Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 27 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
27
Dung lượng
245,5 KB
Nội dung
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2010 – 2011 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập-Tự do-Hạnh phúc o0o SƠ YẾU LÝ LỊCH Họ và tên : HOÀNG THỊ THANH Ngày sinh : 20/10/1979 Năm vào ngành : 2002 Trình độ chuyên môn : Đại học sư phạm Văn Bộ môn dạy : Ngữ Văn Chức vụ : Giáo viên Khen thưởng - Giáo viên giỏi cấp huyện năm 2005 - Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở năm 2008 - 2009 - Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở năm 2009 – 2010 - Đạt giải 3 giáo viên giỏi cấp huyện môn Ngữ văn năm học 2010-2011 Đơn vị : Trường THCS Cao Viên - Thanh Oai - Hà Nội Hà Nội - 2011 Giáo viên: Hoàng Thị Thanh Trường THCS Cao Viên 1 Đề tài sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2010 – 2011 Đề tài: ĐỂ GIỜ DẠY- HỌC VĂN SINH ĐỘNG, HẤP DẪN A. ĐẶT VẤN ĐỀ I.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI “ Văn học là nhân học”. Học văn là học làm người. Văn học có một vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống của mỗi con người. Nhưng có một thực tế mà chúng ta không thể phủ nhận đó là lâu nay, giáo viên dạy văn trong các trường phổ thông THCS đứng trước một thực tế là học sinh không thích học văn mặc dù các em vẫn rất thích đọc truyện, đọc báo. Bằng chứng là rất nhiều học sinh ngại học văn nhưng vẫn lén đọc truyện, đọc báo trong các giờ học thậm chí là cả trong giờ học văn. Một câu hỏi được đặt ra: Tại sao lại như vậy? Đã có nhiều cách giải thích khác nhau từ đó chúng ta cũng thấy có nhiều lí do được đưa ra vì sao có rất nhiều học sinh không yêu thích môn văn như do xu thế lựa chọn nghề nghiệp trong xã hội, do định hướng của cha mẹ, do đặc trưng môn học Nhưng theo tôi, một trong những nguyên nhân đó là giờ học văn chưa thực sự gắn kết với đời sống của các em. Các em chưa tìm thấy rung động thực sự trước vẻ đẹp của các tác phẩm văn chương, trước tài năng của các nhà văn mặc dù có thể trong quá trình giảng bài thầy cô giáo có nhắc đến nhiều lần điều này. Một tác phẩm hay là một tác phẩm để lại dư âm lâu dài trong lòng người đọc. Hay bởi vẻ đẹp của tác phẩm và tài năng của tác giả. Một giờ dạy - học văn thành Giáo viên: Hoàng Thị Thanh Trường THCS Cao Viên 2 Đề tài sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2010 – 2011 công phải là một giờ dạy - học để lại một âm hưởng nào đó trong lòng người học. Khiến học sinh thấy yêu thích, thấy háo hức, chờ đợi đến tiết học sau hay chí ít các em cũng không thấy “ ngao ngán” khi nhắc đến môn học này. Vậy để có được một giờ dạy - học văn như thế , người giáo viên dạy văn cần phải làm gì? Xuất phát từ tình hình thực tế đó cũng như sau rất nhiều băn khoăn trăn trở tôi đã quyết định chọn đề tài " Để giờ dạy - học văn thêm sinh động , hấp dẫn". Dẫu biết đây không phải là đề tài mới mẻ thậm chí đã có nhiều giáo viên dạy văn đã từng viết nhưng tôi hi vọng rằng bằng những kinh nghiệm thực tế của một giáo viên đứng lớp thêm một tiếng nói trao đổi chia sẻ với các đồng nghiệp góp phần làm cho học sinh yêu môn văn học hơn. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Mục đích của việc nghiên cứu đề tài này là tôi muốn tìm hiểu và áp dụng những phương pháp dạy học phù hợp với yêu cầu đổi mới của ngành giáo dục hiện nay. Đồng thời qua việc nghiên cứu đề tài này tôi mong muốn tìm ra được phương pháp dạy học tốt nhất cho môn Ngữ văn nhằm lôi cuốn học sinh tham gia vào bài giảng một cách chủ động, tích cực và sáng tạo. III. NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để thực hiện được mục đích trên tôi xác định những nhiệm vụ và phương pháp cụ thể sau: + Xác định được cơ sở lí luận. Giáo viên: Hoàng Thị Thanh Trường THCS Cao Viên 3 Đề tài sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2010 – 2011 + Tham gia các lớp chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học do Tổ, Trường, Huyện tổ chức. + Tìm kiếm, sưu tầm và thao khảo các tài liệu cần thiết để thực hiện đề tài. + Học hỏi, chia sẻ cùng đồng nghiệp. + Khảo sát trắc nghiệm học sinh. + Định hướng áp dụng các hình thức mới trong giảng dạy thực tế trên lớp. IV.PHẠM VI THỜI GIAN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI. Đề tài được thực hiện trong một năm ( năm học 2010-2011 ) V. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI Cấu trúc của đề tài gồm 3 phần : - Phần A: Đặt vấn đề - Phần B: Giải quyết vấn đề. - Phần C: Kết luận và khuyến nghị Giáo viên: Hoàng Thị Thanh Trường THCS Cao Viên 4 Đề tài sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2010 – 2011 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. I. TÌNH HÌNH THỰC TIỄN KHI CHƯA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI Từ đầu năm học 2010-2011, trong buổi họp tổ chuyên môn chúng tôi đã đưa vấn đề “ Làm thế nào để học sinh hứng thú , say mê với việc học tập” một cách chuyên nghiệp với tất cả các bộ môn và đặc biệt là môn ngữ văn. Và ngay lập tức vấn đề được các thầy cô giáo bàn luận một cách sôi nổi. Tuy có rất nhiều ý kiến khác nhau, nhưng chung quy là: điều kiện thực tế còn quá nghèo nàn lạc hậu -> giáo viên muốn áp dụng những hình thức dạy học mới phải đầu tư quá nhiều thời gian và công sức…có chăng khi áp dụng cũng không triệt để… Nhận thấy đây quả là một vấn đề khó khăn, nhưng cũng rất cần thiết trong việc dạy học văn ở các trường phổ thông THCS nói chung và trường chúng tôi nói riêng nên tôi mạnh dạn đăng kí làm chuyên đề và thực hiện thí điểm ở hai lớp 8A và 8B. Trước khi thực hiện, giáo viên khối 8 mỗi người có một cách soạn, giảng riêng, nên học sinh mỗi lớp đều có những cách tiếp nhận kiến thức khác nhau vì vậy mức độ hiểu biết có phần chênh lệch nhau. Giáo viên chủ yếu sử dụng các phương pháp dạy học cũ như: phương pháp thuyết trình, phương pháp đọc chép… giáo viên đóng vai trò trung tâm của quá trình dạy học, còn học sinh thì thụ động tiếp nhận kiến thức. Các em thường ỷ lại và không hăng hái chủ động tìm hiểu và tham gia xây dựng bài. Do vậy, bài giảng thường không đạt kết quả cao. Kết quả khảo sát cho thấy: Lớp Tổng số Loại Giáo viên: Hoàng Thị Thanh Trường THCS Cao Viên 5 Đề tài sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2010 – 2011 Dưới trung bình Trung bình trở lên 0 1-2 3-4 TS TL % 5-6 7-8 9- 10 TS TL % 8A 55 0 1 18 19 34,5 24 8 4 36 65,5 8B 55 0 2 20 22 40 25 6 2 33 60 II.BIỆN PHÁP TÁC ĐỘNG GIÁO DỤC 1. Đối với giáo viên: - Trước tiên giáo viên phải có ý thức áp dụng phương pháp đổi mới “ Phát huy tính tích của học sinh” trong các giờ học lý thuyết , ôn tập , thực hành ngoại khoá theo đúng phương pháp đổi mới hiện nay. Thực sự hướng dẫn cho học sinh biết khám phá , tìm tòi , suy nghĩ. - Soạn bài đúng phương pháp , đúng quy trình , sử dụng triệt để các đồ dùng dạy học: Phiếu học tập, bảng phụ, laptop , giấy nháp , phấn màu, phiếu nhóm , bút dạ , tranh ảnh , tài liệu tham khảo, máy chiếu …phù hợp với bài dạy và hoàn cảnh hiện có. - Ra câu hỏi hợp lí, đưa ra các hoạt động hợp lý nhằm phát huy tính độc lập sáng tạo của học sinh nhằm giúp học sinh tự khám phá, bước đầu làm quen với phương pháp tự nghiên cứu. - Phân chia nhóm học sinh để các em kiểm tra nhau, giúp đỡ nhau, khuyến khích, khích lệ nhau trong học tập. Giáo viên: Hoàng Thị Thanh Trường THCS Cao Viên 6 Đề tài sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2010 – 2011 - Đánh giá động viên linh hoạt giữa trò với trò, giữa thầy với trò, có giải thích cơ sở của việc đánh giá để gây hứng thú lòng, tự tin trong việc học bộ môn ngữ văn. - Tiến hành thi đua giành nhiều điểm cao, biểu dương khen thưởng những em có điểm tốt, nhóm học tốt. 2. Đối với học sinh: - Phải chuẩn bị bài kĩ trước khi đến lớp, có đủ đồ dùng học tập phù hợp với bài học. - Biết sử dụng thành thạo sách giáo khoa, biết kết hợp sách giáo khoa và sách bài tập với sự hướng dẫn của giáo viên , biết sử dụng đồ dùng hợp lí. - Biết rút ra nhận xét sau mỗi bài học, bài tập, biết so sánh , liên hệ , phối hợp kiến thức cũ và mới , biết vận dụng kiến thức vào bài tập. - Có ý thức tìm tòi học hỏi ở thầy cô, bạn bè, sách báo, phương tiện thông tin đại chúng… - Thấy được nhiều ứng dụng của bài học vào thực tế cuộc sống và vai trò của văn học đối với đời sống tinh thần của con người. III. GIẢI PHÁP KHOA HỌC TIẾN HÀNH Trong quá trình giảng dạy tôi cho học sinh thấy cùng một bài học, một đơn vị kiến thức nhưng có nhiều cách tìm hiểu khác nhau để các em có thể hiểu bài một cách tốt nhất. Và quan trọng hơn là học sinh có thể học tập cách khai thác kiến thức bài học . Giáo viên: Hoàng Thị Thanh Trường THCS Cao Viên 7 Đề tài sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2010 – 2011 Sau đây là một số hình thức dạy học mới mà tôi đã đưa vào bài giảng của mình và đã thu được kết quả tốt. IV. NỘI DUNG ĐỀ TÀI 1. Giáo viên phải chuẩn bị bài dạy chu đáo. Như chúng ta đã biết bất kì một việc gì dù lớn hay bé muốn đạt được kết quả tốt nhất trong thời gian nhanh nhất thì cũng cần có sự chuẩn bị chu đáo. Dạy học cũng vậy, đặc biệt là dạy - học môn Ngữ văn. Chuẩn bị bài giảng chu đáo theo tôi đó là một khâu vô cùng quan trọng quyết định rất lớn đến thành công của một bài dạy. Một giáo viên dù giỏi đến mấy thì khi dạy một bài cũng cần phải chuẩn bị bài chu đáo. Bởi nội dung kiến thức của một bài học không chỉ là những con chữ sách giáo khoa đã in, những câu hỏi mà sách giáo khoa đã gợi. Để hiểu được nội dung kiến thức đó một cách chính xác, sâu sắc, cặn kẽ đến từng chi tiết, giúp các em tiếp cận tác phẩm một cách dễ dàng nhất, hiệu quả nhất, giải đáp được những khúc mắc của các em thì người thầy phải có một sự chuẩn bị thật chu đáo cho bài dạy. Như vậy khi dạy giáo viên sẽ làm chủ được kiến thức, làm chủ được bài dạy không bị cuống, hay bị “bí” khi giảng, không bị cuốn theo học sinh để làm ảnh hưởng đến kết quả giờ dạy. Vậy thế nào là một bài dạy được xem là chuẩn bị chu đáo? Theo tôi đó là một giờ dạy mà người giáo viên đầu tư thời gian, công sức và trí tuệ vào việc soạn bài. Từ hệ thống câu hỏi phải hợp lí đến việc chuẩn bị những lời bình , lời chuyển ý, lựa chọn phương pháp dạy phù hợp, những thông tin liên quan đến giờ dạy…điều này đã được chứng minh qua thực tế giảng dạy của chính bản thân mình cũng như khi dự giờ của đồng nghiệp. Chuẩn bị bài dạy chu đáo là giáo viên đã tôn trọng người học, người dự cũng như tôn trọng chính bản thân mình. 2. Hệ thống câu hỏi hợp lí. Giáo viên: Hoàng Thị Thanh Trường THCS Cao Viên 8 Đề tài sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2010 – 2011 Một giờ dạy - học văn hay, hấp dẫn được tạo bởi sự kết hợp của rất nhiều yếu tố. Trước tiên phải kể đến vai trò của hệ thống câu hỏi, người thầy sẽ cuốn học sinh thâm nhập khám phá tác phẩm, dẫn đến chiếm lĩnh tác phẩm. Vậy một hệ thống câu hỏi như thế nào là đạt hiệu quả ? Chắc chắn đó không thể là những câu hỏi tùy tiện theo lối gặp đâu hỏi đó , hỏi chỉ để mà hỏi. Hệ thống câu hỏi phải đạt được mục đích là tạo cơ hội cho học sinh được làm việc nhiều nhất, kích thích tư duy của học sinh , giúp các em tự chiếm lĩnh kiến thức bài học qua hệ thống câu hỏi dẫn dắt của thầy. Xây dựng được một hệ thống câu hỏi hợp lí là khâu then chốt để giờ dạy thành công. Vậy làm thế nào để có thể xây dựng được một hệ thống câu hỏi như thế? Đây là điều không đơn giản đỏi hỏi người giáo viên dạy văn phải tốn nhiều thời gian, công sức trong quá trình soạn bài. Hệ thống câu hỏi này, tùy từng bài , khi thì trùng khít, khi thì không, thậm chí có chỗ phải vượt ra hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa. Vị trí từng câu hỏi phải được giáo viên cân nhắc kĩ lưỡng sao cho không phá vỡ mạch bài dạy mà lại phù hợp với quá trình nhận thức từ thấp đến cao của học sinh gồm : câu hỏi phát hiện , câu hỏi sáng tạo , câu hỏi nêu vấn đề, câu hỏi kết luận . Khi thiết kế câu hỏi , người giáo viên dạy văn không chỉ dừng lại ở việc xây dựng hệ thống câu hỏi đúng , hay, ngắn gọn, dễ hiểu nhưng cũng không kém phần sáng tạo. Từ đó tạo cơ hội cho người học không chỉ tự bộc lộ năng lực cảm thụ mà giáo viên còn phải dự đoán được nội dung trả lời của học sinh. Trong thực tế , khi dạy các văn bản giáo viên không thể chỉ sử dụng số lượng ít ỏi câu hỏi của sách giáo khoa mà có thể dẫn dắt học sinh tìm hiểu được tác phẩm. Ví dụ: Khi dạy văn bản Chiếu dời đô của Lí Công Uẩn, trong thực tế tôi phải xây dựng thêm rất nhiều câu hỏi dựa trên hệ thống gồm 5 câu hỏi của sách giáo khoa. * Khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu đơn vị kiến thức (1) của tác phẩm Vì sao phải dời đô? Tôi đã xây một hệ thống câu hỏi như sau: Giáo viên: Hoàng Thị Thanh Trường THCS Cao Viên 9 Đề tài sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2010 – 2011 ? Luận điểm trong văn nghị luận thường được triển khai bằng một số luận cứ (tức là một số lí lẽ và dẫn chứng). Theo dõi phần đầu bài Chiếu dời đô, cho biết: Luận điểm vì sao phải dời đô được làm sáng tỏ bằng những luận cứ nào. - Hai luận cứ… ? Theo dõi đoạn văn trình bày luận cứ (1), cho biết: a. Những lí lẽ và chứng cớ nào được viện dẫn? b.Tính thuyết phục của các chứng cớ và lí lẽ đó là gì? c. Ý định dời đô bắt nguồn từ kinh nghiệm lịch sử đã cho thấy ý chí mãnh liệt nào của Lí Công Uẩn? ? Theo dõi đoạn trình bày luận cứ (2) cho biết: a. Những lí lẽ và chứng cớ nào được viện dẫn? b. Tính thuyết phục của các lí lẽ, chứng cớ trên là gì? c. Bằng những hiểu biết lịch sử , hãy giải thích lí do hai triều Đinh, Lê vẫn phải dựa vào vùng núi Hoa Lư để đóng đô? d. Tính thuyết phục của lí lẽ dời đô được tăng lên khi người viết lồng vào cảm xúc của mình: Trẫm rất đau xót về về việc đó, không thể không dời đổi. Cảm xúc đó phản ánh khát vọng nào của Lí Công Uẩn? ? Như thế, khi giải thích lí do vì sao phải dời đô, Lí Công Uẩn đã bộc lộ tư tưởng và khát vọng nào của nhà vua cũng như của cả dân tộc ta thời đó? *Với đơn vị kiến thức Vì sao thành Đại La xứng đáng là kinh đô bậc nhất? tôi đã xây dựng hệ thống câu hỏi như sau: ? Luận điểm thứ hai của bài Chiếu dời đô được trình bày bằng những luận cứ nào. - Hai luận cứ… ? Theo dõi đoạn văn trình bày luận cứ ( 1), cho biết: a. Để làm rõ lợi thế của thành Đại La, tác giả bài chiếu đã dùng những chứng cớ nào? b.Vì sao chứng cớ đó có sức thuyết phục? Giáo viên: Hoàng Thị Thanh Trường THCS Cao Viên 10 [...]... gi dy hc vn sinh ng hp dn thỡ ngi giỏo viờn cn phi cú ý thc rốn luyn cho mỡnh mt ging ging chun v phỏt õm v gi cm i vi ngi nghe bi vỡ khụng phi giỏo viờn no cng may mn sinh ra l ó cú ging núi chun v hay 4 Li bỡnh , chuyn ý c bn cui mi phn Cựng vi h thng cõu hi hp lớ thỡ li ging , bỡnh , li dn dt chuyn ý ca thy cụ giỏo trong gi dy - hc vn cng l nhng yu t quan trng lm cho gi hc thờm sinh ng, hp dn... truyn cm Vỡ vy , trong quỏ trỡnh dn dt hc sinh chim lnh kin thc qua h thng cõu hi , giỏo viờn cn bit ch ng dng li nhng phn cht kin thc bỡnh ging nõng cao cho hc sinh nm bt, khc sõu v m rng kin thc bi hc Mun cú li bỡnh ging hay, theo tụi giỏo viờn phi cú s chun b chu ỏo t khi son bi Ngi giỏo viờn phi d nh mỡnh s ging gỡ, bỡnh gỡ thỡ khi bỡnh ging trc hc sinh trờn lp, cú nh vy li bỡnh ging mi trụi... tớnh v dy trờn mỏy chiu projector trong gi hc vn Bit s dng cỏc phng tin dy hc hin i mt gi dy- hc vn s tr nờn sinh ng hn, hp dn hn rt nhiu, to c n tng sõu m trong lũng hc sinh Khụng nhng th, ngi giỏo viờn s gim ti c cỏc thao tỏc khi dy trc lp cú nhiu thi gian hn trong vic khc sõu kin thc cho hc sinh Vic dy trờn lp s nhn hn, tuy nhiờn ngi giỏo viờn li phi dy cụng hn trong quỏ trỡnh chun b bi nh.( Xem... tỡnh trung i m hc sinh ó c hc trong chng trỡnh lp 7 Tụi nhn thy rng , cỏc em u rt ho hng hng ng tham gia cỏc trũ chi ny, ngay c cỏc em hc yu hay cũn nhỳt nhỏt Theo tụi , õy l mt cỏch , mt hỡnh thc luyn tp giỳp cỏc em hc sinh khc sõu kin thc mt cỏch t nhiờn , nh nhng nht bi cỏc em c hc m chi, chi m hc 8 T chc hot ng ngoi khúa T chc hot ng ngoi khúa vn hc cng l mt hỡnh thc lm cho hc sinh thờm yờu mụn... nhng phng phỏp dy hc em li hiu qu tt nht cho hc sinh Qua thc t ging dy lp mỡnh ph trỏch, tụi nhn thy gi hc no cụ giỏo lm c iu ú , cỏc em hc sinh chỳ ý nghe ging , hng hỏi phỏt biu úng gúp xõy dng bi hn, nh kin thc bi dy lõu hn c bit cỏc em khụng cũn ngi hc mụn vn na, trỏi li rt ho hng ún ch mt tit hc nh th II KHUYN NGH cú c nhiu hn nhng gi dy- hc vn sinh ng hp dn mi giỏo viờn chỳng tụi mong mun c... giỏo khoa v sỏch bi tp, sỏch tham kho - c bit l bc u bit t nghiờn cu sỏch giỏo khoa Túm li, cú gi dy- hc vn sinh ng, hp dn cú th cũn cú rt nhiu cỏch Tuy nhiờn , theo tụi ú l: 1 Giỏo viờn phi chun b bi dy chu ỏo 2 Ngi giỏo viờn cn phi u t thi gian , cụng sc son c mt h thng cõu hi ti u dn dt hc sinh thõm nhp tụt nht vo vn bn 3 Li ging phi chun, phi hay 4 Chỳ ý n li bỡnh ging , chuyn ý cui mi phn 5 Su... thỡ khi bỡnh ging trc hc sinh trờn lp, cú nh vy li bỡnh ging mi trụi chy, mt m v cú sc thuyt phc Li bỡnh ging sỳc tớch, sõu lng ca ngi giỏo viờn s to c nhng rung ng sõu xa trong lũng hc sinh v cú th lm nhng on mu hc sinh lm vn Vớ d1: Khi kt thỳc phn Tỡm hiu vn bn Chiu di ụ , ta cú th cú li ging bỡnh nh sau ỏnh giỏ v Lớ Cụng Un : " Mt nghỡn nm ó trụi qua k t ngy Lớ Cụng Un quyt nh di ụ t Hoa L v thnh... xét , đánh giá và xếp loại của hội đồng khoa học cơ sở Chủ tịch hội đồng (Ký tên , đóng dấu ) Giỏo viờn: Hong Th Thanh 26 Trng THCS Cao Viờn ti sỏng kin kinh nghim Nm hc: 2010 2011 ý kiến nhận xét , đánh giá và xếp loại của hội đồng khoa học cấp trên ... di tớch n ụ cho bi dy " Chiu di ụ", hỡnh nh ụng ngi vit cõu i v hoa o cho bi dy " ễng " hay hỡnh nh thiờn nhiờn vựng bin cho bi dy " Quờ hng" ca T Hanh ( Chng trỡnh ng vn 8) Thụng qua vic hng dn hc sinh su tm t liu vn hc trong thc t, tụi nhn thy cỏc em khụng ch c hiu bi sõu hn m cũn thy mụn vn tr nờn gn gi hn vi thc t i sng ca cỏc em 6.S dng cỏc phng tin dy hc hin i Giỏo viờn: Hong Th Thanh 16 Trng... s thun li ca t y nh ch Cỏc khanh ngh th no? Em hiu gỡ v t tng v tỡnh cm ca Lớ Cụng Un qua li tuyờn b ny? Lớ do tụi a h thng cõu hi nh trờn bi vỡ theo tụi nh vy mi phự hp vi quỏ trỡnh nhn thc ca hc sinh cp THCS Trong i mi dy hc, sỏch giỏo khoa l duy nht nhng hng tỡm tũi dy tt sỏch giỏo khoa cn phi phong phỳ hn nhiu V õy cng l ch mi giỏo viờn th hin s sỏng to, ti nng v c tõm huyt vi ngh nghip ca . nghiệm Năm học: 2010 – 2011 Đề tài: ĐỂ GIỜ DẠY- HỌC VĂN SINH ĐỘNG, HẤP DẪN A. ĐẶT VẤN ĐỀ I.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI “ Văn học là nhân học . Học văn là học làm người. Văn học có một vai trò vô cùng quan. cho mỗi giờ dạy – học văn thêm sinh động hấp dẫn. Tuy nhiên không phải giờ dạy nào chúng ta cũng áp dụng đầy đủ cả 8 hình thức dạy học trên. Để đạt được hiệu quả cao cho giờ dạy – học văn thì. lời dẫn dắt chuyển ý của thầy cô giáo trong giờ dạy - học văn cũng là những yếu tố quan trọng để làm cho giờ học thêm sinh động, hấp dẫn. Hệ thống câu hỏi là linh hồn của bài dạy - học văn