1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh và đề xuất biện pháp nâng cao hoạt động kinh doanh tại công ty giầy thăng long

44 659 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 304,5 KB

Nội dung

Vai trò của Xây dựng kế hoạch Xét trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân thì kế hoạch là mộttrong những công cụ điều tiết chủ yếu của Nhà nước.Còn trong phạm vi mộtdoanh nghiệp hay

Trang 1

Lời nói đầu

Như chúng ta đã biết, ngày nay các doanh nghiệp đóng vai trò cực kỳ quan trọngtrong nền kinh tế đất nước Doanh nghiệp tạo ra mọi của cải vô tận đáp ứng mọinhu cầu đa dạng của xã hội Để tồn tại và phát triển chủ doanh nghiệp phải lập

kế hoạch cho việc sản xuất kinh doanh của công ty mình nhằm mục đích sảnphẩm được sản xuất ra được thị trường chấp nhận và đem lại hiệu quả kinh tếcao nhất

Nhận thức được vai trò công tác lập kế hoạch Công ty giầy Thăng Long hàngnăm xây dựng kế hoạch kinh doanh cho mình một cách chu đáo, tỷ mỷ trên cơ

sở phân tích các biến động của thị trường và nguồn lực hiện có của Công tynhằm đem lại hiệu quả cao nhất, có tích luỹ để vừa bảo toàn và phát triển vốn,mặt khác đáp ứng được yêu cầu chung của sự phát triển kinh tế xã hội

Trong bài thiết kế môn học này của mình, em xin xây dựng kế hoạch sản xuấtkinh doanh và đề xuất biện pháp nâng cao hoạt động kinh doanh tại Công tygiầy Thăng Long

để thiết kế môn học này được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 2

Chương 1: Những lý luận chung về xây dựng kế hoạch trong sản xuất và xây dựng kế hoạch giá thành

A- Những lý luận chung về xây dựng kế hoạch

1 Khái niệm

Xây dựng kế hoạch là quá trình xác định các mục tiêu và lựa chọn cácphương thức để đạt được các mục tiêu đó Xây dựng kế hoạch nhằm mục đíchxác định mục tiêu cần phải đạt được là cái gì ?và phương tiện để đạt được cácmục tiêu đó như thế nào ? Tức là , Xây dựng kế hoạch bao gồm việc xác định rõcác mục tiêu cần đạt được , xây dựng một chiến lược tổng thể để đạt được cácmục tiêu đã đặt ra , và việc triển khai một hệ thống các kế hoạch để thống nhất

và phối hợp các hoạt động

2 Vai trò của Xây dựng kế hoạch

Xét trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân thì kế hoạch là mộttrong những công cụ điều tiết chủ yếu của Nhà nước.Còn trong phạm vi mộtdoanh nghiệp hay một tổ chức thì Xây dựng kế hoạch là khâu đầu tiên , là chứcnăng quan trọng của quá trình quản lý và là cơ sở để thúc đẩy hoạt động sản xuấtkinh doanh có hiêụ quả cao , đạt được mục tiêu đề ra

Xây dựng kế hoạch cho biết phương hướng hoạt động trong tương lai,làm giảm sự tác động của những thay đổi từ môi trường, tránh được sự lãng phí

và dư thừa nguồn lực , và thiết lập nên những tiêu chuẩn thuận tiện cho công táckiểm tra

Trang 3

-Kế hoạch là một trong những công cụ có vai trò quan trọng trong việcphối hợp nỗ lực của các thành viên trong một doanh nghiệp Xây dựng kế hoạchcho biết mục tiêu , và cách thức đạt được mục tiêu của doanh nghiệp

-Xây dựng kế hoạch có tác dụng làm giảm tính bất ổn định của doanhnghiệp, hay tổ chức

-Xây dựng kế hoạch làm giảm được sự chồng chéo và những hoạt độnglàm lãng phí nguồn lực của doanh nghiệp

-Xây dựng kế hoạch sẽ thiết lập được những tiêu chuẩn tạo điều kiện chocông tác kiểm tra đạt hiệu quả cao

Tóm lại , chức năng Xây dựng kế hoạch là chức năng đầu tiên , là xuấtphát điểm của mọi quá trình quản lý Bất kể là cấp quản lý cao hay thấp , việclập ra được những kế hoạch có hiệu quả sẽ là chiếc chìa khoá cho việc thực hiệnmột cách hiệu quả những mục tiêu đã đề ra của doanh nghiệp

II QUÁ TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH

Quá trình Xây dựng kế hoạch bao gồm các bước cơ bản sau:

1 Nghiên cứu và dự báo

Doanh nghiệp phải phân tich môi trường để biết:

-Hiện nay, công nghệ của các đối thủ cạnh tranh đã đi đến đâu , họ đãtung ra những sản phẩm mới nào ? giá cả bao nhiêu ? Đồng thời cũng phảibiết được hiện nay nhu cầu của khách hàng là sản phẩm gì?

-Dự đoán trước những luật và chính sách mới nào sẽ ra đời có ảnhhưởng đến công việc kinh doanh của doanh nghiệp

-Những thay đổi của thị trường cung ứng đầu vào như lao động , vật

tư , nguyên vật liệu cho sản xuất , máy móc thiết bị…

Trang 4

Ngoài ra , doanh nghiệp cũng cần phải phân tích các nguồn lực củamình để xác định những điểm yếu và điểm mạnh của doanh nghiệp so vớicác đối thủ cạnh tranh khác

2 Thiết lập các mục tiêu

Khi Xây dựng kế hoạch các tổ chức cần phải thiết lập được hệ thốngcác mục tiêu mà mình cần đạt tới Trong tổ chức có hai loại mục tiêu là mụctiêu định tính và mục tiêu định lượng, nhưng mục tiêu định lượng

3 Xây dựng các phương án

Ở bước này các nhà Xây dựng kế hoạch cần phải tìm ra và nghiên cứucác phương án hành động để đạt được mục tiêu.Trong mỗi phương án cầnphải xác định được hai nội dung cơ bản là : Phải xác định được giải pháp của

kế hoạch là gì để trả lời cho câu hỏi làm gì để đạt được mục tiêu.Phải xácđịnh được các công cụ và nguồn lực cần thiết để thực hiện mục tiêu

4 Lựa chọn phương án và ra quyết định

Sau khi đánh giá các phương án thì một vài phương án tối ưu nhất sẽ đượclựa chọn

III CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG LẬP KẾ HOẠCH

1 Quan điểm của các nhà Xây dựng kế hoạch

Vì việc Xây dựng kế hoạch là do các nhà Xây dựng kế hoạch hoạchđịnh nên quan ngoài những yếu tố tác động khách quan thì các kế hoạch vẫn

sẽ bị chi phối bởi quan điểm chủ quan của những nhà làm công tác kế hoạch

2 Cấp quản lý

Giữa cấp quản lý trong một doanh nghiệp và các loại kế hoạch đượclập ra có mối quan hệ với nhau.Cấp quản lý mà càng cao thì việc Xây dựng

Trang 5

kế hoạch càng mang tính chiến lược.Các nhà quản lý cấp trung và cấp thấpthường lập các kế hoạch tác nghiệp

Trang 6

gì chắc chắn

-Ở giai đoạn chín muồi , doanh nghiệp nên có các kế hoạch dài hạn và

cụ thể vì ở giai đoạn này tính ổn định và tính dự đoán được của doanh nghiệp

là lớn nhất

-Trong giai đoạn suy thoái , kế hoạch lại chuyển từ kế hoạch dài hạnsang kế hoạch ngắn hạn , từ kế hoạch cụ thể sang kế hoạch định hướng Cũng giống như giai đoạn đầu , giai đoạn suy thoái cần tới sự mềm dẻo, linhhoạt vì các mục tiêu phải được xem xét và đánh giá lại , nguồn lực cũng đượcphân phối lại cùng với những điều chỉnh khác

Kết quả kinh doanh

Hình thành

Tăng trưởng

Chín muồi

Suy thoái

Thời gian

Trang 7

4 Tính không chắc chắn của môi trường kinh doanh

Xây dựng kế hoạch là quá trình chuẩn bị để đối phó với sự thay đổi vàtình huống không chắc chắn của môi trường kinh doanh mà chủ yếu là cácnhân tố trong môi trường nền kinh tế và môi trường ngành.Môi trường càngbất ổn định bao nhiêu thì kế hoạch càng mang tính định hướng và ngắn hạnbấy nhiêu Sự không chắc chắn của môi trường kinh doanh được thể hiệndưới ba hình thức sau:

là ít phức tạp , nhưng những lĩnh vực có mức độ không chắc chắn cao thì đòihỏi kế hoạch phải được xác định rất linh hoạt

5 Hệ thống mục tiêu , chiến lược của doanh nghiệp

Mục tiêu là kết quả mong muốn cuối cùng của các cá nhân , tổ chứchay doanh nghiệp Mục tiêu chỉ ra phương hướng cho tất cả các quyết địnhquản lý và hình thành nên những tiêu chuẩn đo lường cho việc thực hiệntrong thực tế Mục tiêu là nền tảng của việc Xây dựng kế hoạch

Do vậy các nhà Xây dựng kế hoạch cần phải dựa vào hệ thống mục tiêu của

tổ chức , doanh nghiệp mình để có các kế hoạch dài hay ngắn cho phù hợpnhằm đạt được mục tiêu đã đề ra

6 Sự hạn chế của các nguồn lực

Khi Xây dựng kế hoạch các nhà Xây dựng kế hoạch phải dựa vàonguồn lực hiện có của doanh nghiệp mình.Thực tiễn cho thấy sự khan hiếmcủa các nguồn lực là bài toán làm đau đầu các nhà quản lý khi Xây dựng kế

Trang 8

hoạch.Chính điều này nhiều khi còn làm giảm mức tối ưu của các phương ánđược lựa chọn.Nguồn lưc của doanh nghiệp bao gồm :Nguồn nhân lực ,nguồn lực về tài chính , cơ sở vật chất kỹ thuật , máy móc thiết bị , khoa họccông nghệ…

Trước hết là nguồn nhân lực , đây được coi là một trong những thếmạnh của nước ta , nhưng thực tế ở các doanh nghiệp còn rất nan giải.Lựclượng lao động mặc dù thừa về số lượng nhưng lại yếu về chất lượng Sốlượng lao động có trình độ quản lý , tay nghề cao còn thiếu nhiều , lực lượnglao động trẻ ít kinh nghiệm vẫn cần phải đào tạo nhiều

Tiếp đến phải kể đến là sự hạn hẹp về tài chính Nguồn lực tài chínhyếu sẽ cản trở sự triển khai các kế hoạch và nó cũng giới hạn việc lựa chọnnhững phương án tối ưu

Cơ sở vật chất kỹ thuật , máy móc thiết bị của doanh nghiệp cũng lànguồn lực hạn chế Thực tế hiện nay ở các doanh nghiệp nước ta hệ thống cơ

sở vật chất kỹ thuật còn yếu , thiếu và lạc hậu, trình độ khoa học công nghệcòn thấp Điều này đã cản trở việc xây dựng và lựa chọn những kế hoạch sảnxuất tối ưu

7 Hệ thống thông tin

Nhà kinh tế học người Anh Roney cho rằng :”Một công ty hoạt độngtrong nền kinh tế thị trường muốn chiến thắng trong cạnh tranh thì trước hếtphải nắm được thông tin , tiếp đó phải xây dựng cho mình các chiến lược và

kế hoạch đầy tham vọng”

Trong quá trình Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh thông tin sẽgiúp bộ phận lãnh đạo của doanh nghiệp có được các quyết định đúng đắnkịp thời

Trong nền kinh tế thị trường thì thông tin là quan trọng nhất , thôngtin là cơ sở của công tác Xây dựng kế hoạch.Khi Xây dựng kế hoạch nhàquản lý cần dựa vào thông tin về các nguồn nhân lực , tài lực , vật lực và mối

Trang 9

quan hệ tối ưu giữa chúng , làm cho chúng thích nghi với sự biến động củamôi trường , giảm thiểu tính mù quáng của hoạt động kinh tế, đảm bảo tạo rakhối lượng sản phẩm lớn nhất bằng chi phí nhỏ nhất Đồng thời trong quátrình thực hiện kế hoạch thì chúng ta cũng cần phải dựa vào các thông tinphản hồi để có những điều chỉnh phù hợp.

8 Hệ thống kiểm tra đảm bảo cho quá trình Xây dựng kế hoạch đạt kết quả và hiệu quả

Kiểm tra đảm bảo cho các kế hoạch được thực hiện với hiệu quảcao Trong thực tế, những kế hoạch tốt nhất cũng có thể không được thựchiện như ý muốn Các nhà quản lý cũng như cấp dưới của họ đều có thể mắcsai lầm và kiểm tra cho phép chủ động phát hiện , sửa chữa các sai lầm đótrước khi chúng trở nên nghiêm trọng để mọi hoạt động của tổ chức đượctiến hành theo đúng kế hoạch đã đề ra

9 Năng lực của các chuyên gia Xây dựng kế hoạch

Năng lực của các chuyên gia Xây dựng kế hoạch có ảnh hưởng lớn đếncông tác xây dựng kế hoạch , các nhà Xây dựng kế hoạch phải có kiến thức

và trình độ tổng hợp để Xây dựng kế hoạch

10 Cơ chế quản lý kinh tế và kế hoạch hoá của Nhà nước

Đây là nhân tố có ảnh hưởng sâu sắc đến công tác Xây dựng kế hoạchsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Một cơ chế quản lý phù hợp sẽ có tácdụng thúc đẩy hoạt động kế hoạch sản xuất phát triển , ngược lại nó sẽ kìmhãm sự phát triển của doanh nghiệp Thực tế trong những năm chuyển đổi cơchế quản lý kinh tế của Nhà nước ta đã cho thấy , càng đi sâu vào cơ chế thịtrường thì càng phát sinh thêm nhiều vấn đề mới cần tiếp tục nghiên cứu giảiquyết để hoàn thiện cơ chế quản lý và kế hoạch hoá của Nhà nước Nhà nướccần phải tiếp tục giải quyết các tồn đọng , vướng mắc trong nhiều nămchuyển đổi để thực sự tạo quyền tự chủ cho doanh nghiệp nhưng vẫn đảmbảo được yêu cầu quản lý tập trung thống nhất của Nhà nước

Trang 10

IV PHƯƠNG PHÁP LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH

1 Những yêu cầu đối với công tác Xây dựng kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp

Công tác Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cầnquán triệt các yêu cầu sau :

- Công tác Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệpcần quán triệt yêu cầu hiệu quả

- Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp phải quántriệt yêu cầu hệ thống đồng bộ

- Công tác Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệpphải quán triệt yêu cầu “vừa tham vọng vừa khả thi “

- Công tác Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệpphải quán triệt yêu cầu “kết hợp mục tiêu chiến lược với mục tiêu tình thế “

- Công tác Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệpphải quán triệt yêu cầu kết hợp đúng đắn các loại lợi ích kinh tế trong doanh

nghiệp kể cả lợi ích xã hội

2 Các căn cứ để Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh

2.1 Căn cứ vào chủ trương , đường lối , chính sách phát triển kinh tế xã hộicủa Đảng và Nhà nước

2.2.Căn cứ vào kết quả điều tra nghiên cứu thị trường2.3 Căn cứ vào kết quả phân tích và dự báo về tình hình sản xuất kinhdoanh , về khả năng nguồn lực có thể khai thác

3 Các phương pháp Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh

Trang 11

Trong thực tế doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều phương pháp đểXây dựng kế hoạch , tuỳ thuộc vào mục đích, yêu cầu mà doanh nghiệp sửdụng các phương pháp khác nhau.

3.1.Phương pháp cân đối

Phương pháp này gồm các bước sau :

Bước 1: Xác định khả năng của doanh nghiệp, bao gồm khả năng sẵn

có và khả năng chắc chắn có trong tương lai của doanh nghiệp và các yếu tốsản xuất

Bước 2: Cân đối giữa nhu cầu của thị trường và khả năng về các yếu

tố để sản xuất

3.2 Phương pháp tỷ lệ cố định

Nội dung của phương pháp này là tính toán một số chỉ tiêu của năm

kế hoạch theo một tỷ lệ đã được xác định trong năm báo cáo trước đó Theophương pháp này doanh nghiệp sẽ coi tình hình của năm Xây dựng kế hoạchgiống như tình hình của năm báo cáo đối với một số chỉ tiêu nào đó

Phương pháp này cho thấy kết quả nhanh nhưng thiếu chính xác, vìthế chỉ nên sử dụng trong trường hợp không đòi hỏi độ chính xác cao, và thờigian thực hiện kế hoạch không kéo dài

3.3 Phương pháp Xây dựng kế hoạch từ việc phân tích các nhân tố tác động

Đây là một phương pháp Xây dựng kế hoạch có tính chất truyền thống

và vẫn được sử dụng rộng rãi.Việc áp dụng phương pháp này đòi hỏi các nhàquản lý phải có cách xem xét ,phân tích hệ thống và tổng thể nhiều vấn đề.Phải biết đặt tình trạng của doanh nghiệp trong bối cảnh kinh tế của các yếu

tố ngoại lai

3.4 Phương pháp lợi thế vượt trội

Trang 12

Phương pháp này gợi mở cho các nhà quản lý khi Xây dựng kế hoạchphải xem xét khai thác các lợi thế vượt trội để nâng cao khả năng cạnh tranhcủa doanh nghiệp.

3.5 Phương pháp mô hình PIMS (Profit Impact Market Strategy)

Theo phương pháp này, khi Xây dựng kế hoạch , các nhà Xây dựng kếhoạch phải phân tích kỹ 6 vấn đề sau:

-Sức hấp dẫn của thị trường như mức tăng trưởng thị trường , tỷ lệxuất nhập khẩu…

-Tình hình cạnh tranh: Đó là phần thị tương đối của doanh nghiệp sovới tổng thị trường của 3 đối thủ cạnh tranh lớn nhất

Phần thị trường

của doanh nghiệp( %)

Đây là chỉ tiêu mà phương pháp này sử dụng để phân tích cho từng loạisản phẩm của doanh nghiệp

-Hiệu quả hoạt động của các hoạt động đầu tư

-Sử dụng ngân sách của doanh nghiệp

-Các đặc điểm của doanh nghiệp như

-Vấn đề cuối cùng là phân tích sự thay đổi

3.6 Phương pháp phân tích chu kỳ sống của sản phẩm

Chu kỳ sống của sản phẩm là khoảng thời gian từ khi nó được đưa rathị trường cho đến khi nó không còn tồn tại trên thị trường Chu kỳ sống củasản phẩm được đặc trưng bởi 4 giai đoạn chủ yếu : Triển khai , tăng trưởng ,bão hoà và suy thoái

Phần thị trường tuyệt đối của doanh nghiệp

Tổng phần thị trường tuyệt đối

Trang 13

B- xây dựng kế hoạch giá thành

1.1 -Chi phí sản xuất

1.1.1 -Chi phí sản xuất, phân loại chi phí sản xuất

1.1.1.1 -Khái niệm chi phí sản xuất

Quá trình hoạt động của doanh nghiệp thực chất là sự vận động, kết hợp, tiêudùng, chuyển đổi các yếu tố sản xuất kinh doanh đó bỏ ra để tạo thành cácsản phẩm công việc, lao vụ nhất định

Trên phương diện này, chi phí của doanh nghiệp có thể hiểu là toàn bộcác hao phí về lao động sống cần thiết, lao động vật hóa và các chi phí khác màdoanh nghiệp phải chi ra trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, biểuhiện bằng tiền và tính cho một kỳ nhất định Như vậy, bản chất của chi phí tronghoạt động của doanh nghiệp luôn được xác định là những phí tổn (hao phí) về tàinguyên, vật chất, về lao động và gắn liền với mục đích kinh doanh Mặt khác,khi xem xột bản chất của chi phí trong doanh nghiệp cần phải xác định rừ:

- Chi phí của doanh nghiệp phải được đo lường và tính toán bằng tiềntrong 1 khoảng thời gian xác định;

- Độ lớn của chi phí phụ thuộc vào 2 nhân tố chủ yếu: khối lượng cácyếu tố sản xuất đó tiêu hao trong kỳ và giá cả của 1 đơn vị yếu tố sản xuất đóhao phí

Việc nghiên cứu và nhận thức chi phí cũn phụ thuộc vào góc độ nhìn nhậntrong từng loại kế toán khác nhau

Trên góc độ kế toán tài chính, chi phí được nhìn nhận như những khoản phítổn phát sinh gắn liền với hoạt động của doanh nghiệp để đạt được 1 sảnphẩm, lao vụ, dịch vụ nhất định Chi phí được xác định bằng tiền của nhữnghao phí về lao động sống cần thiết và lao động vật hóa… trên cơ sở chứng từ,tài liệu bằng chứng chắc chắn

Trên góc độ kế toán quản trị, chi phí cũng được nhận thức theo phươngthức nhận diện thông tin ra quyết định Chi phí có thể là phí tổn thực tế gắn liềnvới hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày khi tổ chức thực hiện, kiểm tra, ra

Trang 14

quyết định; chi phí có thể là phí tổn ước tính để thực hiện dự án, phí tổn mất đikhi lựa chọn phương án, bỏ qua cơ hội kinh doanh.

1.1.1.2 Phân loại chi phí

Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm nhiều loại, nhiềuthứ khác nhau Để thuận tiện cho công tác quản lý, hạch toán, kiểm tra cổ phầncũng như phục vụ cho việc ra các quyết định kinh doanh, chi phí sản xuất kinhdoanh cần phải được phân loại theo những tiêu thức phù hợp

a Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo hoạt động và công dụng kinh tế

- Chi phí hoạt động chính và phụ: bao gồm chi phí tạo ra doanh thu bán hàngcủa hoạt động sản xuất kinh doanh Các khoản chi phí này được chia thành chiphí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất

+ Chi phí sản xuất: là toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hóa

và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp bỏ ra có liên quan đến chế tạo sảnphẩm, lao vụ, dịch vụ trong 1 kỳ, biểu hiện bằng tiền

Chi phí sản xuất gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trựctiếp, chi phí sản xuất chung

+ Chi phí ngoài sản xuất: gồm các chi phí bán hàng và chi phí quản lýdoanh nghiệp

- Chi phí khác: là các khoản chi phí liên quan đến các hoạt động ngoài sảnxuất kinh doanh chức năng của doanh nghiệp

Chi phí khác, bao gồm chi phí hoạt động tài chính, chi phí khác

Phân loại theo cách này, giúp cho doanh nghiệp thấy được công dụng của từngloại chi phí, từ đó có định hướng phấn đấu hạ thấp chi phí riêng từng loại nhằmphục vụ cho yêu cầu quản lý chi phí theo định mức Ngoài ra, kết quả thu đượccũn giúp cho việc phân tích tình hình hoàn thiện kế hoạch giá thành, làm tài liệutham khảo cho công tác lập định mức chi phí và lập kế hoạch giá thành cho kỳsau

Trang 15

b Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, kinh doanh ở doanh nghiệp

Nghiên cứu chi phí theo ý nghĩa đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanhthì toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành chi phí ban đầu và chiphí luân chuyển nội bộ

- Chi phí ban đầu: là các chi phí mà doanh nghiệp phải lo liệu, mua sắm,chuẩn bị từ trước để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh

Chi phí ban đầu bao gồm chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phíkhấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền

- Chi phí luân chuyển nội bộ: là các chi phí phát sinh trong quá trình phâncông và hợp tác lao động trong doanh nghiệp

Phân loại theo yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh có ý nghĩaquan trọng đối với quản lý vĩ mô cũng như đối với quản trị doanh nghiệp Chiphí sản xuất kinh doanh theo yếu tố đầu vào là cơ sở để lập và kiểm tra việc thựchiện dự toán chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố, lập kế hoạch cân đối trongphạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân, cũng như ở từng doanh nghiệp; là cơ sởxác định mức tiêu hao vật chất, tính thu nhập quốc dân cho ngành, toàn bộ nềnkinh tế

c Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo mối quan hệ của chi phí với các khoản mục trên Báo cáo tài chính

Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất kinh doanh chia thành chi phí sản xuất

và chi phí thời kỳ

- Chi phí sản xuất: là những khoản chi phí gắn liền với quá trình sản xuấtsản phẩm hay quá trình mua hàng hoá để bán Đối với doanh nghiệp sản xuất,gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sảnxuất chung

- Chi phí thời kỳ: là các khoản chi phí để phục vụ cho hoạt động kinhdoanh, không tạo nên giá trị hàng tồn kho mà ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuậntrong kỳ mà chúng phát sinh

Trang 16

d Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo khái niệm quy nạp chi phí vào các đối tượng kế toán chi phí (theo phương pháp quy nạp)

Theo tiêu thức này chi phí sản xuất kinh doanh chia thành 2 loại:

- Chi phí trực tiếp: là những chi phí liên quan trực tiếp đến từng đối tượng

kế toán tập hợp chi phí;

- Chi phí gián tiếp: là chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng kế toán tậphợp chi phí khác nhau nên không thể quy nạp trực tiếp được mà phải tập hợp,quy nạp cho từng doanh thu theo phương pháp phân bổ gián tiếp

e Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo mối quan hệ với quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm và quá trình kinh doanh.

Theo tiêu thức này chi phí bao gồm:

- Chi phí cơ bản: là chi phí liên quan trực tiếp đến quy trình công nghệ chếtạo sản phẩm;

- Chi phí chung: là chi phí liên quan đến phục vụ và quản lý sản xuất cótính chất chung

f Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo mối quan hệ với mức độ hoạt động

Theo mối quan hệ giữa chi phí với mức độ hoạt động, chi phí được chia thành:

- Chi phí khả biến: là những chi phí thay đổi tỷ lệ với mức hoạt động củađơn vị;

- Chi phí bất biến: là những chi phí mà tổng số không thay đổi khi có sựthay đổi hoạt động của đơn vị;

- Chi phí hỗn hợp: là loại chi phí mà bản thân nó gồm có cả chi phí khảbiến và chi phí bất biến

Việc phân loại này có ý nghĩa quan trọng trong việc thiết kế, xây dùng mô hìnhchi phí trong mối quan hệ giữa chi phí, khối lượng và lợi nhuận, xác định điểmhoàn vốn cũng như ra các quyết định kinh doanh quan trọng Mặt khác, cũn giúpcác nhà quản trị doanh nghiệp xác định đóng đắn phương hướng để nâng caohiệu quả của chi phí

Trang 17

1.1.1.3-những yêu cầu và cơ sở pháp lý để tính các khoản mục chi phí

a, những yêu cầu để tính chi phí

Chi phí sản xuất là các chỉ tiêu quan trọng trong hệ thống các chỉ tiêu kinh

tế, phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp và có mối quan hệ mật thiết vớidoanh thu, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Tổ chức chi phí sản xuất sảnphẩm kế hoạch hợp lý, đúng đắn có ý nghĩa lớn trong công tác quản lý chi phí

Do đó, để tổ chức tốt công tác tính chi phí đáp ứng đầy đủ, thiết thực, kịp thờiyêu cầu quản lý chi phí sản xuất sản phẩm cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:

- Cần nhận thức đóng đắn vị trí dự toán được các khoản chi phí

- Xác định đóng đắn đối tượng cần tính chi phí sản xuất, lựa chọn phươngpháp tập hợp chi phí sản xuất theo các phương án phù hợp với điều kiện củadoanh nghiệp

- Thực hiện tổ chức hạch toán ban đầu, phù hợp với nguyên tắc, chuẩnmực, đảm bảo đáp ứng được yêu cầu thu nhận- xử lý-hệ thống hoá thông tin vềchi phí của doanh nghiệp

- Tổ chức lập và phân tích các báo cáo về chi phí sản phẩm, cung cấpnhững thông tin cần thiết về chi phí sản phẩm giúp cho các nhà quản trị doanhnghiệp ra được các quyết định 1 cách nhanh chúng, phù hợp với quá trình sảnxuất, tiêu thụ sản phẩm

b, cơ sở pháp lý để tính chi phí sản phẩm

Mỗi sản phẩm sản xuất kinh doanh có rất nhiều loại chi phí khác nhau.Nhưng nhìn chung lại bao gồm chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí khác Mỗiloại chi phí thì có các cơ sở pháp lý khác nhau

Thông thường đối với chi phí sản xuất kinh doanh: chi phí nguyên vật liệu,chi phí nhân công trực tiếp, chi phí khấu hao tài sản cố định, kinh phí công đoàn,kinh phí bảo hiểm xã hội,… thì tương ứng với nó sẽ có các quy phạm pháp luậtliên quan

Trang 18

Ví dụ: quy định mức lương tối thiểu, mức trích các khoản kinh phí côngđoàn, bảo hiểm xã hội,…

Ngoài ra nhà nước còn tính thuế thu nhập,…

1.1.2 -Giá thành sản phẩm, phân loại giá thành sản phẩm

1.1.2.1- Xột về thực chất, thì chi phí sản xuất kinh doanh là sự chuyển dịchvốn của doanh nghiệp vào đối tượng tính giá nhất định, nó là vốn của doanhnghiệp bỏ vào quá trình sản xuất kinh doanh Vì vậy, để quản lý có hiệu quả

và kịp thời đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, các nhà quản trịdoanh nghiệp luôn cần biết số chi phí chi ra cho từng loại hoạt động, sảnphẩm, dịch vụ trong kỳ là bao nhiêu, số chi phí đó chi đó cấu thành trong sốsản phẩm, lao vụ, dịch vụ đó hoàn thành là bao nhiêu Giá thành sản phẩm,lao vụ, dịch vụ sẽ giúp nhà quản trị doanh nghiệp trả Lời được câu hỏi này.Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền toàn bộ những hao phí về laođộng sống cần thiết và lao động vật hoá được tính trên một khối lượng kết quảsản phẩm lao vụ, dịch vụ hoàn thành nhất định

Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu mang tính giới hạn và xác định, vừamang tính khách quan, vừa mang tính chủ quan Trong hệ thống các chỉ tiêuquản lý của doanh nghiệp, giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phảnánh kết quả sử dụng các loại tài sản trong quá trình sản xuất kinh doanh, cũnggnhư tính đóng đắn của những giải pháp quản lý mà doanh nghiệp đó thực hiệnnhằm hạ thấp chi phí, nâng cao lợi nhuận

1.1.2.2- Phân loại giá thành: cũng như chi phí sản xuất, tùy theo mục đích

quản lý và yêu cầu hạch toán mà giá thành sản phẩm được phân thành các loạisau:

a Phân loại giá thành theo phạm vi tính toán chi phí: theo tiêu thức nàygiá thành được chia thành:

- Giá thành sản xuất gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân côngtrực tiếp, chi phí sản xuất chung;

Trang 19

- Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ

Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ= Giá thành sản xuất+ chi phí quản lý doanhnghiệp + chi phí bán hàng

Cách phân loại này giúp nhà quản lý biết được kết quả kinh doanh (lãi, lỗ) củatừng mặt hàng, từng loại dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh Tuy nhiên, dohạn chế nhất định nên cách phân loại này chỉ mang ý nghĩa nghiên cứu

b Phân loại theo thời gian và cơ sở số liệu tính giá thành

Theo đó, giá thành chia làm 3 loại:

- Giá thành kế hoạch: được tính toán trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch

1.1.3 - Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, nhiệm vụ

của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

1.1.3.1 - Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là 2 chỉ tiêu giống nhau về chất, đều

là hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp bỏ ra trongquá trình sản xuất Nhưng, do bộ phận chi phí sản xuất giữa các kỳ khôngđều nhau nên chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm lại khác nhau trên 2phương diện:

- Về mặt phạm vi: chi phí sản xuất gắn với 1 thời kỳ nhất định, cũng giáthành sản phẩm gắn với khối lượng sản phẩm, công việc, lao vụ đó hoàn thành

- Về mặt lượng: chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm khác nhau khi cóchi phí sản xuất dở dang Thể hiện:

Trang 20

Tổng giá thành sản phẩm = Tổng chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ + Chi phí sảnxuất phát sinh trong kỳ – Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ

Trong trường hợp đặc biệt: Dở dang đầu kỳ = Dở dang cuối kỳ hoặc không có sảnphẩm dở dang thì Tổng giá thành sản phẩm bằng chi phí sản xuất trong kỳ

Giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ mật thiết vớinhau, chi phí sản xuất là đầu vào, là nguyên nhân dẫn đến kết quả đầu ra là giáthành sản phẩm Mặt khác, số liệu của kế toán tập hợp chi phí là cơ sở để tínhgiá thành sản phẩm Vì vậy, tiết kiệm được chi phí sẽ hạ được giá thành

1.1.3.2 - Nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là các chỉ tiêu quan trọng trong hệthống các chỉ tiêu kinh tế, phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp và có mốiquan hệ mật thiết với doanh thu, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Để tổchức tốt công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm, đáp ứng đầy đủ,thiết thực, kịp thời yêu cầu quản lý chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm , kếtoán cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:

- Cần nhận thức đóng đắn vị trí kế toán chi phí, tính giá thành sản phẩmtrong hệ thống kế toán doanh nghiệp, mối quan hệ với các bộ phận kế toán liênquan;

- Xác định đóng đắn đối tượng kế toán chi phí sản xuất, lựa chọn phươngpháp tập hợp chi phí sản xuất theo các phương án phù hợp với điều kiện củadoanh nghiệp;

- Xác định đóng đắn đối tượng tính giá thành và phương pháp tính phùhợp, khoa học;

- Thực hiện tổ chức chứng từ, hạch toán ban đầu, hệ thống tài khoản, sổ

kế toán phù hợp với nguyên tắc, chuẩn mực, chế độ kế toán, đảm bảo đáp ứngđược yêu cầu thu nhận- xử lý-hệ thống hoá thông tin về chi phí, giá thành củadoanh nghiệp;

Trang 21

- Thường xuyên kiểm tra thông tin về kế toán chi phí, giá thành sản phẩmcủa các bộ phận kế toán liên quan và bộ phận kế toán chi phí và giá thành sảnphẩm;

- Tổ chức lập và phân tích các báo cáo về chi phí, giá thành sản phẩm,cung cấp những thông tin cần thiết về chi phí, giá thành sản phẩm giúp cho cácnhà quản trị doanh nghiệp ra được các quyết định 1 cách nhanh chúng, phù hợpvới quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm

Trang 22

Chương II: Thực trạng việc tính chi phí và giá thành của

công ty giày Thăng long

I Giới thiệu chung về sự hình thành và phát triển của công ty giày Thăng Long

1 1 Lịch sử hình thành và phát triển

Công ty giầy Thăng Long được thành lập theo Quyết định số210/QD/TCLD ngày 14/04/1990 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nhẹ ( nay là BộCông nghiệp ) với tên gọi Nhà máy giầy Thăng Long Sau đó, ngày 23/03/1993theo Quyết định thành lập lại Doanh nghiệp nhà nước trong Nghị định386/HDBT ( nay là Thủ Tướng Chính Phủ ) và Quyết định số 397/CNN-TCLDcủa Bộ Công nghiệp nhẹ , nhà máy giầy Thăng Long được đổi tên thành Công tygiầy Thăng Long

Tên giao dịch chính của công ty : Thang Long Shoes Company

Trụ sở chính : 411-Nguyễn Tam Trinh-Hai Bà Trưng-Hà Nội

Công ty có tổng diện tích 8067m2, trong đó 2600m2 là xây dựng nhàxưởng sản xuất, phần còn lại là nhà kho, phòng làm việc, nhà để xe và đườnggiao thông nội bộ

Công ty giầy Thăng Long có quá trình hình thành và phát triển chưa dài,nhưng công ty đã không ngừng phấn đấu để phát triển và đứng vững trên thịtrường Công ty đã đạt được những thành tựu đáng kể qua các giai đoạn pháttriển của mình

Ngày đăng: 08/05/2014, 17:48

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình  thành - xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh và đề xuất biện pháp nâng cao hoạt động kinh doanh tại công ty giầy thăng long
nh thành (Trang 6)
3. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý - xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh và đề xuất biện pháp nâng cao hoạt động kinh doanh tại công ty giầy thăng long
3. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý (Trang 26)
Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất giầy - xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh và đề xuất biện pháp nâng cao hoạt động kinh doanh tại công ty giầy thăng long
Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất giầy (Trang 29)
Bảng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại công ty năm 2009: - xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh và đề xuất biện pháp nâng cao hoạt động kinh doanh tại công ty giầy thăng long
Bảng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại công ty năm 2009: (Trang 33)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w