, đạy học theo phương pháp nghiên cứu đòi hỏi nhiều thời gian và yêu cầu cao đối với người chuẩn bị cũng như năng lực của người giáo viên Ngoài ra, cũng có ý kiến cho rằng: cấu trúc của quá trình tư duy trong não người không quan sát trực tiếp được mà cũng chỉ suy diễn kết quả tư duy nên mô hình dạy học nhằm tối ưu hoá quá trình nhận thức của học sinh cũng chỉ mang tính giả thuyết
Trang 171.2.5 Sự vận dụng lý thuyết nhận thức theo hướng dạy học tích cực
Dạy học tích cực là quá trình dạy học phát huy cao độ tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học
Phương pháp dạy học tích cực là phương pháp dạy học hướng tới việc giúp
học sinh học tập chủ động, tích cực, sáng tạo, chống lại thói quen học tập thụ động
Phương pháp dạy học tích cực có những dấu hiệu đặc trưng như:
- Phương pháp dạy học có chú trọng tới việc tổ chức, chỉ đạo để người học trở
thành chủ thể của hoạt động học tập, tự khám phá những kiến thức mà họ chưa biết Như vậy, giáo viên tổ chức cho học sinh học tập nắm tri thức, kĩ năng, phương pháp học tập dé ho biét hoạt động, muốn hoạt động và có nhân cách của người lao động tự chủ, năng động sáng tạo
- Phương pháp dạy học có chú trọng rèn luyện kỹ năng, phương pháp thói quen tự học tạo cho học sinh sự hứng thú, lòng ham muốn, khát khao học tập và khơi dậy những tiềm năng ở mỗi học sinh
- Phương pháp dạy học chú trọng đến việc tổ chức các hoạt động học tập hợp tác trong tập thể lớp, nhóm trao đổi, tranh luận, đánh giá qua các tương tác, phối hợp hoạt động tập thể, kỹ năng giao tiếp xã hội để thích ứng với cuộc sống của xã hội phát triển
- Phương pháp đạy học có sự sử dụng phối hợp các phương tiện trực quan (thí nghiệm, phương tiện kỹ thuật ) đáp ứng yêu cầu cá thể hoá hoạt động học tập (học theo năng lực, học theo nhu cầu) giúp học sinh tiếp cận được với các phương tiện kỹ thuật hiện đại trong xã hội phát triển
- Phương pháp dạy học có sử dụng phương pháp kiểm tra đánh giá đa dạng, khách quan tạo điều kiện để học sinh tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau, nội dung và phương pháp kiểm tra đa dạng, phong phú có sự trợ giúp của thiết bị kỹ thuật, công nghệ thông tin
Trang 18các nhà nghiên cứu đã chú ý đến đặc điểm, cấu trúc của các phương pháp dạy - học đều xác định:
- Học tập là một quá trình tích cực và rất phức tạp Học sinh không chỉ ghi nhớ những điều mà giáo viên nói mà còn tạo nên những hiểu biết riêng về những kiến
thức mà họ thu nhận được Như vậy, các kiến thức học được cũng được xây dựng
dưới dạng các phiên bản cá nhân - mang tính chủ quan
- Học tập là quá trình chủ động và luôn có sự nhận thức theo ý tưởng của chủ thé va ho chi chịu thay đổi nhận thức của mình khi được chứng minh là sai
Quá trình học tập là quá trình xây dựng những giả thuyết và phản bỏ giả thuyết sai, công nhận giả thuyết đúng Đây là tiến trình làm cơ sở cho mọi sự học tập tích cực và việc học tập thành công thường diễn ra theo một quá trình xây dựng giả thuyết, kiểm nghiệm giả thuyết của riêng từng người học Học sinh học tốt nhất là qua thực hành, trải nghiệm Học sinh sử dụng những ý tưởng, kỹ năng, kiến thức trong việc giải quyết các nhiệm vụ học tập một cách độc lập
Trong học tập, học sinh muốn tự mình suy xét hơn là chỉ ghi nhớ những gì giáo viên nói Vì vậy, nên dạy bằng cách hỏi chứ không bằng cách kể, học sinh thích câu hỏi có tính kích thích tư duy hơn là câu hỏi tái hiện, trần thuật ghi nhớ
Giáo viên nêu câu hỏi đòi hỏi mức độ tư duy cao buộc học sinh phải lập luận, dự
đoán, nêu giả thuyết, đánh giá sự lựa chọn sẽ giúp học sinh tập trung, hứng thú, tích cực tư duy và phát huy tối đa khả năng học tập của mình (học sâu)
Như vậy, việc áp dụng dạy học tích cực theo quan điểm lý thuyết nhận thức
mang lại những lợi ích thiết thực như:
- Quá trình học tập hiệu quả - bài học sinh động hơn Quan hệ giữa giáo viên - học sinh tốt hơn
- Hoạt động học tập phong phú hơn, học sinh được hoạt động nhiều hơn
Giáo viên có nhiều cơ hội để giúp đỡ học sinh hơn
Trang 19Từ đó, ta thấy những ứng dụng và phát triển của lý thuyết nhận thức trong quá trình học tập thật là phong phú và đa dạng Một trong những ứng dụng của lý thuyết nhận thức là dạy học theo góc
1.3 Dạy học theo góc
1.3.1 Tiếp cận quan điểm về lý thuyết: “Phong cách học tập”
Thuật ngữ "Phong cách học tập" thể hiện cách các cá nhân người học mong muốn nhận, xử lý và thê hiện thông tin và ý tưởng Chẳng hạn, một số HS thấy rằng
việc đọc sách sẽ giúp họ hiểu rõ hơn một khái niệm mới trong khi một số khác lại
thiên về diễn giải bằng miệng, qua những hình ảnh movie cụ thể Tương tự, con
người có thể thay đổi cách họ thể hiện hiệu quả nhất những hiểu biết của mình, có
thể là bằng đồ thị, lời nói hay bài viết Tổng quan về các phong cách học tập như
sau:
Người học tích cực và chịu khó suy ngẫm
Những HS thuộc nhóm này được mô tả là rất năng động và có chịu khó suy ngẫm hoặc đôi khi năng động và có tinh thần tìm tòi HS thuộc nhóm này là những người học năng động, có xu hướng thích làm việc theo nhóm và thích trao đổi, giải thích và áp dụng kiến thức, kỹ năng vào giải quyết vẫn đề Người học bằng suy nghĩ thích làm việc độc lập và suy nghĩ kỹ về một nhiệm vụ trước khi bắt đầu thực hiện Họ không thích các bài học lí thuyết suông
Người học bằng cảm giác và người học bằng trực giác
Người học bằng cảm giác thích học về các vấn đề mang tính thực tế và có xu hướng sử dụng các phương pháp có tổ chức chặt chẽ và thực hiện những nhiệm vụ về thực hành là thử nghiệm cách mới để giải quyết vấn đề Người học bằng trực giác lại yêu thích khám phá các khả năng và mối quan hệ giữa các ý tưởng, khái
niệm và chủ đề Người học bằng trực giác thích sự đổi mới, không thích sự lặp lại
Trang 20pháp sẵn có và không có gắng để trở lên sáng tạo hơn trong việc triển khai nhiệm
vụ
Thông thường HS có các mức độ yêu thích khác nhau và có thể điều chỉnh việc học của họ khi GV đưa ra hướng dẫn và dàn bài cho một cách thức tiếp cận học tập cụ thé
Người học bằng hình ảnh và người học bằng trao đối miệng
Người học bằng hình ảnh nhớ tốt nhất những gì họ nhìn thấy, tranh ảnh, đồ thị, biểu đồ, phim ảnh, và các minh chứng Người học trao đổi bằng miệng sử dụng từ ngữ nhiều hơn - diễn giải bằng lời nói và bằng văn bản Mọi người học nhiều hơn khi các thông tin được truyền đạt bằng cả hình ảnh và ngôn ngữ Hầu hết người học đều thấy được ích lợi từ việc thông thạo với cá hai hình thức giảng dạy trên
GV có thể cần phải xem xét số lượng các tài liệu trực quan sẵn có trong lớp học và thông thường, giảng viên trong trường Đại học sử dụng rất ít các thông tin bằng hình ảnh Giảng viên thường yêu cầu các HS phải lắng nghe, đọc các thông tin viết trên bảng và sách giáo khoa, các tài liệu được phát
Người học theo trình tự và người học theo cụm chung
Người học theo trình tự có xu hướng theo sát các bước lôgíc và có sự hiểu biết qua các bước, do đó bước nọ kế tiếp bước kia một cách lôgíc Người học theo cụm chung lại có xu hướng học nhảy cóc, nghiên cứu tài liệu một cách ngẫu nhiên mà không cần xét đến các mối liên kết và sau đó bắt ngờ "nắm được nó" Thông thường người học theo cụm chung cần một "Không gian thở" để suy nghĩ, xem xét bức tranh tổng thể và tạo ra những mối liên kết
Người học theo trình tự có thể không hiểu hết được tài liệu nhưng ngược lại
họ có thể làm được điều gì đó với nó (giống như làm bài tập về nhà hay thi đỗ trong
một kỳ thi) do những mẫu thông tin mà họ tiếp nhận được kết nối với nhau một cách lôgíc Người học theo cụm chung thiếu khả năng tư duy theo trình tự, nói cách
Trang 21Sứ dụng các nguồn
Các phong cách học tập có thể hỗ trợ học viên học tập thông qua việc sử dụng hiệu quả các nguồn Rất nhiều năm qua, các nhà tâm lý giáo dục đã nghiên cứu các
tác động khác nhau mà một phong cách học tập cụ thể tạo ra đối với kết quả học tập của người học Các kết quả đạt được mang tính bao quát và hầu hết các nhà giáo
dục đều khuyến nghị rằng việc áp dụng các nguồn giáo dục khác nhau và các hình
thức dạy học khác nhau nhằm tạo cho học viên các hoạt động học tập phù hợp với
tất cả mọi đối tượng học viên
Học tập bằng lời nói và trực quan
Một phong cách học tập được khuyến nghị là có tác động tích cực đối với học tập bằng lời nói và trực quan Việc truyền đạt thông tin kết hợp sử dụng các công cụ lời nói (lời nói và tài liệu ¡n) và các công cụ trực quan (hình vẽ, tranh ảnh, biểu đồ) có thể hỗ trợ học viên học các khái niệm và trau đồi hiểu biết do sự phù hợp của cả hai phong cách học tập
Qua đây có thể thấy "Phong cách học tập" chính là cơ sở khoa học của dạy học theo góc
1.3.2 Mô hình triển khai phương pháp dạy học theo góc
a Bản chất của dạy học theo góc
Thuật ngữ tiếng anh "Working in corners" hoặc "Working with areas" có thể hiểu là làm việc theo góc, làm việc theo khu vực và có thể hiểu là học theo góc, nhắn mạnh vai trò của người học trong dạy học
Dạy học theo góc là một hình thức tổ chức hoạt động học tập theo đó người học thực hiện các nhiệm vụ khác nhau tại vị trí cụ thể trong không gian lớp học đáp ứng nhiều phong cách học khác nhau
Trang 22và cảm giác thoải mái, đảm bảo học sâu, hiệu quả bền vững, tương tác mang tính cá nhân cao giữa thầy và trò, tránh tình trạng người học phải chờ đợi
Phương pháp dạy học theo góc là mỗi lớp học được chia ra thành các góc nhỏ, ở mỗi góc nhỏ người học có thể lần lượt tìm hiểu nội dung kiến thức từng học phần của bài học Người học phải trải qua các góc để có cái nhìn tổng thể về nội dung của bài học Nếu có vướng mắc trong quá trình tìm hiểu nội dung bài học thì học sinh có thể yêu cầu giáo viên giúp đỡ và hướng dẫn Tại mỗi góc, học sinh cần: Đọc hiểu
được nhiệm vụ đặt ra, thực hiện nhiệm vụ đặt ra, thảo luận nhóm để có kết quả
chung của nhóm, trình bày kết quả của nhóm trên bảng nhóm, giấy Ao, A+
Kết quả là học sinh biết, hiểu và vận dụng được tính chất hóa học của axit Ta nói rằng ở mỗi góc học sinh đã học theo một phong cách khác nhau Quá trình học tập được chia thành các khu vực (các góc) bằng cách phân chia nhiệm vụ và tư liệu học tập nhằm đạt được cùng một kiến thức cụ thể
Các tư liệu và nhiệm vụ học tập ở mỗi góc, giúp học sinh khám phá xây dựng
kiến thức và hình thành kỹ năng theo các cách tiếp cận khác nhau Ví dụ để học bằng cách trải nghiệm thì ở góc trải nghiệm cần có nhiệm vụ cụ thẻ, các thiết bị thí
nghiệm hóa học, hóa chất, phiếu học tập
Người học có thể độc lập lựa chọn cách thức học tập riêng trong nhiệm vụ chung Các hoạt động của người học có tính đa dạng cao về nội dung và bản chất
Nhóm tại mỗi góc được hình thành là do tập hợp các cá nhân có cùng phong cách học mà không phải là sự áp đặt của giáo viên
Góc theo phong cách học:
Tại các góc sẽ có tư liệu và hướng dẫn nhiệm vụ giúp người học nghiên cứu một nội dung theo các phong cách học khác nhau: Quan sát, trải nghiệm, phân tích, áp dụng
Trang 23HS hướng tới việc thực hành, khám phá và thực nghiệm tại các góc khác nhau giúp học sâu, học thoải mái cùng một nội dung học tập
Thường đối với một số môn khoa học tự nhiên như Vật lý, Hóa học, Sinh học, môn Khoa học ở tiểu học có thể thiết kế góc theo phong cách học
Góc theo hình thức hoạt động khác nhau:
Tại các góc người học được nghiên cứu cùng một nội dung theo các hình thức khác nhau: góc mĩ thuật, góc trải nghiệm, góc thảo luận, góc đọc
Thường các môn Khoa học xã hội, Nghệ thuật có thê thiết kế góc theo cách này
Góc hỗn hợp: Tùy nội dung cụ thể có thể thiết kế góc hỗn hợp khi áp dụng học
theo góc theo các môn học khác nhau thí dụ như: góc mỹ thuật, góc sáng tác, góc quan sát, góc toán học
b Cơ hội
- HS được lựa chọn hoạt động
Các góc khác nhau - cơ hội khác nhau: Cơ hội khám phá, thực hành
Cơ hội mở rộng, phát triển, sáng tạo ( thí nghiệm mới, bài viết mới )
Cơ hội đọc hiểu các nhiệm vụ và hướng dẫn bằng văn bản của GV
Cơ hội cho cá nhân tự áp dụng
- Đáp ứng nhiều phong cách học khác nhau e Ưu điểm của dạy học theo góc
Trang 24Mở rộng tham gia, nâng cao hứng thú và cảm giác thoái mái của người học: Người học được chọn góc theo phong cách học và tương đối độc lập trong việc thực hiện nên tạo được hứng thú và sự thoải mái cho học sinh
Người học được học sâu và hiệu quả bền vững: Người học được tìm hiểu một nội dung theo các cách khác nhau: nghiên cứu lí thuyết, thí nghiệm, quan sát và áp dụng do đó người học hiểu sâu, nhớ lâu hơn so với việc chỉ ngồi nghe giáo viên giảng bài
Nhiều không gian hơn cho những thời điểm học tập mang tính tích cực
Tương tác cá nhân cao giữa GV và HS: Giáo viên luôn theo dõi và trợ giúp hướng dẫn khi người học yêu cầu nên tạo ra sự tương tác cao giữa GV và HS đặc biệt là các HS trung bình, yếu Nhiều khả năng để giáo viên hướng dẫn cá nhân hơn vi giao viên không phải giảng bài
Cho phép điều chỉnh sao cho thuận lợi phù hợp với trình độ, nhịp độ của người học: Tùy theo năng lực HS có thể chọn góc xuất phát phù hợp với phong cách học của mình và có thời gian tối đa để thực hiện nhiệm vụ ở mỗi góc Do đó có nhiều khả năng lựa chọn hơn cho HS so với dạy học khi GV giảng bài
Tạo điều kiện để người học cùng hợp tác học tập theo nhóm tự giác và nhận
nhiệm vụ theo năng lực của mình
Đối với người dạy: Có nhiều thời gian hơn cho hoạt động hướng dẫn riêng từng người học, hoặc hướng dẫn từng nhóm nhỏ người học; người học có thể hợp tác học tập với nhau Tuy nhiên trước khi giờ học bắt đầu thì ở mỗi góc phải chuẩn bị đầy đủ các phương tiện đáp ứng nội dung học tập và nhiệm vụ các góc cùng hướng tới mục tiêu bài học
Trang 25d Hạn chế của day hoc theo goc
Không gian lớp học: Là một khó khăn để áp dụng học theo góc: cần không gian lớp học lớn nhưng số HS không nhiều
Cân nhiều thời gian: Cùng một nội dung nhưng HS khai thác theo các cách khác nhau nên cần thời gian nhiều hơn Ngoài ra cần thời gian hướng dẫn HS chọn góc, hướng dẫn nhóm và HS cần thời gian để luân chuyển góc
Nội dung phù hợp: Không phải mọi nội dung đều có thể áp dụng học theo góc
và đối với tất cả các môn học mà chỉ một số nội dung phủ hợp
Chuẩn bị công phu: GV cần chuẩn công phu về kế hoạch bài học, tổ chức dạy học theo góc cũng như tổ chức đánh giá sau buổi học
Do vậy phương pháp dạy và học theo góc không thể thực hiện thường xuyên mà cần thực hiện ở những nơi có điều kiện Với học sinh quá nhỏ thì không nên tổ chức học theo góc vì khả năng tự đọc các nhiệm vụ, làm việc tự giác, chủ động để xây dựng kiến thức và rèn luyện kĩ năng còn bị hạn chế
e Tiêu chí dạy học theo góc + Tính phủ hợp:
- Nhiệm vụ và cách tổ chức hoạt động học tập thực sự là phương tiện để đạt mục tiêu chứ không chỉ là hình thức; tạo ra giá trị mới
- Nhiệm vụ giàu ý nghĩa, thiết thực, mang tính kích thích thúc đây đối với HS + Sự tham gia:
Nhiệm vụ và phương pháp dạy học mang lại hoạt động trí tuệ ở mức độ cao ở
tất cả HS Các em thực sự tham gia vào hoạt động Các em biết áp dụng vào thực tế + Tương tác và sự đa dạng: - Hoạt động tương tác giữa GV và HS, HS với HS được chú ý thúc đẩy đúng mức - Nhiệm vụ tạo ra cơ hội cho HS áp dụng những kinh nghiệm đã có £ Những điểm cần chú ý
Trang 26học khác nhau cùng thực hiện một nội dung hay các nội dung cho mục tiêu học tập, tạo điều kiện để HS biết, hiểu, vận dụng và sáng tạo
- Với thời lượng 45 phút và chương trình hóa học THPT thì nên cho học sinh trải qua 2/3 góc là phân tích, trải nghiệm hoặc quan sát thì mới đủ thời gian Còn góc áp dụng thì dành cho HS đã hoàn thành 2 góc phân tích và góc trải nghiệm (hoặc góc quan sát) trước thời gian quy định hoặc dành cho tất cả học sinh làm ngoài giờ đối với bài có nội dung dài coi là một cách kiểm tra sự hiểu bài
- Thực tế ở trường phô thông do số lượng HS trong một lớp thường đông nên chúng tôi thường bố trí lớp học có hai góc phân tích, hai góc quan sát, hai góc áp dụng Như vậy trong một thời điểm HS tham gia tại ba loại góc nhưng số lượng HS
tại mỗi góc sẽ nhỏ
1.4 Tình hình nghiên cứu và áp dụng phương pháp dạy học theo góc trên thế
giới và ở Việt Nam [5], [6], [10]
1.4.1 Trên thế giới
Từ những năm 1970 ở Mỹ các nhà nghiên cứu giáo dục đã đưa ra khái niệm "Phong cách học tập" (Learning styles) Phương pháp dạy học này đặc biệt chú ý
đến cá nhân, cho phép để cá nhân học tập sao cho đạt được kết quả tốt nhất Giáo
Trang 27điểm dạy học này đã nhanh chóng được nhiều nước ở châu Âu (trong đó có Bi) triển khai mạnh mẽ cho đến bây giờ và có hiệu quả tốt
1.4.2 Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, các phương pháp dạy học trên hiện đã được triển khai ở những
trường Đại học sư phạm, Cao đăng sư phạm và một số trường tiểu học, THCS thực
hành thuộc khuôn khổ của dự án Việt - Bi "Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng giáo viên tiểu học và THCS các tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam" Dự án Việt - Bi "Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi đưỡng giáo viên tiểu học và THCS các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam" là dự án Việt - Bỉ pha II Dự án Việt - Bỉ pha I "Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng giáo viên 7 tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam" Thời gian hoạt động của dự án từ tháng 4 năm 2005 đến tháng 10 năm 2009 Một trong những nội dung hoạt động của dự án là triển khai đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực cho giáo viên và học sinh tiểu học và THCS ở tắt cả các môn học, trong đó rất chú ý tới phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ, dạy học theo dự án Phương pháp học theo hợp đồng và học theo góc bước đầu đã triển khai ở một số trường thuộc dự án và ở một số môn học tiểu học và THCS Đối với môn Hóa học việc triển khai qua một số tiết học của giáo viên ở các trường THCS thuộc dự án cho thấy khả năng ứng dụng là khả thi và có hiệu quả Tuy nhiên ngay cả dự án Việt - Bi tài liệu về cơ sở lý luận về phương pháp đạy học theo hợp đồng và theo góc chưa có đầy đủ, chú yếu các chuyên gia cung cấp tài liệu đưới dạng các bài giảng và một số ví dụ minh họa vì vậy khi giáo viên triển khai thí điểm dạy học theo phương pháp này còn có nhiều lúng túng Khi được xem các băng hình dự thi các tiết học môn hóa học có ứng dụng phương pháp dạy học theo hợp đồng và theo
góc (của dự án Việt - Bi), chúng tôi nhận thấy việc triển khai này có thể thực hiện
Trang 29CHƯƠNG 2
ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO GÓC TRONG
HÓA HỌC 11
DẠY HỌC CHƯƠNG 2 “NITO - PHOTPHO”
2.1 Chuẩn kiến thức, kĩ năng chương 2: “Nitơ - Photpho” Hóa học 11 [7], [8]
Tên bài Chuẩn kiến thức Chuẩn kĩ năng
1 Nito HS biết được:
+ Vị trí trong bảng tuần hoàn, cấu hinh electron nguyên tử của nguyên tố nitơ
+ Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí
(trạng thái, màu, mùi, tỉ khối, tính
tan), ứng dụng chính, trạng thái tự nhiên; điều chế nitơ trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp HS hiểu được:
+ Phân tử nitơ rất bền do có liên kết ba, nên nitơ khá trơ ở nhiệt độ
thường, nhưng hoạt động hơn ở
nhiệt độ cao
+ Tính chất hoá học đặc trưng của nitơ là tính oxi hóa (tác dụng với
kim loại mạnh, với hiđro), ngoài ra nitơ còn có tính khử (tác dụng VỚI OXI) Giúp học sinh rèn các kĩ năng: + Dự đoán tính chất, kiểm
tra dự đoán và kết luận về tính chất hóa học của nitơ
+ Viết được các phương trình hóa học minh họa cho tính chất hóa học của nito
+ Tinh thé tich khi nito 6
điều kiện tiêu chuẩn trong các phản ứng hóa học; tính % thể tích khí nitơ trong hỗn hợp khí 2 Amoniac và muôi amoni HS biết được:
+ Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí
(tính tan, màu, mùi, tỉ khối) của Giúp học sinh rèn các kĩ năng:
+ Dự đoán, kiểm tra, kết
Trang 30
amoniac, ứng dụng trong đời sống và kĩ thuật, phương pháp điều chế amoniac trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp + Tính chất vật lí (trạng thái, màu
sắc, tính tan) và tính chất hóa học
( phản ứng với kim loại kiềm, phan ứng nhiệt phân) của muối amoni
HS hiéu duoc:
+ Tính chất hoá học của amoniac là tính bazơ yếu (tác dụng với nước, dung dịch muối, axit) va tính khử (tác dụng voi oxi, clo) luận về tính chất hoá học cơ bản của amoniac + Quan sát các thí nghiệm hoặc hình ảnh, rút ra nhận xét về tính chất vật lí và tính chất hóa học của amoniac
+ Viét phuong trinh phan ứng minh hoạ tính chat hoá học của amoniac và muối amoni dạng phân tử và dạng ion thu gọn
+ Nhận biết các chất khí + Phân biệt được muối
amoni với một số muối khác bằng phương pháp hóa học + Vận dụng nguyên lí chuyển dịch cân bằng Lơ- sa-tơ-lie để giải thích các điều kiện kĩ thuật trong sản xuất amoniac + Tính thể tích khí
Trang 313 Axit
nitric va muôi nitrat
HS biết được:
+ Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí (trạng thái, màu sắc, khối lượng riêng, tính tan), ứng dụng, cách điều ché HNO; trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp + Phản ứng đặc trưng của ion NO: với Cu trong môi trường axit + Tính chất (tính tan, phản ứng nhiệt phân), ứng dụng chính của muối nitrat + Cách nhận biết ion NOx bằng phương pháp hóa học + Chu trình của niơ trong tự nhiên HS hiểu được: + HNOa là một trong những axit mạnh nhất
+ HNO2 là chất oxi hóa rất mạnh: oxi hóa hầu hết kim loại, một số phi kim, nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ Giúp học sinh rèn các kĩ năng: + Dự đoán, kiểm tra dự đoán bằng thí nghiệm , kết luận về tính chất hoá học của axit nitric + Quan sát thí nghiệm, hình ảnh rút ra được nhận xét về tính chất của axit HNO3 va mudi nitrat + Viết các phương trình hoá học dạng phân tử và ion thu gọn minh hoạ tính chất hoá học của axit HNO2 đặc và loãng + Tính thành phần % khối
lượng của hỗn hợp kim
loại tác dụng với HNOa + Tính thành phần % khối lượng muối nitrat trong hỗn hợp; nồng độ hoặc thể tích dung dịch muối nitrat tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng
4 Photpho HS biết được:
Trang 32
lí (trạng thái, màu sắc, khối lượng riêng, tính tan, độc tính), ứng dụng, trạng thái tự nhiên và điều chế photpho trong công nghiệp
HS hiểu được:
+ Tính chất hóa học cơ bản của photpho là tính oxi hóa (tác dụng với kim loại Na, Ca ) và tính khir (tac dung voi oxi, clo) cua photpho + Quan sat thi nghiém, hình ảnh rút ra được nhận xét về tính chất vật lí và tính chất hóa học của photpho + Sử dụng được photpho hiệu quả và an toàn trong phòng thí nghiệm và trong thực tế 5 Axit photphoric và muối photphat HS biết được:
+ Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí
(trạng thái, màu sắc, tính tan),
ứng dụng và cách điều chế axit H:PO¿ trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp
+ Tính chất của muối photphat (tính tan, tác dụng với axit, phản ứng với dung dịch muối khác), ứng dụng của muối photphat + Cách nhận biết ion photphat bằng phương pháp hóa học HS hiểu được: + HPO¿ là axit trung bình + HạPO¿ là axit ba nắc Giúp học sinh rèn các kĩ năng: + Viết các phương trình hoá học dạng phân tử và dạng ion thu gọn minh họa cho tính chất hoá học của axit H3PO4 va mudi photphat
+ Nhận biết được axit
H3PO4 va mudi photphat bằng phương pháp hóa học
+ Tính khối lượng HạPO¿
sản xuất được, % về khối
Trang 33phản ứng với NaOH theo điêu kiện của đề bài
6 Phân bón | HS biét được: Giúp học sinh rèn các kĩ
hóa học + Khái niệm phân bón hóa học và | năng:
phân loại + Quan sát mẫu vật, làm + Tính chất, ứng dụng, điều chế | thí nghiệm nhận biết một
phan dam, lan, kali, NPK và vi số phân bón hóa học lượng + Sử dụng an toàn, hiệu
qua một số phân bón hóa học + Tính khối lượng phân bón cần thiết để cung cấp một lượng nguyên tố dinh dưỡng
2.2 Quy trình áp dụng phương pháp dạy học theo góc 2.2.1 Quy trình thực hiện dạy học theo góc
Bước 1: Chọn nội dung, địa điểm và đối tượng học sinh
Nội dung: Căn cứ vào đặc điểm học theo góc cần chọn nội dung bài học cho phù hợp: Nghiên cứu cùng một nội dung theo các phong cách học khác nhau hoặc theo các hình thức hoạt động khác nhau hoặc theo góc hỗn hợp phối hợp cả phong cách học và hình thức hoạt động
Tùy theo đặc điểm của môn học, của bài học, GV có thể xác định điều này sao cho tổ chức học theo góc đạt hiệu quả cao hơn các cách học khác
Địa điểm: Không gian lớp học là điều kiện không thể thiếu để tổ chức học
theo góc
Với không gian đủ lớn và số học sinh vừa phải có thể dễ dàng bó trí các góc
Trang 34Đối tượng HS: Khả năng tự định hướng của HS cũng rất quan trọng để GV chọn thực hiện PPDH học theo góc Mức độ làm việc chủ động, tích cực của HS sẽ
giúp cho PPDH này thực hiện có hiệu quả
Bước 2: Thiết kế kế hoạch bài học
Mục tiêu bài học: Ngoài mục tiêu cần đạt được của bài học theo chuẩn kiến thức kĩ năng cũng có thể nêu thêm mục tiêu về kĩ năng làm việc độc lập, khả năng làm việc chủ động của HS khi thực hiện học theo góc
Các phương pháp dạy học chủ yếu: PP dạy học theo góc cần phối hợp các PP khác như: PP thí nghiệm, học tập hợp tác theo nhóm, giải quyết vấn đề, phương pháp trực quan, sử dụng đa phương tiện
Chuẩn bị: GV cần chuẩn bị thiết bị, phương tiện và đồ dùng dạy học và các
nhiệm vụ cụ thể, kết quả cần đạt được ở mỗi góc tạo điều kiện để HS tiễn hành các
hoạt động nhằm đạt mục tiêu dạy học
Xác định tên mỗi góc và nhiệm vụ phù hợp Căn cứ vào nội dung, GV cần xác
định 3 - 4 góc để HS thực hiện học theo góc
Ở mỗi góc cần có: bảng nêu nhiệm vụ của mỗi góc, sản phẩm cần có và tư liệu thiết bị cần cho hoạt động của mỗi góc cho phù hợp theo phong cách học hoặc theo
nội dung hoạt động khác nhau Ví dụ: dụng cụ, hóa chất, cần thiết cho góc trải
nghiệm
Thiết kế các nhiệm vụ và hoạt động ở mỗi góc
Căn cứ vào nội dung cụ thể mà HS cần lĩnh hội và cách thức hoạt động để khai thác thông tin GV cần:
- Xác định số góc và tên mỗi góc
- Xác định nhiệm vụ ở mỗi góc, và thời gian tối đa ở mỗi góc
- Xác định những thiết bị, đồ dùng, phương tiện cần thiết cho HS hoạt động - Hướng dẫn để HS chọn góc và luân chuyền theo vòng tròn nói tiếp
GV cần thiết kế các nhiệm vụ học tập để HS hoàn thành theo phiếu học tập
Trang 35Thiết kế hoạt động HS tự đánh giá và củng cố bài học
Học theo góc chủ yếu là cá nhân và các nhóm HS hoạt động, GV là người điều kién, tro giúp điều chỉnh nên kết quả HS thu nhận được cần được tổ chức chia sẻ, xem xét và điều chỉnh
Do đó việc tổ chức cho HS báo cáo kết quả ở mỗi góc là cần thiết để xem xét đánh giá và hoàn thiện kĩ năng HS được tạo cơ hội tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau
Để thực hiện điều này GV cần thiết kế và chuẩn bị sao cho có thể trình bài kết
quả một cách trực quan rõ ràng cho các HS khác có thể nhìn nhận và đưa ra nhận xét
Trên cơ sở ý kiến của HS, GV đưa ra ý kiến để trao đôi và hoàn thiện giúp HS
hiểu bài sâu sắc và đầy đủ hơn
Bước 3: Tổ chức dạy học theo góc
Trên cơ sơ kế hoạch bài học đã thiết kế, GV tổ chức các hoạt động cho phù hợp với đặc điểm học theo góc
Mỗi góc có: nhiệm vụ cụ thể và hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ rõ ràng kèm
theo các tư liệu, thiết bị học tập cần thiết phục vụ cho phong cách học hoặc các hình thức học tập khác nhau tùy thuộc vào nội dung học tập cụ thể
Nêu nhiệm vụ bài học, giới thiệu phương pháp học theo góc và hướng dẫn HS chọn góc xuất phát GV nêu nhiệm vụ hoặc vẫn đề cần giả quyết của bài học và giới thiệu cho HS phương pháp học theo góc GV nêu sơ lược nhiệm vụ ở mỗi góc, thời gian thực hiện và kết quả cần đạt, hướng dẫn HS góc xuất phát
HS lắng nghe, tìm hiểu và quyết định chọn góc theo phong cánh, theo năng lực nhưng cũng cần có sự điều chỉnh của GV
GV hướng dẫn HS luân chuyền góc và yêu cầu báo cáo kết quả cuối tiết học
Trang 36GV cũng có thể có gợi ý để HS chọn góc Ví dụ với HS yếu thì không nên chọn góc áp dụng làm góc xuất phát còn với HS khá giỏi thì nên xuất phát từ góc áp dụng thì sẽ phù hợp hơn Với góc thực nghiệm thì HS có kĩ năng thực hành tốt nên chọn làm góc xuất phát Góc quan sát, góc phân tích dành cho tất cả các đối tượng HS có thê chọn làm góc xuất phát
Các thỏa thuận HS cần biết là:
- Mỗi một nhiệm vụ học theo góc phải được hoàn thành trong khoảng thời gian tối đa xác định Có thể có góc dành cho HS có tốc độ nhanh hơn
- HS được quyền lựa chọn góc xuất phát và thứ tự chuyển góc theo một trật tự có thể nhưng cần đảm bảo tránh tình trạng hỗn loạn gây mất thời gian GV có thể đưa ra sơ đồ chuyền góc để nhóm HS lựa chọn
Hướng dẫn HS hoạt động theo các góc
Tiếp theo GV hướng dẫn hoạt động cá nhân, nhóm trong mỗi góc để hoàn
thành nhiệm vụ ở mỗi góc, mỗi nhóm sẽ có một kết quả chung
Chú ý ở mỗi góc, mỗi nhóm gồm tập hợp HS có cùng phong cách học, cần bầu nhóm trưởng, thư kí, các nhóm viên Nhóm trưởng phân công thực hiện nhiệm vụ phù hợp theo cá nhân theo cặp, có sự hỗ trợ giữa HS khá giỏi với HS yếu để đảm bảo trong thời gian nhất định có thể hoàn thành nhiệm vụ đề chuyển sang góc mới
Theo dõi và hướng dẫn trợ giúp HS tại mỗi góc
Trong quá trình HS hoạt động, GV thường xuyên theo dõi, phát hiện khó khăn của HS để hỗ trợ kịp thời
Làm việc với các phương tiện kĩ thuật đặc biệt sẽ là một thử thách,đồng thời tạo cảm hứng cho trí tưởng tượng của các em theo nhiều cách khác nhau
Hướng dẫn HS luân chuyển các góc
Sau một thời gian hoạt động, trước khi hết thời gian tối đa cho mỗi góc, GV
Trang 37HS có thể tới góc bắt kì còn trống, tránh chen lắn, xô đầy
HS có thể chuyển góc theo chiều nhất định tạo vòng tròn luân chuyển
GV cần theo dõi và hướng dẫn kịp thời để HS nhanh chóng ổn định và làm viéc trong góc mới
Hướng dẫn HS hoàn thành nhiệm vụ, báo cáo kết quả và đánh giá
Tại mỗi góc GV đã nêu nhiệm vụ hoặc có phiếu học tập giúp HS hoàn thành nhiệm vụ và có kết quả của nhóm
Cuối bài học, mỗi nhóm HS sẽ chọn báo cáo kết quả tại góc cuối củng hoặc có thể treo và trình bày kết quả ở trên bảng
HS cần tập trung nghe, đưa thông tin phán hồi GV chốt lại những điểm cần chỉnh sửa Các nhóm tự đánh giá kết quả của nhóm mình tại góc tương ứng và chỉnh sửa nếu có
GV có thể chốt ngắn gọn và đánh giá cho điểm
GV hướng dẫn HS cách lưu giữ thông tin đã thu thập được qua các góc và yêu cầu HS ghi nhiệm vụ về nhà
2.2.2 Yêu cầu lựa chọn nội dung kiến thức có thể áp dụng phương pháp dạy học theo góc
Để có thể áp dụng PPDH học theo góc thì nội dung kiến thức cần thỏa mãn
các yêu cầu sau:
- Những nội dung học tập được tô chức học theo góc sẽ được bổ sung phong phú thêm bằng sự khai thác vốn kiến thức mà HS đã tích lũy, những hiểu biết thực tế trong đời sống hoặc vận dụng kiến thức vào lao động sản xuất
- Nội dung kiến thức có thể chứa đựng những tình huống có vấn đề hoặc có
nhiều cách hiểu, nhiều cách lí giải khác nhau, kiến thức gắn với thực tiễn cần thu
Trang 38Tùy theo đặc điểm của từng môn học, của loại bài, GV có thể lựa chọn nội dung bảo đảm cho HS khám phá theo phong cách học và cách thức hoạt động khác nhau Với nội dung khó, nội dung không thê tổ chức khám phá theo nhiều cách khác nhau thì không thể phù hợp với dạy học theo góc GV cần xác định điều này sao cho
tổ chức học theo góc đạt hiệu quả cao hơn cách học khác
Cần chú ý đến sự tương thích về khối lượng kiến thức và thời gian hoạt động học tập: hoạt động theo góc mắt khá nhiều thời gian dành cho sự luân chuyền giữa các góc nên tùy nội dung kiến thức mà có thể áp dụng
Trong đạy học hóa học PPDH học theo góc có thể áp dụng cho tất cả các dạng bài nghiên cứu kiến thức mới, củng cố hoàn thiện và thực hành Điều quan trọng là GV phải thiết kế các hoạt động học tập hợp lý đám bảo sự tương thích giữa nội dung học tập và thời gian thảo luận
2.2.3 Một số chú ý khi tổ chức dạy học theo góc
Dạy học theo góc đạt hiệu quả khi bảo đảm điều kiện sau đây:
Nội dung phù hợp: Lựa chọn nội dung bảo đảm cho HS khám phá theo phong cách học và cách thức hoạt động khác nhau Với nội dung khó, nội dung không thể tổ chức khám phá theo nhiều cách khác nhau thì không thể phù hợp với dạy học theo góc
Không gian lớp học: Phòng học đủ diện tích để bố trí HS học theo góc Thiết bị dạy học và tư liệu: Chuẩn bị đầy đủ các thiết bị tư liệu để cho HS hoạt động chiếm lĩnh kiến thức và kĩ năng theo các phong cách học
Năng lực GV: GV có năng lực về chuyên môn, năng lực tổ chức đạy học tích cực và kĩ năng thiết kế tổ chức theo góc
Năng lực HS: HS có khả năng làm việc tích cực, chủ động độc lập và sáng tạo theo cá nhân và hợp tác
Trang 39Số lượng học sinh trong mỗi lớp vừa phải, khoảng từ 25 - 30 học sinh thì mới thuận tiện cho việc đi chuyên các góc
2.3 Áp dụng PPDH theo góc vào các bài dạy học chương 2 “Nito - Photpho” SGK Hóa học 11
Chúng tôi đã tiến hành xây dựng nội dung cho từng góc học tập và tổ chức hoạt động dạy học theo góc cho một số bài trong chương “Nitơ - Photpho” Tất cả đều được thể hiện qua các kế hoạch bài học sau đây:
BÀI 8: AMONIAC VÀ MUÓI AMONI (tiết 1) Những kiến thức HS đã biết có „ ` Kiên thức cần hình thành liên quan
- Cầu tạo phân tử, tính chất vật lí
- Liên kêt hoá học ,
(tính tan, màu, mùi, tỉ khôi) của
- Sự điện li amoniac, ứng dụng trong đời sống và
kĩ thuật, phương pháp điều chế - Nguyên lí chuyển dịch cân bằng ` " `
amoniac trong phòng thí nghiệm và
Lo-sa-to-lie trong công nghiệp
Trang 40- Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí (tính tan, tỉ khối, màu, mùi) của amoniac, ứng dụng trong đời sống và kĩ thuật, cách điều chế amoniac trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp
* Hiêu được:
- Tính chất hoá học của amoniac: Tính bazơ yếu ( tác dụng với nước, dung dịch muối, axit) và tính khử (tác dụng với oxi, clo)
* Vận dụng:
- Giải thích tính chất vật lí, tính chất hóa học của amoniac
2 Kĩ năng
Dự đoán tính chất hóa học, kiểm tra bằng thí nghiệm và kết luận được tính
chất hoá học của amoniac
Dựa vào cấu tạo phân tử để giải thích tính chất vật lí, tính chất hóa học của amoniac
Quan sát thí nghiệm hoặc hình ảnh rút ra được nhận xét về tính chất vật lí và hóa học của amoniac
Viết được các PTHH dạng phân tử và dạng ion rút gọn Rèn kĩ năng nhận biết các chất khí
Vận dụng nguyên lí chuyển dịch cân bằng để giải thích các điều kiện kĩ thuật trong sản xuất amoniac