skkn một số biện pháp chỉ đạo phụ đạo học sinh yếu kém ở lớp 5

28 1.8K 9
skkn một số biện pháp chỉ đạo phụ đạo học sinh yếu kém ở lớp 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

sở giáo dục và đào tạo thanh hoá phòng giáo dục và đào tạo thọ xuân Một số biện pháp chỉ đạo phụ đạo học sinh yếu kém ở lớp 5 Tác giả: Mai Thị Oanh Chức vụ: Hiệu trởng Đơn vị: Trờng Tiểu học Xuân Bái -Thọ Xuân Môn: Quản lí Tháng 4 nm 2011 1 G D PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lí do chọn đề tài: Thực hiện lời dạy của Bác: " Vì lợi ích mười năm trồng cây Vì lợi ích trăm năm trồng người". Lời dạy đó vẫn sống mãi với thời gian và vẫn luôn là điều tâm đắc đối với giáo viên chúng ta. Bởi vì giáo dục luôn là nền móng vững chắc cho những mầm non của đất nước vươn lên, cho những em học sinh thân yêu của chúng ta có đủ hành trang sẵn sàng bước vào thế kỷ mới -Thế kỷ khởi đầu bằng nền Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá Và đó cũng là nguồn nhân lực chủ đạo trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.Chúng ta có thể khẳng định nguồn nhân lực là yếu tố cơ bản và quyết định cho sự phát triển đất nước,trong đó giáo dục và đào tạo được coi là cơ sở cho sự phát triển bền vững đó. Để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực thì việc cần thiết phải làm là " nâng cao chất lượng giáo dục". Việc nâng cao chất lượng giáo dục là nhiệm vụ chính trị trọng tâm mà toàn ngành giáo dục phải chăm lo. Như chúng ta đã được biết, bậc học Tiểu học là bậc học nền tảng. Mục tiêu của giáo dục Tiểu học là nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Giáo dục Tiểu học nhằm hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự cơ bản góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bước đầu xây dựng tư cách trách nhiệm của công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học Trung học cơ sở. Năm học 2010-2011, thực hiện chủ đề năm học" Đổi mới công tác quản lí, nâng cao chất lượng giáo dục". Các nhà trường tiếp tục thực hiện tốt các cuộc vận động" Hai không" với 4 nội dung :" Nói không với tiêu cực trong thi cử và bện thành tích trong giáo dục, nói không với vi phạm đạo đức 2 nhà giáo và để học sinh ngồi nhầm lớp". Thế nhưng để đạt hiệu quả cao không dễ chút nào, khi trong thực tế một số lớp học bao giờ cũng có sự chênh lệch trình độ tiếp thu của học sinh và nhất là học sinh yếu kém thì kết quả là một gánh nặng. Gánh nặng đó khiến các em khó vượt qua để theo kịp với các bạn trong lớp. Vậy làm sao để thúc đẩy động cơ học tập của học sinh yếu kém ở Tiểu học nói chung, ở lớp 5 nói riêng. Đó chính là vấn đề mà chúng ta đặt ra và cần có hướng giải quyết. Như vậy với tỉ lệ học sinh yếu kém ở bậc Tiểu học nói chung, ở lớp 5 nói riêng như thế nào thì làm sao có thể là nền móng, là cơ sở để các em học tiếp lên Trung học cơ sở? Là quản lí của một trường Tiểu học, tôi luôn băn khoăn trản trở tìm tòi nghiên cứu những giải pháp để hạn chế học sinh yếu kém, đặc biệt là học sinh yếu kém ở lớp 5. Chính vì vậy mà tôi đã chọn đề tài: "Một số biện pháp chỉ đạo phụ đạo học sinh yếu kém ở lớp 5" II. Thực trạng: Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ dạy và học, nhà trường đã gặp những thuận lợi và khó khăn như sau: 1. Thuận lợi: 1.1. Địa phương: Địa phương Xuân Bái là một trong những địa phương quan tâm nhiều đến công tác giáo dục. Trong những năm gần đây đời sống kinh tế văn hoá giáo dục của nhân dân được phát triển, nhận thức có nhiều chuyển biến tốt, con em đi học đã được phụ huynh quan tâm hơn. Các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương luôn quan tâm đến công tác giáo dục của nhà trường. 1.2. Nhà trường: 3 - Đối với học sinh lớp 5 là lớp cuối cấp của bậc Tiểu học nên ý thức động cơ của học sinh lớp 5 có thể tiếp nhận sự giúp đỡ trong học tập từ nhiều phía. Từ đó giúp các em học sinh yếu giảm bớt phần nào khó khăn trong học tập. - Đội ngũ giáo viên nói chung và của khối lớp 5 nói riêng đại đa số là trẻ khỏe nhiệt tình, tâm huyết với nghề và có năng lực chuyên môn. Số giáo viên có trình độ trên chuẩn cao: 4/4 đạt trên chuẩn(100%). Nhà trường luôn nhận được sự chỉ đạo sát sao của Phòng giáo dục, Chi bộ trường. 2. Khó khăn: - Xuân Bái là một xã nằm phía tây huyện Thọ Xuân, địa bàn dân cư rộng, một bộ phận học sinh đi lại khó khăn( Khu Xuân Tân giáp Thường Xuân cách trường 4-5 km). Những hôm trời mưa đường lầy lội nên các em thường đi học chậm giờ thậm chí các em phải nghỉ học. - Trình độ dân trí không đều, điều kiện kinh tế của nhân dân còn nhiều khó khăn. Địa phương là một điểm nóng của tệ nạn ma tuý nên ảnh hưởng nhiều đến công tác giáo dục nói chung và giáo dục Tiểu học nói riêng. Một bộ phận phụ huynh chưa quan tâm đến việc học tập của con em mình, còn phó mặc cho nhà trường. - Cơ sở vật chất của nhà trường tuy đã có sự đầu tư hàng năm , song vẫn chưa đủ để đáp ứng được nhu cầu của việc dạy và học: Phòng học, ánh sáng chưa đủ, bàn ghế nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập của học sinh. Trong những năm gần đây chất lượng đại trà có phần được cải thiện song tỉ lệ học sinh yếu kém của nhà trường nói chung, của khối 5 nói riêng vẫn còn cao với yêu cầu chung. 3. Kết quả điều tra khảo sát thực tiễn học sinh yếu kém ở lớp 5: 4 Qua thực tiễn chỉ đạo việc giảng dạy, kết quả khảo sát chất lượng đầu năm, kết hợp với nhận xét của từng giáo viên chủ nhiệm, bản thân nhận thấy rằng: Tỉ lệ học sinh yếu kém của khối 5 còn khá cao, cụ thể như sau: Tổng số học sinh khối 5 Số HS học lực yếu Số HS học lực kém SL TL SL TL 101 13 12,8 2 1,9 Với tỉ lệ 14,7% học sinh yếu kém quả là một con số đáng lo ngại mà nhà trường đang phải đối mặt và quan tâm nhiều. Vậy làm thế nào để hạn chế tỉ lệ học sinh yếu kém đến mức thấp nhất nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường? Để trả lời câu hỏi đó việc tìm ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh yếu kém là hết sức quan trọng chính vì vậy mà tôi đã tìm hiểu, điều tra và rút ra một số nguyên nhân đó là: 4. Nguyên nhân dẫn đến học sinh có học lực yếu kém: * Về phía học sinh: - Học sinh chưa nhận thức được động cơ và mục đích học tập. Ham chơi, lười học, thái độ học tập không đúng. Một bộ phận học sinh có sức khoẻ yếu và điều kiện ọc tập khó khăn. - Một số học sinh đã bị hổng kiến thức từ lớp dưới nên việc tiếp cận nắm tri thức mới thật sự là vất vả đối với các em. Đặc biệt có những học sinh học lớp 5 mà đọc chưa thông, viết chưa thạo nói gì đến việc tiếp thu bài mới - Tình trạng học sinh đi học chưa chuyên cần, thường hay nghỉ học khi trời mưa vẫn còn. Chính vì vậy mà không nắm được kiến thức của buổi học hôm đó dẫn đến không tiếp thu được bài của ngày hôm sau, nhiều lần như vậy ắt lực học sẽ yếu kém. 5 - Nhiều học sinh còn chưa mạnh dạn trong các hoạt động, không linh hoạt, thiếu sáng tạo là lí do các em không được tiếp xúc với môi trường bên ngoài, không được tham gia các hoạt động tập thể, thiếu hiểu biết thông qua các thông tin đại chúng * Về phía nhà trường: - Công tác quản lý của Ban giám hiệu nhà trường chưa sâu sát, thiếu sự kiểm tra trong việc đánh giá dẫn đến tình trạng học sinh yếu kém mà không có biện pháp giúp đỡ. - Tổ chuyên môn chưa có kế hoạch cụ thể trong việc phụ đạo học sinh yếu kém, thiếu sự kiểm tra đôn đốc. Chưa xây dựng được việc sinh hoạt tổ chuyên môn dưới dạng chuyên đề" Nâng cao chất ượng học sinh yếu kém". - Nguyên nhân học sinh học yếu không phải hoàn toàn là ở học sinh mà một phần ảnh hưởng không nhỏ là ở người giáo viên,Thầy hay thì mới có trò giỏi. Ngày nay, để có thể thực hiện tốt công tác giảng dạy thì đòi hỏi giáo viên phải không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Tuy nhiên ở đây không phải giáo viên nào có trình độ học vấn cao, tốt nghiệp giỏi thì sẽ giảng dạy tốt mà ở đây giáo viên phải biết lựa chọn phương pháp dạy học nào là phù hợp với từng đối tượng học sinh và từng nội dung kiến thức.Qua quá trình công tác bản thân tôi nhận thấy, vẫn còn một bộ phận nhỏ giáo viên chưa chú ý quan sát đến các đối tượng học sinh, đặc biệt là học sinh yếu chưa trú trọng đến đổi mới phương pháp để nâng cao chất lượng, chưa đánh giá được chất lượng đến những học sinh có khó khăn trong học tập, chưa đề ra được các biện pháp có hiệu quả để giúp đỡ học sinh. * Về phía địa phương- phụ huynh: 6 - Một số gia đình phụ huynh chưa theo dõi thường xuyên đến việc học tập của con, còn phó mặc việc giáo dục con cái cho nhà trường. Một số gia đình có điều kiện kinh tế quá khó khăn, hoàn cảnh phức tạp nên đã ảnh hưởng rất lớn đến việc học của học sinh. - Các đoàn thể, đoàn thanh niên, Hội khuyến học của xã tuy có hoạt động song hiệu quả chưa cao, chưa thúc đẩy được phong trào dạy và học ở địa phương nói chung và ở nhà trường nói riêng. - Cơ sở vật chất của nhà trường chưa đáp ứng được nhu cầu dạy và học: Phòng học thiếu ánh sáng, thiếu về số lượng( 16 phòng/ 20 lớp) kéo theo bàn ghế không đúng kích cỡ. Từ những nguyên nhân trên, tôi đã suy nghĩ, tìm tòi, đúc rút kinh nghiệm trong quá trình công tác và mạnh dạn đưa ra một số biện pháp chỉ đạo việc phụ đạo HS yếu kém ở lớp 5 mà tôi áp dụng như sau: PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Một số giải pháp thực hiện: 1. Bồi dưỡng nhận thức, nâng cao tình thần tự giác tích cực cho giáo viên. 2. Rà soát, phân loại đối tượng - xác định nguyên nhân học yếu: Giao khoán chất lượng học sinh yếu kém. 3. Tổ chức họp phụ huynh học sinh. 4. Thành lập lớp học riêng cho học sinh yếu kém. 5. Xây dựng môi trường học tập thân thiện 6. Nâng cao kinh nghiệm phụ đạo học sinh yếu kém cho giáo viên. 7. Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá. 7 8. Tập trung chỉ đạo việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên. 9. Tăng cường các hoạt động ngoài giờ lên lớp. II. Một số giải pháp - Biện pháp chỉ đạo việc phụ đạo học sinh yếu kém lớp 5 trong 2 năm học 2009-2010; 2010-2011. Trong hai năm học vừa qua, việc chỉ đạo phụ đạo học sinh yếu kém của nhà trường đã có nhiều đổi mới và có kết quả khá khả quan, cụ thể như sau: 1. Bồi dưỡng nhận thức nâng cao tinh thần tự giác tích cực cho giáo viên: Xây dựng tinh thần trách nhiệm về đạo đức nghề nghiệp cho giáo viên, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên là khâu then chốt để nâng cao chất lượng dạy và học vì thế đây là việc làm thường xuyên và liên tục. Để làm tốt công tác này Ban giám hiệu nhà trường đánh giá đúng chất lượng đội ngũ giáo viên của mình, Chỉ ra được đội ngũ của mình non về mặt nào, có những khả năng đặc biệt nào để từ đó có kế hoạch bồi dưỡng và bố trí giáo viên cho thích hợp. Ngay từ đầu năm học chúng tôi đã triển khai đầy đủ các Công văn, chỉ thị, các cuộc vận động của ngành, kế hoạch của nhà trường về thực hiện nhiệm vụ của năm học. Từ đó họ xác định rõ được việc phụ đạo học sinh yếu kém là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và là trách nhiệm của bản thân. Xác định công tác phụ đạo học sinh yếu kém là cả một quá trình cực kì nan giản, không đơn thuần chỉ bằng trách nhiệm mà đòi hỏi còn phải có lòng nhiệt tình, tinh thần tự giác tích cực trong công tác. Chính vì thế mà ngay từ cán bộ quản lí phải thực sự gương mẫu trong công tác chỉ đạo của mình. Vì vậy Ban giám hiệu -Thầy cô giáo luôn là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Trường Tiểu học Xuân Bái nơi tôi công tác còn thiếu phòng học để phục vụ cho dạy 10 buổi/ tuần. Vì vậy, chúng tôi phải dạy thêm cho học sinh 8 yếu kém vào thứ 7 nên Ban giám hiệu phải vận động giáo viên hi sinh ngày nghỉ để đi làm công tác "từ thiện" nghĩa là dạy không thu một khoản lệ phí gì. Để thấm nhuần tư tưởng và trách nhiệm của giáo viên trong việc nâng cao chất lượng đại trà, chúng tôi tổ chức họp Chi bộ, ban giám hiệu, các tổ trưởng chuyên môn đã thông tư tưởng đến từng đồng chí Đảng viên bởi vì họ là những người đi đầu trong mọi hoạt động, là lực lượng nòng cốt của nhà trường. Họ sẽ là những người đầu tiên có trách nhiệm cao nhất trong việc dạy học đồng thời có nhiệm vụ tuyên truyền, vận động sâu rộng đến mọi quần chúng. Từ những việc làm trên, nhận thức của Giáo viên đã được nâng lên rõ rệt. Mọi người đã tích cực, tự giác làm việc một cách hết mình vì học sinh thân yêu tất cả đều xuất phát từ lòng yêu thương học sinh. Cụ thể 100% giáo viên đã tình nguyện dạy học sinh yếu kém vào 2 buổi trong tuần trong đó có ngày thứ 7. 2. Chỉ đạo rà soát phân loại đối tượng, xác định nguyên nhân, giao khoán chất lượng học sinh yếu kém: * Thực hiện nhiệm vụ năm học cùng với sự chỉ đạo của PGD & ĐT Thọ Xuân ngay từ đầu năm học BGH đã chỉ đạo cho giáo viên các lớp tiến hành kiểm tra viết ở 2 môn Toán và Tiếng Việt, từ kết quả kiểm tra phân loại của học lực học sinh, xác định học sinh thuộc loại yếu và kém. Từ đó: So sánh kết quả khảo sát chất lượng đầu năm với kết quả xếp loại học lực cuối năm, các chỉ số tỉ lệ tăng hay giảm sút? * Bước tiếp theo tìm ra nguyên nhân học sinh học tập yếu kém. Việc quan trọng nhất của vấn đề là cần xác định rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh học yếu. Có thể khẳng định giáo viên chủ nhiệm là người nắm bắt tốt nhất điều kiện học tập cũng như trình độ thực tế của học sinh, vì vậy tôi đã 9 tiến hành thu thông tin từ giáo viên. Chẳng hạn danh sách học sinh yếu kém mà tôi đã yêu cầu giáo viên lập như sau: Danh sách học sinh yếu kém lớp 5 Tổng số học sinh yếu kếm TT Họ và tên HS Học yếu môn Lý do học yếu Đánh giá sự tiến bộ Toá n T. Việt Ý thứ c học tập Sức khoẻ ĐK học tập khó khăn GĐ chưa quan tâm Lý do khác 1 Nguyễn Thị An X X 2 Lê Văn Bình X X X Dựa trên danh sách này, sau mỗi lần thi định kỳ hoặc kiểm tra chất lượng học sinh yếu kém giáo viên nhận xét về sự tiến bộ của từng em để BGH nắm được và có hướng chỉ đạo kịp thời. * Tổ chức giao khoán chất lượng học sinh yếu kém: Trên cơ sở khảo sát và điều kiện thực tế của giáo viên, học sinh chúng tôi giao khoán chất lượng học sinh yếu kém cho từng giáo viên chủ nhiệm như sau: Lớp Số HS học lực yếu kém đầu năm học 2010-2011 Số học sinh yếu kém cuối HKI Số học sinh yếu kém cuối HKII Yếu Kém Yếu Kém 5A 3 1 0 0 0 5B 4 2 0 0 0 5C 4 2 0 0 0 5D 4 1 1 0 0 10 [...]... tích cực" 6 Nâng cao kinh nghiệm phụ đạo học sinh yếu kém cho giáo viên: Để nâng cao kinh nghiệm phụ đạo học sinh yếu kém cho giáo viên khối 5 tôi đã tổ chức buổi" Hội thảo về việc phụ đạo học sinh yếu kém" dưới sự chỉ đạo của BGH, cách tổ chức buổi hội thảo như sau: Bước 1: Tôi yêu cầu từng giáo viên trong khối đưa ra các nguyên nhân, biện pháp phụ đạo học sinh yếu mà mình đã áp dụng trong quá trình... khoán chất lượng học sinh cụ thể đến từng giáo viên thì mỗi giáo viên đã có ý thức trách nhiệm cao hơn trong công tác dạy học nói chung và việc phụ đạo học sinh yếu kém nói riêng 3 Tổ chức họp phụ huynh học sinh có học lực yếu kém: Một trong những lực lượng góp phần thành công trong công tác phụ đạo học sinh yếu kém của nhà trường đó là phụ huynh Chính vì thế mà ngay sau khi phân loại học sinh, chúng tôi... hợp các biện pháp nêu gương, khen ngợi Xây dựng lớp có nề nếp tốt, học sinh tự giác, tích cực trong học tập, thường xuyên kiểm tra chặt chẽ việc học ở lớp cũng như ở nhà của học sinh Có thể xây dựng "tổ học tập" trong lớp, nghĩa là: Giáo viên chọn ra 2-3 học sinh giỏi của lớp lập thành" tổ học tập" Ban cán sự lớp và học sinh khá giỏi là lực lượng quan trọng trong việc giúp đỡ học sinh yếu kém Việc... bắt được Từ đó bàn với phụ huynh cách phối hợp giữa gia đình và nhà trường 4 Thành lập lớp học riêng cho học sinh yếu kém: Việc phụ đạo học sinh yếu kém nếu chỉ thực hiện trong những giờ học chính khoá thì chưa đủ, không mang lại hiệu quả cao bởi vì lượng thời gian dành cho các em là quá ít Chính vì vậy mà chúng tôi đã cho học sinh yếu 11 kém của cả khối 5 để lập thành một lớp học riêng, tạo điều kiện... toán: Ở lớp 5, kĩ năng tính toán chủ yếu dựa vào kĩ năng tính toán ở các lớp dưới ( từ lớp 1 ->4) Do vậy, miốn hình thành kĩ năng tính toán cho học sinh lớp 5 thì việc ôn luyện cho các em thành thạo về các phép tính ở lớp dưới là rất cần thiết Vào những buổi học tăng giờ, giáo viên ôn lại các kĩ năng tính toán cho học sinh bằng cách ra những bài tập đơn giản về chia số tự nhiên( học sinh ở trường tôi yếu. .. đến học sinh có học lực yếu kém và giải pháp thực hiện của bản thân BGH chốt lại các biện pháp tối ưu và nêu định hướng ( cơ bản nhất) để phụ đạp học sinh yếu kém lớp 5 Cụ thể: 6.1 Đối với học sinh có kĩ năng đọc yếu: 13 Tạo điều kiện cho các em được đọc nhiều trong giờ tập đọc, thường xuyên sửa sai kịp thời cho các em luyện đọc lại từ sai nhiều lần Trước hết cho học sinh luyện đọc câu ( trường hợp học. .. đúng chỉ là nhắc nhở, chỉ bảo nhẹ nhàng Đối với phần bài tập ở trên lớp thì không yêu cầu các em đó phải hoàn thành hết mà chỉ cần làm một nửa hoặc một phần ba số lượng bài tập, đảm bảo yêu cầu tối thiểu về kiến thức, kĩ năng của tiết học đó là được Ví dụ: Bài" Nhân một số thập phân với một số tự nhiên" SGK Toán 5 Trang 55 * Đối với phần bài mới: Giáo viên nên dành những câu hỏi dễ cho học sinh yếu. .. không trúng ý của cô Đây là một vấn dề hết sức nguy hiểm vì học sinh đã yếu rồi lại còn yếu hơn, đã chán học rồi còn chán học hơn dẫn đến tình trạng học sinh bỏ học Như chúng ta đã biết, Bộ Giáo dục đã quy định đối với giờ dạy trên lớp là: Dạy học sát đến từng đối tượng để làm sao học sinh yếu kém không để bên ngoài giờ học đồng thời phát huy hết khả năng, năng lực của học sinh khá giỏi Như vậy, để thực... thường thì học sinh yếu viết hoa rất tuỳ tiện) nên cần lồng ghép ôn lại quy tắc viết hoa đúng tên người, tên địa danh đã học lớp dưới 14 - Về cách trình bày: Luyện cho học sinh biết cách trình bày đoạn văn, đoạn thơ, cách trình bày một trang vở cách bọc vở, giữ vở sạch 6.3 Đối với nhóm học sinh viết văn kém: Như chúng ta đã biết đối với những học sinh yếu, kém thường thì viết văn cũng kém Nguyên nhân:... cho số có một chữ số rồi, giáo viên cho học sinh thực hiện chia cho số có hai chữ số, tương tự như thế đến chia cho số có ba chữ số Khi dạy về phép chia, tôi đặc bịêt lưu ý giáo viên tập trung vào dạy cho học sinh cách ước lượng thương, bởi vì học sinh yếu thường vướng nhất trong phép chia là cách ước lượng thương Lưu ý phải chú ý rèn cho học sinh cách trình bày của phép chia, bởi vì các em có học . lên lớp. II. Một số giải pháp - Biện pháp chỉ đạo việc phụ đạo học sinh yếu kém lớp 5 trong 2 năm học 2009-2010; 2010-2011. Trong hai năm học vừa qua, việc chỉ đạo phụ đạo học sinh yếu kém của. sinh yếu kém ở lớp 5. Chính vì vậy mà tôi đã chọn đề tài: " ;Một số biện pháp chỉ đạo phụ đạo học sinh yếu kém ở lớp 5& quot; II. Thực trạng: Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ dạy và học, . viên, học sinh chúng tôi giao khoán chất lượng học sinh yếu kém cho từng giáo viên chủ nhiệm như sau: Lớp Số HS học lực yếu kém đầu năm học 2010-2011 Số học sinh yếu kém cuối HKI Số học sinh yếu

Ngày đăng: 06/10/2014, 13:31

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan