1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn các dạng bài tập luyện từ và câu lớp 3

22 10,2K 26

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 156 KB

Nội dung

Vì vậy dạy phân môn Luyện từ và câu ở lớp 3 là trên cơ sở lấyquan điểm giao tiếp làm định hướng cơ bản và dạy theo tinh thần quan tâm đếnviệc tổ chức, hướng dẫn học sinh thực hành làm bà

Trang 1

Hà Thị Luân

Chuyên Viên Phòng GD&ĐT Thọ Xuân

Môn: Tiếng Việt- Tiểu học.

A ĐẶT VẤN ĐỀ:

Như chúng ta đã biết, mục tiêu của giáo dục Tiểu học là nhằm giúp họcsinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài vềđạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục họcTrung học cơ sở

Môn Tiếng Việt lớp 3 nằm trong hệ thống các môn học ở Tiểu học, với mụctiêu nhằm hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt(đọc, viết, nghe, nói) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động củalứa tuổi Thông qua việc dạy học tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác tưduy Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về tiếng Việt, về tự nhiên,

xã hội và con người, về văn hoá, văn học của Việt Nam và nước ngoài Bồidường tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàuđẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hộichủ nghĩa cho học sinh

Qua mục tiêu của môn Tiếng Việt lớp 3, ta có thể nhận thấy rằng chươngtrình Tiểu học mới về môn Tiếng Việt đã đặt mục tiêu rèn luyện kĩ năng lênhàng đầu Chương trình còn qui định rõ ở lớp 3, về kiến thức không có tiết họcriêng Do đó phù hợp với đặc điểm và trình độ nhận thức của học sinh

Mục tiêu rèn luyện tư duy ở môn Tiếng Việt lớp 3 được coi trọng Thôngqua các bài học, bài tập phát triển kĩ năng sử dụng ngôn ngữ, giáo viên chỉ tậptrung rèn luyện cho học sinh một số thao tác tư duy cơ bản như so sánh, phântích, tổng hợp Việc rèn luyện kĩ năng và trang bị kiến thức nhằm tới mục tiêutổng quát của giáo dục là hình thành, phát triển tư tưởng, tình cảm, nhân cáchcho học sinh

Trong chương trình Tiểu học hiện nay, phân môn Luyện từ và câu lớp 3,không có bài học riêng về kiến thức, chỉ trình bày các kiến thức ( về từ gồm cảthành ngữ, tục ngữ dễ hiểu về lao động sản xuất, văn hoá, xã hội, bảo vệ Tổquốc; kiến thức về ngữ pháp như từ chỉ sự vật, hiện tượng, đặc điểm, tính chất;Câu trần thuật đơn và hai bộ phận chính của câu; Dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấuchấm than, dấu phẩy, dấu hai chấm Học sinh nhận biết sơ giản về các biện pháp

tu từ so sánh, nhân hoá ) học sinh cần làm quen và nhận biết thông qua các bàitập thực hành Vì vậy dạy phân môn Luyện từ và câu ở lớp 3 là trên cơ sở lấyquan điểm giao tiếp làm định hướng cơ bản và dạy theo tinh thần quan tâm đếnviệc tổ chức, hướng dẫn học sinh thực hành làm bài tập.Qua thực tế dự giờ thanhtra hoạt động sư phạm của giáo viên dạy lớp 3 ở các trường tiểu học trong

Trang 2

huyện, qua dự giờ thao giảng giáo viên giỏi, tôi thấy nhiều giáo viên còn lúngtúng và gặp khó khăn trong vấn đề này Vậy làm thế nào để giúp giáo viên dạytốt phân môn Luyện từ và câu

Với tư cách là một cán bộ phụ trách, chỉ đạo chuyên môn cấp Tiểu học, tôiluôn băn khoăn trăn trở và đã nghiên cứu, đưa ra một số phương án, cách thức tổchức, hướng dẫn học sinh thực hiện các dạng bài tập Luyện từ và câu lớp 3 đểchỉ đạo, tư vấn, hướng dẫn cho giáo viên giảng dạy ở các trường Tiểu học trênđịa bàn nhằm năng cao chất lượng dạy học phân môn Luyện từ và câu ở lớp 3,góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

B THỰC TRẠNG VỀ DẠY HỌC PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Ở LỚP 3:

1 Thuận lợi:

- Luyện từ và câu là sự tích hợp kiến thức từ ngữ và ngữ pháp Hệ thốngkiến thức trong chương trình sách giáo khoa được xây dựng ở dạng các bài tập,

do đó giáo viên và học sinh thực hiện tương đối dễ dàng trong quá trình dạy học

Hệ thống các kiến thức này học sinh đã được làm quen từ các phân môn khácnhư Tập đọc, Chính tả, Tập viết

- Đến lớp 3, kĩ năng đọc, viết của học sinh đã tương đối vững chắc nênviệc dạy kiểu câu trần thuật đơn theo mẫu tương đối thuận lợi

- Về đội ngũ giáo viên : 100% giáo viên có trình độ đào tạo đạt chuẩn và

đã được tham gia bồi dưỡng tập huấn về đổi mới chương trình giáo dục phổthông, do đó thuận lợi trong việc tiếp cận nội dung và vận dụng đổi mới phươngpháp trong giảng dạy

- Trang thiết bị, đồ dùng dạy học tương đối đầy đủ và hiện đại đảm bảophục vụ cho hoạt động giảng dạy của giáo viên

2 Khó khăn:

- Trong chương trình Luyện từ và câu ở lớp 3, giáo viên và học sinh đượctiếp cận với một mảng kiến thức mới, đó là các biện pháp tu từ nhân hoá, sosánh Các biện pháp tu từ này trong chương trình Tiếng Việt lớp 3 được đưa radưới dạng bài tập, không trực tiếp giới thiệu khái niệm so sánh, nhân hoá ( với

tư cách là một biện pháp tu từ ), nếu giáo viên không nghiên cứu kĩ, hiểu rõ bảnchất của các biện pháp tu từ này thì sẽ gặp khó khăn trong việc giúp học sinhhiểu và sử dụng nó một cách nhuần nhuyễn, tự nhiên trong khi nói và viết

- Đối với các bài tập về dấu câu, giáo viên còn lúng túng, gặp nhiều khókhăn trong việc giúp học sinh nhận biết căn cứ để đặt dấu câu

- Một số bài tập mà sách giáo khoa cung cấp khó xác định mục tiêu cụ thể.Nếu giáo viên không xác định rõ mục tiêu, không biết cụ thể hoá và phân chiathời lượng cho từng đơn vị kiến thức một cách phù hợp thì tiết dạy đó sẽ đạthiệu quả không cao

Trang 3

Xuất phát từ những vấn đề trên đây, tôi xin đưa ra biện pháp chỉ đạo giúp giáo viên dạy tốt phân môn Luyện từ và câu lớp 3.

C BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO DẠY HỌC LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 3:

Thông qua các lớp chuyên đề, hội thảo, qua thanh tra hoạt động sư phạmcủa nhà giáo, qua thao giảng, tôi đã chỉ đạo, tư vấn, hướng dẫn giáo viên cáchdạy từng loại bài tập Luyện từ và câu ở lớp 3 cụ thể như sau:

I Cách dạy bài tập về từ:

1 Loại bài tập mở rộng vốn từ:

Loại bài tập mở rộng vốn từ chiếm tỉ lệ cao nhất so với các loại bài tập từngữ khác ( khoảng 50% ) Loại bài tập này có các kiểu sau đây:

a Bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm: Các từ ngữ cùng chủ điểm có

thể tìm trong văn bản đã học hoặc ở ngoài các văn bản ấy Sách giáo khoa khôngcung cấp hay áp đặt cho học sinh một danh sách từ có sẵn để các em học thuộclòng mà chỉ nêu định hướng để các em dựa vào những văn bản đã học hoặc huyđộng vốn từ tiềm tàng của bản thân và bạn bè trong lớp để đưa ra các từ ấy vàomột hệ thống để kiểm soát và vận dụng

Ví dụ: Tìm các từ

a Chỉ trẻ em M: thiếu niên

b Chỉ tính nết của trẻ em M: ngoan ngoãn

c Chỉ tình cảm hoặc sự chăm sóc của người lớn đối với trẻ em M: thươngyêu

( Tiếng Việt 3, tập 1 )Đối với loại bài tập này, khi dạy, trước hết giáo viên cần phải dựa vào từ mẫu cho sẵn ở sách giáo khoa để hướng dẫn học sinh tìm các từ ngữ cùng loại,cùng nằm trong một trường nghĩa, một chủ điểm ( hoặc một phương diện củachủ điểm ) Cuối cùng, xây dựng bảng tổng hợp kết quả làm bài tập

Ví dụ: Bài tập 1, tiết Luyện từ và câu tuần 22, nêu yêu cầu: dựa vào những

bài tập đọc và chính tả đã học ở các tuần 21,22, tìm các từ ngữ chỉ trí thức ( M:bác sĩ ) và hoạt động của trí thức ( M: nghiên cứu )

Học sinh xây dựng bảng tổng hợp kết quả như sau:

Chỉ trí thức Chỉ hoạt động của trí thứcÔng tổ nghề thêu tiến sĩ đọc sách, học, quan sát

Lê Quý Đôn tiến sĩ, nhà bác học đọc, viết, sáng tác

Nhà bác học và bà cụ nhà bác học chế ra tàu điện, chế tạo xe điện

- Nếu việc mở rộng vốn từ gắn với những văn bản đã học thì các từ ngữ cầntìm là một hệ thống đóng, với số lượng từ ngữ cụ thể, rõ ràng

Trang 4

- Trong trường hợp mở rộng vốn từ không gắn với những văn bản đã họcthì tập hợp các từ cần tìm là một hệ thống mở Giáo viên cũng dựa vào các từmẫu cho sẵn trong sách giáo khoa để gợi ý, hướng dẫn học sinh tìm từ Nhưngviệc gợi ý hướng dẫn ở đây cần linh hoạt, cụ thể hơn Giáo viên có thể tổ chứccho học sinh thảo luận nhóm hoặc chơi trò đố từ để các em có thể dựa vào nhau

mà khơi gợi vốn từ tiềm tàng của mình Số lượng từ học sinh tìm được có thểkhông xác định và in dấu ấn của sự tìm tòi, sáng tạo của cá nhân học sinh

Trong quá trình giáo viên hướng dẫn học sinh tìm từ, có thể có hiện tượnghọc sinh nêu những từ “ lạc hệ thống ”, không đúng với yêu cầu bài tập, giáoviên cần kịp thời phát hiện những từ này và chỉ rõ chỗ chưa phù hợp của từngtừ

Ví dụ: Bài tập 1, tiết Luyện từ và câu tuần 24, nêu yêu cầu: Tìm từ ngữ chỉ

những người hoạt động nghệ thuật Bên cạnh những từ ngữ mà học sinh tìmđúng như: diễn viên, ca sĩ, nghệ sĩ múa, nghệ sĩ điện ảnh, nhà soạn kịch, biênđạo múa, nhà quay phim , học sinh có thể đưa ra những từ lạc hệ thống như:đóng phim, quay phim, nặn tượng… ( các từ ngữ này chỉ các hoạt động nghệthuật chứ không chỉ những người hoạt động nghệ thuật ); điện ảnh, kịch nói,xiếc, ảo thuật ( chỉ các môn nghệ thuật ); nhạc cụ, đàn, sáo, chiêng, trống ( chỉdụng cụ trong biểu diễn nghệ thuật )

b Bài tập mở rộng vốn từ theo ý nghĩa khái quát: Kiểu bài tập này giúp

học sinh mở rộng, phát triển theo các từ loại danh từ, động từ, tính từ Đây cũng

là một hình thức luyện tập để củng cố kiến thức về từ loại mà học sinh đã đượchọc ở lớp 2

Cách dạy loại bài tập này, trước hết giáo viên có thể đề nghị học sinh giảithích hoặc tự mình giải thích cho học sinh nghe các khái niệm sự vật ( bao gồmngười, đồ vật, con vật, cây cối… ), hoạt động, trạng thái ( cử chỉ, động tác, tưthế, tình trạng của người, vật…), đặc điểm ( hình dáng, tính tình, màu sắc… củangười, vật ) Trên cơ sở đó, giáo viên hướng dẫn học sinh tìm các từ ngữ thuộctừng loại trên trong các văn bản Vì từ là một khái niệm khó, học sinh lớp 3 lạichưa được học lí thuyết, do đó giáo viên không nên đòi hỏi các em phải tìmđược những lời giải hoàn toàn chính xác

Ví dụ: Đối với yêu cầu tìm từ ngữ chỉ sự vật trong khổ thơ:

Tay em đánh răng Răng trắng hoa nhài Tay em chải tóc Tóc ngời ánh mai

( Tiếng Việt 3, tập 1 )Khi làm bài tập này, học sinh có thể cho tay em là một từ chỉ sự vật hay tay

và em là hai từ, mỗi từ chỉ một sự vật khác nhau đều được Cái chính là các em

Trang 5

phân biệt được sự vật với từ chỉ sự vật với hoạt động, trạng thái, đặc điểm và từchỉ hoạt động, trạng thái, đặc điểm.

c Bài tập mở rộng vốn từ theo cấu tạo từ: Loại bài tập này trong sách

giáo khoa Tiếng Việt 3 chiếm tỉ lệ không nhiều nhưng là mô hình bài tập đángchú ý Giáo viên phải hiểu rõ rằng mở rộng vốn từ theo cấu tạo từ nghĩa là dựavào một yếu tố cấu tạo từ cho sẵn, để tạo ra các từ có cùng kiểu cấu tạo, trong đó

có chứa yếu tố cấu tạo từ cho sẵn ấy Loại bài tập này có tác dụng lớn trong việcgiúp học sinh mở rộng vốn từ

Cách dạy: Giáo viên hướng dẫn học sinh dựa vào từ mẫu cho sẵn trongsách giáo khoa để tìm các từ có cùng kiểu cấu tạo, đáp ứng được yêu cầu của bàitập

Ví dụ: Bài tập 1, tiết Luyện từ và câu tuần 29 yêu cầu: Kể tên các môn thể

thao bắt đầu bằng các tiếng bóng ( M: bóng đá ), chạy ( M: chạy vượt rào), đua (M: đua xe đạp), nhảy ( M: nhảy cao ) Theo cách làm trên, học sinh có thể tìmđược các từ ngữ sau:

- Bóng: bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, bóng ném, bóng nước, bóng bàn…

- Chạy: chạy vượt rào, chạy việt dã, chạy vũ trang, chạy ma-ra-tông…

- Đua: đua xe đạp, đua thuyền, đua ô tô, đua mô tô, đua ngựa, đua voi…

- Nhảy: nhảy cao, nhảy xa, nhảy sào, nhảy ngựa, nhảy cầu, nhảy dù…

d Bài tập mở rộng vốn từ qua trò chơi giải ô chữ: Loại bài tập này cũng

có mục đích giúp học sinh mở rộng vốn từ Hình thức bài tập này có tính trựcquan, lại là một trò chơi học tập, nên dễ cuốn hút học sinh Các từ ngữ cần tìm

và cần điền vào ô chữ thường nằm trong cùng một chủ điểm, một trường nghĩa

Do đó tác dụng giúp học sinh mở rộng, phát triển vốn từ theo hệ thống của dạngbài tập này cũng rất cao

Về cấu tạo, bài tập giải ô chữ thường có hai phần: phần ô chữ và phần lờigợi ý Phần ô chữ gồm nhiều dòng, mỗi dòng lại có nhiều ô Học sinh cần điềncác từ ngữ theo dòng, mỗi chữ cái tạo nên từ ngữ ấy điền vào một ô Phần lờigợi ý cung cấp nghĩa họăc những dấu hiệu giúp học sinh tìm ra từ ngữ cần điềnvào từng dòng Nếu biết phối hợp yêu cầu và gợi ý của hai phần với nhau thìchắc chắn học sinh sẽ tìm ra được từ ngữ thích hợp, qua đó mở rộng được vốn từ

và nắm được nghĩa của từ

Cách dạy bài tập này: Giáo viên cho học sinh đọc yêu cầu của bài tập, rồidựa vào chữ điền mẫu và phần lời gợi ý, hướng dẫn học sinh tìm từ cần điền ởtừng dòng ngang

Ví dụ: Qua bài tập giải ô chữ trong tiết Luyện từ và câu tuần 6, học sinh

được mở rộng vốn từ về chủ điểm Trường học, với các từ ngữ cụ thể sau: lênlớp, sách giáo khoa, thời khoá biểu, cô giáo, giảng bài, ra chơi, thông minh, họcgiỏi, lười học…

Trang 6

2 Bài tập về nghĩa của từ: Loại bài tập này chiếm tỉ lệ không nhiều và có

cấu tạo đơn giản

Ví dụ: Chọn nghĩa thích hợp ở cột B cho các từ ở cột A:

Lễ Hoạt động tập thể có cả phần lễ và phần hội

phong tục hoặc nhân dịp đặc biệt

Lễ hội Các nghi thức nhằm đánh dấu hoặc kỉ niệm

một sự kiện có ý nghĩa

( Tiếng Việt 3, tập 2 )

Ở bài tập này, từ và nghĩa của từ đều đã cho sẵn, học sinh chỉ cần xác lập

sự tương ứng giữa từ và nghĩa của từ trong từng trường hợp Đây là dạng bài tập

có yêu cầu đơn giản nhất, phù hợp với trình độ của học sinh ở giai đoạn đầu cấptiểu học Ngoài tác dụng giúp học sinh nắm nghĩa của từ, dạng bài tập này cònhình thành ở học sinh ý thức về vấn đề nghĩa của từ, vấn đề sử dụng từ sao chođúng nghĩa

Cách dạy bài tập này: Giáo viên hướng dẫn học sinh lần lượt thử ghép, nốitừng từ với từng nghĩa cho sẵn Nếu có sự tương ứng, hợp lí giữa từ và nghĩacủa từ thì có nghĩa là học sinh làm được Sự so sánh, đối chiếu giữa các nghĩakhác nhau của các từ cho sẵn giúp học sinh nhận biết được các nét nghĩa, các sắcthái nghĩa khác nhau trong nghĩa của từng từ

Theo cách làm này, đối với bài tập trên, kết quả đạt được như sau:

- Lễ: Các nghi thức nhằm đánh dấu hoặc kỉ niệm một sự kiện có ý nghĩa

- Hội: Cuộc vui tổ chức cho đông người dự theo phong tục hoặc nhân dịpđặc biệt

- Lễ hội: Hoạt động tập thể có cả phần lễ và phần hội

3 Bài tập sử dụng từ: Sử dụng từ là lựa chọn và kết hợp các từ ngữ với

nhau để tạo thành câu, thành đoạn… theo những qui tắc nhất định Mục đích củaloại bài tập này là tích cực hoá vốn từ của học sinh, nghĩa là chuyển những từhọc sinh đã tích luỹ được thành những từ sống, luôn luôn được huy động vàohoạt động giao tiếp và tư duy Trong sách giáo khoa Tiếng Việt 3, các bài tậpgiúp học sinh luyện tập sử dụng từ có hai dạng cơ bản: Điền từ vào chỗ trống vàthay thế từ

a Dạng bài điền từ vào chỗ trống:

Ví dụ: Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống:

1 Đồng bào miền núi thường trồng lúa trên những thửa ruộng…

2 Những ngày lễ hội, đồng bào các dân tộc Tây Nguyên thường tập trungbên… để múa hát

Trang 7

3 Để tránh thú dữ, nhiều dân tộc miền núi thường làm… để ở.

4 Truyện “ Hũ bạc của người cha” là truyện cổ của dân tộc…

( nhà rông, nhà sàn, Chăm, bậc thang )

( Tiếng Việt 3, tập 1 )Dạng bài tập điền từ thể hiện yêu cầu luyện tập sử dụng từ ở mức độ đơngiản Hình thức bài tập cho sẵn từ cần điền như bài tập trên lại càng đơn giản.Hình thức bài tập này cũng có tác dụng trong việc giúp học sinh rèn kĩ năng lựachọn từ và kết hợp từ

Cách dạy, trước hết giáo viên hướng dẫn học sinh đọc các câu văn có chỗtrống, để học sinh sơ bộ nắm được nội dung của từng câu, làm cơ sở cho việclựa chọn từ cần điền Sau đó, giáo viên hướng dẫn học sinh lần lượt thử điềntừng từ cho sẵn vào từng chỗ trống trong câu Trong các từ thử điền vào chỗtrống, từ nào có sự tương hợp về nghĩa, phù hợp về quan hệ ngữ pháp với những

từ ngữ trong câu thì lựa chọn từ đó, lựa chọn phương án điền từ đó

Theo cách làm này, ở bài tập trên, học sinh có thể chọn các từ trong ngoặcđơn để diền vào chỗ trống như sau:

1, Đồng bào miền núi thường trồng lúa trên những thửa ruộng bậc thang

2 Những ngày lễ hội, đồng bào các dân tộc Tây Nguyên thường tập trungbên nhà rông để múa hát

3 Để tránh thú dữ, nhiều dân tộc miền núi thường làm nhà sàn để ở

4 Truyện “ Hũ bạc của người cha” là truyện cổ của dân tộc Chăm

b Dạng bài tập thay thế từ:

Ví dụ: Tìm từ ngữ trong ngoặc đơn có thể thay thế cho từ quê hương ở

đoạn văn sau:

Tây Nguyên là quê hương của tôi Nơi đây, tôi dã lớn lên trong địu vải

thân thương của má, trong tiếng ngân vang của dòng thác, trong hương thơmngào ngạt của núi rừng

( quê quán, quê cha đất tổ, đất nước, giang sơn, nơi chôn rau cắt rốn )

( Tiếng Việt 3, tập 1 )Dạng bài tập này giúp học sinh rèn kĩ năng lựa chọn từ và kết hợp từ Cụ

thể ở vị trí của từ quê hương trong ngữ cảnh cho sẵn, học sinh phải lựa chọn những từ ngữ đồng nghĩa với từ quê hương có thể thay thế cho từ quê hương

(nghĩa là phải có sự tương hợp về nghĩa, phù hợp về quan hệ ngữ pháp vớinhững từ ngữ đứng trước và đứng sau trong chuỗi lời nói) Ngoài ra sự thay thế

đó còn phải phù hợp về âm điệu của câu văn, không làm thay đổi nội dung câuvăn, đoạn văn

Cách dạy loại bài tập này, giáo viên hướng dẫn học sinh lần lượt thử dùng

từ cho sẵn trong ngoặc đơn thay thế cho từ quê hương Nếu từ nào có sự tương

hợp như đã nói ở trên thì thay thế được

Trang 8

Theo cách làm này, ở bài tập trên, có các từ ngữ sau đây có thể thay thế cho

từ quê hương: quê quán, quê cha đất tổ, nơi chôn rau cắt rốn.

4 Bài tập phân loại, hệ thống hoá vốn từ: Loại bài tập này chiếm tỉ lệ

khoảng 10% trong sách Tiếng Việt 3 Các từ ngữ cho sẵn trong mỗi bài tập đềuthuộc cùng một chủ điểm cũng có nghĩa là cùng liên quan tới việc biểu thị mộtphạm vi sự vật, hiện tượng nào đó trong thực tế khách quan Vì vậy, phân loạicác từ này cũng chính là chia các từ thành các trường nghĩa nhỏ hơn, thành cáctiểu hệ thống Sự phân loại này phải dựa trên một tiêu chí nhất định Tiêu chí ởđây chính là một hoặc một số nét đồng nhất nào đó về ngữ nghĩa, về phạm vi sửdụng

Ví dụ 1: Xếp các từ sau đây vào nhóm thích hợp: đất nước, dựng xây nước

nhà, giữ gìn, non sông, gìn giữ, kiến thiết, giang sơn

a Những từ cùng nghĩa với Tổ quốc

b Những từ cùng nghĩa với bảo vệ

c Những từ cùng nghĩa với xây dựng

( Tiếng Việt 3, tập 2 )

Ví dụ 2: Chọn và xếp các từ ngữ sau vào bảng phân loại: bố/ ba, mẹ/ má,

anh cả/ anh hai, quả/ trái, hoa/ bông, dứa/ thơm/ khóm, sắn/ mì, ngan/ vịt xiêm

( Tiếng Việt 3, tập 1 )

Ở ví dụ 1, điểm đồng nhất về nghĩa được sử dụng để phân loại các từ ngữcùng biểu thị một sự vật, hiện tượng Còn ở ví dụ 2, điểm đồng nhất chính làphạm vi sử dụng từ ngữ

Cách dạy loại bài tập này, khi hướng dẫn học sinh phân loại từ ngữ, giáoviên cần nắm chắc các tiêu chí phân loại, đồng thời là căn cứ, chỗ dựa phân loại.Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng các tiêu chí này để xử lí, phân loại từng

b Những từ cùng nghĩa với bảo vệ: giữ gìn, gìn giữ

c Những từ cùng nghĩa với xây dựng: dựng xây, kiến thiết

Ví dụ 2

Trang 9

Bố, mẹ, anh cả, quả, hoa, dứa, sắn,

ngan

Ba, má, anh hai, trái, bông, thơm,khóm, mì, vịt xiêm

II Cách dạy biện pháp tu từ:

1 Biện pháp tu từ so sánh: So sánh là biện pháp tu từ trong đó người ta

đối chiếu hai hay nhiều đối tượng khác nhau nhưng giống nhau ở một điểm nào

đó, để hiểu rõ hơn đối tượng được nói đến

- Về nhận thức: Qua so sánh, đối tượng nói đến được hiểu rõ hơn

- Về biểu cảm: Hình ảnh so sánh làm tăng thêm tính biểu cảm cho câu văn.Bài tập về so sánh có hai loại nhỏ :

a Bài tập nhận biết phép tu từ so sánh: Như đã trình bày ở trên, sách

Tiếng Việt lớp 3 không trực tiếp giới thiệu khái niệm so sánh ( với tư cách làmột biện pháp tu từ ) cho học sinh, mà thông qua hàng loạt bài tập, dần dần hìnhthành ở học sinh khái niệm này Hình thức bài tập thường là nêu câu văn, câuthơ,đoạn văn trong đó có sử dụng biện pháp tu từ so sánh; yêu cầu học sinh chỉ

ra các hình ảnh so sánh, các sự vật được so sánh với nhau trong câu văn, câuthơ, đoạn văn ấy

Ví dụ:

1 Hai bàn tay em

Như hoa đầu cành

2 Mặt biển sáng trong như tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch

3 Cánh diều như dấu “ á ”

Ai vừa tung lên trời

4 Ơ, cái dấu hỏi

Trông ngộ ngộ ghê,

Như vành tai nhỏ

Hỏi rồi lắng nghe

( Tiếng Việt 3, tập 1 )Cách dạy loại bài tập này, trước hết giáo viên cho một học sinh đọc thànhtiếng toàn bộ bài tập Các em khác vừa nghe, vừa nhìn vào bài tập trong sáchgiáo khoa Ấn tượng thính giác kết hợp với ấn tượng thị giác giúp các em dễnhận ra hiện tượng so sánh ẩn chứa trong các câu thơ, câu văn Sau bước nhận

Trang 10

biết sơ bộ đó, giáo viên hướng dẫn học sinh đi vào phân tích từng trường hợp,tìm các sự vật được so sánh hoặc các hình ảnh so sánh theo yêu cầu của bài tập.Theo cách làm này, ở bài tập trong ví dụ nói trên, học sinh dễ dàng tìmđược những sự vật được so sánh với nhau Cụ thể ở ví dụ 1: hai bàn tay em được

so sánh với hoa đầu cành; Trong ví dụ 2: mặt biển được so sánh với tấm thảmkhổng lồ; Trong ví dụ 3: cánh diều được so sánh với dấu á; Trong ví dụ 4: dấuhỏi được so sánh với vành tai nhỏ

b.Bài tập vận dụng biện pháp tu từ so sánh: Dạng bài tập này có tác

dụng rất lớn đối với việc làm văn miêu tả, kể chuyện của học sinh Nó gồm haidạng bài tập nhỏ

- Dạng 1: Sách giáo khoa đã cung cấp sẵn nội dung so sánh qua các tranh

vẽ từng cặp sự vật có đặc điểm giống nhau ( hoặc gần giống nhau ) về hình thức

Ví dụ : Quan sát từng cặp sự vật được vẽ dưới đây rồi viết những câu có

Theo cách làm này, ở bài tập trong ví dụ nói trên, học sinh sẽ viết đượcnhững câu có hình ảnh so sánh các sự vật trong tranh như sau:

- Cặp 1: Trăng đêm rằm tròn như quả bóng

- Cặp 2: Bé cười tươi như hoa

- Cặp 3: Đèn điện sáng như sao trên trời

- Cặp 4: Đất nước ta cong cong như hình chữ S

- Dạng 2: Sách giáo khoa Tiếng Việt 3 đã đưa ra cấu trúc câu cho sẵn, dựa

vào các yếu tố đã cho sẵn, học sinh có thể tìm được đối tượng so sánh

Ví dụ: Tìm từ ngữ thích hợp với mỗi chỗ trống:

a Công cha nghĩa mẹ được so sánh như… như…

b Trời mưa, đường đất sét trơn như…

c Ở thành phố có nhiều toà nhà cao như…

( Tiếng Việt 3, tập 1 )

Ở đây yếu tố 1,2,3 đã cho sẵn, giáo viên hướng dẫn học sinh tìm yếu tố 4(Đối tượng đưa ra làm chuẩn để so sánh ) để điền vào chố trống ấy Dựa vào cácyếu tố đã cho, học sinh tìm ra đối tượng so sánh Cụ thể ở bài tập này học sinh

có thể tìm được từ ngữ thích hợp để diền vào chỗ trống như sau:

a Công cha nghĩa mẹ được so sánh như núi Thái sơn, như nước trongnguồn chảy ra

b Trời mưa, đường đất sét trơn như bôi mỡ

Trang 11

c Ở thành phố có nhiều toà nhà cao như trái núi.

2 Biện pháp tu từ nhân hoá: Nhân hoá là biện pháp gán cho đồ vật, cây

cối, con vật… những tình cảm, đặc điểm tính chất của người, nhằm làm cho đốitượng được miêu tả trở nên gần gũi, sinh động Bài tập về phép tu từ nhân hoá

có 2 loại nhỏ:

a Bài tập nhận biết phép tu từ nhân hoá:

Ví dụ: Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:

ĐỒNG HỒ BÁO THỨC

Bác kim giờ thận trọng Nhích từng li, từng li Anh kim phút lầm lì

Đi từng bước, từng bước

Bé kim giây tinh nghịch Chạy vút lên trước hàng

Ba kim cùng tới đích Rung một hồi chuông vang

1 Trong bài thơ trên, những vật nào được nhân hoá?

2 Những vật ấy được nhân hoá bằng cách nào?

3 Em thích hình ảnh nào? Vì sao?

( Tiếng Việt 3, tập 2 )Cách dạy loại bài tập này: Trên cơ sở nắm chắc khái niệm nhân hoá, giáoviên gợi ý, hướng dẫn học sinh làm các bài tập nhận biết nói trên, từng bướchình thành cho học sinh hiểu biết về biện pháp tu từ này Giáo viên có thể đặtnhững câu hỏi, cụ thể hoá yêu cầu của bài tập để gợi ý học sinh Chẳng hạntrong bài tập trên ở câu hỏi 1 có thể gợi ý: trong bài thơ trên, những vật nàomang đặc điểm, tính cách như người?; ở câu hỏi 2 dựa trên hiểu biết của họcsinh về cách nhân hoá đã được hình thành qua nhiều bài tập trước, giáo viên cóthể gợi ý cụ thể hơn cho các em: Những chiếc kim đồng hồ được gọi bằng gì?Hoạt động trạng thái của những chiếc kim ấy được miêu tả bằng những từ ngữnhư thế nào? Theo cách làm này, ta được kết quả như sau:

Những vật

được nhân

hoá

Cách nhân hoá Được gọi như

người Được tả bằng từ ngữ tả người

Kim giờ bác thận trọng, nhích từng li, từng li

Kim phút anh lầm lì, đi từng bước, từng bước

Kim giây bé tinh nghịch, chạy vút lên trước hàng

Ngày đăng: 06/10/2014, 13:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w