Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 36 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
36
Dung lượng
332 KB
Nội dung
BÀI TẬP LỚN MÔN KINH TẾ VĨ MÔ LỜI MỞ ĐẦU Kinh tế học là môn học ra đời cách đây hơn hai thế kỷ. Nó là môn học nghiên cứu xem xã hội sử dụng những nguồn tài nguyên khan hiếm để sản xuất ra những hàng hoá cần thiết và phân phối cho các thành viên của xã hội. Kinh tế học vĩ mô - một phân ngành của hinh tế học – nghiên cứu sự vận động và những mối quan hệ kinh tế chủ yếu của một đất nưởctên bìn diện toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Kinh tế vĩ là môn kinh tế cơ sở, đề cập đến cơ sở lý thuyết và các phương pháp phân tích sự vận động của nền kinh tế tổng thể, làm nền tảng cho các chuyên ngành kinh tế khác. Khi nền kinh tế nước ta đang chuyển sang nền kinh tế mở, hội nhập với thị trường kinh tế thế giới thì những biến động của kinh tế thế giới cũng có ảnh hưởng ít nhiều đến đến kinh tế Việt Nam. Vì vậy học và hiểu kinh tế vi mô là một vấn đề quan trọng. Kinh tế vĩ mô quan tâm đên nhiều vấn đề, trong đó “thất nghiệp” là một vấn đề quan trọng, có tầm ảnh hưởng to lớn. Cuốn bài tập lớn này của em chỉ có thể đề cập đến một vấn đề rất nhỏ của vấn đề lớn này. Cuốn này bao gồm hai phần lớn: - Phần I: Thất nghiệp và các chính sách kinh tế vĩ mô chống thất nghiệp. - Phần II : Đánh giá mức nhân dụng của Việt Nam thời kỳ 2000-2005. Tuy có sự hướng dẫn tận tình của cô giáo bộ môn và sự cố gắng của bản thân nhưng em không thể nào tránh khỏi những thiếu sót; em rất mong được sự xem xét,giúp đỡ của thầy cô và các bạn để bài tập lớn của em được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn cô! Sinh viên: Phạm Thị Thanh Hương Lớp: QKT48-ĐH1 1 BÀI TẬP LỚN MÔN KINH TẾ VĨ MÔ CHƯƠNG I THẤT NGHIỆP VÀ CÁC CHÍNH SÁCH KINH TẾ VI MÔ CHỐNG THẤT NGHIỆP A. GIỚI THIỆU MÔN HỌC KINH TẾ VĨ MÔ, VỊ TRÍ CỦA MÔN HỌC TRONG CHƯƠNG TRÌNH HỌC ĐẠI HỌC I. GIỚI THIỆU MÔN HỌC KINH TẾ VĨ MÔ 1. Đối tượng nghiên cứu của môn học kinh tế vĩ mô. Kinh tế học vĩ mô là một nhánh của kinh tế học,nghiên cứu sự vận động và những mối quan hệ kinh tế chủ yếu của một đất nước trên bình diện toàn bộ nền kinh tế quốc dân.Nghĩa là kinh tế vĩ mô ngoài nghiên cứu sự lựa chọn của mỗi quốc gia trước mỗi vấn đề kinh tế cơ bản như: tăng trưởng kinh tế, lạm phát, thất nghiệp, xuất nhập khẩu hàng hoá, tư bản và sự phân phối nguồn lực và phân phối thu nhập giữa các thành viên trong xã hội. 2.Phương pháp nghiên cứu kinh tế học vĩ mô Khác với khoa học tự nhiên, khi nghiên cứu các hiện tượng kinh tế, người ta thường áp dụng phương pháp quan sát. Điều đó do các hiện tượng kinh tế hết sức phức tạp, thường xuyên biến động và chịu nhiều yếu tố tác động.vì vậy khi nghiên cứu kinh tế học vĩ mô chúng ta phải thu thập các số liệu. Sau khi thu thập xong số liệu, cần phải tiến hành phân tích với các phương pháp phân tích thích hợp. Một phương pháp vô cùng quan trọng trong nghiên cứu kinh tế là phương pháp trừu tượng hoá, bóc tách các nhân không định nghiên cứu (cố định nhân tố này) để xem xétcác mối quan hệ giữa những biến số cơ bản. Khi phân tích trừu tượng như vậy, việc sử dụng phương pháp thống kê có ý nghĩa rất lớn. Sinh viên: Phạm Thị Thanh Hương Lớp: QKT48-ĐH1 2 BÀI TẬP LỚN MÔN KINH TẾ VĨ MÔ Sau đó phải đối chiếu kiểm tra với thực tế để rút ra kết luận sát thực với đời sống kinh tế. 3.Một số vấn đề kinh tế vĩ mô cơ bản. Những vấn đề then chốt được kinh tế học vĩ mô quan tâm nghiên cứu bao gồm mức sản xuất, thất nghiệp, mức giá chung, và thương mại nquốc tế của một nền kinh tế. Phân tích kinh tế vĩ mô hướng vào giải đáp các câu hỏi như: Điều gì quyết định giá trị hiện tại của các biến số kinh tế này? Điều gì quyết định những thay đổi của các biến số này trong ngắn hạn và dài hạn? Thực chất chúng khảo sát mỗi biến số này trong những khoảng thời gian khác nhau: hiện tại, ngắn hạn, dài hạn. Mỗi khoảng thời gian đòi hỏi chúng ta phải sử dụng các mô hình thích hợp để tìm ra các nhân tố quyết định các biến kinh tế vĩ mô này. - Một trong những thước đo quan trọng nhất về thành tựu kinh tế vĩ mô của một quốc gia là GDP. GDP đo lường tổng sản lượng và tổng thu nhập của một quốc gia. Phần lớn các quốc gia đều có tăng trưởng trong dài hạn, mặc dù vậy, tăng trưởng kinh tế có thể không ổn định giữa các năm. Trên thực tế, GDP có thể giảm trong một số trường hợp. Những biến động trong ngắn hạn của GDP được gọi là chu kì kinh doanh - Thất nghiệp là biến số then chốt thứ hai mà kinh tế học vĩ mô quan tâm nghiên cứu. Tỷ lệ thất nghiệp đo lường số người không có việc làm và đang tích cực tìm việc tính theo tỷ lệ phần trăm so với lực lượng lao động. Sự biến động ngắn hạn của tỷ lệ thất nghiệp lien quan đến những dao động của chu kì kinh doanh . Ngững thời kì sản lượng giảm thường đi kèm với tỷ lệ thất nghiệp và ngược lại - Biến số then chốt thứ ba mà các nhà kinh tế vĩ mô đề cập đến là lạm phát. Lạm phát là hiện tượng phổ biến trên thế giới trong những thập kỉ gần đây. Vấn đề dắt ra là điều gì quy định tỷ lệ lạm phát dài hạn và những biến động ngắn hạn của lạm phát trong một nền kinh tế? Sự thay đổi tỷ lệ lạm phát có lien quan như thế nào Sinh viên: Phạm Thị Thanh Hương Lớp: QKT48-ĐH1 3 BÀI TẬP LỚN MÔN KINH TẾ VĨ MÔ đến chu kì kinh doanh? Phải cgăng ngân hang trung ương theo đuổi mục tiêu lạm phát bằng không? - Vấn đề quan trọng thứ tư mà kinh tế vĩ mô xem xét là cán cân thương mại. Tầm quan trọng của cán cân thượng mại là gì và điều gì quy định sự biến động của nó trong ngắn hạn và dài hạn? Để hiểu cán cân thương mại vấn đề then chốt cần nhận thức là mất cân bằng thương mại lien quan chặt chẽ đến sự luân chuyển vốn quốc tế. Nhìn chung khi một nước nhập khẩu nhiều hàng hoá từ thế giới bên ngoài so với xuất khẩu, nước đó phải trrang trải cho phần nhập khẩu dôi ra đó bằng cách vay tiền từ thế giới bên ngoài hoặc giảm lượng tài sản quốc tế hiện đang nắm giữ. Ngược lại, khi xuất khẩu ròng dương, thì nước đó tích tụ tài sản của thế giới bên ngoài. Như vậy nghiên cứu về mất cân bằng thương mại lien quan chặt chẽ đến việc nghiên cứu tại sao công dân một nước lại đi vay hoặc cho công dân nước khác vay tiền. II. VỊ TRÍ CỦA MÔN HỌC KINH TẾ VĨ MÔ TRONG CHƯƠNG TRÌNH HỌC ĐẠI HỌC. Kinh tế vĩ mô là một môn học quan trọng ,làm nền tảng cho những nhà kinh tế sau này. Môn học này là một môn kinh tế cơ sở, đề cập đến cơ sở lý thutết và phương pháp phân tích sự vận động của nền kinh tế tổng thể, làm nền tảng cho các môn kinh tế khác như kinh tế lượng, kinh tế phát triển v.v… Môn học kinh tế vĩ mô còn là môn học quan trọng giúp cho sinh viên có cái nhìn tổng quan về nền kinh tế của một đất nước. Sinh viên: Phạm Thị Thanh Hương Lớp: QKT48-ĐH1 4 BÀI TẬP LỚN MÔN KINH TẾ VĨ MÔ B. PHÂN TÍCH CÁC VẤN ĐỀ VỀ THẤT NGHIỆP: KHÁI NIỆM, CÁCH TÍNH TỈ LỆ THẤT NGHIỆP, PHÂN LOẠI THẤT NGHIỆP, TÁC HẠI CỦA THẤT NGHIỆP. I.CÁC KHÁI NIỆM. 1. Những người trong độ tuổi lao động là những người ở độ tuổi có nghĩa vụ và quyền lợi lao động theo quy định đã ghi trong Hiến pháp. 2. Lực lượng lao động là số người trong độ tuổi lao động có việc hoặc chưa có việc làm. Lực lượng lao động = số người có việc làm + số người thất nghiệp 3. Người có việc làm là những người đang làm cho các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội … 4. người thất nghiệp là người hiện đang chưa có việc làm nhưng mong muốn và đang tìm việc làm. 5. ngoài những người có việc và thất nghiệp, những người còn lại trong độ tuổi lao động được coi là những người không nằm trong lực lượng lao động, bao gồm người đi học, nội trợ gia đình, ngững người không có khả năng lao động do ốm đau, bệnh tật … và một bộ phận không muốn đi tìm việc làm do những lý do khác nhau. II. TỶ LỆ THẤT NGHIỆP. Tỷ lệ thất nghiệp chính là tỷ lệ phần trăm của lực lượng lao động bị thất nghiệp. Tỷ lệ thất nghiệp được tính cho toàn bộ dân số là những người trưởng thành sống ở khu vực thành thị và cho các nhóm hẹp hơn – trong độ tuổi lao động, phân theo nhóm tuổi, giới tính và theo khu vực địa lý. Ở khu vực nông thôn, sản xuất có tính thời vụ, việc tính chỉ tiêu thất nghiệp có rất ít ý nghĩa. Sinh viên: Phạm Thị Thanh Hương Lớp: QKT48-ĐH1 5 BÀI TẬP LỚN MÔN KINH TẾ VĨ MÔ TỶ LỆ THẤT NGHIỆP Số người thất nghiệp Lực lượng lao động Một chỉ tiêu thay thế khác là tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng. Đó chính là tỷ lệ phần trăm của tổng số ngày công làm việc thực tế so với tổng số ngày công có nhu cầu làm việc (bao gồm số ngày công thực tế đã làm việc và số ngày công có nhu cầu làm việc thêm). Tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng Tổng số ngày công làm việc thực tế Tổng số ngày công có nhu cầu làm việc Từ số liệu ở trên các nhà thống kê còn tính chỉ tiêu tỷ lệ tham gia lực lượng lao. Nó được tình bằng tỷ lệ phần trăm dân số trưởng thành của Việt Nam nằm trong lực lượng lao động: Chỉ tiêu thống kê này cho chúng ta biết phần dân số quyết định tham gia vào thị trường lao động. Giống như tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động được tính cho toàn bộ dân số trưởng thành và cho các nhóm hẹp hơn. III. PHÂN LOẠI THẤT NGHIỆP. Thất nghiệp là một hiện tượng phức tạp cần được phân loại để hiểu rõ điều đocs thể được chia thành các loại như sau: 1. Phân loại theo loại hình thất nghiệp. Thất nghiệp là một gánh nặng, nhưng nó rơi vào đâu, bộ phận nào, ngành nghề nào v.v… Cần biết những điều đó để hiểu rõ rang về đặc điểm, tính chất, mức độ tác hại… của thất nghiệp trong thực tế. Với mục đích đó, có thể dung những tiêu thức phân loại dưới đây: + Thất nghiệp chia theo giới tính (nam, nữ). Sinh viên: Phạm Thị Thanh Hương Lớp: QKT48-ĐH1 6 BÀI TẬP LỚN MÔN KINH TẾ VĨ MÔ + Thất nghiệp chia theo lứa tuổi (tuổi - nghề0. + Thất nghiệp chia theo vùng lãnh thổ (thành thị, nông thôn…). + Thất nghiệp chia theo ngành nghề (ngành kinh tế, ngàmh hang, nghề nghiệp). + Thất nghiệp chia theo dân tộc, chủng tộc… 2. Phân loại theo lý do thất nghiệp. Có thể chia thành mấy loại sau: + Bỏ viêc: tự ý thôi việc vì những lý do khác nhau như cho rằng lương thấp, không hợp nghề, không hợp vùng… + Mất việc: các hang cho thôi việc do những khó khăn trong kinh doanh… + Mới vào: lần đầu bổ sung vào lực lượng lao động, nhưng chưa tìm được việc làm (thanh niên đến tuổi lao động đang tìm việc, sinh viên tốt nghiệp đang chờ công tác…) + Quay lai: những người đx rời khỏi lực lượng lao động nay muốn quay lại làm việc, nhưng chưa tìm dược việc làm. Cơ cấu các loại trên gợi cho ta nhận biết khá rõ ràng các đặc diểm và tính chất của thất nghiệp thực tế. Nếu biết kết hợp phân loại giữa (a) và (b) sẽ tạo khả năng phân tích sâu sắc thực trạng của thất nghiệp. Kết cục của những người thất nghiệp khong phải là vĩnh viễn. Có những người (bỏ việc, mất việc…) sau một thời gian nào đó sẽ được gọi trở lại làm việc, nhưng cũng có một số người không có khả năng đó và họ phải ra khỏi lực lượng lao động do bản than không có điều kiện phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động, hoặc do mất hẳn sự hứng thú làm việc, hay có thể còn vì nguyên nhân khác. Như vậy, số người thất nghiệp là con số mang tính thời điểm. Nó luôn biến đổi không ngừng theo thời gian. thất nghiệp là một qúa trình vận động từ có việc, mới trưởng thành trở nên thất nghiệp, rồi ra khỏi trạng thái đó. Vì thế, việc nghiên cứu dòng luân chuyển thất nghiỏng rất có ý nghĩa. Sinh viên: Phạm Thị Thanh Hương Lớp: QKT48-ĐH1 7 BÀI TẬP LỚN MÔN KINH TẾ VĨ MÔ Nếu coi thất nghiệp như một bể chứa những người không có việc làm, thì đầu vào của dòng thất nghiệp là những người gia nhập vào đội quân này và đầu ra là những người rời khỏi thất nghiệp. Trong cùng thời kỳ, khi dòng vào lớn hơn dòng ra thì quy mô thất nghiệp sẽ tăng lên và ngược lại, quy mô thất nghiệp sẽ giảm xuống. Khi dòng thất nghiệp cân bằng thì quy mô thất nghiệp sẽ không đổi, tỷ lệ thất nghiệp tương đối ổn định. Dòng thất nghiệp nói trên cũng đồng thời phản ánh sự vận động hoặc những biến động của các thị trường lao động. Quy mô thất nghiệp còn gắn với khoảng thời gian thất nghiệp trung bình. Trong một đợt thất nghiệp, mỗi người có một thời gian thất nghiệp lien tục nhất định. Độ dài này có sự khác nhau giữa các cá nhân. Khoảng thời gian thất nghiệp trung bình là bình quân thời gian thất nghiệp của toàn bộ số người thất nghiệp trong cùng một thời kỳ Khi dòng vào cân bằng với dòng ra, tỷ lệ thất nghiệp không đổi. Nhưng khoảng thời gian thất nghiệp trung bìng lại rút ngắn thì cường độ (quy mô) của dòng thất nghiệp tăng lên, thị trường lao động biến động mạnh, việc tìm kiếm, sắp xếp việc làm sẽ trở nên khó khăn và phức tạp hơn. Nếu hoạt động của thị trường lao động yếu kém, thì thời gian thất nghiệp sẽ tăng và tỷ lệ thất nghiệp cũng gia tăng. Khi dòng vào lớn hơn dòng ra, số người thất nghiệp và thời gian thất nghiệp đều khó dài, xã hội sẽ có đông đẩo người thất nghiệp dài hạn. Thất nghiệp cao và dài hạn thường xảy ra trong thời kỳ kinh tế khủng hoảng. Tuy nhiên thất nghiệp dài hạn cũng có thể xảy ra ngay cả khi xã hội có nhiều công ăn việc làm. Trong trường hợp đó, lý do chủ yếu thường nằm trong sự thiếu hoàn hảo của việc tổ chức thị trường lao động (đào tạo, môi giới, chính sách tuyển dụng, tiền lương v.v…) 3.Phân loại theo nguồn gốc thất nghiệp a. Thất nghiệp tạm thời. Thất nghiệp tạm thời xảy ra khi có một số người lao động đang trong thời gian tìm kiếm công việc hoặc nơi lao động tốt hơn, phù hợp với ý mốn riêng (lương Sinh viên: Phạm Thị Thanh Hương Lớp: QKT48-ĐH1 8 BÀI TẬP LỚN MÔN KINH TẾ VĨ MÔ cao hơn, gần nhà hơn…), hoặc những người mới bước vào thị trường lao động đang tìm kiếm việc làm hoặc chờ đợi đi làm… Mọi xã hội trong bất kỳ thời diểm nào đều tồn tại loại thất nghiệp này. Chỉ khác nhau về quy mô số người và thời gian thất nghiệp. Trong hầu hết các thị trường, giá cả điều chỉnh để cân bằng cung cầu. Trong thị trường lao động lý tưởng, tiền lương sẽ điều chỉnh để loại bỏ tình trạng thất nghiệp. Song thực tế cho thấy ngay cả khi nền kinh tế vận hành tốt thì thất nghiệp vẫn tồn tại. b. Thất nghiệp cơ cấu. Thất nghiệp cơ cáu xảy ra khi có sự mất cân đối giữa cung cầu giữa các loại lao động (giữa ngành nghề, khu vực …). Loại này gắn liền với sự biến động cơ cáu kinh tếvà khả năng điều chỉnh cung của các thị trường lao động (tổ chức đào tạo, môi giới …). Khi sự biến động này mạnh và kéo dài, nạn thất nghiệp trở nên trầm trọng và chuyển sang thất nghiệp dài hạn c. Thất nghiệp do thiếu cầu. Loại thất nghiệp này xảy ra khi mức cầu chung về lao động giảm xuống. Nguồn gốc chính là ở sự suy giảm tổng cầu. Loại này còn được gọi là thất nghiệp chu kỳ, bởi ở các nền kinh tế thị trường nó gắn liền với thời kỳ suy thoái của chu kỳ kinh doanh. Dấu hiệu chứng tỏ sự xuất hiện của loại này là tình trạng thất nghiệp xảy ra ở khắp mọi nơi, mị ngành nghề. d. Thất nghiệp do yếu tố ngoài thị trường. Loại thất nghiệp này còn được gọi là thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển. Nó xảy ra khi tiền lương được ấn định không bởi các yếu tố cả lực lượng thị trường và cao hơn mức cân bằng thực tế của thị trường lao động. Vì tiền lương không chỉ quan hệ đến sự phân phối thu nhập gắn liền với kết quả lao động, mà còn quan hệ đến mức sống tối thiểu; nên nhiều quốc gia (do chính phủ hặc công doàn) ncó quy định cứng nhắc về mức lương tối thiểu; sự không linh hoạt của tiền lươn(ngược lại Sinh viên: Phạm Thị Thanh Hương Lớp: QKT48-ĐH1 9 BÀI TẬP LỚN MÔN KINH TẾ VĨ MÔ với sự năng động của thị trường lao động) dãn đến một bộ phận mất việc làm hoặc khó tìm được việc làm. Tóm lại , thất nghiệp tạm thời và thất nghiệp cơ cấu xảy ra trong một bộ phận riêng biệt của thị trường lao động. Thất nghiệp thiếu cầu xảy ra khi nền kinh tế đi xuống, toàn bộ thị trường lao động bị mất cân bằng (đường cầu lao động dịch chuyển sang trái). Còn thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển do các yếu tố chính trị, xã hội quyết định 4. Thất nghiệp do quan điểm của xã hội về thất nghiệp tự nguyện và thất nghiệp không tự nguyện. Các phân tích hiện đậi về thất nghiệp đưa ra một khái niệm mới là thất nghiệp tự nhiên, dựa trên cơ sở xem xét sự cân bằng của thị trường lao động và nhấn mạnh một phân loại mới là thất nghiệp tự nguyện và thất nghiệp không tự nguyện. Thất nghiệp tự nguyện chỉ những người “tự nguyện” không muốn làm việc, do việc làm và mức lương tương ứng chưa hoà hợp với mong muốn của mình. Giả thiết này là cơ sở để xây dựng hai đường cung: một đường cung lao động nói chung chỉ ra quy mô của lực lượng lao động xã hội tượng ứng với các mức lương của thị trường lao động; một dường cung chỉ ra bộ phận lao động chấp nhận mức lương tương ứng của thị trường lao động. Khoảng cách giữa hai đường cung biểu thị con số thất nghiệp tự nguyện. Đường LD là đường cầu lao động, do nhu cầu lao động của các doanh nghiệp quyết định . Đường LS là đường cung lực lượng lao động xã hội. Đường LS* là đường cung bộ phận lao động sẵn sang chấp nhận việc làm tương ứng với mức lương của thị trường lao động, EF hoặc BC là con số thất nghiệp tự nguyện. Có thể nói thất nghiệp tự nhiên bao gồm số người thất nghiệp tạm thời và số người thất nghiệp cơ cấu, vì đó là những người chưa sẵn sang làm việc với mức lương tương ứng, còn đang tìm kiếm những cơ hội tốt hơn. Sinh viên: Phạm Thị Thanh Hương Lớp: QKT48-ĐH1 10 [...]... IV CHÍNH SÁCH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI CHƯƠNG II ĐÁNH GIÁ MỨC NHÂN DỤNG CỦA VIỆT NAM THỜI KỲ 2000-2005 Sinh viên: Phạm Thị Thanh Hương Lớp: QKT48-ĐH1 18 BÀI TẬP LỚN MÔN KINH TẾ VĨ MÔ A NHẬN XÉT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI CỦA vIỆT NAM THỜI KỲ 2000-2005 I NHỮNG THÀNH TỰU MỚI 1.Kinh tế tăng trưởng với tốc độ tương đối cao, vượt qua thời kỳ suy giảm về tốc độ tăng trưởng; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch... THỜI TRÌNH BÀY QUAN ĐIỂM CỦA MÌNH VỀ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM I PHÂN TÍCH SỐ LIỆU VÀ CÁC CHÍNH SÁCH THÍCH ỨNG VỀ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM 1 Phân tích số liệu và các chính sách thích ứng Thất nghiệp luôn là vấn đề quan tâm của chính phủ các nước, ở Việt nam cũng vậy.ẩơ bất kỳ giai đoạn nào của nền kinh tế Đảng và nhà nước ta cũng mong muốn giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống mức thất nghiệp tự nhiên... 7,08 5,30 6,73 5,27 6,84 5,16 6,58 4,86 Tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam thời kỳ 2000-2005 Sinh viên: Phạm Thị Thanh Hương Lớp: QKT48-ĐH1 24 BÀI TẬP LỚN MÔN KINH TẾ VĨ MÔ C THU THẬP THÔNG TIN VỀ CÁC CHÍNH SÁCH MÀ CHÍNH PHỦ VIỆT NAM DÃ SỬ DỤNG ĐỂ CHỐNG THẤT NGHIỆP VÀ ỔN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG 1 Giải pháp trước mắt - Tuyên truyền rộng rãi trong công nhân lao động để họ nhận thức đúng sự khó khăn góp phần... cụ của mình là lượng cung tiền(MS) và lãi suất (i),sẽ điều chỉnhđể đưa nền kinh tế trở về mức sản lượng tiềm năngkhi nền kinh tế ở quá xa về bên phải hoặc về bên trái mức sản lượng tiềm năng 2 Về dài hạn Do tác động của chính sách tiền tệ đến dầu tư nên nó cũng có ảnh hưởng lớn đến GNP tiềm năng về mặt dài hạn III CHÍNH SÁCH THU NHẬP IV CHÍNH SÁCH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI CHƯƠNG II ĐÁNH GIÁ MỨC NHÂN DỤNG CỦA... bình quân đầu người 323,1 USD, tăng 73,2% so với mức bình quân đầu người năm 2000 Tuy nhiên mức bình quân này cũng chỉ bằng 70,8% kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người của Trung Quốc; 67,3% của Phi-li-pin; 21,4% của Thái Lan; 7,7% của Xin-ga-po; 6,5% của Ma-lai-xi-a và 2,4% của Bru-nây -Một hạn chế lớn khác của nền kinh tế nước ta là đang chứa đựng nhiều mặt mất cân đối Quan hệ tích luỹ, tiêu dùng... Thị Thanh Hương Lớp: QKT48-ĐH1 23 BÀI TẬP LỚN MÔN KINH TẾ VĨ MÔ B THU THẬP VÀ TRÌNH BÀY CÁC SỐ LIỆU VỀ TÌNH HÌNH THẤT NGHIỆP CỦA VIỆT NAM THỜI KỲ 2000-2005 200 0 Cả nước A Phân theo vùng Đồng bằng sông Hồng Đông Bắc Tây Bắc Bắc Trung Bộ Duyên hải Nam Trung Bộ Tây Nguyên Đông Nam Bộ Đồng bằng sông Cửu Long B Một số thành phố lớn Hà Nội Đà Nẵng TP Hồ Chí Minh Đồng Nai 200 1 200 2 200 3 200 4 2005 6,42... chung, mức lương tối thiểu của người Sinh viên: Phạm Thị Thanh Hương Lớp: QKT48-ĐH1 33 BÀI TẬP LỚN MÔN KINH TẾ VĨ MÔ lao động trong các DN ở miền Nam thường cao hơn miền Bắc, mức lương tối thiểu cao, nhất là trong DN có vốn FDI (khoảng 60 USD/tháng) Nhưng một phần không nhỏ trong mức lương này sẽ được sử dụng để đóng bảo hiểm xã hội Việc trả lương theo trình độ đã được áp dụng tại VN Một công nhân chưa... dụng nhằm tác động trực tiếp đến tiền công, giá cả để làm giảm lạm phát và chống that nghiệp Chính sách này sử dụng nhiều loại công cụ, từ các công cụ có tính chất cứng rắn như giá, lương, những chỉ dẫn chungđể ấn định tiền công và giá cả, những quy tắc pháp lý rang buộc sự thay đổi giá cả và tiền lương… đến những công cụ mềm dẻo hơn như việc hướng dẫn, khuyến khích bằng thuế thu nhập 2 Ảnh hưởng của. .. điển của của chính sách việc làm của Việt Nam là giải quyết việc làm trên cơ sở phất triển kinh tế gắn với giải quyết các vấn đề xã hội và kết hợp giưa Mục tiêu của chính sách việc làm là những chỗ làm việc tốt, giảm tỷ lệ thất nghiệp - Phát triển kinh tế để giữ chỗ làm việc - Cố gắng giữ những chỗ làm đã có - Hỗ trợ cho người muốn tìm việc làm D PHÂN TÍCH SỐ LIỆU VÀ CÁC CHÍNH SÁCH THÍCH ỨNG ĐỒNG THỜI... trái hay bên phải mức sản lượng tiềm năng thì là lúc cần có tác động của chính sách tài khoá để đưa mức sản lượng thực tế trở về mức sản lượng tiềm năng Về mặt lý thuyết chính phủ sẽ sử dụng chính sách tài khoá: -Giả sử lúc nền kinh tế dang lâm vào tình trạng suy thoái và thất nghiệp Các hang tư nhân không muốn đầu tư them, còn người tiêu dung không muốn chi them cho tiêu dung Tổng cầu ở mức rất thấp Lúc . mô chống thất nghiệp. - Phần II : Đánh giá mức nhân dụng của Việt Nam thời kỳ 2000-2005. Tuy có sự hướng dẫn tận tình của cô giáo bộ môn và sự cố gắng của bản thân nhưng em không thể nào tránh. NHÂN DỤNG CỦA VIỆT NAM THỜI KỲ 2000-2005 Sinh viên: Phạm Thị Thanh Hương Lớp: QKT48-ĐH1 18 BÀI TẬP LỚN MÔN KINH TẾ VĨ MÔ A. NHẬN XÉT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI CỦA vIỆT NAM THỜI KỲ 2000-2005. I động của chính sách tiền tệ đến dầu tư nên nó cũng có ảnh hưởng lớn đến GNP tiềm năng về mặt dài hạn. III. CHÍNH SÁCH THU NHẬP. IV. CHÍNH SÁCH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI. CHƯƠNG II ĐÁNH GIÁ MỨC NHÂN DỤNG