1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương” tại công ty cổ phần xây dựng và nội thất 3d

71 139 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 845,5 KB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài: Sức lao động là một trong ba yếu tố của quá trình sản xuất, nó có vị trí đặc biệt quan trọng mà thiếu nó quá trính sản xuất không thể tiếp tục diễn ra. Người lao động sẽ sử dụng sức lao động của mình tham gia vào quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm và sẽ được doanh nghiệp trả công xứng đáng với sức lao động mà mình đã bỏ ra điều đó được biểu hiện thông qua tiền lương. Tiền lương có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với người lao động vì đó là một phần công sức mà họ bỏ ra để đạt được thành quả lao động đó. Một người lao động làm việc với mức lương quá thấp không đủ chi trả cho cuộc sống điều đó sẽ ảnh hưởng đến thái độ làm việc của họ, họ chán nản, không tập trung vào làm việc từ đó sẽ không mang lại hiệu quả cao trong sản xuất. Nhưng ngược lại ngườ lao động đó được trả với mức lương thích hợp họ sẽ hăng say làm việc hơn và chắc chắn năng suất lao động sẽ không ngừng tăng lên. Điều đó chứng tỏ rằng tiền lương là động lực thúc đẩy con người làm việc hăng say hơn, không ngừng sáng tạo, nâng cao năng suất vì họ thấy rằng tiền lương phù hợp xứng đáng với công sức lao động mà họ bỏ ra. Tiền lương thích hợp sẽ là đòn bẩy kinh tế hữu hiệu kích thích tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, tăng thu nhập cho người lao động, tăng lợi nhuận cho Doanh Nghiệp,… thúc dẩy Doanh Nghiệp phát triển vươn lên không ngừng. Người công dân luôn có việc làm đảm bảo được đời sống sinh hoạt hằng ngày. Nhận thức được tầm quan trọng của kế toán tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN, em quyết định chọn đề tài: “ Kế Toán Tiền Lương Và Các Khoản Trích Theo Lương” tại Công ty cổ phần xây dựng và nội thất 3D. Mục tiêu nghiên cứu: - Hiểu sâu hơn lý thuyết và việc áp dụng lý thuyết vào thực tế của Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. - Nghiên cứu thực trạng, đặc điểm và tầm quan trọng của việc hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần xây dựng & nội thất 3D. - Đưa ra đánh giá, nhận xét chung và một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại doanh nghiệp Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương - Phạm vi nghiên cứu: thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương Phương pháp nghiên cứu: 1 - Phương pháp điều tra, thu thập số liệu, ghi chép: đây là phương pháp chủ yếu để thu thập số liệu ban đầu phục vụ cho quá trình nghiên cứu. - Phương pháp tổng hợp: trên cơ sở các số liệu thu thập được, sàng lọc và xử lý, từ đó tổng hợp theo hệ thống phục vụ cho việc phân tích, đánh giá. - Phương pháp phân tích, đánh giá: dựa vào kết quả đã tổng hợp, xử lý; phân tích hoạt động thực tế của doanh nghiệp và đưa ra nhận xét, kết luận. Kết cấu chuyên đề: Chuyên đề gồm 3 chương: Chương 1: Lý luận chung về tổ chức toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần xây dựng & nội thất 3D. Chương 3: Một số biện pháp hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần xây dựng & nội thất 3D. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các thầy cô trong khoa Kế toán – Tài chính, cô giáo Nguyễn Lan Anh và Ban quản trị công ty Cổ phần xây dựng & nội thất 3D đã tạo điều kiện, giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này. CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP 1.1.Tổng quan về tiền lương và các khoản trích theo lương 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến tiền lương và các khoản trích theo lương 1.1.1.1. Khái niệm về lao động. 2 Lao động là hoạt động chân tay và trí óc của con người nhằm tác động, biến đổi các vật tự nhiên thành những vật phẩm đáp ứng cho nhu cầu sinh hoạt cho con người. Lao động là điều kiện ban đầu cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người, là yếu tố cơ bản nhất, quyết định nhất trong quá trình sản xuất. Vì vậy, trong mọi chế độ xã hội, việc sáng tạo ra của cải vật chất không thể tách rời lao động. 1.1.1.2. Khái niệm về tiền lương và các khoản trích theo lương. Để cho quá trình tái sản xuất xã hội nói chung, và quá trình sản xuất – kinh doanh ở các doanh nghiệp diễn ra thường xuyên, liên tục thì vấn đề thiết yếu là phải tái tạo sức lao động. Người lao động phải có vật phẩm tiêu dùng để tái sản xuất sức lao động và nuôi sống gia đình. Vì vậy, khi họ tham gia lao động ở các doanh nghiệp thì đòi hỏi doanh nghiệp phải trả thù lao. Trong nền kinh tế hàng hóa, thù lao lao động được biểu hiện bằng thước đo giá trị và được gọi là tiền lương. Như vậy, Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động sống cần thiết mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động theo thời gian, theo khối lượng công việc, theo chất lượng công việc mà họ đã cống hiến cho doanh nghiệp. Đối với người lao động, tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu,là điều kiện để người lao động tái sản xuất và nuôi sống gia đình họ.Đối với doanh nghiệp, tiền lương, tiền công cho người lao động được coi là một trong những chi phí đầu vào cấu thành nên giá trị sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp Đi cùng với tiền lương là các khoản trích theo lương. Trong trường hợp người lao động tạm thời hay vĩnh viễn mất sức lao động như khi bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, hưu trí mất sức hay tử tuất…sẽ được hưởng khoản trợ cấp nhằm giảm bớt khó khăn trong cuộc sống, đó là khoản trợ cấp BHXH. Điều kiện để người lao động được khám chữa bệnh không mất tiền là họ phải có thẻ BHYT. Bên cạnh hai khoản trích nói trên, doanh nghiệp còn trích quỹ BHTN để trợ cấp cho người lao động trong thời gian mất việc, chưa tìm được việc làm mới. Ngoài ra, để phục vụ cho hoạt động của tổ chức công đoàn được thành lập theo luật công đoàn, doanh nghiệp phải trích lập quỹ KPCĐ 1.1.2 Chức năng của tiền lương: + Chức năng tái sản xuất sức lao động: Chức năng này được thực hiện bằng việc trả công cho người lao động thông qua lương. Thu nhập của người lao động dưới hình thức tiền lương được sử dụng một phần đáng kể vào việc tái sản xuất giản đơn sức lao động mà chính bản thân họ đã bỏ ra cho qua trình lao động nhằm mục đích duy trì năng lực làm việc lâu dài, nâng cao trình độ, hoàn thành kỹ năng lao động, phần còn lại đảm bảo cho các nhu cầu cần thiết của các thành viên gia đình người lao động. + Chức năng là công cụ quản lý của doanh nghiệp: 3 Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, người sử dụng lao động bao giờ cũng đứng trước một vấn đề là làm thế nào để đạt được lợi nhuận cao nhất. Để thực hiện được mục tiêu đó, các doanh nghiệp phải kết hợp nhịp nhàng và quản lý hiệu quả các yếu tố trong kinh doanh (tư liệu lao động, đối tượng lao động và lao động). Người sử dụng lao động có thể kiểm tra giám sát, theo dõi người lao động làm việc theo kế hoạch, tổ chức của mình thông qua việc chi trả lương cho họ, phải đảm bảo chi phí mình bỏ ra phải đem lại kết quả và hiệu quả cao nhất. Qua đó người sử dụng lao động sẽ quản lý chặt chẽ về số lượng và chất lượng lao động của mình để trả công xứng đáng cho người lao động. + Chức năng kích thích người lao động (đòn bẩy kinh tế): Khi được trả công thích đáng người lao động sẽ say mê, hứng thú, tích cực làm việc, phát huy tinh thần sáng tạo và tự học hỏi nâng cao trình độ. Vì vậy, một mức lương thoả đáng sẽ là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển tăng năng suất lao động. + Chức năng thước đo giá trị sức lao động: Tiền lương biểu thị giá cả sức lao động. Nó là thước đo để xác định mức tiền công các loại lao động, là căn cứ để thuê mướn lao động, là cơ sở để xác định mức tiền công các loại lao động, là căn cứ để thuê mướn lao động, là cơ sở để xác định đơn giá sản phẩm. Ngoài các chức năng kể trên còn có một số chức năng khác như: chức năng điều hoà lao động, chức năng giám sát. 1.1.3.Phân loại tiền lương. - Phân loại theo thời gian lao động: + Lương thường xuyên: là toàn bộ tiền lương cho những lao động thường xuyên có trong danh sách lương của doanh nghiệp. + Lương thời vụ: là tiền lương trả cho người lao động tạm thời, mang tính chất thời vụ. - Phân loại theo quan hệ với sản xuất: + Lương trực tiếp: là phần tiền lương trả cho lao động trực tiếp sản xuất, chính là bộ phận công nhân trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm. + Lương gián tiếp: là phần tiền lương trả cho lao động gián tiếp sản xuất như bộ phận quản lý, hành chính, kế toán… -Phân loại theo chức năng tiền lương: +Tiền lương sản xuất: là tiền lương trả cho các đối tượng thuộc chức năng sản xuất. +Tiền lương bán hàng: là tiền lương trả cho các đối tượng thuộc chức năng bán hàng. +Tiền lương quản lý doanh nghiệp: là tiền lương trả cho các đối tượng thuộc chức năng quản lý . 4 Bên cạnh một số cách phân loại như trên còn có rất nhiều cách phân loại khác. Do tiền lương có nhiều loại với tính chất khác nhau chi trả cho các đối tượng khác nhau nên cần phân loại tiền lương theo tiêu chí phù hợp. 1.1.4.Các hình thức tiền lương. a. Tiền lương theo thời gian: Thường áp dụng cho lao động làm công tác văn phòng như hàn chính quản trị, tổ chức lao động, thống kê, …trả lương theo thời gian là hình thức trả lương cho người lao động căn cứ vào thời gian làm việc thực tế. Tiền lương theo thời gian có thể chia ra: +Tiền lương tháng: tiền lương tháng là tiền lương trả cố định hàng tháng trên cơ sở hợp đồng lao động +Tiền lương tuần: là tiền lương trả cho một tuần làm việc. Lương tuần = Lương tháng 4 tuần + Tiền lương ngày: là tiền lương trả cho một ngày làm việc và được xác định bằng cách lấy tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc trong tháng Lương ngày = lương tháng số ngày làm việc theo chế độ + Tiền lương giờ: là tiền lương trả cho một giờ làm việc, thường được áp dụng để trả luơng cho người lao động trực tiếp trong thời gian làm việc không hưởng lương theo sản phẩm. Lương giờ = lương ngày số giờ làm việc theo chế độ +Lương thời gian giản đơn: Là chế độ trả lương mà tiền lương nhận được của mỗi công nhân do cấp bậc cao hay thấp và thời gian làm việc thực tế quyết định. Chế độ này thường áp dụng ở những nơi khó xác định mức lao động chính xác, khó đánh giá công việc chính xác Công thức tính: LTT = LCB X T Trong đó: LTT : là tiền lương thực tế người lao động nhận được LCB : là tiền lương cấp bậc tính theo thời gian gồm có lương ngày, lương giờ. T: thời gian làm việc thực tế tương ứng ( ngày, giờ ) Có 3 loại lương theo thời gian giản đơn: - Lương tháng: tính theo mức lương cấp bậc tháng -Lương ngày: tính theo mức lương cấp bậc ngày và số ngày làm việc thực tế trong tháng 5 -Lương giờ: tính theo mức lương cấp bậc giờ và số giờ làm việc thực tế trong tháng Hình thức trả lương theo thời gian có những hạn chế nhất định vì tiền lương tính trả cho người lao động chưa đầy đủ nguyên tắc phân phối theo lao động vì chưa tính đến một cách đầy đủ chất lượng lao động. Do đó, chưa phát huy đầy đủ chức năng đòn bẩy kinh tế của tiền lương trong việc kích thích sự phát triển của sản xuất, chưa phát huy hết khả năng sẵn có của người lao động + Lương theo thời gian có thưởng -Chế độ trả lương theo thời gian có thưởng là chế độ trả lương theo sự kết hợp giữa trả lương theo thời gian giản đơn và tiền thưởng khi đạt được những chỉ tiêu về số lượng và chất lượng đã quy định. -Chế độ trả lương này chủ yếu áp dụng đối với những công nhân phụ làm công việc phục vụ như công nhân sửa chữa, điều chỉnh thiết bị hoặc có thể áp dụng đối với những công nhân chính làm việc ở những khâu sản xuất có trình độ cơ khí hóa cao, tự động hóa hoặc phải làm những công việc tuyệt đối phải đảm bảo chất lượng -Công thức tính: LTT = LCB X T + TThưởng Trong đó: LTT : là tiền lương thực tế người lao động nhận được LCB : là tiền lương cấp bậc tính theo thời gian gồm có lương ngày, lương giờ. T: thời gian làm việc thực tế tương ứng ( ngày, giờ ) Tthưởng : Tiền thưởng mà người lao động đó nhận được -Chế độ trả lương này phản ánh được trình độ thành thạo và thời gian làm việc thực tế gắn chặt với thành tích công tác của từng người thông qua các chỉ tiêu xét thưởng đã đạt được vì nó khuyến khích người lao động quan tâm đến trách nhiệm đối vói công việc và kết quả công tác của mình qua đó tạo động lực trong lao động. Tuy nhiên hình thức trả lương này dễ dàng làm cho người lao động chạy theo số lượng mà không đảm bảo chất lượng theo quy định. b, Tiền lương theo sản phẩm Tiền lương theo sản phẩm là hình thức trả lương cho người lao động căn cứ vào số lượng, chất lượng sản phẩm họ làm ra và đơn giá tiền lương tính cho một đơn vị sản phẩm. Việc trả lương theo sản phẩm có thể tiến hành theo nhiều hình thức khác nhau như trả theo sản phẩm trực tiếp không hạn chế, trả theo sản phẩm gián tiếp, trả theo sản phẩm có thưởng, theo sản phẩm lũy tiến. +Trả lương theo sản phẩm trực tiếp không hạn chế: trả lương theo SP trực tiếp = số lượng SP hoàn thành × đơn giá 1 SP + Trả lương theo sản phẩm gián tiếp: áp dụng để trả lương cho lao động phục vụ sản xuất. Mặc dù những lao động nay không trực tiếp làm ra sản phẩm nhưng lai gián 6 tiếp ảnh hưởng đến năng suất lao động của công nhân trực tiếp sản xuất. Vì thế, có thể căn cứ vào năng suất lao động của công nhân trực tiếp sản xuất để tính lương cho công nhân phục vụ. Nhờ đó, bộ phận công nhân phục vụ sẽ phục vụ tốt hơn và họ quan tâm hơn đến kết quả phục vụ, kết quả sản xuất; từ đó, có giải pháp cải tiến công tác phục vụ sản xuất. -Ưu điểm: Chế độ trả lương này sẽ khuyến khích công nhân phục vụ sẽ phục vụ tốt hơn cho công nhân chính, góp phần nâng cao năng suất lao động của công nhân chính. -Nhược điểm: Tiền lương của công nhân phụ phụ thuộc vào kết quả làm việc của công nhân chính mà kết quả này nhiều khi chịu sự tác động của các yếu tố khác. Do vậy có thể hạn chế sự làm việc của công nhân phụ. + Trả lương theo sản phẩm có thưởng: là việc kết hợp trả lương theo sản phẩm với chế độ tiền thưởng trong sản xuất. Nhờ đó, người lao động quan tâm hơn đến việc cải tiến kĩ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm làm ra, tiết kiệm chi phí, tăng năng suất lao động. -Ưu điểm : chế độ trả lương theo sản phẩm có thưởng khuyến khích công nhân tích cực làm việc hoàn thành vượt mức sản lượng, thúc đẩy người lao động tăng năng suất lao động. -Nhược điểm: Việc phân tích, tính toán các chỉ tiêu có thưởng không chính xác có thể tăng chi phí tiền lương. + Hình thức tiền lương theo sản phẩm lũy tiến: theo hình thức này, ngoài tiền lương theo sản phẩm trực tiếp còn có một phần tiền thưởng được tính trên cơ sở tang đơn giá tiền lương ở các mức năng suất cao nhằm kich thích người lao động duy trì cường độ lao động ở mức tối đa. -Ưu điểm: Việc tăng đơn giá cho những sản phẩm vượt mức khởi điểm làm cho công nhân tích cực làm việc dẫn đến tăng năng suất lao động. -Nhược điểm: áp dụng chế độ này sẽ làm cho tốc độ tăng của tiền lương lớn hơn tốc độ tăng của năng suất lao động. + Hình thức khoán khối lượng hoặc khoán từng việc: Thường áp dụng cho những công việc lao động giản đơn, có tính chất đột xuất như bốc dỡ nguyên vât liệu, hàng hóa, sửa chũa nhà cửa…Doanh nghiệp xác định mức lương trả cho từng công việc mà người lao động hoàn thành. -Ưu điểm: Làm cho người lao động phát huy sang kiến và tích cực cải tiến lao động để tối ưu hóa quá trình làm việc giảm bớt thời gian lao động. +Hình thức khoán quỹ lương: theo hình thức này căn cứ vào khối lượng công việc của từng phòng ban, doanh nghiệp tiến hành khaons quỹ lương. Quỹ lương thực tế của từng phòng ban phụ thuộc vào mức độ hoàn thành công việc được giao. 7 -Nhược điểm: Việc xác định đơn giá giao khoán nhiều khi phức tạp khó tính toán chính xác. 1.1.5.Qũy tiền lương, BHXH, KPCĐ, BHTN. 1.1.5.1. Qũy tiền lương. Qũy tiền lương của doanh nghiệp là toàn bộ tiền lương mà doanh nghiệp trả cho tất cả lao động thuộc doanh nghiệp quản lý. Thành phần quỹ tiền lương bao gồm nhiều khoản chủ yếu là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian thực tế làm việc (như lương theothời gian, lương theo sản phẩm,…), tiề lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng việc, nghỉ phép hoặc đi học, các khoản tiền thưởng trong sản xuất, các khoản phụ cấp thường xuyên (phụ cấp khu vực, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp học nghề, phụ cấp thâm niên, phụ cấp làm đêm, thêm giờ… Căn cứ vào quan hệ với quá trình sản xuất – kinh doanh, quỹ tiền lương được chia làm 2 loại: - Tiền lương chính: là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian làm nhiệm vụ chính đã quy định cho họ, bao gồm: tiền lương cấp bậc, các khoản phụ cấp thường xuyên và tiền thưởng trong sản xuất. Phụ cấp theo tiền lương: Phụ cấp lương là tiền trả công lao động ngoài tiền lương để bù đắp thêm do có những yếu tố không ổn định hoặc vượt quá điều kiện bình thường nhằm khuyến khích người lao động yên tâm làm việc. Tiền thưởng: chế độ tiền thưởng bao gồm những quy định của Nhà nước và của đơn vị sử dụng lao động nhằm khuyến khích người lao động làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả. - Tiền lương phụ: là tiền lương phải trả cho người lao động trong thời gian không làm nhiệm vụ chính nhưng vẫn được hưởng theo chế độ quy định như tiền lương trả cho người lao động trong thời gian nghỉ phép, thời gian đi làm nghĩa vụ xã hội, hội họp, đi học, tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng sản xuất. Quỹ lương là một yếu tố của chi phí sản xuất của các đơn vị sản xuất kinh doanh. Theo qui định của bộ luật lao động, Điều 182 quy định: "Nơi sử dụng lao động từ mười người trở lên thì người sử dụng lao động phải lập sổ lao động, sổ lương, sổ BHXH". Quỹ tiền thưởng được tạo thành từ nhiều nguồn khác nhau của doanh nghiệp: hiệu quả sản xuất kinh doanh, thực hiện tốt hợp động kinh tế, từ chất lượng sản phẩm Cơ sở thưởng được xác định là hiệu quả của doanh nghiệp, việc làm lợi của người lao động đối với doanh nghiệp do quy chế thưởng đã quy định. Quỹ tiền lương trong doanh nghiệp cần được quản lý và kiểm tra chặt chẽ, đảm bảo việc sử dụng hợp lý và hiệu quả. Quỹ tiền lương thực tế phải thường xuyên đối chiếu với kế hoạch trong mối quan hệ với việc thực hiện kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp trong kỳ nhằm 8 phát hiện các khoản tiền lương không hợp lý, kịp thời đề ra các biện pháp nâng cao năng suất lao động góp phần hạ chi phí giá thành. 1.1.5.2. Qũy bảo hiểm xã hội ( BHXH ). Quỹ BHXH là quỹ để trợ cấp cho người lao động trong trường hợp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động. Thực chất của BHXH là giúp người lao động đảm bảo về mặt xã hội để người lao động có thể duy trì và ổn định cuộc sống khi gặp khó khăn, rủi ro khiến họ bị mất sức lao động. Từ đó giúp người lao động có thể yên tâm cống hiến cho doanh nghiệp. Theo chế độ hiện hành, hàng tháng doanh nghiệp tiến hành trích lập quỹ BHXH theo tỷ lệ 26% trên tổng số tiền lương cơ bản phải trả công nhân viên trong tháng, trong đó: 18% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của các đối tượng sử dụng lao động, 8% trừ vào lương của người lao động. Toàn bộ số trích BHXH được nộp lên cơ quan quản lý quỹ bảo hiểm xã hội để chi trả các trường hợp nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động. Tại doanh nghiệp, hàng tháng doanh nghiệp trực tiếp chi trả BHXH cho công nhân viên bị ốm đau, thai sản trên cơ sở các chứng từ hợp lệ. Cuối tháng, doanh nghiệp phải quyết toán với cơ quan quản lý quỹ BHXH. 1.1.5.3. Qũy bảo hiểm y tế ( BHYT ). Qũy BHYT được sử dụng để thanh toán các khoản tiền khám, chữa bệnh, viện phí, thuốc thang,…cho người lao động trong thời gian ốm đau, sinh đẻ. Qũy này được hình thành bằng cách trích theo tỉ lệ quy định trên tổng số tiền lương và phụ cấp của người lao động thực tế phát sinh trong tháng. Tỉ lệ trích BHYT hiện hành là 4,5% , trong đó 3% tính vào chi phí kinh doanh và 1,5% trừ vào thu nhập của người lao động. Qũy BHYT được trích lập để tài trợ cho người lao động có tham gia đóng góp quỹ trong các hoạt động khám chữa bệnh. Theo chế độ hiện hành, toàn bộ quỹ BHYT được nộp lên cơ quan chuyên môn chuyên trách quản lý và trợ cấp cho người lao động thông qua mạng lưới y tế. 1.1.5.4. Kinh phí công đoàn ( KPCĐ ). KPCĐ là khoản tiền được trích lập theo tỉ lệ quy định trên tổng quỹ lương thực tế phải trả CNV trong tháng và tính toàn bộ vào chi phí sản xuất kinh doanh của các đối tượng sử dụng lao động Theo chế độ hiện hành hàng tháng doanh nghiệp trích 2% KPCĐ trong tháng và tính toàn bộ vào chi phí sản xuất kinh doanh của các đối tượng sử dụng lao động. Toàn bộ số KPCĐ được trích một phần nộp lên cơ quan công đoàn cấp trên, một phần được giữ lại ở doanh nghiệp để chi tiêu cho hoạt động công đoàn tại doanh nghiệp. KPCĐ được trích lập để phục vụ chi tiêu cho hoạt động của tổ chức công đoàn nhằm chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động. 1.1.5.5. Qũy bảo hiểm thất nghiệp ( BHTN ). BHTN là khoản tiền được trích để trợ cấp cho người lao động bị mất việc làm. 9 Theo điều 81 luật BHXH, người thất nghiệp được hưởng BHTN khi đủ các điều kiện sau: -Đã đóng BHTN đủ mười hai háng trở lên trong thời gian hai mươi bốn tháng trước khi thất nghiệp -Đã đăng kí thất nghiệp với tổ chức BHXH -Chưa tìm được việc làm sau mười lăm ngày kể từ ngày đăng kí thất nghiệp Theo điều 82 luật BHXH, mức trợ cấp thất nghiệp hàng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHTN của sáu tháng liền kề trước khi thất nghiệp. Nguồn hình thành quỹ BHTN như sau: -Người lao động đóng bằng 1% tiền lương, tiền công tháng đóng BHTN. -Người sử dụng lao động đóng 1% tiền lương, tiền công tháng đóng BHTN của những người lao động tham gia BHTN Hàng tháng, nhà nước hỗ trợ từ ngân sách bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công tháng đóng BHTN của những người tham gia BHTN và mỗi năm chuyển một lần. Vậy tỉ lệ trích lập BHTN của doanh nghiệp là 2%, trong đó người lao động chiụ 1% và doanh nghiệp chịu 1% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. 1.1.6. Hạch toán lao động. 1.1.6.1. Hạch toán số lượng lao động. Số lượng lao động trong doanh nghiệp thường có sự biến động tăng giảm trong từng đơn vị, bộ phận cũng như trong phạm vi doanh nghiệp. Sự biến động trong doanh nghiệp có ảnh hưởng đến cơ cấu lao động và do đó lam ảnh hưởng đến thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Để phản ánh số lượng lao động hiện có và theo dõi sự biến động lao động trong từng đơn vị, bộ phận, doanh nghiệp sử dụng “ sổ danh sách lao động’’. Sổ sau khi lập xong phải được đăng kí với cơ quan quản lý và được lập thành 2 bản: một bản do phòng tổ chức hành chính của doanh nghiêp quản lý và ghi chép, một bản giao cho phòng kế toán quản lý và ghi chép. Cơ sở số liệu đẻ ghi vào “ sổ danh sách lao động’’ là các chứng từ sử dụng, các quyết định thuyên chuyển công tác, thôi việc, hưu trí,… việc ghi chép vào sổ “danh sách lao động’’ phải đầy đủ kịp thời làm cơ sở cho việc lập báo cáo vệ lao động và phân tích tình hình biến động về lao động trong doanh nghiệp hàng tháng, quý, năm theo yêu cầu quản lý lao động của doanh nghiệp và cơ quan quản lý cấp trên 1.1.6.2. Hạch toán thời gian lao động. Hạch toán thời gian lao động là đảm bảo ghi chép kịp thời, chính xác số giờ công, ngày công làm việc thực tế cũng như số ngày nghỉ của người lao động; từ đó làm cơ sở để tính tiền lương phải trả cho người lao động. 10 [...]... lng v cỏc khon trớch theo lng ti cụng ty c phn xõy dng & ni tht 3D 2.3.2.1 cỏch tớnh v tr lng ti cụng ty Do s lng cụng nhõn viờn ca cụng ty khụng nhiu nờn cụng ty quyt nh tớnh lng theo thi gian tớnh lng cho ton b cụng nhõn viờn trong cụng ty a, Tớnh lng theo tin lng thỏng cho nhõn viờn giỏn tip Theo hỡnh thc ny tin lng tr cho ngi lao ng tớnh theo thi gian lm vic.Tin lng c bn m cụng ty ỏp dng tr lng... chớnh ti cụng ty) 35 Qua bng ỏnh giỏ v trỡnh lao ng trong cụng ty ta thy t l cỏn b cụng nhõn viờn cú trỡnh chuyờn mụn, tay ngh cao luụn chim t trng ln, iu ú cho thy cụng ty cú i ng lao ng cú cht lng tt 2.3.1.2 c im v tin lng v cỏc khon trớch theo lng Vic tr lng cho ngi lao ng tuõn th theo ỳng quy nh ca lut tin lng v lao ng v theo ỳng hp ng ó kớ vi ngi lao ng -Kỡ tr lng: cụng ty tr lng theo thỏng, mc... phn lm cho ngi lao ng an tõm lm vic, cng hin cho cụng ty S lng lao ng ca cụng ty cng tng dn lờn nm 2012 cụng ty cú tng s 84 cụng nhõn viờn nhng n nm 2013 s lng cụng nhõn viờn ca cụng ty ó tng lờn l 118 ngi, so vi nm 2012 tng 34 ngi tng ng vi tng 40,48% iu ú cho thy cụng ty ang m rng quy mụ sn xut kinh doanh, trong iu kin cụng ty ang lm n cú lói cụng ty quyt nh m rng quy mụ sn xut kinh doanh, tng s lng... quy mụ sn xut kinh doanh, tng s lng lao ng iu ú c cho l hp lý 2.1.4 T chc b mỏy qun lý ca cụng ty c phn xõy dng & ni tht 3D Hỡnh thc t chc b mỏy qun lý ca cụng ty theo mụ hỡnh trc tuyn- chc nng: giỏm c trc tip ch o cỏc hot ng ca cụng ty thụng qua cỏc phũng ban chc nng B mỏy ca cụng ty c phõn lm 2 cp: -Cp cụng ty: B mỏy qun lý v cỏc phũng chc nng -Cp phõn xng: Cỏc i xớ nghip trc thuc 28 i hi ng c ụng Hi... l phng phỏp kờ khai thng xuyờn - Tớnh tr giỏ hng húa xut kho theo phng phỏp nhp trc-xut trc -TSC c tớnh khu hao theo phng phỏp ng thng da theo thi gian s dng theo quyt nh 206/Q-BTC ngy 12/12/2003 ca B ti chớnh -Thu GTGT c tớnh theo phng phỏp khu tr - T chc h thng chng t v h thng ti khon cụng ty vn dng h thng chng t v h thng ti khon ban hnh theo quyt nh 48/2006 Q-BTC ban hnh ngy 14/09/2006 2.2.2.2 Hỡnh... khon trớch theo lng S nht ký c bit Nht ký chung S chi tit TK154,642, 338 Bng tng hp chi tit S cỏi TK 334, 338,154, 642 Bng cõn i s phỏt sinh Bỏo cỏo ti chớnh Ghi hng ngy Ghi cui thỏng Ghi i chiu S 2 3: trỡnh t ghi s k toỏn theo hỡnh thc nht kớ chung ti cụng ty ( Ngun d liu: Phũng K toỏn ti cụng ty ) 2.3 Thc trng t chc k toỏn tin lng v cỏc khon trớch theo lng ti cụng ty c phn xõy dng & ni tht 3D 2.3.1... KHON TRCH THEO LNG TI CễNG TY C PHN XY DNG & NI THT 3D 2.1 khỏi quỏt v cụng ty c phn xõy dng & ni tht 3D 2.1.1 Qỳa trỡnh hỡnh thnh, phỏt trin Cụng ty c phn xõy dng & nụi tht 3D l doanh nghip c phn c thnh lp ngy 04 thỏng 03 nm 2008 Hot ng theo ng kớ kinh doanh s 0201148983 do s k hoch u t thnh ph Hi Phũng cp ngy 24 thỏng 04 nm 2008 Trong nhng nm qua cụng ty ó khụng ngng ln mnh, a bn hot ng sn xut kinh doanh... lónh o cụng ty cựng s n lc ca ton th cỏn b cụng nhõn viờn trong cụng ty v cỏc c ụng, cụng ty ó phỏt trin mnh v mi mt: nhõn lc, mỏy múc thit b, cỏc cụng trỡnh xõy dng, sa cha, ni tht v cỏc d ỏn v phỏt trin nh, nm no cụng ty cng hon thnh k hoch c giao Mt s cụng trỡnh tiờu biu m cụng ty ó xõy dng l : ngõn hng vietinbanhk chi nhỏnh Kin An, cụng ty c phn u t xõy lp v phỏt trin Duyờn Hi, cụng ty TNHH Min... trong tun - Nu hon thnh cụng vic theo ỳng tin cụng trỡnh m cụng nhõn phi lm vic vo ngy ngh l, ngy ngh cú hng lng thỡ lng lm thờm gi c cụng ty tr theo ỳng quy nh ca phỏp lut Cụng ty tr lng lm thờm gi vo ngy ngh l, ngy ngh cú hng lng: bng ớt nht 300% lng -Lng c tr bng tin mt -Tin thng c tr cho ngi lao ng vo l tng kt cui nm -Cỏc khon trớch theo lng: c k toỏn phõn b, trớch lp theo ỳng quy nh hin hnh cỏc khon... cụng ty c t chc theo mụ hỡnh tp trung Theo ú phũng k toỏn thc hin vic hng dn, kim tra giỏm sỏt hch toỏn k toỏn ca cụng ty, cỏc t i khụng t chc hch toỏn riờng K toỏn trng B phn k toỏn TSC, vt liu, dng c B phn k toỏn tin lng v BHXH B phn k toỏn vn bng tin v thanh toỏn cụng n B phn k toỏn tng hp v tớnh giỏ thnh sp B phn k toỏn tng hp Cỏc nhõn viờn kinh t cỏc t i ph thuc S 2 2: s b mỏy k toỏn ti cụng ty . trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần xây dựng & nội thất 3D. Chương 3: Một số biện pháp hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tiền lương và các khoản trích. và của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. 1.2.1.1. Nhiệm vụ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. Kế toán lao động, tiền lương và các khoản trích theo lương được tổ. lương và các khoản trích theo lương. - Nghiên cứu thực trạng, đặc điểm và tầm quan trọng của việc hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần xây dựng & nội thất 3D. -

Ngày đăng: 06/10/2014, 01:04

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1. 1: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật Ký - Sổ Cái - kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương” tại công ty cổ phần xây dựng và nội thất 3d
Sơ đồ 1. 1: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật Ký - Sổ Cái (Trang 19)
Sơ đồ 1. 2: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ - kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương” tại công ty cổ phần xây dựng và nội thất 3d
Sơ đồ 1. 2: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ (Trang 20)
Sơ đồ 1. 3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký - Chứng từ - kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương” tại công ty cổ phần xây dựng và nội thất 3d
Sơ đồ 1. 3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký - Chứng từ (Trang 21)
Bảng cân đối số phát sinh - kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương” tại công ty cổ phần xây dựng và nội thất 3d
Bảng c ân đối số phát sinh (Trang 22)
Sơ đồ 1. 4: trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật kí chung. - kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương” tại công ty cổ phần xây dựng và nội thất 3d
Sơ đồ 1. 4: trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật kí chung (Trang 23)
Bảng 2. 1: Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động của công ty giai đoạn 2011-2013 S - kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương” tại công ty cổ phần xây dựng và nội thất 3d
Bảng 2. 1: Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động của công ty giai đoạn 2011-2013 S (Trang 27)
Sơ đồ 2. 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý điều hành của công ty. - kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương” tại công ty cổ phần xây dựng và nội thất 3d
Sơ đồ 2. 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý điều hành của công ty (Trang 29)
Sơ đồ 2. 2: sơ đồ bộ máy kế toán tại công ty. - kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương” tại công ty cổ phần xây dựng và nội thất 3d
Sơ đồ 2. 2: sơ đồ bộ máy kế toán tại công ty (Trang 31)
Sơ đồ 2. 3: trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật kí chung tại công ty. - kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương” tại công ty cổ phần xây dựng và nội thất 3d
Sơ đồ 2. 3: trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật kí chung tại công ty (Trang 34)
Bảng 2. 2: bảng phân loại cơ cấu lao động - kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương” tại công ty cổ phần xây dựng và nội thất 3d
Bảng 2. 2: bảng phân loại cơ cấu lao động (Trang 35)
Bảng 2. 5: Bảng chấm công bộ phận văn phòng - kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương” tại công ty cổ phần xây dựng và nội thất 3d
Bảng 2. 5: Bảng chấm công bộ phận văn phòng (Trang 41)
Bảng 2. 6:Bảng chấm công đội xây dựng số 1. - kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương” tại công ty cổ phần xây dựng và nội thất 3d
Bảng 2. 6:Bảng chấm công đội xây dựng số 1 (Trang 42)
Bảng 2. 8: Bảng thanh toán tiền lương bộ phận văn phòng. - kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương” tại công ty cổ phần xây dựng và nội thất 3d
Bảng 2. 8: Bảng thanh toán tiền lương bộ phận văn phòng (Trang 43)
Bảng 2. 9: Bảng thanh toán lương đội xây dựng số 1. - kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương” tại công ty cổ phần xây dựng và nội thất 3d
Bảng 2. 9: Bảng thanh toán lương đội xây dựng số 1 (Trang 44)
Bảng 2. 11: Bảng thanh toán lương đội xây dựng số 3. - kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương” tại công ty cổ phần xây dựng và nội thất 3d
Bảng 2. 11: Bảng thanh toán lương đội xây dựng số 3 (Trang 46)
Bảng 2. 12: Bảng thanh toán lương đội bảo vệ. - kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương” tại công ty cổ phần xây dựng và nội thất 3d
Bảng 2. 12: Bảng thanh toán lương đội bảo vệ (Trang 47)
Bảng 2. 13: Bảng phân bổ lương và các khoản trích theo lương. - kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương” tại công ty cổ phần xây dựng và nội thất 3d
Bảng 2. 13: Bảng phân bổ lương và các khoản trích theo lương (Trang 48)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w