VIỆT NAM DÃ SỬ DỤNG ĐỂ CHỐNG THẤT NGHIỆP VÀ ỔN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG.
1. Giải pháp trước mắt.
- Tuyên truyền rộng rãi trong công nhân lao động để họ nhận thức đúng sự khó khăn góp phần để doanh nghiệp khắc phục khó khăn , ổn định và phát triển sản xuất. Chỉ khi doanh nghiệp đi lên làm ăn có hiệu quả thì mới có điều kiện để mở rộng sản xuất và thu hút them lao động cho xã hội.
- Giải quyết dứt điểm chế độ chính sách theo luật định đối với số lao động dã không còn làm việc cho doanh nghiệp nữa nhưng chưa được giải quyế chính sách.
- Đối với người lao động chưa có việc, để bố trí việc làm thì áp dụng thời gian biểu linh hoạt trong sản xuất kinh doanh là việc cần làm đối với doanh nghiệp.
- Có cơ chế để người lao động tiếp tục đóng nối bảo hiểm xã hội, từng bước nghiên cứu và ban hành chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện.
- Đối với số lượng lao động còn tuổi còn điều kiện về sức khoẻ,thì nên dành một khoản kinh phí cho việc đào tạo lại nghề cho họ để họ có cơ hội chuyển nghề, chuyển việc hoặc tự kiếm việc làm mới.
- Ưu đãi về thuế, vay vốn với lãi suất thấp đối với các cơ sở sản xuất và dịch vụ, các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác để mở mang sản xuất, dịch vụ thu hút lao động từ khu vực doanh nghiệp nhà nước chuyển sang.
2. Giải pháp về lâu dài.
- Đẩy mạnh việ thực hiện các chương trình quốc gia giải quyết việc làmdã được Chính phủ phê duyệt tại quyết định 126/1998/QD-TTG ngày 11-7-1998. Tiếp tục nghiên cứu và lạp trình chính sách quốc gia giải quyết việc làm cho giai đoạn tiếp theo.
- Đào tạo và đào tạo lại đối với người lao động.
- Mở rộng xuất khẩu lao động: Nghị quyết 152/1999/NĐ-CP của chính phủ vừa được ban hành thay thế Nghị định số 07/CP của chính phủ trước đây. Theo quy định này thì việc xuất khẩu lao động được mở rộng rất nhiều cả về đối tượng được xuất khẩu và về các laĩnh vực, ngành nghề. Nhưng vấn đề là ở chỗ thị trường lao động phải gắn liền với việc đào tạo nghề.
- Tạo môi trường thuận lợi để thị trường lao động có tổ chức phát triển. Trong đó cần chú trọng việc củng cố và nâng cao hiệu quả lao động của hệ thống các trung tâm dịch vụ việc làm - chiếc cầu nối quan trọng giữa cung và cầu lao động.
- Ban hành chính sách trợ cấp thất nghiệp : Trợ cấp thất nghiệp bằng 60% lương.
- Nghiên cứu và sửa đổi bổ sung những vấn đề còn vướng mắc trong áp dụng thực tiễn các văn bản pháp luật lao động. Bên cạnh các giải pháp tình thế đối lao động dôi dư trong các doanh nghiệp Nhà nước. Nhà nước còn dành một khoản tiền lớn từ ngân sách để cho vay hỗ trợ việc làm với lãi suất ưu đãi và cùng với các nguồn vốn khác, hang năm giải quyết được trên một triệu lao đọng có việc làm mới hoặc việc làm đầy đủ hơn. Đồng thời Đảng và Nhà nước cũng đẩy mạnh việc xây dựng trrợ cấp thất nghiệp cho phù hợp với nền kinh tế thị trường.
3. Ba chính sách lớn.
- Chính sách phát triển: thì tăng trưởng và phát triển kinh tế gốc, các yếu tố khác là bổ trợ.
- Chính sách sản xuất: thì hiệu quả sản xuất là chủ yếu, các yếu tố khác là phụ. -Chính sách việc làm thì những người có việc làm là gốc còn các yếu tố khác là bổ trợ.
Nếu xét cả ba chính sách thì hai chính sách đầu là những tiền đề quan trọng tạo ra việc làm mới.
Như vậy, xuất phát điển của của chính sách việc làm của Việt Nam là giải quyết việc làm trên cơ sở phất triển kinh tế gắn với giải quyết các vấn đề xã hội và kết hợp giưa
Mục tiêu của chính sách việc làm là những chỗ làm việc tốt, giảm tỷ lệ thất nghiệp .
- Phát triển kinh tế để giữ chỗ làm việc - Cố gắng giữ những chỗ làm đã có. - Hỗ trợ cho người muốn tìm việc làm.