LOI CAM ON
Trong thời gian thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp đại học em đã nhận
được sự giúp đỡ nhiệt tình của các ban ngành, đồn thé, các tơ chức và cá nhân Em xin chân thành cảm ơn Ban Chủ nhiệm khoa Lịch sử - Trường ĐHSP Hà Nội 2, các thầy, cô giáo cán bộ giảng viên khoa Lịch sử và các thầy, cô giáo giảng dạy chuyên ngành Lịch sử Đáng Cộng Sản Việt Nam
Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn thầy Lê Văn Túc - Người đã tận
tinh quan tam, chi bảo, giúp đỡ em hoàn thành dé tài này trong suốt thời gian qua
Em xin chân thành cảm ơn Đảng Bộ tỉnh Yên Bái, UBND tỉnh Yên Bái, Trung tâm Lưu trữ tỉnh Yên Bái, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Yên Bái, Thư viện tỉnh Yên Bái, Cục Thống Kê tỉnh Yên Bái, Uỷ ban Dân Tộc & Miễn núi, Báo Yên Bái đã tạo điều kiện và tận tình giúp đỡ em thực hiện đề tài này
Khóa luận tốt nghiệp đại học “Đảng Bộ tỉnh Yên Bái lãnh đạo xóa đói giảm nghèo trong những năm đổi mới 2001 - 2010” là một đề tài hay và hấp dẫn Song do khả năng và thời gian có hạn nên khơng thể tránh khỏi những thiếu sót Kính mong thầy cơ và các bạn đọc xem xét và đóng góp ý kiến
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 4 năm 2013 Sinh viên
Trang 2LOI CAM DOAN
Tôi xin cam đoan đây là cơng trình khoa học do tự mình thực hiện với
sự hướng dẫn của thầy giáo - TS Lê Văn Túc giảng viên khoa lịch sử trường
ĐHSP Hà Nội 2 Nếu sai tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm
Hà Nội, tháng 4 năm 2013
Sinh viên
Trang 3MUC LUC
MO DAU vessecssscssssessssssssssssessssssecssssssssesssssssnssessssssssessesssssesssssssssesessssnsesseeseese 1
1 Ly do chon G8 taie e.ceccececccccsccssessessssesscssscsssscsecsessssessessessessesseeatsseeseese 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2©-s+sz+2E+E2E22EE21221212212212 2121 cxeC 2
3 Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu -s- +5 «<s£+s++e+++ 3
4 Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu . - 2: 2+2 +s+zsecsee 4 5 Đóng góp của khóa luận - 6 s11 912 1 1 ng ngư 4 6 Bố cục của khóa luận ¿+ Sek+Ek+EEEEEEtSEEEEEEEE SE EEE 111111111 cyee 4
Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG VÈ TỈNH YÊN BÁI - 6 1.1 Điều kiện tự nhiên và dân cư tỉnh Yên Bái -¿©sccc+ecctsxecxsxe2 6 1.1.1 VỊ trÍ ỔjA Ïÿ SG SĂ SH KH HT TH HT Hư 6 56.11 nan 6
1.1.3 Địa giới hành chính, dân cư tỉnh yên Đải . c<<<<<s<<<<+ 9 1.2 Một số nét về Đảng bộ tỉnh Yên Bái . - 2222 ©cs+cxcszecrxesez 12 1.3 Lý luận chung về đói nghèo và thực trạng đói nghèo ở Yên Bái trước I0 15
1.3.1 Ly ludin chung vé Gi NGNEO vecceceeccescescesvessessesseseeseessestesestessesseees 15
1.3.2 Thực trạng đói nghèo ở Yên Bái tới trước năm 2001 21
Chuong 2 BANG BO TINH YEN BAI LANH DAO XOA DOI GIAM
NGHEO TRONG NHỮNG NĂM ĐÔI MỚI (2001 - 2010) 28 2.1 Xóa đói giảm nghèo tỉnh Yên Bái trong những năm 2001 - 2005 28 2.1.1 Chủ trương của ĐẲNg sách key 28 2.1.1.1 Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam - 28 2.1.1.2 Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Yên Bải -555<<5< 30 2.1.2 Những thành tựu và hạn chế scccsccccccccrcrkerirrerrrres 33
Trang 421.2.2 HAN nan 37
2.2 Xóa đói giảm nghèo ở Yên Bái trong những năm 2006 - 2010 38
2.2.1 Chủ trương của ĐỈHg sc cành 38 2.2.1.1 Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam
2.2.1.2 Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Yên Bải -s-<<<5+ 41
2.2.2 Những thành tựu và hạn 188A aeaaa 43
2.2.2.1 Thành Hựi .à s25 2t 2 E22 011221 eree 43 by 1 Tnhh nh nh en4 48 2.3 Một số giải pháp để đây mạnh xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Yên Bái
D5 1ÙR3:10:2 011 49 Chương 3 NHẬN XÉT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM 54
3.1L Nhan xét 0n 1-41 54
Trang 5MO DAU 1 Ly do chon dé tai
Doi nghéo là một vấn đề mang tính chất tồn cầu Nó khơng chỉ là thực
tế đang diễn ra ở nước ta mà còn là một tồn tại phổ biến trên toàn thế giới Đây là trở ngại không nhỏ đối với sự phát triển của các quốc gia
Việt Nam là một trong những nước nghèo nhất thế giới, với gần 80% dân số sống ở khu vực nông nghiệp và 70% lực lượng lao động làm trong lĩnh
vực nông nghiệp Do sự phát triển chậm của lực lượng sản xuất, sự lạc hậu về
kinh tế và trình độ phân công lao động xã hội kém, dẫn tới năng suất lao động xã hội và mức tăng trưởng xã hội thấp Với chủ trương phát triển một nền
kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự điều tiết của nhà nước thì đây vừa là một nhiệm vụ chiến lược của công cuộc phát triển kinh tế
xã hội, vừa là phương tiện đề đạt được mục tiêu ““dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh” Muốn đạt được mục tiêu này cần trước hết xóa bỏ đói
nghèo và lạc hậu, hơn nữa xét cho tới cùng thì sự phát triển kinh tế là nhằm
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho con người, do đó Đảng và nhà
nước ta hết sức quan tâm đến chính sách xã hội đặc biệt là xóa đói giảm
nghèo Để tập trung các nguồn lực và triển khai đồng bộ, thống nhất có hiệu quả các giải pháp, Đảng ta đã đưa xóa đói giảm nghèo trở thành chương trình mục tiêu quốc gia phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội của đất nước nhằm hỗ trợ trực tiếp các xã nghèo, hộ nghèo các điều kiện cần thiết để
Trang 6doi nghéo Thang 7 - 1998, thu tướng chính phủ đã chính thức phê duyệt và triển khai chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo nhằm xóa bỏ đói nghèo và lạc hậu trong cả nước, góp phần tích cực vào công cuộc đối mới đất nước
Yên Bái là một tỉnh miền núi nghèo ở phía Bắc của Tổ quốc với diện tích tự nhiên khoảng 6.887,77 km, tống dân số năm 2010 là 752.922 người gồm 30 dân tộc anh em cùng sinh sống Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, trình độ dân trí thấp, việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân còn kém, tốc độ tăng dân số còn cao, điều kiện cơ sở vật chất hạ tầng như điện, đường, trường,
trạm còn thiếu và yếu Những điều đó, đã làm cho nền kinh tế của tỉnh bị chậm phát triển, sản xuất chủ yếu là tự cung, tự cấp Do vậy, xóa đói giảm
nghèo được coi là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Điều này đã được cụ thể hóa bằng Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XIV năm 1996 cùng các quyết định số
53/QĐ-UB của ủy ban nhân dân tỉnh năm 1999 về phê duyệt chương trình
xóa đói giảm nghèo tại Yên Bái giai đoạn 1999 - 2005 và quyết định số
422/QĐ-UB của về việc phê duyệt đề án thực hiện chương trình mục tiêu
quốc gia về giảm nghèo tỉnh Yên Bái giai đoạn 2006 - 2010
Việc tìm hiểu sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Yên Bái trong việc xóa đói
giảm nghèo trong 10 năm đổi mới vừa qua, để thấy được những thành tựu và hạn chế qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm phục vụ cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo phát triển xóa đói giảm nghèo trong thời gian tới là một vấn đề
có ý nghĩa lý luận và thực tiễn Từ lý do đó, tác giả đã quyết định chọn vấn đề
“Đáng bộ tỉnh Yên Bái lãnh đạo xóa đói giảm nghèo trong những năm đổi
mới (2001 - 2010)” lam dé tài nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp của mình
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trang 7bao cao tong kết các nhiệm kì Đại hội Đảng bộ tỉnh, các báo cáo tong kết của
UBND tỉnh và nhiều báo cáo của Sở Lao Động - Thương Binh & Xã hội tỉnh Yên Bái
Tuy nhiên, các cuốn sách và tài liệu trên chưa đề cập đến một cách hệ thống và nối bật được sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Yên Bái trong việc lãnh
đạo xóa đói giảm nghẻo trong những năm 2001 - 2010 Đặc biệt chưa có cơng trình nào đưa ra những đánh giá, nhận xét và rút ra những kinh nghiệm
về vấn đề mà đề tài khóa luận đặt ra
3 Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu vấn đề
- Làm rõ sự lãnh đạo của Đảng bộ tính Yên Bái đối với xóa đói giảm nghèo trong những năm 2001 - 2010
- Đề tài nghiên cứu một cách tổng quan về hiện trạng đói nghèo và xóa đói giảm nghèo ở Yên Bái Qua đó, đưa ra một số giải pháp đề thúc đây xóa đói giảm nghèo ở Yên Bái phát triển
- Đánh giá những mặt tích cực, hạn chế và rút ra những bài học
kinh nghiệm
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu vấn đề
- Tập hợp, xử lý nguồn tài liệu
- Trình bày, phân tích, đánh giá khách quan về sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Yên Bái đối với xóa đói giảm nghèo Trên cơ sở đó rút ra những kinh nghiệm
3.3.Phạm vỉ nghiên cứu
Trong khuôn khổ một đề tài khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành Lịch sử
Đảng, đề tài tập trung làm rõ sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Yên Bái với xóa
Trang 8Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu xóa đói giảm nghèo tỉnh Yên Bái trong những năm 2001 - 2010
4 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1 Nguồn tư liệu
Nguồn tài liệu được sử dụng trong khóa luận tốt nghiệp chủ yếu là: - Các văn kiện, Nghị quyết của Trung ương Đảng và Đảng bộ tỉnh Yên Bái về xóa đói giảm nghèo
- Các sách thông sử và lịch sử Đảng bộ tỉnh Yên Bái
- Các bài viết, báo cáo tông kết hằng năm của sở Lao Động - Thương Binh và Xã hội tỉnh Yên Bái về xóa đói giảm nghèo
- Tài liệu thống kê của Cục thống kê tỉnh Yên Bái 4.2 Phương pháp nghiên cứu
- Dé tai nghiên cứu của tôi được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận sử học của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh
- Sử dụng phương pháp: Phương pháp Lịch sử, Phương pháp Lôgïc, phương pháp thống kê, sưu tầm tài liệu, phương pháp tơng hợp, phân tích, so sánh
5 Đóng góp của khóa luận
- Đề tài làm sáng tỏ sự lãnh đạo xóa đói giảm nghèo của Đảng bộ tỉnh Yên Bái trong những năm đối mới 2001 - 2010 Qua đó tác giả có sự nhận xét bước đầu và rút ra những kinh nghiệm lịch sử Đây có thể làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan, chính quyền ở Yên Bái cũng như các địa phương khác
trong công tác lãnh đạo công tác xã hội, đặc biệt là xóa đói giảm nghèo trong
thời gian tới
Trang 96 Bố cục của khóa luận
Ngồi phần mở đầu, phụ lục, tài liệu tham khảo, khóa luận gồm có 3
chương:
Chương 1 Khái quát chung về tỉnh Yên Bái
Chương 2 Đảng bộ tỉnh Yên Bái lãnh đạo xóa đói giảm nghèo trong
những năm đổi mới (2001 - 2010)
Trang 10Chuong 1
KHAI QUAT CHUNG VE TINH YEN BAI 1.1 Điều kiện tự nhiên và dân cư tỉnh Yên Bái
1.1.1 VỊ trí địa lý
Yên Bái nằm ở vị trí địa lý 21°18 - 22°17’ vi Bac va 103°56’ - 105°06’ kinh Đơng Phía Bắc giáp Lao Cai, phía Nam giáp Phú Thọ, phía Nam giáp hai tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang và phía Tây giáp Sơn La Yên Bái là một trong 13 tỉnh miền núi Phía Bắc, trải dọc theo đôi bờ Sông Hồng, nằm giữa hai vùng Tây Bắc và Đông Bắc, thuộc khu vực chuyền tiếp giữa miền Tây
Bắc với Trung du Bắc Bộ, là cửa ngõ miền Tây Tinh Yên Bái có diện tích tự nhiên là 6.887,77km”, dân số là 752.922 (số liệu thống kê năm 2010), đứng
thứ 20 về diện tích và 50 về đân số trong số 63 tỉnh của đất nước
Với vị trị là cầu nối giữa 2 vùng Đông Bắc và Tây Bắc đồng thời là khu vực trung chuyền giữa miền Tây Bắc và Trung du Bắc Bộ, từ xa xưa Yên Bái
đã có một vị trí trọng yếu về quân sự và kinh tế của nước ta Yên Bái là đầu
mối và trung độ của các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy từ
Hái Phòng, Hà Nội lên cửa khẩu Lao Cai Đây là một lợi thế trong việc giao
lưu với các tỉnh bạn, với các thị trường trong và ngoài nước
Hiện nay, tuyến đường cao tốc Hà Nội - Yên Bái - Lao Cai nằm trong hành lang đường bộ Hải Phịng - Cơn Minh - Trung Quốc thiết kế với vận tốc từ 80 - 100km/h đang được xây dựng Trong tương lai không xa, sân bay Nga Quán cũng sẽ có đường khơng dân dụng phục vụ đường không Với những điều kiện thuận lợi đó, Yên Bái ngày càng chứng tỏ được vị trí quan trọng của mình trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
1.1.2 Điều kiện tự nhiên 1.1.2.1 Địa hình
Trang 11hướng chạy Tây Bắc - Đơng Nam: Phía Tây có dãy Hoàng Liên Sơn - Pú Luông nằm kẹp giữa sông Hồng và Sông Đà, tiếp đến là dãy núi cỗ con voi nằm kẹp giữa sông Hồng và sông Chảy, phía Đơng có dãy núi đá vôi nằm kẹp giữa sông Chảy và sông Lô Địa hình ở Yên Bái về cơ bán có thể chia làm 2 vùng: Vùng cao và vùng thấp
Vùng cao: có độ cao trung bình 600m trở lên, chiếm 67,56% diện tích tồn tỉnh Vùng này dân cư thưa thớt, có tiềm năng về đất đai, lâm sản và khống sản, có khả năng huy động vào nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội
Vùng thấp: có độ cao đưới 600m, chủ yếu là địa hình đồi núi thấp, thung lũng, bon địa, chiếm 32,44% diện tích tự nhiên tồn tỉnh
Như vậy, Yên Bái có địa hình được cấu tạo khá đa dạng, phức tạp Vừa có đồng bằng phù sa ven sông Hồng, đồng bằng phù sa cổ lượn sóng lại có đồi tháp đỉnh tròn, đồi bát úp dốc thoải, bồn địa thung lũng, núi cao rãnh sâu, cao nguyên đá vôi, đá vôi dốc đứng Do có độ dốc lớn (trung bình 40 - 50°,
nhiều nơi tới 60 - 70°, vùng thấp cũng tới 25 - 40” lại chia cắt mạnh, cao đần
từ đông sang tây và từ nam lên bắc) nên Yên Bái có độ cao trung bình so với
mực nước biển là 600m
1.1.2.2 Khí hậu
Yên Bái nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nắng và mưa nhiều, nền nhiệt tương đối cao Nhiệt độ trung bình ít biến động trong năm, (khoảng I8 - 20), lượng mưa trung bình 1800 - 2000mm/năm, độ âm trung bình khoảng §5% - 87% Gió thịnh hành là gió mùa Đơng Bắc và gió mùa Đông Nam Căn
cứ vào yếu tố địa hình có thể chia Yên Bái thành 5 tiểu vùng khí hậu:
Tiểu vùng Mù Cang Chái: Có độ cao trung bình 900m, nhiệt độ trung
Trang 12Tiểu vùng Văn Chấn - Tú Lệ: Độ cao trung bình 200 đến 400m, nhiệt
độ trung bình 2I° - 23°, thích hợp phát triển các loại cây lương thực, thực
phẩm, cây ăn quá, cây lâm nghiệp
Tiếu vùng nam Chấn Vên, Văn Yên, thành phố Yên Bái, Ba Khe: Có độ cao trung bình 70m, nhiệt độ trung bình khoảng 23° - 24°, là vùng mưa
phùn nhiều nhất trong tỉnh, thuận lợi phát triển cây lương thực, thực phẩm,
cây công nghiệp, cây lâm nghiệp, cây ăn quả
Tiểu vùng Lục Yên - Vên Bình: Có độ cao trung bình dưới 300m, nhiệt
độ trung bình 20° - 23°, là vùng có mặt nước nhiều nhất tỉnh với hồ Thác Bà
rộng 19050ha, tạo điều kiện phát triển cây lương thực, thực phẩm, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản đồng thời có tiềm năng về du lịch
Với lượng bức xạ phong phú, nền nhiệt tương đối cao, lượng mưa khá nhiều đã là những điềuu kiện thuận lợi giúp cây trồng phát triển, cây ăn quả và cây lương thực ngắn ngày quay vòng nhanh, các ngành khai thác và chế
biến gặp nhiều thuận lợi, các ngành du lịch và giao thơng có thể hoạt động
quanh năm Khí hậu mát mẻ ở vùng cao cho phép trồng được các loại cây dược liệu quý và chăn nuôi các loại gia súc có sừng Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi đó địa phương cũng gặp phải nhiều khó khăn do đặc điểm thời tiết gây ra như sương muối vào mùa đông, gió lốc và gó tây khơ nóng vào mùa hè Những hiện tượng đó đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe con người và sự phát triển kinh tế nông lâm nghiệp ở đây
1.1.2.3 Tài nguyên đất
Yên Bái có tổng diện tích đất tự nhiên là 688.627,64 ha, trong đó diện
tích nhóm đất nông nghiệp là 583.717,47 ha, chiếm 84,76% diện tích đất tự nhiên, nhóm đất phi nông nghiệp là 51.713,13 ha chiếm 7,51%, diện tích đất chưa sử dụng là 53.197,04 ha chiếm 7,73%
Trong tổng diện tích đất nơng nghiệp, đất sản xuất nông nghiệp là
Trang 13Trong tổng diện tích đất phi nơng nghiệp, đất ở là 4.826,62 ha, đất
chuyên dung là 13.837,31 ha, con lai la đất sử dụng vào mục đích khác Trong
tổng diện tích đất chưa sử dụng, đất bằng có 666,02 ha, đất đồi núi có 48.654,14 ha, cịn lại là núi đá không có rừng cây
Đất Yên Bái chủ yếu là đất xám (chiếm 82,37%), còn lại là đất mùn alit, đất phù sa, đất giây, đất đỏ
1.1.2.4 Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt: Lượng nước mặt của Yên Bái tương đối lớn nhờ vào 2 con sông lớn đó là Sơng Hồng và sông Chảy với khoảng trên đưới 200 ngòi và suối lớn nhỏ cùng một hệ thống đầm hồ đa dạng Nguồn thủy năng của hệ thống đầm hồ tương đối lớn Đặc biệt, Hồ Thác Bà có diện tích 23.400 ha, trong đó mặt nước chiếm 19.000 ha, chứa đựng 3 - 3,9 tỷ km" nước
Nguồn nước ngam: Theo các tài liệu địa chất - thủy văn, nguồn nước
ngầm và nước khoáng phân bố ở độ sâu 20 - 200m dưới lịng đất Nước khống nóng phân bố chủ yếu ở vùng phía Tây thuộc các huyện Văn Chấn,
Trạm Tau và thị xã Nghĩa Lộ, nhiệt độ trên 40°c , hàm lượng khống hóa | -
5 gam/lít Nguồn nước khống nóng là một trong những lợi thế để Yên Bái có
thé phát triển về du lịch nghỉ dưỡng
1.1.3 Địa giới hành chính, dân cư tỉnh yén bai 1.1.3.1 Địa giới hành chính
Từ rất xa xưa, Yên Bái đã là một bộ phận của Tổ Quốc Thời các vua
Hùng, Yên Bái là một vùng đất nằm trong lãnh thổ của nước Văn Lang - nơi cư trú quan trọng của cư dân Lạc Việt Dưới thời Thục Phán, Yên Bái một
phần thuộc quận Giao Chỉ, phần còn lại do những bộ lạc Anh-dô-nê-di Thổ và
những bộ lạc Thái chiếm giữ Dưới thời Bắc thuộc, Yên Bái lần lượt thuộc các quận, huyện: Tân Hưng, Tân Xương, Hưng Châu, Phong Châu - Thừa
Trang 14chinh co su thay đổi Chế độ quận, huyện thời Bắc thuộc được thay bằng các
đạo (lộ, trấn, xứ, tỉnh), đưới đạo là các phủ, châu, huyện Yên Bái thời kì này thuộc lộ Quy Hóa, từ thời Lê đến thời Nguyễn nằm trong phủ Quy Hóa, xứ Hưng Hóa
Vào cuối thế ki XIX, sau khi hoàn thành việc xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp tiến hành bình định Việt Nam Chúng lập các đạo quan binh, các
quân khu, tiêu quân khu Theo đó, tỉnh Hưng Hóa rộng lớn ở phía Bắc Việt Nam đã được chia thành nhiều tiểu quân khu, trong đó có Yên Bái Để dễ
kiểm soát và khai thác bóc lột Việt Nam hiệu quả, thực dân Pháp đã chia lại các khu vực hành chính Năm 1900, thực dân Pháp đã lấy các hạt Bảo Hà,
Nghĩa Lộ, Yên Bái và châu Lục Yên của huyện Tuyên Quang đề đặt tỉnh Yên Bái Tỉnh ly đặt tại làng Yên Bái Từ đó cho đến năm 1954, địa dư và các đơn
vị hành chính của n Bái khơng có gì thay đổi
Tháng 5 - 1955, các châu Văn Chan, Than Uyén chuyén thuộc khu tự trị Thái Mèo Tháng 6 - 1956, huyện Yên Bình sát nhập vào tỉnh Yên Bái Tháng 10 - 1962, Quốc Hội quyết định đôi tên khu tự trị Thái Mèo thành khu tự trị Tây Bắc và lập các tỉnh trực thuộc Ngày 24 - 12 - 1962, tỉnh Nghĩa Lộ thuộc khu tự trị Tây Bắc chính thức được thành lập gồm các huyện: Văn
Chấn, Than Uyên, Phù Yên Tháng 10 - 1971, thành lập thị xã Nghĩa Lộ (tách
ra từ Văn Chắn) Năm 1964, một phần huyện Văn Chan duoc tach ra dé lap huyén Tram Tấu, một phần huyện Phù Yên được tách ra để lập huyện Bắc
Yên Năm 1967, một phần huyện Than Uyên và các xã Nậm Có, Khau Phạ
(Văn Chấn) được tách ra để lập huyện Mù Cang Chải Ở tỉnh Yên Bái, đầu năm 1965, khu vực thượng huyện Lục Yên được tách ra lập huyện Bảo Yên,
vùng hạ huyện Văn Bàn và thượng huyện Trấn Yên tách ra để lập huyện Văn Yên
Trang 15Ngày | - 10 - 1991, tinh Hoang Lién Son chia thanh 2 tinh: Yén Bai va Lao Cai Các huyện Than Uyên, Văn Bàn và Bảo Yên trước đây thuộc tinh Yên Bái nay chuyên thuộc tỉnh Lao Cai
Tỉnh Yên Bái được tái lập có diện tích 1a 6.877,77km? gồm 7 huyện, 2
thị xã, 175 xã, phường trong đó có 70 xã vùng cao, tỉnh ly đặt tại thị xã Yên
Bái với số dân là 658.891 người gồm nhiều dân tộc anh em chung sống, đông nhất là người kinh với 54,07%, ngời Tày là 17,7%, người Dao là 9,4%
1.1.3.2 Dân cư
Năm 2010, tổng dân số toàn tỉnh là 752.922 người Trong đó người kinh chiếm 49,6%, người Tày chiếm 18,58%, người Dao chiếm 10,31%,
người Hmông chiếm 8,9%, người Thái chiếm 6,7%, người Cao Lan chiếm 1%, còn lại là các dân tộc khác Mật độ dân số trung bình là 109 người /km2, tập trung ở một số khu đô thị như thành phố Yên Bái, thị xã Nghĩa Lộ và các thi tran huyện ly
Trên địa bàn tỉnh Yên Bái có 30 dân tộc sinh sống, trong đó có 7 dân
tộc có dân số trên 10.000 người; 2 dân tộc có từ 2.000 - 5.000 người Các dân
tộc trong tỉnh phân bố chủ yếu ở các đại bàn như: Thung lũng sông Hồng (chiếm
41% dân số toàn tỉnh), thung lũng sông Chảy (chiếm 28% dân số toàn tỉnh) và vùng ba huyện phía Tây (chiếm 31% dân số toàn tỉnh) Cộng đồng nhân dân các
dân tộc trong tỉnh với những truyền thống và bản sắc văn hóa riêng đã hình thành nên một nền văn hóa độc đáo, đa dạng và phong phú
Theo số liệu năm 2010, số người trong độ tuổi lao động là 40.0643 người (trong đó thành thị là 68.754, nông thôn là 331.889 người) chiếm 53,21% dân số Đây là một trong những nguồn lực quan trọng dé phục vụ cho
Trang 161.2 Một số nét về Đáng bộ tính Yên Bái
Là một tỉnh miền núi phía Bắc, Yên Bái là một tỉnh có nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống, có vị trí chiến lược hết sức quan trọng trong thời kì dựng nước và giữ nước Trải qua đấu tranh gian khổ, nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã hun đúc lên truyền thống yêu nước, đoàn kết, anh dũng kiên cường trong đấu tranh chống giặc ngọai xâm, cần cù, năng động sáng tạo trong lao động sản xuất Từ thế ki XII, đồng bào các dân tộc trong tỉnh đã đoàn kết, sát cánh cùng quân đội nhà Trần chiến đấu chống giặc Ngun - Mơng, góp phần đánh bại các cuộc xâm lược của chúng Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, nhân dân và các sĩ phu yêu nước đã liên tục đứng lên chống thực dân Pháp, điển hình là các cuộc khởi nghĩa và chiến đấu ở Tú Lệ, Làng Vần và cuộc khởi nghĩa của đồng bào dân tộc Dao, Tày, Kinh ở Trấn Yên, Lục
Yên Những sự kiện tiêu biểu ấy khẳng định truyền thống yêu nước, tỉnh
thần đoàn kết quật khởi của nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái Truyền thống
đó được nhân lên gấp bội khi có Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, đưa
đường chỉ lối
Đầu năm 1930 trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã diễn ra cuộc khởi nghĩa của tố chức Việt Nam Quốc dân Đảng do chí sĩ yêu nước Nguyễn Thái Học lãnh đạo Tuy cuộc khởi nghĩa không thành công nhưng đã gây được tiếng vang lớn, cổ vũ và bồi đấp thêm lòng yêu nước cho đồng bào các dân tộc ta
Ngày 3 - 2 - 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam đời Ảnh hưởng và uy tín
của Đảng đã tác động rất mạnh đến Yên Bái, thúc đây nhiều cuộc đấu tranh chống thực dân phong kiến, góp phan thức tỉnh tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh giành độc lập tự do cho dân tộc Những năm 40 của thé ki XX, những cán bộ cách mạng của xứ ủy Bắc Kì được cử lên Yên Bái hoạt động và đã xây dựng được một số cơ sở cách mạng ở huyện Trấn Yên và thị xã Yên
Trang 17quyết định xây dựng cơ sở cách mạng ở chiến khu Vần - Hiền Lương nhằm mục đích làm nơi dừng chân cho các đồng chí tù vượt ngục từ nhà tù Sơn La ra và đã xây dựng căn cứ cách mạng chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền ở địa phương
Tháng 10 năm 1944 đến đầu năm 1945, từ những cơ sở đầu tiên ở Nang Xa, Hiền Lương (Phú Thọ) đã mở rộng lên Linh Thông, Vần, Vân Hội, Đại Lịch, Thị xã Yên Bái, nhiều tổ chức cứu quốc được thành lập Ngày 7 - 5 -
1945 Chi bộ Cộng sản đầu tiên ra đời ở Thị xã Yên Bái đã mở ra sự chuyển
hướng đấu tranh của nhân dân sang một giai đoạn mới Ngày 30 - 6 - 1945,
Xứ ủy Bắc Kì đã quyết định thành lập Ban cán sự Đảng liên tỉnh Yên Bái do
đồng chí Ngơ Minh Loan làm bí thư - đánh dấu một mốc son trong phong trào cách mạng của Đảng bộ, nhân dân các dân tộc Yên Bái Từ đây, phong trào cách mạng của tỉnh Yên Bái được đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Ban cán sự Đảng Cũng từ đây, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền tháng 8 năm 1945 ở Yên Bái đã đi tới thắng lợi, góp phần vào thắng lợi chung của cả
nước, làm nên một chiến thắng vĩ đại
Sau thắng lợi của cách mạng tháng Tám, chúng ta bước vào cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp trường kì 9 năm gian khổ Với sự chỉ đạo đúng đắn, sáng suốt của Trung ương Đảng, sự lãnh đạo chặt chẽ của Đảng bộ tỉnh, lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã thực hiện đường lối kháng chiến toàn dân toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh, kết hợp vừa
kháng chiến vừa kiến quốc, xây dựng hậu phương, đưa cuộc kháng chiến thần
thánh của dân tộc tới thắng lợi cuối cùng bằng chiến thắng Điện Biên Phủ
lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu
Từ năm 1954 đến năm 1975, thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược của
Trang 18Mỹ Với sự hỗ trợ của Trung ương cùng những phấn đấu không biết mệt mỏi, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Yên Bái đã vượt mọi khó khăn và đạt được những
kết quả trên nhiều lĩnh vực về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội Đặc biệt,
năm 1962 cơng trình thủy điện Thác Bà - đứa con đầu lòng của thủy điện Việt Nam đã được khởi công xây dựng tại Yên Bái Đảng bộ và nhân dân tỉnh Yên Bái đã hoàn thành thắng lợi cuộc vận động chuyên cư đầy khó khăn, phức tap để cung cấp nguồn điện năng đầy quý giá cho sự nghiệp xây dựng và phát
triển quê hương Đồng thời đây cũng là sự kiện có ý nghĩa chính trị, kinh tế, quốc phòng to lớn, đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của Đảng bộ, chính quyền trong công tác lãnh đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị quan
trọng, đảm bảo chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng
Trong hai cuộc chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, nhân dân Yên Bái đã đạt được nhiều thành tựu trong chiến đấu và sản xuất Trong cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất, nhân dân Yên Bái đã bắn rơi 99 máy bay, giữ vững tiến độ thi công nhà máy thủy điện Thác Bà, sân bay Yên Bái, đảm bảo an toàn cho các kho trung chuyển chiến lược Năm 1972, trong 12 ngày
đêm, nhân dân Yên Bái đã bắn rơi 15 máy bay, góp phần cùng với nhân dân miền Bắc làm lên chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”, buộc Mỹ phải
tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc, kí kết hiệp định về chấm dứt chiến tranh,
lập lại hịa bình ở Việt Nam Với tinh thần “Thóc khơng thiếu một cân, quân
không thiếu một người” trong 21 năm kháng chiến chống Mỹ, Yên Bái đã đóng góp cho nhà nước 289.000 tắn lương thực, 146.000 tấn thực phẩm, vượt
kế hoạch 115 - 120% Năm 1974 Yên Bái đã là tỉnh miền núi Tây Bắc đầu tiên đạt 5 tấn thóc/ha, tong sản lương lương thực đạt 143.000 tấn Từ năm
Trang 19Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, đất nước thống nhất, cả nước đi lên xây dựng xã hội chủ nghĩa, nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược đó là xây dựng
và bảo vệ Tô Quốc, Đảng bộ tiếp tục lãnh đạo, động viên toàn thê cán bộ,
đảng viên và nhân dân phát huy trí tuệ, chủ động, sáng tạo, từng bước tháo gỡ
khó khăn, vươn lên thực hiện thắng lợi chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
Trước yêu cầu phát triển của đất nước, Đại hội VI của Đảng (12 - 1986) đã dé ra đường lối đôi mới, đánh dấu bước chuyền biến quan trọng trong nhận thức của Đảng thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta Vận dụng quan điểm đối mới của Đảng, Đảng bộ tỉnh Yên Bái đã vượt qua những khó khăn, thử thách, đưa kinh tế - xã hội của tỉnh không ngừng phát triên
Sau khi tái lập tỉnh năm 1991, Đảng bộ tiếp tục phát huy truyền thống
cách mạng, không ngừng sáng tạo đề lãnh đạo nhân dân trong tinh thực hiện
thắng lợi cương lĩnh xây dựng và phát triển đất nước trong thời kì đổi mới,
góp phần to lớn vào sự nghiệp chung của đất nước
1.3 Lý luận chung về đói nghèo và thực trạng đói nghèo ở Yên Bái trước năm 2001
1.3.1 Lý luận chung về đói nghèo
Đói nghèo là một hiện tượng kinh tế xã hội mang tính chất tồn cầu Nó khơng chỉ tồn tại ở các quốc gia có nền kinh tế kém phát triển, mà nó còn tồn tại ở ngay tại các quốc gia có nền kinh tế phát triển Nhìn chung mỗi quốc gia
đều đưa ra các chỉ số xác định mức độ đói nghèo khác nhau Giới hạn đói
nghèo của mỗi quốc gia được xác định bằng mức thu nhập tối thiểu để người
dân có thể tồn tại được, đó là mức thu nhập mà một hộ gia đình có thể mua sắm được những vật dụng cơ bản phục vụ cho việc ăn, ở, và các nhu cầu thiết
yếu khác theo mức giá hiện hành
Trang 20phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con
người đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và
phong tục tập quán của từng địa phương Theo định nghĩa này thì mức độ và chuẩn nghèo ở các nước là khác nhau
Ở nước ta, căn cứ vào tình hình kinh tế xã hội và mức thu nhập của nhân dân trong những năm qua thì khái niệm đói nghèo được xác định như sau:
Hộ đói là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống dưới mức tối
thiểu không đủ đảm bảo nhu cầu về vật chất để duy trì cuộc sống hay nói cách khác đó là một bộ phận đân cư hằng năm thiếu ăn, đứt bữa, thường xuyên phải vay nợ và thiếu khả năng trả nợ
Hộ nghèo là tình trạng của một số hộ gia đình chỉ thỏa mãn một phần nhu cầu tối thiểu của cuộc sống và có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng xét trên mọi phương diện Một cách hiểu khác thì nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống dưới ngưỡng quy định của sự
nghèo Nhưng ngưỡng nghèo còn phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng địa
phương ở mỗi thời kì khác nhau Ở Việt Nam nghèo được chia làm 3 mức đó là: Nghèo tuyệt đối, nghèo tương đối và nghèo có nhu cầu tối thiểu Ngồi ra cịn có khái niệm về xã nghèo và vùng nghèo
Xã nghèo là xã có những đặc trưng như: Tỷ lệ hộ nghèo cao hơn 40% số hộ của xã; khơng có hoặc thiếu rất nhiều những cơng trình cơ sở hạ tầng
như: Điện sinh hoạt, đường giao thông, trường học,trạm y tế, nước sinh hoạt;
trình độ dân trí thấp, tỷ lệ người mù chữ cao
Vùng nghèo là khái niệm chỉ dia bàn tương đối rộng có thé là một số xã
liền kề nhau hoặc một vùng dân cư nằm ở vị trí rất khó khăn, hiểm trở, giao thông không thuận lợi, cơ sở hạ tầng thiếu thốn, khơng có điều kiện phát triển
Trang 21Ở mỗi thời ki phát triển của nền kinh tế đều có một chuẩn mực riêng để xác định mức đói nghèo cho phù hợp với mức thu nhập bình quân chung của dân chúng trong từng giai đoạn khác nhau
Năm 1993 theo số liệu Tổng cục Thống kê thì người dân phải có mức thu nhập bình quân tối thiểu là 50.000 đồng/người/tháng ở vùng nông thôn và 70.000 đồng/người/tháng đối với khu vực thành thị, để làm ranh giới giữa
người giàu và người nghèo Theo đó, hộ đói là hộ có thu nhập dưới 30.000
đồng/người/tháng, hộ nghèo là dưới 50.000 đồng/người/tháng, hộ dưới trung bình là 50.000 - 70.000 đồng/người/tháng, hộ trung bình là từ 70.000 - 125.000 đồng/người/tháng, hộ trên trung bình là 125.000 - 250.000 đồng/người/tháng, hộ giàu là từ 250.000 đồng/người/tháng trở lên
Sau một thời gian căn cứ vào tình hình phát triển của nền kinh tế, Ngày 20 - 5 - 1997, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã đưa ra chuẩn nghèo đói mới trong quyết định số 1751/LĐ - TB XH như sau:
Hộ đói là hộ có mức thu nhập bình quân đầu người dưới 45.000 đồng/tháng
Hộ nghèo là 55.000 đồng/người/tháng đối với khu vực nông thôn, miền núi, 70.000 đồng/người/tháng đối với khu vực nông thôn đồng bằng và trung du, 90.000 đồng/người/tháng đối với khu vực thành thị
Tới năm 2000, theo quyết định số 1143/2000 QĐLĐTBXH ngày l - 11 - 2000 của Bộ trưởng bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã phê duyệt chuân mực đói nghèo mới giai đoạn 2001 - 2005 như sau: 80.000 đồng/người/tháng ở vùng nông thôn, miền núi hải đảo, 100.000 đồng/người/tháng ở vùng nông thôn đồng bằng, 150.000 đồng/người/tháng ở vùng thành thị
Bước sang giai đoạn 2006 - 2010, Bộ Lao động - Thương binh và Xã
Trang 22Cụ thể : Đối với khu vực nơng thơn đó là dưới 200.000 đồng/người/tháng, khu vực thành thị đó là 260.000 đồng/người/tháng
Đối với tỉnh Yên Bái, áp dụng những chủ trương của Trung ương, chuẩn nghèo cũng có những thay đối phù hợp với từng giai đoạn phát triển của địa phương mình
Theo quyết định Thông báo số 1751/LD - TB XH năm 1997 thì chuẩn
mực đói nghẻo tại Yên Bai duoc xác định:
Hộ đói là hộ có thu nhập dưới 45.000 đồng/người/tháng đối với tất cả
các vùng trong tỉnh
Hộ nghèo là hộ có thu nhập bình quân đầu người là đưới 55.000 đồng đối với các huyện thuộc khu vực III, dưới 70.000 đồng đối với các huyện thuộc khu vực II, dưới 90.000 đồng đối với khu vực thị xã và huyện thuộc khu vực I Theo tiêu chuẩn này thì tính đến ngày 31 - 5 - 2000 toàn tỉnh Yên Bái còn 13,53% tổng số hộ nghèo
Tại quyết định số 230/QĐ-UB của chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái phê duyệt chuẩn hộ nghèo mới áp dụng ở tỉnh Yên Bái cho giai đoạn 2001 - 2005 theo mức thu nhập bình quân đầu người trong hộ cho từng khu vực cụ thể:
Đối với khu vực thị tran, thi xã là đưới 100.000 đồng/người/tháng, khu vực nông thôn là dưới 80.000 đồng/người/tháng Theo tiêu chuẩn mới này thì tới
31 - 12 - 2000 toàn tinh còn 19,29% tổng số hộ nghèo
Với giai đoạn 2006 - 2010, Đảng bộ Yên Bái đã áp dụng chuẩn mới của
Bộ Lao động — Thuong binh & Xã hội đó là: Đối với khu vực nông thôn là dưới
Trang 23cá nhân, về giáo dục và đào tạo cùng một số nguyên nhân khác như chiến
tranh, thiên tai địch họa
Ở Việt Nam, nguyên nhân gây đói nghèo được phân làm 3 nhóm đó là:
Nhóm nguyên nhân do điều kiện tự nhiên (khí hậu khắc nghiệt, thiên tai, bão
lũ, sâu bệnh ), Nhóm nguyên nhân chủ quan từ con người (thiếu kiến thức
làm ăn, đông con, không có việc làm, mắc tệ nạn xã hội ), Nhóm nguyên nhân cơ chế chính sách (các chính sách cịn thiếu sự đồng bộ, các dự án đầu
tu con han ché )
Cũng với những nhóm nguyên nhân trên đã tác động lớn và gây ra tình trạng đói nghẻo ở tỉnh Yên Bái Là một tỉnh miền núi có trên 70 xã vùng cao, vùng sâu, vùng đặc biệt khó khăn, ở những xã này tuy đất đai rộng nhưng lại
thiếu đất sản xuất cây lương thực, khó khăn về vấn đề tưới tiêu Cùng với đó, khí hậu lại tương đối khắc nghiệt, hay xảy ra thiên tai, giao thông đi lại khó
khăn, thiếu thị trường tiêu thụ sản phâm Mặt khác cơ chế chính sách với
những vùng cao, vùng sâu còn thiếu đồng bộ, trình độ dân trí của người dân
còn thấp, tỉ lệ mù chữ cao, phong tục tập quán lạc hậu Từ đó dẫn tới việc thiếu kiến thức trong làm ăn, sinh đẻ khơng có kế hoạch khiến cho dân số tăng, kinh tế kém phát triển,thiếu vỗn đề sản xuất, tăng tỉ lệ mắc các tệ nạn xã
hội
Có thể thấy, nếu không giải quyết tốt các nhiệm vụ và yêu cầu xóa đói giảm nghèo thì sẽ khơng chủ động được xu hướng gia tăng phân hóa giàu nghèo, có nguy cơ đây tới phân hóa giai cấp với hậu quả là sự bần cùng hóa va do vay sẽ đe dọa tình hình ơn định chính trị và xã hội làm chệch hướng xã hội chủ nghĩa của sự phát triển kinh tế - xã hội Không giải quyết thành công các chương trình xóa đói giảm nghèo sẽ không thực hiện được công bằng xã
Trang 24điều kiện để xóa đói giảm nghèo sẽ không thể tạo được tiền dé dé khai thác và phát triển nguồn lực con người phục vụ cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhằm đưa nước ta đạt tới trình độ phát triển tương đương với khu vực và quốc tế
Xét trên tình hình thực tế, khi nước ta bước vào thời kì đổi mới thì sự
phân hóa diễn ra rất nhanh, nếu khơng tích cực xóa đói giảm nghèo và giải
quyết tốt các vấn đề xã hội khác thì khó có thể đạt được mục tiêu xây dựng một cuộc sống ấm no về vật chất, tốt đẹp về tỉnh thần, vừa phát huy được
truyền thống tốt đẹp của dân tộc, vừa tiếp thu được yếu tố lành mạnh và tiến
bộ của thời đại, do đó cần tích cực xóa đói giảm nghèo và có sự chỉ đạo thống
nhất giữa chính sách kinh tế với chính sách xã hội
Để nhằm đưa tới những giải pháp tích cực cho xóa đói giảm nghèo,
thực hiện thành công một trong những chính sách xã hội hết sức quan trọng,
Đảng và Nhà nước ta đã đi tới đưa xóa đói giảm nghèo không chỉ là công tác xã hội đơn thuần mà đã trở thành một trong 10 chương trình mục tiêu quốc gia cần được ưu tiên giải quyết
Chương trình mục tiêu là chương trình được xây dựng nhằm xác định
các mục tiêu, các chính sách, các bước phải tiến hành, các nguồn lực cần sử dụng để thực hiện một ý đồ, một mục đích nhất định nào đó của nhà nước,
chương trình thường gắn với một ngân sách cụ thể Chương trình quốc gia là
một tập hợp các mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp đồng bộ về kinh tế, xã hội, khoa học công nghệ, mơi trường, cơ chế chính sách, tố chức thực hiện một hoặc một số mục tiêu đã được xác định trong chiến lược phát triển kinh tế
xã hội chung của đất nước trong thời gian đã định
Trang 25rõ ràng, lược hóa được và nằm trong mục tiêu chung của quốc gia; thời gian
thực hiện chương trình phải được quy định giới hạn, thường là 5 năm hoặc
phân kì thực hiện trong 5 năm, từ năm 1998 xóa đói giảm nghèo đã được đưa vào trở thành một trong những chương trình mục tiêu quốc gia, được Đảng và nhà nước ta quan tâm, ưu tiên phát triển
Chương trình xóa đói giảm nghèo là một hệ thống các giải pháp xác
định rõ vai trò của nhà nước, của các tổ chức trong xã hội, trong việc phân
phối hợp lý các hành động của mình để nâng cao mức sống cho người nghèo, tạo cho hộ nghèo những cơ hội phát triển trong đời sống cộng đồng bằng chính lao động của bản thân Chương trình xóa đói giảm nghèo bao gồm các
hoạt động chính là thực hiện một số chính sách và dự án quan trọng Ở mỗi
giai đoạn lại có những chính sách và dự án hỗ trợ cụ thể, phù hợp với những
điều kiện khác nhau của từng địa phương
1.3.2 Thực trạng đói nghèo ở Yên Bái tới trước năm 2001
Đất nước vừa bước qua chiến tranh, những hậu quả để lại là rất nặng nề, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội lúc này khó khăn lại càng thêm khó khăn Nhận thức được tầm quan trọng của các chính sách xã hội, trong đó có xóa đói giảm nghèo, từ đại hội VI (12/1986), Đảng ta đã có những chủ trương về phát triển chính sách xã hội và xóa đói giảm nghèo Sau đó được Đảng ta
tiếp tục phát triển ở các kì Đại hội tiếp theo Đặc biệt, từ năm 1998, đã đưa
xóa đói giảm nghèo trở thành một trong 10 chương trình mục tiêu quốc gia Qua đó, có thê thay, Đảng ta ngày càng có thêm những sự nhận thức sâu sắc hơn nữa về vấn đề này
Những năm cuối của thập kỉ 80 của thế ki XX, do cơ chế kế hoạch hóa,
Trang 26một cách tồn điện Trong đó, Đại hội khẳng định tiến hành đổi mới kinh tế gắn với đổi mới chính sách xã hội, coi sự tác động qua lại giữa hai loại chính sách này là nhân tố cơ bản đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân “Chính sách xã hội nhằm phát huy mọi khả năng của con người và lấy việc phục vụ con người làm mục đích cao nhất Coi nhẹ chính sách xã hội cũng là coi nhẹ yếu tố con người trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ Quốc” [13, tr 275] Day là lần đầu tiên trong quan niệm về chủ nghĩa xã hội, chính
sách xã hội và mối tương quan của nó với kinh tế được đặt đúng tầm Đại hội
VI dé ra mục tiêu trong 5 năm, đó là hướng vào 3 chương trình kinh tế lớn là: Lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu Trong đó nêu rõ cần
đảm bảo đủ ăn cho toàn xã hội và bước đầu có dự trữ, vấn đề lương thực thực
phẩm cần được giải quyết một cách toàn diện
Giữa lúc Đảng bộ Hoàng Liên Sơn bước vào triển khai nghị quyết Đại
hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IV, từ ngày 15 đến ngày I8 - 12 - 1986, tại Hà Nội đã diễn ra Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Thực hiện chủ
trương của Trung ương, các cấp Đảng bộ lần lượt tổ chức đại hội Tỉnh ủy Hoàng Liên Sơn đã mở đợt sinh hoạt chính trị nghiên cứu học tập Nghị quyết Đại hội VI của Đảng trong toàn tỉnh dé quán triệt sâu sắc đường lối đổi mới của Đảng Trên cơ sở đó, Đảng bộ tỉnh Hoàng Liên Sơn cũng đã lãnh đạo thực hiện 3 chương trình kinh tế lớn mà Trung ương đề ra đó là lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, trong đó chương trình lương thực thực phẩm là chương trình cần được chú trọng hàng đầu
Từ ngày 24 đến ngày 27 - 6 - 1991, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng đã diễn ra tại Hà Nội Đại hội khẳng định mục tiêu của chính
sách xã hội thống nhất với mục tiêu phát triển kinh tế, đều nhằm phát huy sức mạnh của nhân tố con người và vì con người Kết hợp hài hòa giữa phát triển
Trang 27kinh tế là cơ sở và tiền đề để thực hiện các chính sách xã hội, thực hiện tốt chính sách xã hội là động lực thúc đây đề phát triển kinh tế Cụ thể là: “Đáp
ứng tốt hơn các nhu cầu thiết yếu và ngày càng đa dạng của các tầng lớp dân
cư, đảm bảo vững chắc nhu cầu lương thực, khắc phục tình trạng thiếu đói
thiếu đói thường xuyên và nạn đói giáp hạt 6 một số vùng, nâng mức cung ứng và tiêu dùng thực phẩm, tăng thêm dinh đưỡng bữa ăn của đông đảo nhân dân” [13, tr 337]
Sau khi tái lập tỉnh năm 1991, quán triệt quan điểm, đường lối của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XIII đã xác định nhiệm vụ tổng quát trong 5 năm là: “Giữ vững én định chính tri, 6n
định và phát triển kinh tế - xã hội, từng bước cải thiện đời sống nhân dân, đầy
lùi tiêu cực và báo đảm công bằng xã hội Phấn đấu đến năm 1995, tăng thu
nhập lên 50%, đến năm 2000 là 15% để cái thiện rõ rệt đời sóng vật chất, văn hóa, mở mang dân trí và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân, đưa tỉnh từng bước vượt qua khó khăn” [2, tr 135 - 136]
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng diễn ra từ 28 - 6 dén 1 - 7 - 1996 tại Hà Nội Đại hội VIII đã kiểm điểm kết quả 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội VII, tổng kết 10 năm đối mới, đề ra mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ của toàn Đảng, tồn dân trong thời kì mới của sự nghiệp xây dựng và báo vệ Tổ Quốc mà nhiệm vụ trung tâm là đây mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước
Về vấn đề xóa đói giảm nghèo, Đại hội khẳng định “ Tạo việc làm nhiều hơn số lao động tăng thêm hằng năm, giảm đáng kể thất nghiệp, xóa
đói, tiếp tục giảm nghèo Cải thiện điều kiện ăn, ở, học hành, chữa bệnh, đi
Trang 28đói giảm nghèo nhất là đối với vùng căn cứ cách mạng và vùng đồng bảo dân tộc thiểu số Đặc biệt là phấn đấu “Giảm tỷ lệ nghèo đói trong tổng số hộ của cả nước từ 20 - 25% hiện nay xuống còn khoảng 10% năm 2000, bình quân giảm khoảng 3000 hộ/năm” [13, tr 634]
Quán triệt nghị quyết Đại hội VIII của Đảng, Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XIV (1996 - 2000) xác định mục tiêu tổng quát nhiệm kỳ của
Đảng bộ và nhân dân toàn tỉnh Trong đó có nêu rõ: “ Phân đấu đến năm 2000 đưa Yên Bái ra khỏi đói nghèo, trở thành một tỉnh phát triển của khu vực miền núi Trong đó, vấn đề về xóa đói giảm nghèo được chú trọng: “Phương hướng quan trọng nhất đề tạo công ăn việc làm là phải đổi mới đồng bộ cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích nhân dân phát triển sản xuất như giao ruộng đất 6n định lâu dài, giao rừng và đất rừng Động viên vùng giàu, người giàu cùng cả nước giúp đỡ vùng nghèo, người nghèo, rút ngắn khoảng cách giữa các vùng, phấn đấu đến năm 2000 tăng số hộ giàu lên 30%, giảm số hộ nghèo xuống 10%” [2, tr 170]
Ngày 23 - 7 - 1998, Thủ tướng Chính Phủ chính thức phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo Để thực hiện chủ trương này, đồng thời khắc phục những tồn tại của công tác xóa đói giảm nghèo trước đây, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã chỉ đạo xây dựng và thành lập tổ chuyên viên giúp việc ban chi đạo xây dựng chương trình xóa đói giảm nghèo tỉnh Yên Bái giai đoạn 2001 - 2005
Với sự lãnh đạo của Đảng bộ, xóa đói giảm nghèo đã được triển khai
sâu rộng bằng sự trợ giúp của Nhà nước và nỗ lực của đồng bào các dân tộc
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, xóa đói giảm nghèo ở Yên Bái
vẫn còn nhiều những hạn chế và những khó khăn cần khắc phục trong thời gian tới
Ở một số cơ sở nhận thức về trách nhiệm đối với công tác xóa đói giảm
Trang 29chưa rõ ràng Ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo ở các cấp chưa thực hiện tốt chức năng hướng dẫn và kiểm tra Công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ tại
cơ sở nhất là vùng đặc biệt khó khăn chưa được coi trọng đúng mức, một bộ
phận người nghèo chưa nhận thức đúng về trách nhiệm của mình, thiếu quyết tâm vượt qua đói nghèo
Nguồn lực đầu tư trực tiếp cho chương trình tuy có ưu đãi, nhưng so với thực tế cần giải quyết thì còn quá eo hẹp Khả năng huy động vốn cho
chương trình ở các huyện thị cịn thấp Vốn tín dụng cho người nghèo chưa
được ưu tiên cho vùng cao, vùng sâu, vùng đặc biệt khó khăn nên tốc độ xóa
đói giảm nghèo ở vùng đặc biệt khó khăn cịn chậm
Cơng tác lãnh đạo, tô chức, thực hiện chương trình cịn chậm và gặp
nhiều khó khăn Chế độ tổng kết, báo cáo, sơ kết chưa thật sự kịp thời, thường
xuyên Sự phối kết hợp trong việc thực hiện chương trình cũng như sự lồng
ghép các chương trình, dự án còn dàn chải, thiếu đồng bộ Việc thực hiện các
chính sách cho người nghèo còn hạn chế, việc cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo chưa thực sự đầy đủ
Là một tỉnh miền núi với địa bàn rộng, có nhiều xã đặc biệt khó khăn, tỷ lệ hộ đói nghèo cịn cao hơn mức bình quân chung của cả nước, nguồn lực
dành cho chương trình cịn hạn chế Một số dự án thuộc chương trình như y
tế, giáo dục, hỗ trợ sản xuất phát triển ngành nghề tuy đã được xây dựng song thiếu kinh phí để thực hiện mà chủ yếu là lồng ghép vào các chương trình
khác, do đó kết quả cũng phần nào hạn chế Bên cạnh đó, Việc khai thác nội
lực của cộng đồng chưa được quán triệt và phát huy đầy đủ
Theo số liệu điều tra của Sở Lao động - Thương Binh & Xã hội tỉnh, tính đến 30/4/2000, áp dụng theo chuẩn cũ tỷ lệ nghèo đói trên toàn tỉnh là
13,53%
Trang 30Đảng bộ và nhân dân Yên Bái cần có chủ trương, biện pháp và kế hoạch mới để đến những giai đoạn tiếp theo tiếp tục thực hiện thắng lợi các Nghị quyết của Trung ương, đạt được những mục tiêu cao hơn trong xóa đói giảm nghèo và góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói riêng cũng như của cả nước nói chung
Với những tồn tại và khó khăn trên, Đảng bộ và nhân dân Yên Bái quyết tâm thực hiện thắng lợi các Nghị quyết của Trung ương Đảng đề ra trong thời gian tới trong đó có xóa đới giảm nghèo Đảng bộ tỉnh Yên Bái đã quyết định tiếp tục đây mạnh hơn nữa xóa đói giảm nghèo trong thời gian tới, xây dựng các chính sách, dự án mới nhằm phát triển kinh tế - xã hội, góp phần thay đổi bộ mặt các xã nghèo, vùng nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn trong tỉnh, cải thiện một bước đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân
*
* *
Yên Bái có nhiều thuận loi dé thực hiện phát triển kinh tế - xã hội như:
Vị trí địa lý quan trọng nằm giữa hai vùng Tây Bắc và Đông Bắc, thuộc khu vực chuyên tiếp giữa miền Tây Bắc với Trung du Bắc Bộ; tỉnh cũng có tiềm năng rất lớn về tài nguyên thiên nhiên và nguồn lao động dồi dào phục vụ đắc lực cho việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Tuy nhiên, là một tỉnh miền núi cịn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ đói nghèo cịn cao, đo đó xóa đói giảm nghèo là một trong các vấn đề được tỉnh hết sức quan tâm, chú ý
Từ năm 1994 tỉnh Yên Bái đã phát động phong trào toàn dân phát triển kinh tế giúp nhau xóa đới giảm nghèo Năm 1996, cơng tác xóa đói giảm
nghèo đã được xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện ở hầu hết các huyện,
thị trong tỉnh và đã thu được những kết quả bước đầu
Trang 31giảm nghèo ở địa phương, góp phần đưa kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển thêm một bước, cùng với cá nước thực hiện thắng lợi một trong những chính sách xã hội quan trọng của đất nước
Trong những năm qua (1998 - 2000), với sự quan tâm của Đảng và nhà nước, Đảng bộ và nhân dân Yên Bái cũng đã thực hiện xóa đói giảm nghèo va
qua đó cũng đạt được một 36 những thành công bước đầu Tuy nhiên, bên
Trang 32Chuong 2
DANG BO TINH YEN BAI LANH DAO XOA DOI GIAM NGHEO TRONG NHUNG NAM DOI MỚI (2001 - 2010)
2.1 Xóa đói giảm nghèo tỉnh Yên Bái trong những năm 2001 - 2005 2.1.1 Chủ trương của Đảng
2.1.1.1 Chu trương của Đảng Cộng sản Việt Nam
Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX diễn ra từ ngày 19 - 4 đến 22 - 4 - 2001 tại Hà Nội Nhiệm vụ của Đại hội là nhìn lại chặng đường 71
năm cách mạng Việt Nam, tổng kết 5 năm thực hiện nghị quyết dai hoi VII, 15 năm đất nước đổi mới, 10 năm thực hiện chiến lược kinh tế - xã hội, rút ra bài học kinh nghiệm sâu sắc, từ đó phát triển và hồn thiện đường lối, định ra chiến lược phát triển đất nước trong hai thập kỷ đầu của thế kỷ XXI, hoạch
định phương hướng, nhiệm vụ xây dựng Đảng ta ngang tầm đòi hỏi của đân tộc trong thời kỳ, sửa đổi bố sung điều lệ Đảng
Dang ta đưa ra mục tiêu tống quát của chiến lược 10 năm (2001 - 2010) đó là: Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; nâng cao rõ rệt đời sống
vật chất, văn hóa, tỉnh thần cho nhân dân; tạo nền tảng đề đến năm 2020 nước
ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại Nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh được tăng cường, thể chế kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản; vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao Và một trong các mục tiêu cụ thể của chiến lược được
Đảng ta hướng tới đó là: Xóa hộ đói, giảm nhanh hộ nghèo
Trang 33theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Nâng cao rõ rệt hiệu quả và sức
cạnh tranh của nền kinh tế Mở rộng kinh tế đối ngoại Tạo chuyên biến mạnh
mẽ về giáo đục và đào tạo, khoa học và công nghệ, phát huy nhân tố con
người Tạo việc làm; cơ bản xóa đói, giảm số hộ nghèo; day lùi các tệ nạn xã hội; ổn định và cải thiện đời sống nhân dân Tiếp tục tăng cường kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội; hình thành một bước quan trọng thể chế kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa Giữ vững ôn định chính trị và trật tự an
toàn xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia” [14, tr 24]
Đại hội lần thứ IX của Đảng (4 - 2001) và các hội nghị Trung ương khóa IX đã cụ thể hóa và bổ sung các quan điểm về chính sách xã hội của Đại hội VII Đại hội chỉ rõ: Giải quyết các chính sách xã hội phải gắn liền với quá trình xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa;
trong giải quyết các chính sách xã hội nhà nước vừa là nhà điều tiết vừa là
nhà đầu tư; coi trọng công bằng và hưởng thụ các dịch vụ xã hội, đặc biệt là trong hưởng thụ dịch vụ giáo dục và chăm sóc y tế với việc tạo cơ hội cho
những đối trọng, những vùng cịn khó khăn có cơ hội được chăm sóc tốt hơn; xã hội hóa việc giải quyết các vấn đề xã hội, động viên toàn xã hội tham gia giải quyết các vấn đề xã hội; thực hiện các chính sách xã hội hướng vào phát triển và lành mạnh hóa xã hội Như vậy, có thể thấy Đảng ta đã có những nhận thức mới về vai trị của chính sách xã hội trong chính sách công và ngày càng giành những sự quan tâm, chú trọng hơn nữa tới các chính sách xã hội
Về vấn đề xóa đói giảm nghèo, Đáng ta đưa ra một loạt các quan điểm như: Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình xóa đói giảm nghèo; quan tâm xây dựng kết cấu hạ tầng cho các vùng nghèo, xã nghèo đồng thời nâng cấp, cải tạo các tuyến trục giao thông nối vùng nghèo, xã nghèo với nơi khác,
Trang 34việc xây dựng kết cấu hạ tầng, phải rat coi trong viéc tao nguồn lực cần thiết
để dân cư ở các vùng nghèo, xã nghèo đây mạnh sản xuất, phát triển ngành nghề, tăng nhanh thu nhập; nâng dần mức sống của các hộ thoát đã thoát nghẻo, tránh tình trạng tái nghèo
Đảng chủ trương: “Thực hiện chương trình xóa đói, giảm nghèo thơng qua những biện pháp cụ thê, sát với tình hình từng địa phương, sớm đạt mục tiêu khơng cịn hộ đói, giảm mạnh các hộ nghèo Tiếp tục tăng tổng nguồn vốn xóa đói, giảm nghèo, mở rộng các hình thức tín dụng trợ giúp người nghèo sản xuất, kinh doanh Có chính sách trợ giá nơng sản, phát triển việc làm và nghề phụ nhằm tăng thu nhập của các hộ nơng dân Thực hiện các
chính sách xã hội bảo đảm an toàn cuộc sống mọi thành viên cộng đồng, bao
gồm bảo hiểm xã hội đối với người lao động thuộc các thành phần kinh tế,
cứu trợ xã hội những người gặp rủi ro, bất hạnh” [14, tr 84] Mot trong các chỉ tiêu cụ thể của kế hoạch 5 năm 2001 - 2005 đó là: Co ban xóa hộ đói,
giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 10% vào năm 2005 2.1.1.2 Chủ trương của Đảng Bộ tỉnh Yên Bái
Đói nghẻo là “một thứ giặc” cho nên xóa đói giảm nghèo là một nhiệm vụ rất quan trọng, làm tốt cơng tác xóa đói giảm nghèo là một nhiệm vụ rất
quan trọng, làm tốt công tác xóa đói giảm nghèo là thực hiện công bằng xã hội và chống nguy cơ tụt hậu, xóa đói giảm nghèo là mục đích của phát triển kinh tế - xã hội song cũng là chính sách xã hội lớn, một yếu tố cơ bản góp phần ơn định tình hình đời sống, chính trị xã hội tạo đà cho kinh tế phát triển bền vững
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XV da diễn ra vào tháng
Trang 35sống vật chat và văn hóa của nhân dân, giảm đến mức thấp nhất số hộ nghèo
Hoàn thành được cuộc vận động định canh, định cư ” [3, tr 36]
Đại hội cũng nêu rõ phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu của tỉnh trong 5 năm 2001 - 2005 Trong đó đã chỉ ra: “ Tiép tục thực hiện tốt các chương trình quốc gia về xóa đói giảm nghèo, chương trình 135 của chính phủ Mở rộng các hình thức tín dụng cho người nghèo vay vốn, nhất là các hoạt động của ngân hàng người nghèo Phấn đấu mỗi năm giảm 2% tỷ lệ hộ nghèo và khơng cịn hộ đói ”[3, tr 51-52]
Theo tinh thần nghị quyết số 143/2001/QĐ-TTg của thủ tướng chính
phủ và xuất phát từ đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội của địa phương, Tỉnh ủy và Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã ra các chỉ thị, nghị quyết về công tác xóa đói giảm nghèo và chỉ ra những quan điểm định hướng lớn về xóa đói giảm nghèo của tỉnh Yên Bái giai đoạn 2001 - 2005:
Phát triển kinh tế - xã hội đi đơi với xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm nhằm tạo điều kiện thuận lợi, phù hợp đề hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo,
xã nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập, giải quyết việc làm cho người lao động một cách bền vững
Trong quá trình tố chức chỉ đạo triển khai thực hiện phải phát huy tính
tích cực, chủ động sáng tạo của các cấp, các ngành trong xóa đói giảm nghèo, nâng cao khả năng “tự cứu” của xã nghèo, hộ nghèo và người lao động
Phát huy nội lực, tranh thủ sự hỗ trợ của Trung ương, các tổ chức quốc tế tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng mới và nâng cấp các cơng trình cơ sở hạ tầng thiết yếu cho các địa bàn trọng điểm vùng nghèo, xã nghèo (đường,
điện, trạm y tế, trường học, giao thông, thủy lợi nhỏ, nước sạch sinh hoạt, chợ xã hoặc liên xã), hỗ trợ sản xuất và đời sống, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập
Trang 36Mục tiêu xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2001 - 2005 đó là: Giảm bình quân 2% hộ nghèo mỗi năm (tương ứng giảm 2700 - 3000 hộ/năm), không để
tái hộ đói kinh niên, khơng cịn hộ nghẻo thuộc diện chính sách; các xã nghèo
trong tỉnh cơ bản được đầu tư, nâng cấp các cơng trình cơ sở hạ tầng thiết yếu
Phan dau tang tỷ lệ hộ nghèo được tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản (sản xuất, đời sống, văn hóa tinh thần); giảm tỷ lệ lao động không có việc làm ở khu vực thành thị từ 5,7% năm 2000 xuống còn 4% vào cuối năm 2005 Nâng
hệ số sử dụng thời gian lao động ở nông thôn từ 73% năm 2000 lên 80% vào năm 2005
Hoạt động xóa đói giảm nghẻo ở Yên Bái giai đoạn 2001 - 2005 bao gồm các chính sách chương trình và dự án Các chính sách hỗ trợ người nghèo về y tế, hỗ trợ người nghèo về giáo dục, khuyến khích phát triển nông - lâm nghiệp, an sinh xã hội; chương trình 135 (Chương trình phát triển kinh tế - xã
hội các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi), chương trình 134 (Chương trình hỗ trợ về đất sản xuất, đất ở, nhà ở, nước sinh hoạt cho đồng
bao dan tộc thiểu số nghèo); Các dự án gồm 3 nhóm đó là: Nhóm cdc dy án xóa đói giảm nghèo chung (dự án tín đụng cho hộ nghèo, dự án hướng dẫn hộ nghèo cách làm ăn, khuyến nông, lâm, ngư, dự án xây dựng mơ hình xóa đói giảm nghèo ở các xã vùng đặc biệt), Nhóm các dự án xóa đổi giảm nghèo cho các xã nghèo nằm ngoài chương trình 135 (dự án xây dựng cở sở hạ tầng ở các xã nghèo, dự án hỗ trợ sản xuất và phát triển ngành nghề, dự án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác xóa đới giảm nghèo, dự án ổn định dân di cư, định canh định cư, xây đựng vùng kinh tế mở ở các xã nghèo), Nhóm các đự án về giải quyết việc làm (dự án cho vay vốn theo các dự án nhỏ giải quyết việc làm,
Trang 372.1.2 Những thành tựu và hạn chế 2.1.2.1 Thành tựu
Tổng kết giai đoạn 2001 - 2005, cùng với thắng lợi hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh, trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo cũng đã thu được nhiều kết quả Tiêu biểu đó là thành tựu từ các chương 135,134; dự án hỗ trợ các xã nghèo ngoài vùng 135; các chính sách hỗ trợ người nghèo về y tế, giáo dục, an sinh xã hội, khuyến khích phát triển nơng - lâm nghiệp; chính sách tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo vay vốn đề phát triển sản xuất kinh doanh; dự án nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm cơng tác xóa đói giảm nghèo
Tổng nguồn lực huy động đạt trên 600 tỷ đồng đề triển khai các chính
sách, dự án hỗ trợ người nghẻo, hộ nghèo, vùng nghẻo của tỉnh Trong đó: có
46,73% là vốn tín dụng ưu đãi, cịn lại vốn đầu tư cơ sở hạ tầng và chi các hoạt động hỗ trợ người nghèo về M tế, giáo dục, an sinh xã hội
Chương trình 135 và chương trình 134
Là một tỉnh miền núi với 30 dân tộc anh em cùng chung sống với điều
kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn Trên địa bàn tỉnh cịn có nhiều xã đặc biệt khó khăn, tỷ lệ đói nghèo cao, đời sống của đồng bào chưa được cải thiện Do đó, chương trình 135 (Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các
xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiêu số và miền núi) là một trong những chương trình trọng điểm trong xóa đói giảm nghèo của tỉnh Yên Bái Trên
thực tế, khi chương trình được triển khai tới các xã đặc biệt khó khăn vùng
dân tộc thiểu số đã đem lại những kết quả hết sức tích cực, cuộc sống của
người dân được nâng lên một bước, bộ mặt nông thôn miền núi có nhiều nét khởi sắc Chương trình 134 tuy mới được đưa vào triển khai từ năm 2004
những cũng đã đạt được những kết quả bước đầu
Tỉnh đã tập trung xây dựng mới, nâng cấp, tu sửa các hệ thống giao
Trang 38thoại, trường học, trạm xá và các cơng trình phúc lợi xã hội khác làm thay đổi cơ bản hệ thống hạ tầng cơ sở kinh tế xã hội nông thôn vùng cao, phục vụ tích cực cho sản xuất và đời sống của các dân tộc thiểu số Đồng bào các dân tộc thiểu số tại các xã đặc biệt khó khăn đã được hỗ trợ tiền mua sắm công cụ sản
xuất, trâu bò cày kéo, giống cây lương thực với số tiền 3 tỉ đồng Việc lồng ghép chương trình 135 và các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
vào thực hiện mục tiêu giảm nghèo đã đạt tổng số vốn đầu tư đạt 233,6 tỉ
đồng để xây dựng cơ sở hạ tầng, trung tâm cụm xã, ôn định phát triển sản
xuất, bố trí sắp xếp và ổn định dân cư ở vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn
Hỗ trợ các xã nghèo ngoài vùng 135
Trong cả giai đoạn (2001 - 2005), tỉnh đã bố trí 77,32 tỉ đồng đầu tư xây dựng các cơng trình cơ sở hạ tầng thiết yếu ở các xã nghèo ngoài vùng
135 như: Xây dựng trường học, trạm xá, nước sạch, thủy lợi Những cơng
trình này đã phát huy được hiệu quả, góp phần tạo cơ hội cho hộ nghèo tăng
gia sản xuất, tiếp cận đầy đủ hơn với các dịch vụ xã hội cơ bản
Hỗ trợ người nghèo về y tế, giáo dục, an sinh xã hội, khuyến khích sản xuất nông - lâm nghiệp
Trong 5 năm, đã có 569.617 lượt người nghèo được khám, chữa bệnh
Miễn giảm học phí, cấp học bống, sách giáo khoa, đồ dùng học tập với kinh phí 36.2 tỉ đồng
Thực hiện chính sách an sinh xã hội đối với người già cô đơn, trẻ mồ côi, người tàn tật nghèo; cứu đói giáp hạt với số tiền trén 11 ti đồng: huy động được trên 46 tỉ đồng để hỗ trợ người nghèo về giống cây lương thực, giống sắn cao sản, trồng chè, cây công nghiệp, chế biến sản phẩm sau thu hoạch; sửa chữa, làm mới được 4.454 căn nhà cho hộ chính sách, hộ nghèo với tổng
kinh phí thực hiện trên 27 tỉ đồng; hỗ trợ gần 70 tỉ đồng dé tro giá các mặt
Trang 39vu doi sống và sản xuất cho 34.315 lượt hộ Tổ chức trên 1.800 lớp tập huấn hướng dẫn cách làm ăn, kĩ thuật trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp
với trên 77.329 lượt nông dân nghèo tham gia Xây dựng được 100 mơ hình
với 212 điểm trình diễn tại các thôn, bản trong tồn tỉnh
Tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo vay vốn để phát triển sản xuất kinh doanh
Thông qua hệ thống ngân hàng phục vụ người nghèo (nay là ngân hang chính sách xã hội), từ 2001 đến nay tổng nguồn vốn huy động cho vay người
nghèo đạt trên 281 tỉ đồng, đã có 83.484 lượt hộ nghèo và cận nghèo được
vay vốn đầu tư sản xuất, phát triển kinh tế hộ gia đình
Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo
Cơng tác nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo đã góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả thực hiện các chính sách, dự
án xóa đói giảm nghèo Tồn tỉnh đã có 1.486 lượt các bộ được đảo tạo, tập
huấn về cơng tác xóa đói giảm nghèo, với kinh phí thực hiện 980 triệu đồng Đây là một trong những dự án quan trọng nhằm nâng cao nhận thức, hương pháp, hành động cho đội ngũ làm cơng tác xóa đói, giảm nghèo các cấp, đặc biệt là cán bộ cấp xã và thôn, ban (lực lượng nòng cốt để hướng dẫn tổ chức thực hiện các chương trình, dự án ở cơ sở)
Cùng với đó, phát huy thế mạnh của các ngành, đoàn thẻ, các tổ chức
chính trị - xã hội tham gia vào thực hiện mục tiêu giảm nghèo, giải quyết việc
làm như phong trào ủng hộ Quỹ vì người nghèo do Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh phát động đã vận động được 2.2 tỷ đồng, phong trào thi đua sản xuất giúp
nhau xóa đói giảm nghèo trong các cấp Hội nông dân, phong trào phụ nữ giúp
nhau phát triển kinh tế gia đình và phong trào lá lành đùm lá rách đã được các
Trang 40chiến binh đã đưa mục tiêu giảm nghèo vào chương trình hành động của các cấp hội, đề ra những giải pháp thực hiện rất thiết thực, Tỉnh đoàn Thanh niên với phong trào trang trại trẻ, phong trào tham gia sản xuất thâm canh, phong trào thanh niên tình nguyện Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em tỉnh đã huy động xây dựng Qñũy bảo trợ trẻ em
Tổng hợp chung trong cả giai đoạn (2001 - 2005): “ Tồn tỉnh đã có 17.114 hộ vượt nghèo, tỉ lệ hộ nghèo giám từ 19,29% (cuối năm 2000) xuống còn 6,95% (theo chuẩn cũ), trong đó nhiều xã đặc biệt khó khăn như: Làng
Nhì, Tà Xi Láng (huyện Trạm Tâu), Zế Xu Phình, Chế Tạo (huyện Mù Căng
Chải) đã giảm tỉ lệ hộ nghèo trung bình từ trên 50% xuống cịn khoảng 20%, khơng cịn hộ đói kinh niên ở vùng cao Kết quả cụ thể từng năm như sau: năm 2001 giảm 3.412 hộ nghẻo, tỉ lệ hộ nghèo còn khoảng 16,9%, năm 2002 giảm 2.945 hộ nghèo, tỉ lệ hộ nghèo 14,9%, năm 2003 giảm 3.903 hộ nghèo,
tỉ lệ hộ nghèo con 11,8%, nam 2004 giảm 4.058 hộ nghèo, tỉ lệ hộ nghèo còn 9%, nam 2005 giảm 2.796 hộ nghèo, tỉ lệ hộ nghèo còn 6,95%”.[19, tr 7]
E Tỉ lệ hộ nghèo (%)
2001 2002 2003 2004 2005
Tỉ lệ hộ nghèo tỉnh Yên Bái giai đoạn 2001 - 2005
Sau 5 năm triển khai thực hiện chủ trương xóa đói giảm nghèo của Đáng, cơng tác xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Yên Bái đã thu được những kết
quả cơ bản bước đầu tạo ra sự chuyên biến mạnh mẽ về nhận thức của cán bộ
và nhân dân các đân tộc trong việc xóa đói giảm nghèo Với trên 600 tỷ đồng được đầu tư, đạt 161,24% kế hoạch vốn do đó tốc độ giảm nghèo hoàn thành