I. PHÂN TÍCH SỐ LIỆU VÀ CÁC CHÍNH SÁCH THÍCH ỨNG VỀ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM.
1. Phân tích số liệu và các chính sách thích ứng.
Thất nghiệp luôn là vấn đề quan tâm của chính phủ các nước, ở Việt nam cũng vậy.ẩơ bất kỳ giai đoạn nào của nền kinh tế Đảng và nhà nước ta cũng mong muốn giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống mức thất nghiệp tự nhiên để đảm bảo mộy nền kinh tế phát triển bền vững, lâu dải.
Tong giai đoạn từ năm 2000-2005 tỷ lệ thất nghiệp ở nước ta đã giảm nhiều. Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị giảm, thời gian lao động đựoc sử dụng ở khu vực nông thôn tăng đáng kể. Cụ thể là:
Năm Tỷ lệ thất nghiệp ở khu
vực thành thị
Tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng ở khu vực nông thôn 2000 2001 2002 2003 2004 2005 6,42 6.38 6,01 5,78 5,60 5,31 74,2 74,3 75,3 77,7 79,3 80,7
Như vậy tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị của nước ta đã giảm từ 6,4% năm 2000 xuống còn 5,3% vào năm 2005.
Thời gian lao động được sử dụng ở khu vực nông thôn tăg từ 74.2% năm 2000 lên 80.7% vào năm 2005.
Có được những thành tựu quan trọng đó là nhờ vào sự cố gắng không ngừng của chính phủ Việt Nam. Với các chính sách tài khoá và tiền tệ linh hoạt kết hợp với các chính sách khác như: mở các trung tâm giới thiệu việc làm để đưa người lao động đến những nơi cần lao động, đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, khôi phục lại các làng nghề truyền thống v.v… nước ta đã tạo được nhiều công việc cho lực lượng lao dộng đông đảo ở nước ta. Thêm vào đó đói với những người sắp đến độ tuổi tham gia vào lực lượng lao dộng Nhà nước còn tạo điều kiện hướng nghiệp để họ tìm được việc làm phù hợp, nghề nghiệp ổn định sau nay.
Nam 2005 là năm cuối của kế hoạch năm năm củ nước ta, bên cạnh nhũng thành tựu quan trọng khác trong nhiều lĩnh vực, việc giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống còn 5,3% cũng là một thành tựu to lớn của nước ta.
- Cụ thể, năm 2005, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị trên cả nước chỉ còn 5,3%, trong khi năm ngoái, tỷ lệ này vẫn là 5,6%.
với 6,0%, thì năm nay, con số ấy giảm mạnh nhất, xuống chỉ còn 5,6%, tương đương với tỷ lệ ở Đông Nam Bộ.
- Tuy nhiên, 5,6% vẫn là tỷ lệ cao nhất nước hiện nay. Do đó, tiếp tục tạo thêm nhiều việc làm mới vẫn là nhiệm vụ bức thiết của chính quyền các địa phương ở khu vực này trong năm 2006.
- Nhiệm vụ ấy cũng hết sức quan trọng ở vùng kinh tế trọng điểm còn lại là khu vực Duyên hải Nam Trung bộ, khi tỷ lệ thất nghiệp vẫn còn tới 5,5%, chỉ giảm được ít so với con số năm ngoái là 5,7%, dù rất nhiều nỗ lực và ưu tiên của Chính phủ đã được dành cho nơi đây trong năm 2005.
- Ở chiều ngược lại, tuy chỉ giảm nhẹ, song tỷ lệ thất nghiệp ở Tây Nguyên vẫn nằm mức thấp nhất nước, với chỉ 4,2%. Nằm trong nhóm có tỷ lệ thất nghiệp thấp hiện nay còn phải kể đến khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Bắc, đều ở mức 4,9%.
- Ở các khu vực còn lại, tỷ lệ thất nghiệp tại thành thị cũng đều giảm so với năm trước. Bắc Trung bộ chỉ còn 5,0%, Đông Bắc 5,1%.
Từ số liệu thống kê trên có thể thấy, ở các vùng kinh tế trọng điểm tuy quy mô đầu tư lớn, tốc độ tăng trưởng cao nhưng tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động vẫn cao hơn so với tỷ lệ trung bình của cả nước và cao hơn hẳn so với các vùng kinh
tế chậm phát triển.
Nguyên nhân là do các vùng kinh tế trọng điểm giữ vị trí đứng đầu trong phát triển kinh tế - xã hội, khoa học công nghệ tiên tiến cho nên đòi hỏi chất lượng lao động cao. Trong khi đó, không ít ngành nghề đào tạo lại không phù hợp với yêu cầu của thị trường, dẫn đến lao động không có nghề phù hợp, khó tìm kiếm việc làm.
Thống kê cũng cho thấy, từ năm 2001 tới nay, lực lượng lao động đang tiếp tục tăng với tốc độ cao; bình quân mỗi năm tăng 2,4%, tương đương với khoảng hơn một triệu lao động. Trong đó, khu vực thành thị tăng gấp 2,5 lần so với nông thôn.
Riêng năm 2005, so với năm 2004, lực lượng lao động Việt Nam được bổ sung 1,143 triệu người nhưng tỷ lệ đã qua đào tạo không cao. Đến nay, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo mới chiếm 24,8% tổng lực lượng lao động, chưa đạt chỉ tiêu 30% đã đặt ra. Đó là chưa kể tới chất lượng lao động đã qua đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động phát triển, đặc biệt là các vùng kinh tế trọng điểm,cáckhu đô
thị tập trung.
Rõ ràng, khoảng trống việc làm ở các vị trí có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, tay nghề giỏi vẫn chưa được lấp đầy. Chất lượng lao động và số lượng lao động tăng không song hành đang làm gia tăng áp lực việc làm ở Việt Nam.