Ý nghĩa Khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu Trong bối cảnh cả nhân loại tiến bộ lấy thập kỉ 2011-2020 là thập kỉ quốc tế thứ ba loại trừ chủ nghĩa thực dân, đứng từ góc độ lịch s
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
-LÝ TƯỜNG VÂN
CON ĐƯỜNG ĐẤU TRANH
GIÀNH ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA MALAYA
TỪ CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẾN NĂM 1957
Chuyên ngành : Lịch sử Thế giới cận – hiện đại
Mã số : 62.22.50.05
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH LỊCH SỬ
Hà Nội - 2014
Trang 2LUẬN ÁN ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI:
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
Người hướng dẫn Khoa học:
- PGS.TSKH Trần Khánh
- TS Vũ Công Quý
Phản biện 1: PGS.TS Nguyễn Văn Kim
Phản biện 2: PGS TS Nguyễn Thanh Hiền
Phản biện 3: PGS TS Đào Tuấn Thành
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận án cấpHọc viện
Họp tại Học viện Khoa học Xã hội, 477 đường Nguyễn Trãi,Thanh Xuân, Hà Nội, vào hồi…… giờ… phút, ngày ……tháng…… năm 2013
Có thể tìm hiểu Luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Thư viện Học viện Khoa học Xã hội
Trang 3DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1 (Viết chung) Trần Khánh chủ biên (2012), Lịch sử Đông Nam Á, Tập IV: Đông Nam Á trong thời kì thuộc địa và phong trào đấu tranh giành
độc lập (từ thế kỉ XVI đến năm 1945), NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.
2 “Phong trào dân tộc ở Inđônêsia và Malaya trong nửa đầu thế kỉ XX
-Một số so sánh”, Nghiên cứu Lịch sử, số 9 (437)/2012, tr 38 - 52.
3 (Chủ trì) The Japanese Occupation of Malaya (1941-1945) and its
Impact on Development of Malay Political Consciousness Đề tài do
Quỹ SUMITOMO tài trợ (Nghiệm thu năm 2012)
4 “Chính sách giáo dục của Anh đối với người Malay bản địa (từ nửa
cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX)”, Nghiên cứu Đông Nam Á, 5 (134)/
2011, tr 11 - 23
5 “Nhật Bản chiếm đóng Malaya (1941 - 1945) và sự phát triển ý thức
chính trị của người Malay”, Nghiên cứu Đông Nam Á, 11 (140)/2011,
tr 55 - 68
6 Chủ trì: Đề tài Nghiên cứu Khoa học cấp Đại học Quốc gia: Vấn đề Hồi
giáo trong chính sách dân tộc của Malaysia (1957 - 2010) (Nghiệm thu
năm 2011)
7 “Về một vài kinh nghiệm của Malaysia trong việc giải quyết mối quan
hệ giữa vấn đề dân tộc và tôn giáo”// Vũ Dương Ninh cb., (2007), Đông
Nam Á: truyền thống và Hội nhập, NXB Thế giới, Hà Nội.
8 Chủ trì: Đề tài Nghiên cứu Khoa học cấp Trường Đại học KHXH &
NV: Vấn đề Hồi giáo trong chính sách dân tộc của Malaysia (1957
-2000) (Nghiệm thu năm 2007).
9 “Kế hoạch Triển vọng lần thứ nhất - OPPI và vấn đề đoàn kết dân tộc ởMalaysia” // Đại học Quốc gia Hà Nôi, Trường Đại học KHXH & NV
(2004), Đông Á - Đông Nam Á: Những vấn đề lịch sử và hiện tại, NXB.
Thế giới, Hà Nội
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Từ năm 2002 tôi đã bắt đầu nghiên cứu về đất nước Malaysia qua Luậnvăn Thạc sĩ và hai đề tài nghiên cứu khoa học với chủ đề là những vấn đề chínhtrị-xã hội hiện đại của Malaya Mặc dù luôn nhận được sự đánh giá cao đối vớicác kết quả nghiên cứu của mình nhưng bản thân tôi vẫn chưa thấy thỏa mãnbởi chưa đi đến tận cùng vấn đề khi giải quyết mối liên hệ giữa xã hội Malaysiahiện đại với xã hội truyền thống của nó Đó là lý do đầu tiên nhất đưa tôi trở lạitiến trình lịch sử của Malaysia Trong giai đoạn “thuộc Anh”, tôi lại lựa chọn
vấn đề con đường đấu tranh giành độc lập dân tộc của Malaya, một vấn đề
cho đến nay vẫn chưa được lý giải đầy đủ, do đó ở Việt Nam vấn đề vẫn chưađược nhìn nhận, đánh giá đúng với bản chất của nó mà thường bị gộp vào vớicác phong trào dân tộc có chút ít điểm tương đồng Bởi vậy vấn đề này nênđược nghiên cứu
2 Ý nghĩa Khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Trong bối cảnh cả nhân loại tiến bộ lấy thập kỉ 2011-2020 là thập kỉ quốc
tế thứ ba loại trừ chủ nghĩa thực dân, đứng từ góc độ lịch sử có thể nhận thấy
tầm quan trọng của việc đặt lại những vấn đề liên quan đến thực dân hóa, phithực dân hóa, hay vấn đề đấu tranh giành độc lập của các dân tộc thuộc địa.Hơn nữa, trong thời kì thuộc địa của Đông Nam Á (ĐNA), Malaya được coi là
một trường hợp khá đặc biệt, bởi vì người ta vẫn thường cho rằng, trước Chiến
tranh thế giới II (CTTGII) “người Malay là tộc người ít quan tâm đến chính trịnhất trong số các tộc người ở Đông Nam Á”, hay chẳng có gì thực sự đáng chú
ý xảy ra ở Malaya cho đến tận năm 1945 vì ở Malaya hoàn toàn không có khái
niệm “người Malaya” mà chỉ có “người Malay”, “người Hoa” và “người Ấn
Độ”, ngay bản thân “người Malay” cũng không thể tồn tại với tư cách là một
cộng đồng thống nhất, do đó cũng không tồn tại khái niệm “quốc gia Malaya”.
Tuy nhiên, chỉ chưa đầy một năm sau khi CTTGII kết thúc, người ta lại thấy
“Anh đang phải đối mặt với sức mạnh đoàn kết toàn diện chưa từng thấy củangười Malay” Lại tiếp tục được coi là đặc biệt nếu so sánh Malaya với một số
thuộc địa khác ở ĐNA Trong khi Việt Nam hay Inđônêsia mặc dù đều có ý
thức độc lập dân tộc mãnh liệt ngay từ rất sớm nhưng cả ba đều phải tiến hành
Trang 5cuộc đấu tranh lâu dài mới đạt được nền độc, thì với Malaya, tính đến thời
điểm ngay sau CTTGII, độc lập dân tộc chưa bao giờ là mối quan tâm sâu sắc
của người Malay dù dưới sự thống trị của bất kì thực dân nào (ngoại trừ tư
tưởng cấp tiến của nhóm trí thức bình dân Malay từ cuối những năm 1930).Vậy mà, “Quá trình tiến đến độc lập của Liên bang Malaya chưa kể đến nhữngtiến bộ kinh tế sau đó, là nhanh nhất so với bất cứ lãnh thổ phụ thuộc nào ở thời
kì hậu chiến” Thực tế đó khiến nhiều người phải kinh ngạc: Tại sao ngườiMalay có thể giành được độc lập nhanh đến như vậy vào năm 1957? Có phảinền độc lập của Malaya đơn giản chỉ là sự “trao trả” như nó vẫn thường đượchiểu và trên nền tảng của một đất nước không đoàn kết lực lượng dân tộc,
không khát vọng độc lập? Việc nghiên cứu, luận giải để làm sáng tỏ những vấn
đề vừa nêu bằng tất cả hiện thực của lịch sử-xã hội Malaya sẽ làm nên ý nghĩa khoa học của đề tài Luận án “Con đường đấu tranh giành độc lập dân tộc của Malaya từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1957”.
3 Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Mục đích: Bằng cách tiếp cận lịch sử và xã hội học lịch sử, chúng tôi
muốn làm sáng tỏ quá trình định hình một con đường trong cuộc đấu tranhgiành độc lập của Malaya Đề tài luận giải con đường mà Malaya đã lựachọn là con đường không hoàn toàn dựa trên một học thuyết chính trị quốc
tế cụ thể nào mà được căn cứ trên các đặc tính quốc gia, dân tộc, tôn giáocủa đất nước Malaya Nghiên cứu đề tài này chúng tôi mong muốn đưa đếnnhận thức toàn diện hơn về một nội dung trọng tâm của thời kì có vị trí đặc biệtquan trọng trong tiến trình lịch sử của mỗi quốc gia-dân tộc cũng như của cảkhu vực, cũng như góp thêm vào sự phong phú các con đường đấu tranh giànhđộc lập của các dân tộc thuộc địa
3.2 Đối tượng: Trong trường hợp Malaya, để lý giải sự định hình con
đường đấu tranh giành độc lập rất cần phải xem xét những yếu tố đã chiphối tình cảm dân tộc, sự hình thành, phát triển của ý thức quốc gia-dân tộckhông chỉ của các cộng đồng nhập cư mà của cả người bản địa Malay, do
đó cũng chi phối sự phát triển của chủ nghĩa dân tộc Malay/Malaya vàđương nhiên chi phối sự lựa chọn hay cách thức tiến hành con đường đấutranh giành độc lập ở đất nước này Các yếu tố đó gồm đặc tính đa cộngđồng (cộng đồng bản địa và các cộng đồng nhập cư), sự tồn tại và phát triển
Trang 6của chủ nghĩa cộng đồng, yếu tố đa đảng phái chính trị và đặc tính tâm lýdân tộc-tôn giáo của người Malay Hồi giáo
- Về sử dụng thuật ngữ: “Malaya” là tên gọi của đất nước trong suốt thời kì
thuộc Anh.“Người Malay”là cộng đồng người Malay bản địa để phân biệt vớihai cộng đồng nhập cư “người Hoa”, “người Ấn Độ” “Người Malaya” là baogồm toàn bộ người dân sinh sống ở đất nước Malaya
3.3 Phạm vi: Về không gian: “Malaya thuộc Anh” có giới hạn địa lý là toàn
bộ phần phía Tây của lãnh thổ Malaysia ngày nay Về thời gian: từ cuối thế kỉ
XIX (thực dân Anh hoàn thành về cơ bản quá trình bành trướng thuộc địa vào
các tiểu quốc Malay) đến năm 1957 (năm Malaya tuyên bố nền độc lập) Về
phạm vi vấn đề nghiên cứu: Đề tài xem xét quá trình định hình con đường đấu
tranh thông qua sự vận động, phát triển của các yếu tố đặc thù của xã hộiMalaya như đã nói ở trên, qua đó chỉ ra khả năng tối ưu nhất của con đườngnày trong việc đáp ứng các yêu cầu của lịch sử và tình hình thực tiễn của đấtnước Một số vấn đề và nội dung có liên quan sẽ được đặt trong mối liên hệvới Inđônêsia, quốc gia trong cùng “thế giới Malay”, “thế giới Hồi giáo” và
có nhiều tác động trực tiếp với Malaya Việc so sánh giữa các con đườngđấu tranh giành độc lập của các dân tộc thuộc địa đòi hỏi phải hết sức thậntrọng vì như D.G Hall đã nói “khái quát hóa sẽ rất nguy hiểm” Chúng tôi
sẽ chỉ ra những yếu tố chi phối vấn đề này ở một số thuộc địa
4 Phương pháp nghiên cứu
Chúng tôi sử dụng các phương pháp: Phương pháp nghiên cứu tư liệu (để
thu thập và xử lý nguồn tài liệu lưu trữ cùng các tài liệu tham khảo khác),
phương pháp lịch sử cùng các phương pháp bổ trợ khác như phương pháp thống kê, so sánh, phương pháp nghiên cứu liên ngành dân tộc học và xã hội học văn hóa, xã hội học lịch sử Ngoài ra, cũng cần phải dựa trên cách tiếp cận
hệ thống và sử dụng phương pháp cấu trúc trong nghiên cứu đề tài này.
5 Nguồn tài liệu
Nguồn tài liệu gốc được khai thác từ các cơ quan Lưu trữ quốc gia của
Malaysia và Singapo, gồm những tài liệu được công bố bởi Bộ Thuộc địa,chính quyền Hoàng gia Anh, chính quyền Liên hiệp và Liên bang Malaya.Nguồn tài liệu này gồm các báo cáo (official report), các kế hoạch/dự thảo
kế hoạch (proposal), dự luật (bill), bài phát biểu (speech) hoặc điện tín
Trang 7(telegram), tài liệu về các cá nhân và các tổ chức chính trị (papers) Chúngtôi cũng sử dụng tài liệu lưu trữ đã xuất bản (documentary collection) Các tàiliệu khác được sử dụng gồm sách chuyên khảo, chuyên luận, luận án tiến sĩ,các bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí chuyên ngành ở hai khối ngôn ngữtiếng Việt và tiếng Anh và một số tờ báo bằng tiếng Anh ở Malaya.
6 Đóng góp của đề tài Luận án
Luận án phân tích sự chuyển biến ý thức chính trị của người Malay qua các lần tác động (thực dân của Anh và phát xít Nhật); Phân tích quá
trình phát triển ý thức quốc gia-dân tộc Malaya của người Malay bản địa và
người Hoa, người Ấn trong bối cảnh chịu sự chi phối sâu sắc của chủ nghĩacộng đồng, qua đó làm rõ vai trò chính trị của các Đảng của cộng đồngtrong trạng thái phân cực của nền chính trị Malaya Sự phát triển ý thứcquốc gia-dân tộc Malaya chính là nền tảng của sự hợp tác giữa các Đảngcộng đồng trong Liên minh với UMNO làm nòng cốt và sự hợp tác giữaquần chúng của các cộng đồng Đó cũng đồng thời quá trình định hình mộtcon đường trong cuộc đấu tranh giành độc lập của người Malaya Khẳngđịnh con đường hợp tác các cộng đồng dân tộc, đấu tranh chính trị giành độclập là con đường tối ưu nhất trong việc đáp ứng các yêu cầu của lịch sử và tìnhhình thực tiễn của đất nước
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
1.1 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở TRONG NƯỚC
Ở Việt Nam, có rất ít tư liệu về Malaya/Malaysia, tư liệu liên quan trựctiếp đến vấn đề nghiên cứu của Luận án lại càng ít hơn Do đó, một số công
trình thông sử ĐNA rất có giá trị tham khảo đối với Luận án: Lịch sử Đông
Nam Á [41], Lịch sử Đông Nam Á, tập IV Đông Nam Á trong thời kì thuộc địa
và phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc từ thế kỉ XVI đến năm 1945
[37] và hai công trình được dịch từ tiếng Anh Lịch sử Đông Nam Á của D Hall [34] và Lịch sử Đông Nam Á hiện đại của C Christie [33] Chuyên luận Lịch sử
phong trào giải phóng dân tộc thế kỉ XX - Một cách tiếp cận bao quát cả về lý
luận lẫn thực tiễn về các phong trào giải phóng dân tộc Các bài nghiên cứu
trên các tạp chí chuyên ngành vẫn không trực tiếp về Malaya, nhưng đề cập
đến vấn đề nghiên cứu là phong trào đấu tranh giành độc lập được nhìn trên
Trang 8bình diện toàn khu vực, đặc biệt có một số vấn đề được nhìn nhận lại, nhìnnhận mới bằng những quan điểm mới như “Vấn đề xác định thời điểm thiết lậpchủ nghĩa thực dân phương Tây ở Đông Nam Á”, “Bối cảnh Đông Nam Átrước sự xâm nhập và thôn tính thuộc địa của phương Tây”, “Nhìn lại cuộc đấutranh giành độc lập của Đông Nam Á thế kỉ XX”…
1.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI
Trước hết phải kể đến khối tư liệu được viết bởi các thế hệ các nhà cai trịngười Anh đồng thời là các nhà nghiên cứu về Malaya Vì trách nhiệm của
mình, những ghi chép, bàn luận đó có giá trị khoa học nhất định, mặc dù không
thể không thừa nhận rằng những tư liệu này bị bao trùm bởi tư tưởng thực dân
và quan điểm “châu Âu trung tâm” Tiêu biểu có các công trình, bài viết của F.
Swettenham (British Malaya: An account of the origin and progress of
British influence in Malaya hay “British rule in Malaya”), R Wilkinson (A History of Peninsular Malays), R Winstedt (The Malays: A Cultural History) Slicock T.H., Robert Heussler và Victor Purcell là thế hệ thứ ba các
nhà thực dân với nhiều công trình mang dấu ấn thực dân đậm nét, tiêu biểu có
British rule in Malaya: The Malayan Civil Service and its predecessors 1867-1942, Completing a stewardship: the Malayan Cilvil Service, 1942- 1957… Họ đều xem thuộc địa Malaya như là “gánh nặng của người da
trắng”, coi người bản xứ như là “những chủng tộc non nớt” và “trách nhiệmcủa người da trắng là phải dẫn dắt họ đi đến văn minh”, như thế mới đượccoi là “hoàn thành cương vị của người quản lý Đối với khối tư liệu được viếtbởi các nhà nghiên cứu: khách quan và công bằng hơn trước các sự thực lịch
sử Bên cạnh các công trình thông sử ĐNA hay Malaya là những công trìnhchuyên sâu về các khía cạnh được chúng tôi khảo cứu Những chuyên luận bàn
về các đặc tính dân tộc, tôn giáo ở Malaya như The Sultanate of Malacca,
Communalism and the political process in Malaya, hay Rulers and Residents: Influence and power in the Malay states, 1870-1920, Chính sách cai trị của
Anh được phản ánh qua Devide and rule: The roots of race relations in
Malaysia của A Collin hay A study in direct and indirect rule của Rupert
Emerson Cùng với “Politicization and political development in a rural Malay
community” của Rogers, chuyên khảo của William Roff, The Origins of Malay
Nationalism có thể coi là nghiên cứu chuẩn mực về tác động của sự chuyển
Trang 9biến xã hội Malay đối với sự hình thành và phát triển chủ nghĩa dân tộc củangười Malay trong những năm 1930 Vấn đề tác động của Nhật Bản đối vớiMalaya được nhận diện qua các Luận án Tiến sĩ “From Parochial to NationalOutlook: Malay society in transition, 1920-1948” hay “The Impact of JapaneseOccupation of Malaya on Malay Society and Politics (1941-1945)” và loạt cáccông trình, bài viết của Cheah Boon Kheng cùng nhiều tác giả khác Những
công trình British policy and Malay politics during the Malayan Union
experiment, 1942-1948, Colonial issues in British Politics, 1945-1961, The Foreign Policy of the British Labour Government, 1945-1951 hay Malaysia, the making of a Nation,… phản ánh diễn biến chính trị ở Malaya từ
sau năm 1945 qua sự phản ứng quyết liệt “chưa từng có tiền lệ” trong lịch sửcủa người Malay buộc Anh phải liên tục điều chỉnh chính sách trong các giaiđoạn 1948-1951 và 1952-1957
Tiểu kết: Qua sự khảo cứu và hệ thống hóa tư liệu liên quan đến đề tài luận
án có thể thấy tư liệu rất tản mạn trên nhiều khía cạnh: lịch sử, chính trị,kinh tế, xã hội, đến các khía cạnh văn hóa, tôn giáo, tộc người Những tàiliệu đề cập đến quá trình đi đến độc lập của Malaya lại hầu như chỉ mangtính chất mô tả diễn biến từ sau Chiến tranh thế giới II, thậm chí sau khixuất hiện Đảng Liên minh đến năm 1957 Trên cơ sở của vấn đề nghiên cứuđược xác định, ‘bức tranh đa chiều’ nói trên cho phép chúng tôi quan sátvấn đề nghiên cứu theo cả chiều rộng lẫn chiều chiều sâu, đưa lại cho chúngtôi khả năng phân tích toàn diện vấn đề nghiên cứu, luận giải có tính hệthống về quá trình định hình và lựa chọn một con đường đấu tranh giànhđộc lập dân tộc của Malaya
Chương 2 MALAYA DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH THỰC DÂN CỦA ANH
CUỐI THẾ KỈ XIX - ĐẦU THẾ KỈ XX
2.1 TỪ VƯƠNG QUỐC HỒI GIÁO MALACCA ĐẾN THUỘC ĐỊA MALAYA CỦA ANH
2.1.1 Hồi quốc Malacca và những thế kỉ đầu tiếp xúc với phương Tây (1400-1786)
Sự hưng thịnh của vương quốc Malacca một phần được đưa đến bởi sựgia nhập vào thế giới Hồi giáo Hồi giáo sau khi xâm nhập vào xã hội
Malay nhanh chóng trở thành tôn giáo dân tộc của cộng đồng người Malay.
Các lý tưởng và các giá trị văn hóa của Đạo Hồi hình thành đặc tính tâm lý
Trang 10dân tộc-tôn giáo của người Malay Hồi giáo với giá trị cốt lõi là lòng trungthành tuyệt đối với các Quốc vương Malay, đồng nghĩa với lòng trungthành với các tiểu quốc của họ Văn hóa của người Malay cùng ngôn ngữMalay đã lan tỏa đến các cư dân trên quần đảo Malaya - Inđônêsia Với vịtrí và vai trò của một trung tâm thương mại, tôn giáo và văn hóa lớn trongkhu vực, Hồi quốc Malacca đã tạo lập một sự khởi đầu vững chắc cho quátrình lịch sử của Malaya Từ năm 1511, Bồ Đào Nha và Hà Lan lần lượtxâm chiếm Malacca và coi đó là pháo đài bảo vệ các lợi ích thương mại họ
ở ĐNA
2.1.2 Malaya trở thành thuộc địa của Anh (1786-1914)
2.1.2.1 Thành lập Khu định cư Eo biển (Straits Settlements)
Bắt đầu bằng việc chiếm đóng Penang năm 1786, chiếm đảo Singapo
năm 1819 và sở hữu Malacca năm 1824, năm 1826 Anh thực hiện sáp nhập
cả ba thành một đơn vị hành chính lấy tên là Khu định cư Eo biển (Straits
Settlements - SS).
2.1.2.2 Quá trình mở rộng can thiệp vào các tiểu quốc Malay và sự củng cố chế
độ cai trị của Anh ở Malaya
Trong giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, “Cơn kịch phát thực dân hóa” đã hối thúc chính quyền Anh đẩy mạnh quá trình bành trướng thuộc địa Năm
1867, SS chính thức trở thành thuộc địa trực tiếp của Hoàng gia Anh Hiệp
ước Perak năm 1874 hợp pháp hóa sự can thiệp của Anh vào Perak và các
tiểu quốc Malay thông qua thiết chế Công sứ, chính quyền Anh cam kết bảo
vệ vương quyền truyền thống của các Quốc vương Malay và đảm bảo các
“quyền đặc biệt” cho người Malay trước những tộc người khác Năm 1895,
4 tiểu quốc Perak, Selangor, Pahang, Negri Sembilan được sáp nhập lại
trong Liên bang các bang Malay (FMS) Năm 1909, 5 tiểu quốc Trengganu, Kelantan, Kedah, Perlis và Johore hợp thành Các bang Malay ngoài Liên bang
(UMS) FMS và UMS đều được đặt dưới chế độ cai trị gián tiếp nhưng mức
độ không hoàn toàn giống nhau Quá trình củng cố chế độ cai trị của Anhcũng bắt đầu được tiến hành từ năm 1909 bằng các cải cách hành chính trongnhững năm 1920-1930 nhằm tập trung mọi quyền hành về tay người Anh.2.2 TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH THỰC DÂN CỦA ANH Ở MALAYA
2.2.1 Biến đổi cơ cấu kinh tế với vai trò chủ thể của ngoại kiều
Trang 11Sự phát triển các ngành công nghiệp thiếc và cao su đã phá vỡ cấu trúc kinh
tế phong kiến truyền thống của xã hội bản địa, đưa tới những động lực của nền
kinh tế hiện đại phục vụ xuất khẩu Anh chủ trương không can thiệp đến nền
tảng kinh tế truyền thống của người Malay Thậm chí người Malay cũng
không được sử dụng để làm phu ở các mỏ thiếc hay ở các đồn điền cao subởi sự nhập cư quá dễ dàng lao động người Hoa, người Ấn, ngườiInđônêsia Đến đầu thế kỉ XX, trong khi ngoại kiều (chủ yếu là người Hoa vàmột số là người châu Âu) nắm giữ vai trò chủ thể của nền kinh tế Malaya thì
cộng đồng người Malay bị biến thành “giai cấp nông dân cố định”, bị bó hẹp
hoàn toàn với nền kinh tế truyền thống
2.2.2 Hình thành xã hội đa tộc người và các nguyên nhân mâu thuẫn tộc người
Để đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực cho các ngành kinh tế hiện đại,chính quyền Anh đã nhập khẩu lao động người Hoa và người Ấn Độ trên qui
mô lớn Sự thiếu kiểm soát sau đó đã đưa đến sự hình thành xã hội Malaya đa
tộc người Cơ cấu tộc người trên bán đảo Malaya thay đổi theo hướng số người
Hoa dần vượt qua số người Malay (theo các cuộc điều tra dân số năm 1921,
1931, 1941) Số người Ấn Độ luôn giữ ở mức thấp (15%) Sự chuyên biệt hóangành nghề kinh tế kéo theo sự phân bố cư dân theo tộc người (người Hoa ởcác đô thị và các trung tâm kinh tế lớn, người Malay ở những vùng nôngthôn nghèo nàn lạc hậu), những khoảng cách ngày càng lớn về trình độ pháttriển kinh tế, văn hóa, giáo dục là những nguyên nhân đưa đến chủ nghĩa cộngđồng ngày càng tăng trong xã hội Malaya
2.2.3 Sự phát triển của đội ngũ trí thức người Malay
Chính sách giáo dục đối với người Malay bản địa nằm trong hệ thống chính
sách “chia” để “trị” Vì vậy, chính quyền xây dựng chương trình giáo dục tinh
hoa dành cho tầng lớp quý tộc và chương trình giáo dục “thiên về nông thôn” dành cho số đông dân chúng còn lại Thông qua chính sách kép này, chính
quyền Anh vừa lôi kéo sự ủng hộ của giới quý tộc Malay lại vừa kiểm soátđược xã hội Malaya thông qua hai kênh: một kênh là lòng trung thành củadân chúng đối với Quốc vương và giai cấp thống trị truyền thống và mộtkênh là sự kìm hãm về tri thức lẫn khả năng kinh tế của thường dân Malay,
từ đó ngăn chặn sự thức tỉnh chính trị của lực lượng xã hội đông đảo này.Dòng giáo dục tôn giáo của người bản địa Malay cũng phát triển mạnh từ đầu
Trang 12thế kỉ XX với sự xuất hiện của loại hình trường cách tân Hồi giáo Trong bối
cảnh đó, một đội ngũ trí thức người bản địa Malay đã hình thành và phát
triển, tác động trực tiếp đối với phong trào dân tộc của người Malay được
dẫn dắt bởi 3 nhóm trí thức là sản phẩm của 3 dòng giáo dục: nhóm trí thứctôn giáo, nhóm trí thức chịu ảnh hưởng của nền giáo dục Anh và nhóm tríthức được đào tạo bởi nền giáo dục bản địa
2.2.4 Sự phát triển của báo chí bản địa
Sự phát triển của báo chí bản địa không chỉ thể hiện về mặt số lượng, tốc độphát triển, sự đa dạng của loại hình báo chí mà rất quan trọng là nội dung báochí đã phản ánh sự phát triển ngày càng cao ý thức chính trị của người Malay,đưa đến các khát vọng cải thiện vị trí của cộng đồng, truy tìm nguyên nhân của
sự lạc hậu của cộng đồng Malay là do sự hiện diện của người Hoa và do chínhsách cai trị của Anh, thậm chí bày tỏ khát vọng về tương lai chính trị của đấtnước qua lý tưởng xây dựng một quốc gia-dân tộc độc lập bao trùm cả haithực thể Malaya thuộc Anh và Inđônêsia thuộc Hà Lan - quốc gia ĐạiInđônêsia (Indonesia Raya/Malaya Raya)
Tiểu kết: Chính sách cai trị của Anh như những “sức ép ngoại lực” không
chỉ làm thay đổi đặc tính chủng tộc của bán đảo mà còn đưa đến những chuyểnbiến trong cấu trúc địa-chính trị, địa-kinh tế của Malaya Nhưng, chính nhữngsức ép đó lại hướng Malaya theo những chiều hướng mới Giới trí thức Malay
từ thập niên 1920 trở đi bắt đầu thoát ra khỏi sự khống chế của môi trường xãhội và tôn giáo truyền thống, thể hiện khả năng phản biện xã hội và tinh thầnphản kháng trước các trở lực đối với sự phát triển của cộng đồng người Malay
Chương 3 PHONG TRÀO DÂN TỘC CỦA NGƯỜI MALAY
TRONG NHỮNG NĂM GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI
3.1 NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG
Tinh thần dân tộc của người Malay Hồi giáo chịu sự tác động của nhiều yếu
tố chủ quan và khách quan ở các cấp độ khu vực và quốc tế, song trực tiếp nhất
là các tác động từ thế giới Hồi giáo Trung Đông với phong trào cải cách Hồigiáo và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc sục sôi; từ phong trào dân tộcrộng lớn của người Inđônêsia, một quốc gia cùng thuộc về “thế giới Hồi giáo”
và “thế giới Malay” với Malaya, vận động dựa trên ý tưởng về Inđônêsia
Trang 13thống nhất: “Một quốc gia - Inđônêsia; Một dân tộc - người Inđônêsia; Một ngôn ngữ - tiếng Inđônêsia”; thậm chí từ chính những hoạt động chính trị
hướng về tổ quốc Trung Hoa hay Ấn Độ của các cộng đồng nhập cư người
Hoa, người Ấn tại Malaya.
3.2 PHONG TRÀO CẢI CÁCH DƯỚI SỰ DẪN ĐƯỜNG CỦA ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC TÔN GIÁO
Các trí thức tôn giáo Malay trở về từ Đại học Cairô ở Ai Cập đã đi tiênphong trong phong trào dân tộc ở Malaya thời kì này Qua hoạt động báo chí,
họ nêu lên tư tưởng cần phải cải thiện sự trì trệ của cộng đồng Malay nhưng
phải bắt đầu trước hết từ khía cạnh tôn giáo vì người Malay thiếu những kiến
thức đúng đắn về đạo Hồi, về nguyên lý phát triển của đạo Hồi, do đó phảibiến Hồi giáo thành một đòn bẩy tinh thần để gắn kết sự năng động của mỗi cá
nhân vào tương lai cao hơn của cộng đồng Malay Những người có tư tưởng cải cách tập hợp trong nhóm Kaum Muda để phân biệt với nhóm Kaum Tua đứng đầu là các Quốc vương Kaum Muda phản đối chủ nghĩa bảo thủ tôn giáo của Kaum Tua, chủ trương khôi phục sự trong sáng của các học thuyết
tôn giáo, cải cách phát triển dân chủ Tư tưởng chống lại Quốc vương của
Kaum Muda không thu hút mối quan tâm của quần chúng Malay, những người
mộ đạo luôn đi theo Quốc vương như đi theo “cái bóng của Thượng đế trên tráiđất”
3.3 NHÓM TRÍ THỨC CHỊU ẢNH HƯỞNG CỦA NỀN GIÁO DỤC ANH VÀ
PHONG TRÀO ĐẤU TRANH VÌ “QUYỀN ĐẶC BIỆT” CỦA NGƯỜI MALAY
Đối diện với mối hiểm họa từ việc gia tăng nhanh chóng cả về số lượng
cư dân lẫn sức mạnh kinh tế của người Hoa, nhóm trí thức này đã thành lập
tổ chức chính trị đầu tiên của người Malay: Hiệp hội người Malay Singapo
(KMS) năm 1926 với mục tiêu bảo vệ “quuyền đặc biệt” của người Malay,nắm quyền quản lý đất nước, để đất nước không bị chi phối bởi nhữngngười không phải Malay Khi các lãnh tụ người Hoa đấu tranh đòi được đối
xử công bằng như người Malay đã thúc đẩy chủ nghĩa cộng đồng của người
Malay phát triển mạnh mẽ trong thập niên 1930 Từ năm 1937, các hiệp hộingười Malay được thành lập ở tất cả các bang và chĩa mũi nhọn đấu tranhvào người Hoa một cách quyết liệt, trong khi vẫn nhấn mạnh lòng trungthành với các Quốc vương, hợp tác với người Anh để bảo vệ người Malaytrước người Hoa
Trang 143.4 PHONG TRÀO DÂN TỘC DƯỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA NHÓM TRÍ THỨC CẤP TIẾN
Những đặc trưng cơ bản để phân biệt tư tưởng nhóm trí thức này với hai
nhóm trước chính là tính “cấp tiến” được thể hiện qua thái độ bất mãn với
chính quyền thực dân, do đó mang lập trường bất hợp tác với người Anh.
Bên cạnh đó là thái độ phê phán giới quyền uy truyền thống và đội ngũ viên
chức Malay dưới cái ô bảo trợ của người Anh đã xa rời quần chúng, không
lãnh đạo quần chúng tiến lên trước sự lấn át của cộng đồng người Hoa, thủphạm chính gây nên sự lạc hậu yếu kém của người Malay Mục tiêu chính
trị cao nhất là Độc lập cho Malaya Nhóm này chịu ảnh hưởng rất lớn từ phong trào dân tộc của người Inđônêsia Họ nêu ý tưởng thống nhất người
Malay trên toàn quần đảo trong quốc gia mới Indonesia Raya bao gồm cả
hai thực thể Inđônêsia và Malaya, coi đó là một giải pháp cho vấn đề hiệntại của xã hội Malay Khuynh hướng chính trị của nhóm này trở nên triệt để
hơn sau khi Liên hiệp Thanh niên Malay (KMM) được thành lập (5/1937) với Ibrahim Yaacob là Chủ tịch Đây là tổ chức chính trị của toàn thể
người Malay trên bán đảo - khác với các tổ chức chỉ ở cấp bang của của
giới quý tộc Malay CTTGII bùng nổ, Ibrahim Yaacob và một số cộng sựcủa ông đã quay sang hợp tác với Nhật để thúc đẩy các hoạt động chính trịcủa mình
giữa hai cuộc chiến tranh thế giới đã nhen nhóm các con đường đấu tranh
khác nhau của người Malay ở giai đoạn hậu chiến, giai đoạn bản lề trong
quá trình phải lựa chọn dứt khoát một con đường đấu tranh giành độc lập
dân tộc cho Malaya Trong xã hội Malay Hồi giáo, vấn đề trung tâm chi phối yếu tố lực lượng của các phong trào phụ thuộc rất lớn vào đặc tính tâm
lý dân tộc-tôn giáo của người Malay Hồi giáo Những tư tưởng phê phán
các Quốc vương của nhóm trí thức tôn giáo và bình dân không giành được
sự ủng hộ của quần chúng là toàn bộ người Malay theo Hồi giáo luôn trung
thành tuyệt đối với các Quốc vương Chủ nghĩa cộng đồng lại khiến các
phong trào hướng mũi nhọn đấu tranh vào người Hoa là đặc điểm tiếp theo.Mặc dù phong trào của giới trí thức quý tộc chiếm vai trò chủ đạo nhưng
chúng tôi cho rằng không nên và không thể bỏ qua một số yếu tố dù mới chỉ trên phương diện tư tưởng do KMM đề xuất về tinh thần “thống nhất”, về ý