1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh và đề xuất biện pháp nâng cao hoạt động kinh doanh tại công ty than đồng vông năm 2009

35 459 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 485 KB

Nội dung

Công ty than Đồng Vông là công ty con của Công ty than Uông Bí - TKV, làmột công ty khai thác hầm lò, chính vì vậy Ban lãnh đạo Công ty than Đồng Vông đã xác định vai trò, trách nhiệm sả

Trang 1

Lời nói đầu

Trong sự nghiệp công nghiệp hoá , hiện đại hoá đất nước, Đảng và nhà nước taluôn quan tâm đến sự phát triển của ngành Than Bởi đây là một ngành côngnghiệp quan trọng cung cấp nguyên, nhiên liệu cho rất nhiều ngành công nghiệpkhác như: điện, hoá chất, xi măng, luyện kim Ngoài ra còn xuất khẩu đem lạinguồn lợi ngoại tệ lớn cho đất nước Than còn là nguồn chất đốt phục vụ đời sốngsinh hoạt của người dân

Công ty than Đồng Vông là công ty con của Công ty than Uông Bí - TKV, làmột công ty khai thác hầm lò, chính vì vậy Ban lãnh đạo Công ty than Đồng Vông

đã xác định vai trò, trách nhiệm sản xuất của mình trong sản xuất kinh doanh làkhông ngừng cải tiến công nghệ sản xuất, áp dụng những thành tựu khoa học kỹthuật vào khai thác than để không ngừng làm tăng sản lượng, giảm giá thành sảnphẩm mà còn nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng tối đa nhu cầu thị trường vànâng cao đời sống công nhân viên trong Công ty, hoàn thành nhiệm vụ kế hoạchCông ty than Uông Bí giao

Như chúng ta đã biết, ngày nay các doanh nghiệp đóng vai trò cực kỳ quantrọng trong nền kinh tế đất nước Doanh nghiệp tạo ra mọi của cải vô tận đáp ứngmọi nhu cầu đa dạng của xã hội Để tồn tại và phát triển chủ doanh nghiệp phải lập

kế hoạch cho việc sản xuất kinh doanh của công ty mình nhằm mục đích sản phẩmđược sản xuất ra được thị trường chấp nhận và đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.Nhận thức được vai trò công tác lập kế hoạch Công ty than Đồng Vông hàngnăm dựa vào kế hoạch Công ty than Uông bí giao cho mà xây dựng kế hoạch kinhdoanh cho mình một cách chu đáo, tỷ mỷ trên cơ sở phân tích các biến động của thịtrường và nguồn lực hiện có của Công ty nhằm đem lại hiệu quả cao nhất, có tíchluỹ để vừa bảo toàn và phát triển vốn, mặt khác đáp ứng được yêu cầu chung của

sự phát triển kinh tế xã hội

Trang 2

Trong bài thiết kế môn học này của mình, em xin xây dựng kế hoạch sản xuấtkinh doanh và đề xuất biện pháp nâng cao hoạt động kinh doanh tại Công ty thanĐồng Vông năm 2009.

Đề tài gồm 3 chương:

Chương 1: Khái quát chung về lập kế hoạch sản xuất kinh doanh

Chương 2: Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh tại công ty than ĐồngVông

Chương 3: Đề xuất biện pháp nâng cao hoạt động kinh doanh

Do nhận thức và kiến thức còn có nhiều hạn chế do đó việc lập kế hoạch và đèxuất biện pháp không thể tránh khỏi những sai sót Em rất mong được sự chỉ bảocủa thầy, cô để thiết kế môn học này được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LẬP KẾ HOẠCH

SẢN XUẤT KINH DOANH

I MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT

1 Khái niệm lập kế hoạch

1.1 Khái niệm

Lập kế hoạch là quá trình xác định những mục tiêu của tổ chức và phươngthức tốt nhất để đạt được những mục tiêu đó Hoạch định là quá trình nghiên cứuquá khứ, quyết định hiện tại và xác định những việc phải làm trong tương lai, do đó

nó là công việc hết sức quan trọng của tổ chức, là một trong những chức năng đầutiên trong quản trị Việc lập kế hoạch tốt thì thực hiện những công việc sau mớihiệu quả

Kế hoạch sản xuất tiêu thụ là bộ phận giữ vị trí quan trọng nhất trong số các kếhoạch hàng năm của doanh nghiệp, được coi là mục tiêu của mọi hoạt động trongdoanh nghiệp và là cơ sở để tính toán các chỉ tiêu của mọi bộ phận kế hoạch kháctrong doanh nghiệp Kế hoạch này thể hiện khả năng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm,khả năng đáp ứng yêu cầu thị trường

Kế hoạch giá thành nhằm dự đoán chi phí sản xuất kinh doanh một năm, tổnggiá thành sản lượng hàng hoá, giá thành đơn vị sản phẩm trên cơ sở khai thác và sửdụng triệt để các nguồn lực tiềm tàng của doanh nghiệp về lao động, vật tư, tiềnvốn nhằm hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận Kế hoạch này phản ánh khả năngtiết kiệm các loại chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh, đồng thờinói lên chất lượng hoạt động của doanh nghiệp

1.2 Vai trò của lập kế hoạch

- Lập kế hoạch là công cụ đắc lực trong việc phối hợp nỗ lực của các thànhviên trong một doanh nghiệp

- Lập kế hoạch có tác dụng là giảm tính bất ổn định của doanh nghiệp

- Lập kế hoạch giảm được sự chồng chéo và những hoạt động lãng phí

Trang 4

- Lập kế hoạch thiết lập nên những tiêu chuẩn tạo điều kiện cho công tác kiểmtra.

1.3 Các loại lập kế hoạch

 Theo phạm vi hoạt động:

- Kế hoạch chiến lược: Là kế hoạch ở cấp độ toàn bộ doanh nghiệp, nó thiếtlập nên những mục tiêu chung của doanh nghiệp và vị trí của doanh nghiệp đối vớimôi trường

- Kế hoạch tác nghiệp: Là kế hoạch trình bày rõ và chi tiết cần phải làm nhưthế nào để đạt được những mục tiêu đã đặt ra trong kế hoạch chiến lược Có hailoại kế hoạch tác nghiệp là kế hoạch sử dụng một lần và kế hoạch hiện hành

Có 3 loại kế hoạch hiện hành:

 Các chính sách: Các chính sách là phương châm, những hướng dẫn chungđịnh hướng cho việc ra quyết định

 Các thủ tục: các thủ tục là chuỗi những hoạt động cần thiết theo thứ tự thờigian của công việc cụ thể nào đó thường được lặp đi lặp lại trong doanh nghiệp

 Các quy tắc: là những quy định nói rõ cho các thành viên trong doanh nghiệpbiết hộ không được làm gì

 Theo thời gian:

Trang 5

- Các chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp.

- Độ bất ổn định của môi trường

- Độ dài của những cam kết trong tuơng lai

1.5 Những kỹ thuật và công cụ lập kế hoạch

- Nghiên cứu môi trường:

Một trong những lĩnh vực phát triển nhanh nhất của nghiên cứu môi trường lànghiên cứu trí tuệ của các đối thủ cạnh tranh – đó là hoạt động truy tìm thông tin cơbản về các đối thủ cạnh tranh: họ là những ai, họ đang làm gì tới doanhnghiệp Những thông tin chính xác về cuộc cạnh tranh cho phép các nhà quản trịthấy trước được những hành động của các đối thủ hơn chỉ là đơn thuần phản ứng lạinhững hành động đó

- Dự báo:

Dự báo là dự đoán những kết quả trong tương lai Căn cứ cho dự báo chính lànhững kết quả của nghiên cứu môi trường Những yếu tố của môi trường chung vàmôi trường riêng của doanh nghiệp đều được dự báo Tuy vậy, có hai điều quantrọng nhất mà doanh nghiệp phải dự báo là:

+ Dự báo doanh thu: doanh nghiệp thường dựa vào những số liệu trong nhữngnăm qua, xu hướng thay đổi về kinh tế - xã hội, và những yếu tố khác trong môitrường để tìm ra xu hướng biến đổi doanh thu của doanh nghiệp trong tương lai.+ Dự báo công nghệ: đoán trước được những thay đổi trong công nghệ và thờiđiểm kinh tế nhất cho doanh nghiệp áp dụng những công nghệ đó

Những kỹ thuật dự báo có thể chia ra thành hai phạm trù: dự báo về lượng và

Trang 6

 Bước 1: Xác định mục tiêu:

Để đề ra các quyết định có hiệu quả, doanh nghiệp cần xác định mục tiêu mộtcách rõ ràng, từ đó phân phối tài nguyên hợp lý để hoàn thành các mục tiêu đó.Việcxác định các mục tiêu bao gồm việc chỉ rõ các mục tiêu cần thực hiện và thiết lậptrình tự, thứ tự ưu tiên của các mục tiêu

 Bước 2: Xác định tình thế hiện tại của tổ chức, doanh nghiệp:

Đó là việc nghiên cứu và phân tích tình hình về nội tại của doanh nghiệp để trảlời một số câu hỏi như: Doanh nghiệp còn cách mục tiêu bao xa? Có những nguồnhoặc tài nguyên nào tổ chức có thể huy động được? Trong giai đoạn này việc traođổi thông tin trong nội bộ tổ chức cũng như với bên ngoài là rất quan trọng, đâycũng chính là giai đoạn đánh giá ưu nhược điểm của doanh nghiệp

 Bước 3: Xác định môi trường tác động – môi trường bên ngoài:

Đây là việc doanh nghiệp đánh giá toàn bộ môi trường mà tổ chức đang vậnđộng để thấy được cơ hội và thách thức, phân tích tình hình để điều chỉnh lại mụctiêu và mức độ đạt được mục tiêu

 Bước 4: Xây dựng kế hoạch:

Đó là việc tìm ra các giải pháp hoạt động khác nhau để hoàn thành các mụctiêu, sau đó đánh giá các giải pháp đó để lựa chọn giải pháp thích hợp nhất phùhợp với tình thế của doanh nghiệp Đây là giai đoạn quan trọng mà doanh nghiệpphải làm để đưa ra các quyết định hoạt động trong tương lai, kết quả của quá trìnhxây dựng kế hoạch là các quyết định

 Bước 5: Thực hiện kế hoạch:

Đây là giai đoạn cuối cùng trong tiến trình hoạch định, là triển khai kế hoạch

đã xây dựng Trong suốt quá trình thực hiện kế hoạch phải thiết lập hệ thống kiểmtra kiểm soát để điều chỉnh quá trình hoạt động phù hợp với thực tiễn và mục tiêu

mà tổ chức đề ra

2 Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

2.1 Khái niệm

Trang 7

Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn

bộ hao phí lao động sống, lao động vật hoá hợp lý và cần thiết để sản xuất ra mộtkhối lượng sản phẩm nhất định trong kỳ kinh doanh xác định

2.2 Phân loại

Có nhiều loại chi phí khác nhau phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp, về cơ bản có thể phân loại theo hai cách sau:

2.2.1 Phân loại theo khoản mục chi phí

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là toàn bộ các hao phí nguyên vật liệuchính, vật liệu phụ, công cụ dụng cụ, nhiên liệu sử dụng trực tiếp cho quá trình tạo

ra sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ

- Chi phí nhân công trực tiếp: là khoản thù lao phải trả cho các cán bộ và côngnhân trực tiếp tạo ra sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ như: lương chính, các khoảnphụ cấp, các khoản trích theo lương theo quy định của nhà nước(bảo hiểm xã hội,bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn) của cán bộ, công nhân trực tiếp sản xuất

- Chi phí sản xuất chung: bao gồm chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ dùngtrong phân xưởng, chi phí cho nhân viên quản lý phân xưởng, chi phí khấu hao tàisản cố định của phân xưởng, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác phátsinh trong phân xưởng Các loại chi phí này đến cuối kỳ sẽ được tiến hành phân bổcho các loại sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất ra trong kỳ

+ Chi phí vật liệu, công cụ dùng trong phân xưởng bao gồm: Chi phí vật liệubảo hộ lao động (ủng, gang tay, mũ, khẩu trang ); chi phí vật liệu dùng bảo dưỡngmáy móc, thiết bị (giẻ lau, dầu mỡ bôi trơn ); chi phí văn phòng phẩm phânxưởng, chi phí công cụ lao động nhỏ thuộc tài sản lưu động (bàn, ghế, tủ, cốc,chén )

+ Nhân viên quản lý phân xưởng: là các cán bộ trong bộ máy quản lý phânxưởng gồm: quản đốc, phó quản đốc, các nhân viên thống kê, kế toán, nhân viên kỹ

Trang 8

thuật giúp quản đốc Chi phí nhân viên quản lý phân xưởng gồm lương và cáckhoản trích theo lương của họ.

+ Chi phí khấu hao TSCĐ ở phân xưởng bao gồm: Khấu hao nhà xưởng côngtrình kiến trúc thuộc phạm vi phân xưởng, khấu hao máy móc, thiết bị, vận tải,dụng cụ đo lường thuộc phạm vi phân xưởng

+ Chi phí dịch vụ mua ngoài: Điện, quạt, điện thoại, sửa chữa thuê ngoài + Chi phí bằng tiền: Trong phân xưởng là không lớn được tính định mức chibằng tiền (chè, thuốc, tiếp khách )

- Chi phí quản lý doanh nghiệp: Bao gồm chi phí quản lý hành chính, chi phíquản lý kinh doanh và các chi phí chung khác có liên quan toàn bộ hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp như: tiền lương, phụ cấp, các khoản trích theo lương củaban giám đốc, nhân viên các phòng ban, chi phí sửa chữa và khấu hao tài sản sửdụng cho toàn doanh nghiệp, chi phí vật liệu, văn phòng phẩm, chi phí thông tinliên lạc, điện, nước, chi phí dịch vụ mua ngoài thuộc văn phòng doanh nghiệp, thuế

và các lệ phí, các chi phí chung cho toàn doanh nghiệp, thuế và các lệ phí, các chiphí chung cho toàn doanh nghiệp như lãi vay, chi phí kiểm toán, tiếp tân, tiếpkhách, công tác phí Các chi phí này cũng được phân bổ cho từng loại sản phẩmvào cuối kỳ sản xuất

- Chi phí bán hàng: Bao gồm chi phí vật liệu, công cụ dùng trong bán hàng(văn phòng phẩm, vật liệu bao gói, quần áo chuyên dùng cho bộ phận bán hàng,phương tiện cân đo đong đếm, vật rẻ tiền mau hỏng); chi phí cho nhân viên bánhàng, chi phí khấu hao TSCĐ (Khấu hao nhà cửa, nhà kho, cửa hàng, phương tiệnvận tải hoặc các tài sản cố định có liên quan đến lĩnh vực bán hàng); chi phí dịch vụmua ngoài; chi phí bằng tiền khác Chi phí này được phân bổ cho loại sản phẩm sảnxuất ra trong kỳ

2.2.2 Phân loại theo yếu tố chi phí

- Tiền lương: có thể là lương theo thời gian hoặc lương theo sản phẩm

Trang 9

- Bảo hiểm xã hội: bao gồm 15% do doanh nghiệp đóng góp, 5% do người laođộng đóng góp.

- Chi phí khấu hao cơ bản: Công ty than Đồng Vông áp dụng phương pháptính khấu hao theo đường thẳng

- Chi phí sửa chữa: bao gồm bảo dưỡng thường xuyên và sửa chữa lớn theo kếhoạch và theo tình trạng máy móc thiết bị

- Chi phí nguyên vật liệu

- Chi phí nhiên liệu

- Chi phí vật rẻ, mau hỏng

- Chi phí bảo hiểm tài sản

- Chi phí đăng ký, đăng kiểm

- Các khoản lệ phí như chi phí cầu đường, bến bãi, chi phí xếp dỡ, cảng

- Chi phí quản lý

- Chi phí khác

3 Giá thành và phân loại giá thành phẩm

3.1 Khái niệm

Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền toàn bộ chi phí của doanh nghiệp bỏ

ra để hoàn thành việc sản xuất hoặc để sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm nhấtđịnh

Giá thành đơn vị là toàn bộ hao phí lao động sống lao động vật hoá doanhnghiệp bỏ ra để sản xuất ra một khối lượng sản phẩm trong kỳ được phân bổ đềucho mỗi đơn vị sản phẩm

3.2 Phân loại

a Theo phạm vi tính toán

Giá thành sản xuất = Chi phí sản xuất + Chênh lệch sản phẩm dở dang

Chi phí sản xuất = Chi phí vật tư trực tiếp + Chi phí nhân công trực tiếp + Chiphí sản xuất chung

Trang 10

Chênh lệch sản phẩm dở dang = Sản phẩm dở dang đầu kỳ - Sản phẩm dởdang cuối kỳ

Giá vốn hàng bán = Chi phí sản xuất + Chênh lệch thành phẩm tồn kho

Chênh lệch thành phẩm tồn kho = Thành phẩm tồn kho đầu kỳ - Thành phẩmtồn kho cuối kỳ

*)Trong hoạt động thương mại:

Giá vốn hàng bán = giá trị hàng hoá mua vào trong kỳ + Giá trị hàng hoá tồnkho đầu kỳ - Giá trị hàng hoá tồn kho cuối kỳ

Giá thành công xưởng = Giá thành sản xuất + Chi phí quản lý doanh nghiệpGiá thành toàn bộ = Giá thành công xưởng + Chi phí bán hàng

b Theo giác độ kế hoạch hoá, giá thành của doanh nghiệp được phân biệt thành giáthành kế hoạch và giá thành thực hiện

- Giá thành kế hoạch: là giá thành sản phẩm được tính toán trên cơ sở chi phí kếhoạch và số lượng sản phẩm sản xuất kế hoạch Giá thành kế hoạch bao giờ cũngđược tính toán trước khi bắt đầu quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệptrong một thời kỳ Giá thành sản phẩm kế hoạch là mục tiêu phấn đấu trong kỳ sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó cũng là căn cứ để so sánh phân tích đánh giátình hình thực hiện kế hoạch giá thành của doanh nghiệp

- Giá thành thực tế: là giá thành sản phẩm được tính toán và xác định trên cơ sở sốliệu chi phí sản xuất thực tế phát sinh và tập hợp được trong kỳ cũng như số lượngsản phẩm thực tế đã sản xuất và tiêu thụ trong kỳ Giá thành thực tế chỉ có thể tínhtoán được khi kết thúc quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm và được tính toán cho

cả chỉ tiêu tổng giá thành và giá thành đơn vị

c Theo số lượng sản phẩm giá thành của doanh nghiệp chia thành giá thành sảnlượng và giá thành đơn vị sản phẩm

Trang 11

II NHỮNG YÊU CẦU CẦN THIẾT VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ ĐỂ TÍNH CÁC KHOẢN MỤC CHI PHÍ

1 Những yêu cầu cần thiết khi tính các khoản mục chi phí

Chi phí sản xuất kinh doanh phải được tính toán xác định trong từng thời kỳnhất định Trên cơ sở chi phí sản xuất kinh doanh được tính theo từng tháng, quý,năm Trong điều kiện sản xuất hàng hoá, chi phí sản xuất phải được tính bằng tiền

Trong quá trình sản xuất kinh doanh chi phí chỉ là một mặt, thể hiện sự chi ra

Để đánh giá chất lượng kinh doanh của doanh nghiệp, chi phí phải được xem xéttrong mối quan hệ với mặt thứ hai cũng cũng là mặt cơ bản của quá trình sản xuất

Đó là kết quả sản xuất thu được Quan hệ so sánh đó chính là chỉ tiêu giá thành

2 Cơ sở pháp lý để tính các khoản mục chi phí.

Để thuận tiện cho các doanh nghiệp trong việc quản lý chi phí giá thành, Nhànước có những hướng dẫn bằng văn bản trong quy định những chi tiết cụ thể Theoquy định của Bộ tài chính tại thông tư số 76 TC/TCDN ngày 15 tháng 11 năm

2006, chi phí của doanh nghiệp gồm chi phí cho hoạt động kinh doanh và chi phíhoạt động khác

Cơ sở pháp lý để tính cá khoản mục chi phí đó dựa theo quy định của chế tàichính kế toán hiện hành, phản ánh các chi phí phát sinh về nguyên vật liệu, chi phínhân công, chi phí công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao máy móc, thiết bị, nhàxưởng Đồng thời phải tính toán, xác định giá thành thực tế của sản phẩm, dịch

vụ, lao vụ, hoàn thành vào thời điểm cuối mỗi kỳ sản xuất kinh doanh, thường làtháng, quý, năm

Trang 12

CHƯƠNG II: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH Ở CÔNG TY THAN ĐỒNG VÔNG

-I SƠ LƯỢC VÀI NÉT VỀ CÔNG TY THAN ĐỒNG VÔNG

1 Giới thiệu về công ty

1.1 Sơ lược vài nét về công ty

Công ty than Đồng Vông - công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên là công

ty con của công ty than Uông Bí Ngành nghề kinh doanh của công ty là khai thác,kinh doanh than

Tên thường gọi: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên than Đồng VôngTên rút gọn: Công ty than Đồng Vông

Tên giao dịch quốc tế: VUBC Đồng Vông Coal Company Limited

Trụ sở công ty: Công ty nằm cạnh quốc lộ 18 A, cách đường quốc lộ 150m vềphía Bắc, thuộc địa phận phường Thanh Sơn - Thị xã Uông Bí - tỉnh Quảng Ninh.Điện thoại: 033 3854845

Fax: 033 3854840

Khi thành lập số công nhân viên trong toàn công ty chỉ có 190 người, trải qua

11 năm xây dựng cho đến ngày 31/12/2008 số công nhân viên trong toàn Công ty

có trong danh sách là 1.460 người, ở trong độ tuổi từ 20 đến 55 tuổi, hầu hết côngnhân viên đều được qua bồi dưỡng đào tạo chuyên môn nghề nghiệp có thể đáp ứngnhiệm vụ sản xuất than

1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty

Công ty than Đồng Vông thành lập với chức năng nhiệm vụ chính là khai thác,kinh doanh than cung cấp nguyên liệu cho ngành nhiệt điện và một số đơn vị kinhdoanh than khác

1.3 Cơ cấu bộ máy:

Trang 13

Hiện nay Công ty than Đồng Vông có 2 cấp quản lý:

- Cấp quản lý Công ty: Bao gồm giám đốc và các phòng ban chức năng

Giám đốc Công ty được sự giúp đỡ của 2 phó giám đốc và các trưởng phòng ban trực thuộc để có những quyết định đúng đắn trong công tác quản lý toàn bộ Công ty Theo cơ cấu này có sự thống nhất đề cao vai trò người lãnh đạo lại có vai trò chuyên môn hoá chức năng vào công tác quản lý

- Cấp quản lý phân xưởng: Bao gồm ban chỉ huy các phân xưởng trực tiếp sản xuất trong toàn Công ty

3 phân xưởng khai thác hầm lò: KT1, KT2, KT3

3 phân xưởng đào lò: K1, K2, K3

5 phân xưởng sản xuất phụ trợ

Trang 14

2 Năng lực sản xuất của công ty

Sản phẩm của công ty là than nguyên sơ khai cám 4 độ tro 20 26% Than làmột nguyên liệu quan trọng của nhiều ngành công nghiệp trong nước như nhiệtđiện, luyện kim Mặt khác nó còn tham gia vào xuất khẩu đóng góp một phầnkhông nhỏ cho tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế Trong nhiều năm qua Công tykhông ngừng nỗ lực nâng cao năng lực sản xuất và kinh doanh than, nó không chỉnâng cao chất lượng sống của cán bộ trong công ty mà góp phần tăng doanh thucho Công ty than Uông Bí Tình hình sản xuất và tiêu thụ than một số năm đượcthể hiện thông qua bảng sau đây:

Bảng 01: Tình hình sản xuất và tiêu thụ than một số năm gần đây

( Số liệu trích từ phòng kế toán - tài chính)Trong năm suốt các năm từ 2006, 2007, 2008 than khai thác trữ lượng đềutăng Số lượng than tồn cuối năm 2005 chuyển sang đầu năm 2006 là 34.950 tấn,sản lượng khai thác trong các năm đều được tiêu thụ hết và tiêu thụ thêm lượngthan tồn kho của năm trước Năng lực sản xuất của công ty cao hơn khả năng khaithác ở mỗi năm nhưng mục đích của công ty là tiêu thụ hết lượng than tồn kho, đếnnăm 2008 than nguyên khai và lượng than tồn kho đã được tiêu thụ hết

3 Nhu cầu thị trường:

Trang 15

Khủng hoảng và lạm phát trong nhưng năm gần đây ảnh hưởng không nhỏ tớinăng lực sản xuất và khả năng tiêu thụ của công ty Bên cạnh đó sự cạnh tranh gaygắt của các đơn vị sản xuất kinh doanh than khác trong tập đoàn than và khoángsản Việt Nam là một đòi hỏi lớn cho Công ty, công ty Than Đồng Vông cần phảiđặc biệt quan tâm tới chất lượng than của mình thông qua việc sơ chế biến Nhucầu thị trường là có hạn do đó kế hoạch sản xuất đưa ra vẫn phải thấp hơn năng lựcsản xuất đảm bảo cho sự quay vòng vốn và tái sản xuất kinh doanh Trước tình hình

đó em xin xây dựng kế hoạch sản xuất của công ty than Đồng Vông như sau

II XÂY DỰNG KẾ HOẠCH SẢN XUẤT Ở CÔNG TY THAN ĐỒNG VÔNG NĂM 2009

*) Phương pháp xây dựng kế hoạch dưa trên phương pháp:

- Cân đối: xây dựng kế hoạch trên cơ sở cân đối các mặt của hoạt động sảnxuất kinh doanh Các chỉ tiêu kế hoạch được xác định dựa vào phương pháp cânđối như sản lượng kế hoạch được lập căn cứ vào cân đối giữa năng lực sản xuất vớinhu cầu thị trường, cân đối sản lượng kế hoạch với các nguồn dự trữ trong doanhnghiệp như năng lực lao động, nguồn vốn

1 Sản lượng kế hoạch năm 2009.

Qua phân tích năng lực sản xuất và nhu cầu thị trường ở trên, kết hợp với sựđánh giá tình hình sản xuất tiêu thụ một số năm gần đây em xin đề xuất kế hoạchsản xuất năm 2009 với sản lượng khai thác than nguyên khai là 550.000 tấn

Căn cứ vào tình hình khai thác than nguyên thực hiện năm 2008 cho từngtháng ta có bảng kế hoạch dự kiến tình hình khai thác than cho từng tháng của năm

2009 như sau:

Bảng 02: Tình hình sản xuất than theo thời gian năm 2009

Trang 16

TT Tháng Thực hiện năm 2008 Kế hoạch năm 2009

Năm 2009 dự tính tổng số cán bộ công nhân viên của công ty là 1.460 người

Kế hoạch quỹ lương cho bộ phận sản xuất trực tiếp được tính theo công thức:

QL = Q * ĐgTrong đó: QL: quỹ lương cho bộ phận sản xuất trực tiếp

Q: khối lượng sản phẩm sản xuất raĐg: đơn giá lương sản phẩm do công ty xây dựng

Vận chuyển than ra cửa lò

Vận chuyển than bằng ôtô

Vận chuyển đất đá bằng ôtô

Bãi đổ than

Bãi thải

Trang 17

Quỹ lương của CNV quản lý phân xưởng, CBCNV quản lý doanh nghiệp,CNV bán hàng cũng được xác định như quỹ lương bộ phận sản xuất Tổng hợp lại

ta được quỹ lương của toàn bộ doanh nghiệp Đơn giá tiền lương sản phẩm công tyxây dựng như sau:

Đơn giá tiền lương sản phẩm = Tiền lương theo định mức công + Tiền lương

Tiền lương TG(đ)

Định mức (Công/Tấn)

Tiền lương theo ĐM (đ)

Tiền lương

bổ sung (đ)

Tổng tiền lương (đ)

Ngày đăng: 06/10/2014, 02:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w