MỤC LỤC MỤC LỤC 1 MỞ ĐẦU. 1 NỘI DUNG. 2 Chương 1: Cơ sở lý luận về công chức nhà nước ở nước ta. 2 Chương 2: Thực trạng làm việc của công chức nhà nước. 3 Chương 3: Giải pháp kiểm soát bội chi NSNN qua việc cắt giảm công chức. 8 KẾT LUẬN. 10 MỞ ĐẦU. Thâm hụt ngân sách không phải là hiện tượng mới mẻ mà phổ biến ở hầu hết các nước trên thế giới, từ những nước công nghiệp phát triển đến những nước nghèo đang phát triển song mức thâm hụt mỗi nước là khác nhau. Nó là nguyên nhân gây nên hiện tượng lạm phát, nhập siêu, gây ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế,do đó đây là mối quan tâm sâu sắc của mỗi quốc gia. Thực ra về lý luận, thâm hụt ngân sách không phải hoàn toàn là tiêu cực. Theo kinh nghiệm nếu ở mức độ nhất định (dưới 5% năm ) thì nó còn có thể kích thích sản xuất.Cho nên ở các nước phát triển cũng chỉ cố gắng thu hẹp thâm hụt ngân sách nhà nước chứ chưa loại trừ được hoàn toàn. Có nhiều biện pháp tài trợ như phát hành tiền, vay trong nước, vay nước ngoài, cắt giảm chi tiêu. song chúng đều chứa những nhược điểm riêng có thể gây tác dụng phụ đến nền kinh tế. Để tài trợ thâm hụt ngân sách một cách có hiệu quả cần kết hợp đồng bộ nhiều biện pháp và nghệ thuật quản lý vĩ mô là phải hạn chế và trung hoà các mặt tiêu cực, đẩy mạnh mặt tích cực nhằm hạn chế những tác động xấu đến các mục tiêu kinh tế vĩ mô. Để tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, cần đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế và tuỳ vào đặc điểm mỗi nước mà nước đó sẽ đưa ra những chính sách cụ thể và thích hợp. Tại Việt Nam, thực trạng đội ngũ công chức là một vấn nạn của xã hội, tạo nên những hành ảnh tiêu cực và khả ố đối với nhân dân bản xứ. Ngày nay, những thực trạng của đội ngũ công chức phổ biến hiện nay là hiện tượng công chức lấy cắp giờ công, thờ ơ và vô cảm với yêu cầu và hoàn cảnh của người dân bằng những hình thức thường xuyên xảy ra là đi trễ, về sớm, ăn sáng trong giờ làm việc, ngủ nướng trong phòng làm việc....mặc cho người dân chờ đợi giải quyết công chuyện. Nên hay không việc Cắt giảm biên chế công chức cắp ô để bù đắp bội chi. Em xin đề cập đến vấn đề này trong bài với kết cấu gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về bộ máy công chức nhà nước làm việc ở nước ta. Chương 2: Thực trạng làm việc của công chức nhà nước. Chương 3: Giải pháp kiểm soát bội chi NSNN qua việc cắt giảm công chức.
Môn: Tài chính công GVHD: Trần Thị Yến MỤC LỤC MỤC LỤC 1 MỞ ĐẦU 1 NỘI DUNG. 2 Chương 1: Cơ sở lý luận về công chức nhà nước ở nước ta 2 Chương 2: Thực trạng làm việc của công chức nhà nước 3 Chương 3: Giải pháp kiểm soát bội chi NSNN qua việc cắt giảm công chức 8 KẾT LUẬN 10 SVTH: Đỗ Thị Hà - Lớp: DHTN6TH - MSSV:10008893 Trang:1 Môn: Tài chính công GVHD: Trần Thị Yến MỞ ĐẦU. Thâm hụt ngân sách không phải là hiện tượng mới mẻ mà phổ biến ở hầu hết các nước trên thế giới, từ những nước công nghiệp phát triển đến những nước nghèo đang phát triển song mức thâm hụt mỗi nước là khác nhau. Nó là nguyên nhân gây nên hiện tượng lạm phát, nhập siêu, gây ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế,do đó đây là mối quan tâm sâu sắc của mỗi quốc gia. Thực ra về lý luận, thâm hụt ngân sách không phải hoàn toàn là tiêu cực. Theo kinh nghiệm nếu ở mức độ nhất định (dưới 5% năm ) thì nó còn có thể kích thích sản xuất.Cho nên ở các nước phát triển cũng chỉ cố gắng thu hẹp thâm hụt ngân sách nhà nước chứ chưa loại trừ được hoàn toàn. Có nhiều biện pháp tài trợ như phát hành tiền, vay trong nước, vay nước ngoài, cắt giảm chi tiêu. song chúng đều chứa những nhược điểm riêng có thể gây tác dụng phụ đến nền kinh tế. Để tài trợ thâm hụt ngân sách một cách có hiệu quả cần kết hợp đồng bộ nhiều biện pháp và nghệ thuật quản lý vĩ mô là phải hạn chế và trung hoà các mặt tiêu cực, đẩy mạnh mặt tích cực nhằm hạn chế những tác động xấu đến các mục tiêu kinh tế vĩ mô. Để tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, cần đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế và tuỳ vào đặc điểm mỗi nước mà nước đó sẽ đưa ra những chính sách cụ thể và thích hợp. Tại Việt Nam, thực trạng đội ngũ công chức là một vấn nạn của xã hội, tạo nên những hành ảnh tiêu cực và khả ố đối với nhân dân bản xứ. Ngày nay, những thực trạng của đội ngũ công chức phổ biến hiện nay là hiện tượng công chức lấy cắp giờ công, thờ ơ và vô cảm với yêu cầu và hoàn cảnh của người dân bằng những hình thức thường xuyên xảy ra là đi trễ, về sớm, ăn sáng trong giờ làm việc, ngủ nướng trong phòng làm việc mặc cho người dân chờ đợi giải quyết công chuyện. Nên hay không việc Cắt giảm biên chế công chức "cắp ô" để bù đắp bội chi. Em xin đề cập đến vấn đề này trong bài với kết cấu gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về bộ máy công chức nhà nước làm việc ở nước ta. Chương 2: Thực trạng làm việc của công chức nhà nước. Chương 3: Giải pháp kiểm soát bội chi NSNN qua việc cắt giảm công chức. SVTH: Đỗ Thị Hà - Lớp: DHTN6TH - MSSV:10008893 Trang:1 Môn: Tài chính công GVHD: Trần Thị Yến NỘI DUNG. Chương 1: Cơ sở lý luận về công chức nhà nước ở nước ta. Công chức theo nghĩa chung là nhân viên trong cơ quan nhà nước, đó là những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào các chức danh trong các cơ quan nhà nước (trong đó tập trung vào các cơ quan hành chính) để thực thi hoạt động công vụ và được hưởng lương và các khoản thu nhập từ ngân sách nhà nước. Luật Cán bộ, công chức Việt Nam năm 2008 có quy định rằng: Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan gồm: • Đảng Cộng sản Việt Nam • Cơ quan Nhà nước • Tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện • Cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng • Cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp • Trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam • Trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Nhà nước • Trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Nhà nước tổ chức chính trị – xã hội. SVTH: Đỗ Thị Hà - Lớp: DHTN6TH - MSSV:10008893 Trang:2 Môn: Tài chính công GVHD: Trần Thị Yến Chương 2: Thực trạng làm việc của công chức nhà nước. Ở Việt Nam, sau khi giành được chính quyền năm 1945, Hồ Chí Minh đã nêu quan điểm công chức là công bộc của dân, ông phê phán thói ngông nghênh cậy thế cậy quyền của công chức và cho rằng “Dân ghét các ông chủ tịch, các ông uỷ viên vì cái tật ngông nghênh cậy thế cậy quyền… Muốn cho dân yêu, muốn được lòng dân, việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh. Phải chú ý giải quyết hết các vấn đề dù khó đến đâu, những vấn đề quan hệ tới đời sống của dân. Phải chấp đơn, phải xử kiện cho dân mỗi khi người ta đem tới. Phải chăm lo việc cứu tế nạn nhân cho chu đáo, phải chú ý trừ nạn mù chữ cho dân. Nói tóm lại, hết thảy những việc có thể nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của dân phải được ta đặc biệt chú ý…”. Để có một suất công chức, phải bỏ rất nhiều tiền để "chạy". Chính vì lương thấp dẫn đến vấn nạn tham nhũng ở cấp lãnh đạo, sách nhiễu người dân ở cán bộ hành chính sự nghiệp. Ngoài ra tình trạng công chức xuất thân là con ông, cháu cha do đặc thù tồn tại lịch sử của chế độ cộng sản Việt Nam khiến hiện nay, nhà nước rất khó khăn trong chính sách xử lý đối với những đối tượng này. Chỉ riêng một cuộc kiểm tra tại tỉnh Bình Thuận cho thấy có ít nhất 224 công chức ăn cắp giờ làm việc (từ 30 đến 105 phút) và nơi nào cũng có cán bộ, công chức, viên chức vi phạm giờ giấc hành chính. Công chức ăn cắp giờ nhà nước thường rơi vào các trường hợp ăn cắp giờ nhà nước để giải quyết việc nhà, chuyện riêng, uống cà phê, ăn sáng trong giờ làm việc và dành nhiều thời gian trò chuyện làm việc riêng, điện thoại, chát trong giờ làm việc vào buổi trưa thì có hiện tượng công chức say sưa trong buổi trưa giải lao góp phần gia tăng các vụ tai nạn giao thông đồng thời trong công tác, nhiều công chức không hoàn thành nhiệm vụ mà không bị xử lý, chưa kể còn tình trạng đút lót, hối lộ, chuồi tiền, tham nhũng, tiêu cực cho cán bộ để được tuyển dụng làm công chức một cách tràn lan. Việc tuyển dụng viên chức hiện nay vẫn chú trọng đến bằng cấp và kiến thức về quản lý nhà nước nói chung, các nội dung thi tuyển chưa thật sự phù hợp, chưa thực sự quan tâm đến năng lực và kỹ năng công tác của người được tuyển dụng; chất lượng SVTH: Đỗ Thị Hà - Lớp: DHTN6TH - MSSV:10008893 Trang:3 Môn: Tài chính công GVHD: Trần Thị Yến đào tạo ở một số trường chưa cao, chưa gắn lý luận và thực hành nên dẫn đến chất lượng công tác chuyên môn của một số viên chức sau khi được tuyển dụng còn hạn chế. Nhìn chung đội ngũ cán bộ, công chức ở Việt Nam có năng suất lao động thấp, Nhà nước hoàn toàn có thể sa thải khoảng 30% số công chức mà không ảnh hưởng gì tới công việc một điều tra khác cho biết ở Việt Nam hiện cho biết, có khoảng 30% số công chức làm việc tốt, 35% số công chức viên chức khá và trung bình, số còn lại chưa yên tâm khi giao công việc. Điều đáng lưu ý là ở chế độ hiện nay tại Việt Nam, người dân hàng ngày phải đóng tiền thuế để nuôi sống một bộ máy thừa thãi với cả triệu công chức ăn không ngồi rồi một cách vô lý, tình trạng này đã được nêu ra từ trước đó hơn 30 năm. Để cân đối ngân sách, Bộ Tài chính vừa có đề xuất giảm 100.000 đ lương cơ bản từ tháng 1/2014 để trở về mức tiền lương tối thiểu của năm 2012. “Giải pháp tình thế” kiểu “phú quý giật lùi” này xem ra không phù hợp trong bối cảnh khó khăn hiện nay và đương nhiên không nhận được sự hưởng ứng của dư luận. Lý giải của Bộ Tài chính cho thấy, “sáng kiến” này có thể dành được 21.000 tỷ đồng để tăng thêm đầu tư cho năm 2014. Điều này, theo nhiều chuyên gia là giúp tăng cho đầu tư xã hội cũng là tốt, nhưng sẽ “lợi bất cập hại” vì đời sống của người lao động đang khó khăn sẽ tiếp tục khó khăn hơn. Việc tăng lương trong ba năm vừa qua là khoảng 35%, mới chỉ đủ bù đắp cho trượt giá. Mức tiền lương hiện tại vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu sống tối thiểu của cán bộ công chức (mới đạt trên 60%). Việc đề xuất giảm lương lần này của Bộ Tài Chính rõ ràng là không thể hợp lòng dân. Tuy nhiên, việc mất cân đối ngân sách, thất thu thuế, bội chi đang là một thực tế. Vậy nếu không cắt giảm lương thì lấy gì để bù đắp vào khoản mất cân đối này? Cách đây vài tháng, trong một buổi nói chuyện, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã cho rằng, có tới 30% số công chức không có cũng được, họ làm việc theo kiểu "sáng cắp ô đi, tối cắp về", không mang lại bất cứ hiệu quả công việc nào. Vậy nên nếu cắt giảm được số biên chế này thì có lẽ cũng có được một khoản không nhỏ để bù đắp thiếu hụt do bội chi. Chuyện công chức “ngồi chơi, xơi nước” có thể thấy hàng ngày nơi công sở. Kiểu một người làm, 3, 4 người “ăn theo” là chuyện xưa nay không hiếm. SVTH: Đỗ Thị Hà - Lớp: DHTN6TH - MSSV:10008893 Trang:4 Môn: Tài chính công GVHD: Trần Thị Yến Ở cơ quan nào, đơn vị hành chính nào cũng phải chịu cảnh “nhồi nhét” con, cháu, họ hàng theo kiểu “một người làm quan, cả họ được nhờ”, rồi những nhân vật bỗng nhiên xuất hiện, ngồi chỗm trệ nhờ quan hệ, móc ngoặc đối tác, hay đơn giản chỉ vì hỗ trợ nhau theo kiểu “anh nhận giùm con tôi, tôi nhận giùm con anh”, nên bộ máy biên chế cứ phình ra, cồng kềnh. Nhiều nơi, cán bộ nhiều hơn nhân viên. Có phòng ban, chỉ thấy “quan”, không thấy “lính”. Tình trạng cán bộ, công chức đến cơ quan chơi điện tử, chơi game, tán gẫu không phải là hiếm. Rồi chuyện công chức la cà quán xá, cà phê, ăn uống nhậu nhẹt… vv, khiến người dân bất bình. Mới đây nhất, tại phiên họp thường kỳ Chính phủ, Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cho rằng, tuyệt đại đa số các bộ đều có số thứ trưởng nhiều hơn quy định. Các tổng cục và cục cũng trong tình trạng dư thừa lãnh đạo. Nhiều ban, ngành trung ương cán bộ nếu không ngồi chơi xơi nước và đi họp thì chẳng biết làm gì có ích. Theo quy định, một bộ hay cơ quan ngang bộ chỉ dừng ở mức 4 thứ trưởng, song hiện nay có bộ lên tới 9 thứ trưởng, 4 bộ khác cũng có 7 thứ trưởng, 9 bộ nữa có 6 thứ trưởng. Tình trạng “lạm phát quan chức” như hiện nay khiến người dân không phục. Điều đáng nói là lắm quan, nhiều tướng nhưng công việc vẫn không xuôi, bộ máy phình to, cồng kênh khiến công việc càng rắc rối, phức tạp. Báo cáo giám sát về “việc thực hiện chính sách, pháp luật trong công tác tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức” của UB Thường vụ Quốc hội được gửi tới các đại biểu khi kỳ họp Quốc hội đã diễn ra hơn 1 tuần. Báo cáo cho biết, số lượng cán bộ công chức toàn quốc tính đến ngày 31/12/2012 là hơn 535.500 người. Về trình độ, tiến sỹ hơn 2.200 người (0,4%), thạc sỹ 19.666 người (3,7%), cử nhân gần 278.200 người (51,9%), số công chức đã được đào tạo về lý luận chính trị là hơn 251.000 người (46,9%). Ngoài ra, đến hết năm 2012, cả nước còn có gần 1,7 triệu viên chức, tăng hơn 500.000 người so với năm 2009, trong đó có 12.200 tiến sỹ (chiếm tỷ lệ 0,7%), thạc sĩ là 19.700 người (3,7%), cử nhân (đại học) là 278.200 người (51,9%)… SVTH: Đỗ Thị Hà - Lớp: DHTN6TH - MSSV:10008893 Trang:5 Môn: Tài chính công GVHD: Trần Thị Yến Báo cáo cũng nêu rõ, trong 3 năm, tại 63 tỉnh, thành phố đã tiến hành bổ nhiệm gần 31.700 cán bộ, công chức, viên chức quản lý. Cơ quan tiến hành giám sát đánh giá, việc bổ nhiệm được thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, khách quan và công khai, minh bạch, góp phần tạo động lực để người có trình độ, năng lực phấn đấu vươn lên, góp phần đổi mới công tác cán bộ và nâng cao chất lượng đội ngũ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Lĩnh vực này cũng còn một số hạn chế như một số ngành, địa phương yêu cầu tuyển dụng cần có bằng tốt nghiệp loại giỏi, loại khá thì đa phần đối tượng dự tuyển tốt nghiệp ở các trường ngoài công lập, hình thức đào tạo không chính quy đủ tiêu chuẩn tham dự; còn các đối tượng có bằng tốt nghiệp loại trung bình ở các trường công lập, hình thức đào tạo chính quy lại không đủ tiêu chuẩn tham dự do cách cho điểm, đánh giá và các hình thức đào tạo ở các trường là khác nhau. Điều này dẫn đến không tuyển dụng được công chức có chất lượng. Một số địa phương đã có quy định khác với văn bản cấp trên như không tuyển dụng người tốt nghiệp trường dân lập hoặc hệ vừa học, vừa làm và ưu tiên người có hộ khẩu thường trú tại địa phương là trái với quy định pháp luật hiện hành. Đánh giá chung, đoàn giám sát cũng chỉ ra nhiều điểm bất hợp lý. Số liệu tổng hợp cũng cho thấy ở những địa phương có điều kiện tương đồng (về dân số, diện tích đất tự nhiên) nhưng số lượng cán bộ, công chức, cơ cấu bậc, ngạch, trình độ chuyên môn cũng rất khác nhau. Chẳng hạn như thành phố Cần Thơ dân số gần 1,2 triệu người, số lượng cán bộ, công chức là gần 3.000 người, trong khi đó thành phố Đà Nẵng dân số là 926.400 người nhưng có tới 3.200 cán bộ, công chức. Tương tự như vậy đối với các tỉnh Đắk Lắk và Hòa Bình; Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh; Kon Tum và Lai Châu; Hà Tĩnh và Hải Dương… Ngoài ra, công tác quản lý cán bộ, công chức, viên chức chưa được thực hiện một cách chặt chẽ và nghiêm túc. Thanh tra, kiểm tra còn chưa được sâu sát, thường xuyên nên vẫn có những hiện tượng tiêu cực theo phản ánh của dư luận xã hội và các phương tiện thông tin đại chúng nhưng chưa được phát hiện, xử lý kịp thời…. Về tổ chức bộ máy nhà nước, sau khi sáp nhập một số bộ thì việc thành lập nhiều tổng cục và cục thuộc bộ lại tăng lên, về hình thức là giảm số bộ nhưng thực chất không giảm số đơn SVTH: Đỗ Thị Hà - Lớp: DHTN6TH - MSSV:10008893 Trang:6 Môn: Tài chính công GVHD: Trần Thị Yến vị trực thuộc và cũng không giảm về biên chế; theo số liệu thống kê thì biên chế tăng trong cả hệ thống từ trung ương đến địa phương. Số lượng công chức, viên chức được tuyển dụng tăng dần qua từng năm, đặc biệt là việc tuyển dụng viên chức trong những năm qua tăng lên rất nhanh, làm cho mục tiêu tinh giảm biên chế trong bộ máy nhà nước không thực hiện được. Số liệu được dẫn chứng, số cán bộ, công chức nghỉ chế độ, chính sách trong 03 năm từ 2010 - 2012 là hơn 28.100 người, so với số tuyển mới là hơn 63.300 người, như vậy tăng hơn 35.200 người, bằng 125% so với số người nghỉ và 9,3% so với tổng số cán bộ, công chức. Ngân sách chi cho đội ngũ CBCC "cắp ô” nếu so sánh với đội ngũ công chức của nước Mỹ mới thấy ta lãng phí nguồn ngân sách vô cùng. Nếu tổng dân số ở Mỹ hiện tại là 315 triệu người thì số công chức quản lý bộ máy nhà nước là 2,1 triệu người. Trong khi đó, ở Việt Nam dân số hiện tại ước chừng 88 triệu người mà số công chức quản lý bộ máy nhà nước có tới 2,8 triệu người. Xét về dân số thì ta chưa bằng 1/3 dân số Mỹ, xét về địa lý thì rất nhỏ bé so với Mỹ (1/10). Chẳng cần so sánh với cách quản lý công chức của nước Mỹ thì với số lượng 30% công chức "cắp ô” như lời của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói có nghĩa, trong 2,8 triệu công chức kia sẽ có 840.000 người. Nếu tính thu nhập bình quân là 2,9 triệu đồng/người/tháng hưởng lương bình quân 5 triệu/tháng, mỗi năm ngân sách "cõng” thêm hơn 29 ngàn tỉ đồng/năm. SVTH: Đỗ Thị Hà - Lớp: DHTN6TH - MSSV:10008893 Trang:7 Môn: Tài chính công GVHD: Trần Thị Yến Chương 3: Giải pháp kiểm soát bội chi NSNN qua việc cắt giảm công chức. Việc một số địa phương tổ chức thí điểm thi tuyển lãnh đạo, quản lý cấp sở, cấp phòng đã đạt được kết quả đáng ghi nhận, bước đầu tạo được môi trường cạnh tranh, thu hút người có phẩm chất, năng lực làm công tác quản lý. Nhưng đoàn giám sát cũng nhìn nhận, đây là việc làm mới cần nghiên cứu rút kinh nghiệm nhân rộng việc thí điểm thi tuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý trong phạm vi cả nước. Ở xã hội Việt Nam, 98% công chức không thể trang trải đủ các chi tiêu trong cuộc sống bằng lương. Số cán bộ công chức ít ỏi còn lại làm được việc nhưng không phải là con ông cháu cha thì bị người lãnh đạo hành xử không công bằng đối giữa các nhân viên, không ưu tiên sử dụng những người thực sự có tài năng, điều này làm họ ngao ngán và hệ quả là hiện tượng chảy máu chất xám, đánh mất người tài. Nhiều người rời bỏ cơ quan nhà nước bên cạnh việc đồng lương hoặc miếng cơm manh áo mà là vì lòng tự trọng bị tổn thương, vì bị đối xử không công bằng. Cho nên thay vì cắt giảm lương, việc cần làm ngay là cải cách tiền lương khu vực công chức nhà nước. Sớm thực hiện việc cải cách hành chính, giảm nhẹ biên chế, bố trí công chức theo vị trí việc làm, khắc phục cho được tình trạng một bộ phận công chức “sáng cắp ô đi, tối cắp ô về” chính là giải pháp chống bội chi. Bớt lễ lạt để lo cho dân: Vé máy bay quan chức cũng là tiền của dân, phương tiện đi lại của quan chức, những buổi liên hoan, tiệc tùng của họ… Cần quản lý chặt và giảm đến mức tối đa đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước (NSNN). Theo đó, cần xây dựng một nền hành chính và công vụ chuyên nghiệp, hiện đại trên cơ sở đó xác định rõ từng vị trí làm việc với chức danh tiêu chuẩn rõ ràng để xác định ai là công chức và phải quản lý công chức theo chức danh của vị trí làm việc. Đồng thời, rà soát và đánh giá thực chất lại chất lượng đội ngũ CBCC, thực hiện tinh giảm bộ máy, cải cách hành chính và nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC. Ngoài ra, cần đột phá vào cơ chế đẩy mạnh xã hội hóa khu vực sự nghiệp cung cấp dịch vụ công, nhằm giảm dần tỷ trọng chi từ NSNN cho đầu tư cơ sở vật chất, giảm tối đa viên chức hưởng lương từ NSNN. Thiết nghĩ, chỉ cần dùng khoản tiền SVTH: Đỗ Thị Hà - Lớp: DHTN6TH - MSSV:10008893 Trang:8 Môn: Tài chính công GVHD: Trần Thị Yến khổng lồ chi "nhầm đối tượng” mà lâu nay ngân sách vẫn cõng, để tăng lương cho những người làm việc thực sự cũng giảm bớt phần nào áp lực cho NSNN trong vấn đề chi lương cũng như cải cách tiền lương. Giải pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức được đề ra trong Kết luận số 64-KL/TW của BCHTƯ Đảng là đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có đủ phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ, năng lực, kỹ năng công tác; kết hợp việc đào tạo, bồi dưỡng với việc thực hiện luân chuyển để rèn luyện trong thực tiễn. Mặt khác, cần quan tâm xây dựng đội ngũ chuyên gia giỏi, nhất là đội ngũ cán bộ, công chức tham mưu cấp chiến lược ở các cơ quan của Đảng, Nhà nước và có chính sách phù hợp đối với các chuyên gia, thu hút người tài vào làm việc trong các cơ quan của hệ thống chính trị, thu hút cán bộ trẻ, có trình độ đại học về công tác ở cơ sở; gắn chính sách tinh giảm biên chế với việc thực hiện cải cách chính sách tiền lương, nâng cao thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức. Tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng thi tuyển công chức, chú trọng đào tạo, bồi dưỡng theo chức danh; quan tâm đào tạo cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc; sửa đổi các quy định về tiêu chuẩn bằng cấp đối với cán bộ, công chức theo hướng thiết thực, tránh hình thức và phù hợp với thực tế. Đối với người đứng đầu, hướng đến cách làm mà gần đây được đề cập và thực hiện ở một số cấp ngành, địa phương trong nước, đó là thực hiện thi tuyển các chức danh quản lý ở trung ương và địa phương. Song song với những chế độ cải cách mới này, nhà nước cũng sẽ ban hành và thực hiện nghiêm khắc Quy chế công vụ trong các cơ quan hành chính. Cụ thể là, thực hiện triệt để việc công khai hoá hoạt động công vụ, nhất là các công việc có liên quan trực tếp với công dân trong lĩnh vực tài chính, ngân sách nhằm bảo đảm thực hiện kỷ cương. Bắt đầu từ nay sẽ nâng cao, đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tham nhũng và thực hiện chế độ kiểm toán một cách nghiêm túc, minh bạch SVTH: Đỗ Thị Hà - Lớp: DHTN6TH - MSSV:10008893 Trang:9 [...]...Môn: Tài chính công GVHD: Trần Thị Yến KẾT LUẬN Một nhà nước để hoàn thành tốt các nhiệm vụ thì nhà nước đó cần có các công cụ riêng của mình Một trong những công cụ đắc lực nhất đó chính là NSNN Trong những năm qua thì vai trò của NSNN ở nước ta đã thể hiện rõ trong việc giúp nhà nước hình thành các quan hệ thị trường góp phần kiểm soát lạm phát, tỷ lệ lãi suất thích hợp để từ đó làm lành mạnh nền... đề này, vì thế cần có những giải pháp đúng đắn của Nhà nước để thực hiện việc cải cách hành chính, giảm nhẹ biên chế, bố trí công chức theo vị trí việc làm khắc phục cho được tình trạng một bộ phận công chức “sáng cắp ô đi, tối cắp ô về” Khuyến khích thúc đẩy tăng năng suất lao động, gắn tiền lương với hiệu quả công tác và quan trọng nhất là đảm bảo sự công bằng trong cống hiến và hưởng thụ SVTH: Đỗ... với những công chức làm việc không có hiệu quả, những người không có năng lực và "ngồi chơi, xơi nước" rồi đợi đến tháng nhận lương Nếu không cải cách lại nhân sự và cắt giảm công chức có lẽ Việt Nam còn mãi ì ạch, và nợ công ngày càng tăng Và mỗi tháng chúng ta trả lương cho công chức một khoản tiền khổng lồ Tuy nhiên cũng không nên đánh đồng tất cả công chức lại với nhau, điều đó là không công bằng... phát triển của nền kinh tế Tuy nhiên bên cạnh đó thì NSNN vẫn còn các mặt còn tồn tại như việc sử dụng NS chưa đúng lúc đúng cách, sự yếu kém trong việc quản lý thu chi đã đặt ra cho ta thấy có cái nhìn sâu hơn về tình trạng bội chi NSNN và ảnh hưởng của nó tới các hoạt động kinh tế hết sức rộng lớn Để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế cao và ổn định thì liệu nước ta có nên cắt giảm bớt công chức hay . Tài chính công GVHD: Trần Thị Yến MỤC LỤC MỤC LỤC 1 MỞ ĐẦU 1 NỘI DUNG. 2 Chương 1: Cơ sở lý luận về công chức nhà nước ở nước ta 2 Chương 2: Thực trạng làm việc của công chức nhà nước 3 Chương. máy công chức nhà nước làm việc ở nước ta. Chương 2: Thực trạng làm việc của công chức nhà nước. Chương 3: Giải pháp kiểm soát bội chi NSNN qua việc cắt giảm công chức. SVTH: Đỗ Thị Hà - Lớp:. chính công GVHD: Trần Thị Yến Chương 2: Thực trạng làm việc của công chức nhà nước. Ở Việt Nam, sau khi giành được chính quyền năm 1945, Hồ Chí Minh đã nêu quan điểm công chức là công bộc của