1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

quản trị kinh doanh quốc tế, bài tập diebold và chiến lược kinh doanh quốc tế

25 1,2K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 366,5 KB

Nội dung

+Tránh được hàng rào thương mại+Tránh được những rủi ro của biến động tỷ giá hối đoái •Nhược điểm : +Xâm nhập chậm vì cần thời gian hình thành +Bất lợi so với các nhà cạnh tranh địa phươ

Trang 1

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG:

MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ

Tình huống 6 : Diebold và chiến lược kinh doanh quốc tế

GVHD : Nguyễn Thanh Trung Nhóm thực hiện : Nhóm 5

Trang 2

PHẦN A: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1 Kinh doanh Quốc tế:

Kinh doanh quốc tế là gì?

Là những giao dịch kinh doanh giữa các chủ thể thuộc hai hay nhiều quốc gia nhằm đạt được những mục tiêu của mình

Những giao dịch nào?

Là những giao dịch thương mại như xuất khẩu, nhập khẩu, BOT, licencing, franchising và đầu

tư cho những hoạt động ở nước ngoài

2 Công ty đa quốc gia - MNC:

Một công ty đa quốc gia là bất kỳ một doanh nghiệp nào có hoạt động sản xuất kinh doanh ởhai hay nhiều hơn hai quốc gia

Những công ty con có chung chiến lược

2.2 Các hình thức hoạt động của công ty đa quốc gia bao gồm - MNC:

+Tiềm năng lợi nhuận cao

+Sự ủng hộ của nước sở tại

+Kiểm soát tối đa hoạt động nươc ngoài

+Ảnh hưởng động viên cao bởi sự bắt đầu đối với người lao động

+Bảo vệ cao nhất bí quyết công nghệ

+Tiết kiệm chi phí vận tải

Trang 3

+Tránh được hàng rào thương mại

+Tránh được những rủi ro của biến động tỷ giá hối đoái

•Nhược điểm :

+Xâm nhập chậm vì cần thời gian hình thành

+Bất lợi so với các nhà cạnh tranh địa phương về nguồn lực, vị trí và hiểu biết về thịtrường

+Tạo năng lực tăng thêm làm canh tranh căng thẳng hơn

+Đầu tư vốn lớn ,đòi hỏi quản lý rất lớn

+Rủi ro chính trị cao

+Khi quá trình sản xuất đã được thiết lập có thể rất khó thay đổi vì thế là giải pháp thiếunăng động

•Điều kiện sử dung :

+Khi thị trường đầy hấp dẫn và tăng trưởng nhanh

+Khi lợi thế về công nghẹ đòi hỏi phải tuyệt đối bí mật

+Khi công ty có đủ vốn và khả năng quản lý

+Khi công ty muốn tránh,muốn thoát khỏi quy định của nước chủ nhà

−Sở hữu 100% vốn thông qua thôn tính đơn vị sẵn có ( mua lại công ty).

•Ưu điểm :

+Xâm nhập nhanh vào thị trường nước ngoài

+ Nhãn hiệu và vị trí thị trường đã được thiết lập

+Thôn tính được bí quyết công nghệ,hệ thống và nguồn nhân lực

+Không tạo ra năng lực tăng thêm nên không làm cho cạnh tranh căng thẳng hơn

+Có ảnh hưởng cộng đồng rất lớn

+Tiềm năng lợi nhuận cao

+Tiết kiệm chi phí vận tải

+Tránh được hàng rào thương mại

+Tránh được những rủi ro của biến động tỷ giá

+Bán lại công ty sau khi mua là điều rất khó khăn

+Thường không đủ thời gian để kiểm tra công ty bị thôn tính

+ Những rắc rối về sự chấp nhận về mặt chính trị

•Điều kiện sử dụng :

Trang 4

+Xâm nhập vào thị trường đã bão hòa

+Đối tượng thôn tính được bán dưới giá

+Xâm nhập vào những thị trường khó khăn với rào cản xâm nhập cao

+Khi muốn tiếp cận những công nghệ quan trọng, vị trí, địa điểm hoặc những năng lựcnghiên cứu phát triển

b Liên minh chiến lược :

♦ Khái Niệm :

Liên minh chiến lược là hình thức hợp tác chính thức hay phi chính thức giữa hai hay nhiềuhơn hai công ty có cùng một mục tiêu kinh doanh Liên minh chiến lược có thể thực hiện theocác mức độ từ phi chính thức cho đến việc cùng tham gia cổ phần

♦Lý do để thực hiện một liên minh chiến lược cũng rất đa dạng:

− Mong muốn xâm nhập và mở thị trường

− Nhằm bảo vệ thị trường nội địa

− Chia sẻ các rủi ro trong những nỗ lực sản xuất và phát triển

− Thực hiện liên minh chiến lược nhằm ngăn chặn và vượt qua đối thủ cạnh tranh

♦Các hình thức liên minh chiến lược bao gồm:

−Hợp tác phi chính thức:

Theo hình thức này các đối tác sẽ làm việc với nhau theo một thỏa thuận ràng buộc Thỏa thuậnnày có thể diễn ra theo hình thức trao đổi thông tin về sản phẩm mới, công nghệ, kỹ thuật, traođổi chuyên gia Sự hợp tác theo hình thức này thường thích hợp cho những đối tác thực sựkhông đe dọa lẫn nhau tại thị trường của mỗi nước và quy mô của những đối tác này ở dạngtrung bình

−Hợp tác theo hợp đồng:

Theo hình thức này, các đối tác có thể ký hợp đồng hợp tác trên lĩnh vực sản xuất hai loại sản.Thỏa thuận này cho phép cả hai có thể thực hiện được các mục tiêu của cả đôi bên Các công tycũng có thể thực hiện các thoả thuận hai chiều để mỗi bên có thể khai thác thị trường của nhau.Trong lĩnh vực dịch vụ, các hãng hàng không đã có những thỏa thuận cho phép đối tác sử dụngcác trung tâm bay của nhau, phối hợp lịch bay, và sử dụng chung loại vé

họ sẽ chia sẻ rủi ro trong phạm vi phần góp vốn của mình

♦Ưu –Nhược điểm:

−Ưu điểm:

Trang 5

•Có được những kỹ năng, nguồn lực bổ sung, tiếp cận tới hiểu biết thị trường, thực hiện đượcmục tiêu chiến lược của mình thông qua tận dụng lợi thế của nhau.

•Chia sẻ rủi ro và đầu tư khi tiến hành kinh doanh tại thị trường mới

•Tránh được hàng rào thương mại

•Giảm được chi phí vận tải

•Được sự ủng hộ của nước sở tại

•Tạo được hình ảnh đẹp với nước sở tại Liên doanh cho phép MNC có thể thiết lập mối quan

hệ tốt với nhà nước và các tổ chức sở tại (ví dụ công đoàn,các tổ chức tài chính) Đặc biệtnhững liên doanh được thiết lập giữa một MNC với một doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nướcthì liên doanh này càng có những thuận lợi như được hưởng những ưu đãi về tài chính, sự hỗtrợ của chính phủ

−Nhược điểm :

•Sự không ổn định về lâu dài

• Những xung đột thường xuyên về quyền lợi, phân phối lợi nhuận, mối quan hệ truyền thônggiữa các đối tác không tốt, tầm nhìn chiến lược khác nhau, sự mâu thuẫn về phương diện vănhóa

•Khó khăn cho việc chấm dứt

•Cần một sự phối hợp ở mức độ cao

•Phải phơi bày những thông tin cho phía thứ ba

•Mở rộng hoạt động quốc tế chậm do phải quản lý nhiều

♦Khuyến cáo khi thiết lập liên doanh :

•Phải tìm đúng đối tác để thiết lập liên doanh

•Xác định rõ mục tiêu của liên doanh và thời hạn kéo dài của nó

•Giải quyết và xác định rõ ràng quyền sở hữu, kiểm soát và quản lý

•Xác định rõ cấu trúc tài chính và chính sách tài chính

•Xác định chính sách sử dụng nhân sự và đào tạo

•Xây dựng nhiệm vụ sản xuất rõ ràng

•Xác định rõ nội dung quan điểm của hoạt động marketing

•Xác định hoạt động chuyển giao công nghệ theo mức độ nào và các ràng buộc của hoạt độngnày

•Vấn đề hoạch toán và kiểm soát

•Việc giải quyết các tranh chấp và bất đồng

•Vấn đề bảo hộ trong ngành và lĩnh vực kinh doanh

•Xác định ro các hỗ trợ tư phía nhà nước

d Sát nhập và mua lại công ty (M&As)

−Theo báo cáo của Liên Hiệp Quốc năm 2005 thì xu hướng đầu tư ra nước ngoài của các nướcđang phát triển đang gia tăng nhanh chóng trong những năm gần đây Thực ra thì hoạt động đầu

Trang 6

tư ra nước ngoài của các công ty ở các quốc gia như Hàn Quốc, Singapore đã diễn ra từ nhữngthập kỷ 70 hay 80 khi điều kiện kinh tế của các quốc gia đó gần như điều kiện của Việt Namhiện nay Bằng cách đầu tư trực tiếp ra nước ngoàimà các công ty như Daewoo, Huyndai,Samsung… từ các công ty nhỏ đã trở thành các tập đoàn đa quốc gia hùng mạnh trên thế giới.

Và hiện nay các công ty ở Trung Quốc đang nổi lên bởi các hoạt động đầu tư trực tiếp ra nướcngoài khá táo bạo Như công ty TCL không những xây dựng những nhà máy sản xuất Tivi ởnhiều nước đang phát triển mà còn là các mua lại các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới nhưmua lại công ty Schnerder (một công ty truyền thông nổi tiếng lâu đời) của Đức và mua lĩnhvực điện thoại di động của Alcatel, Pháp, hay mới đây là Lenovo mua lĩnh vực máy tính xáchtay của IBM Các công ty thường kết hợp cả hai hình thức đầu tư: đầu tư mới và mua lại & sátnhập để mở rộng hoạt động kinh doanh của mình Hình thức mua lại và sát nhập còn được cáccông ty sử dụng nâng cao vị thế của mình như tiếp cận với côngnghệ hiện đại hay có đượcthương hiệu nổi tiếng trên thế giới

−Mỗi hình thức đầu tư có những ưu nhược điểm riêng và áp dụng trong các trường hợp khácnhau Mua lại và sát nhập có 4 lợi ích cơ bản so với đầu tư mới

•Thứ nhất, công ty có thể nhanh chóng để hiện diện tại một thị trường nước ngoài hơn là đầu tưmới

•Thứ hai, bằng hình thức này, công ty có thể ngăn cản các đối thủ cạnh tranh, nhất là trong cácthị trường toàn cầu hoá nhanh chóng

•Thứ ba, công ty mua lại có thể tăng hiệu quả các công ty được mua lại bằng cách chuyển giaocông nghệ, vốn và kinh nghiệm quản lý

•Cuối cùng, M&As có thể ít rủi ro hơn đầu tư mới và có thể tận dụng được các tài sản giá trịcủa công ty được mua như mối quan hệ khách hàng, hệ thống phân phối, nhãn hiệu, hệ thốngsản xuất

−Tuy nhiên, hình thức M&As có nhược điểm là bên mua lại có thể đánh giá công ty được muavới giá quá cao, thường là do họ quá lạc quan về lợi ích do sự cộng hợp giữa công ty đi mua vàcông ty được mua Ngoài ra sự khác biệt về văn hoá tổ chức và cách vận hành sẽ tạo ra sự mâuthuẫn dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp Ngược lại, đầu tư mới có lợi thế hơn so với M&As là công

ty có thể linh hoạt hơn để có thể tạo ra một côngty theo ý muốn; xây dựng văn hoá tổ chức chomột công ty mới dễ hơn là thay đổi văn hoá từ công ty khác

−Để mua một doanh nghiệp một cách hiệu quả, công ty đi mua phải chú ý cả 3 giai đoạn: lựachọn công ty mục tiêu, lựa chọn chiến lược mua lại thích hợp và hòa nhập hai tổ chức thànhmột Lựa chọn công ty mục tiêu thường dựa vào (1) tình hình tàichính, vị trí sản phẩm của công

ty đó trên thị trường, (3) môi trường cạnh tranh, (4)năng lực quản lý và (5) văn hóa doanhnghiệp

2.3 Các giai đoạn xâm nhập thị trường quốc tế

Trang 7

3 Các chiến lược kinh doanh quốc tế

Có 4 chiến lược kinh doanh quốc tế cơ bản để thâm nhập và cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.Mỗi chiến lược có thuận lợi và bất lợi riêng

Sự lựa chọn chiến lược của công ty tùy thuộc vào áp lực giảm phí và áp lực đáp ứng yêu cầucủa địa phương

- Chiến lược quốc tế

- Chiến lược đa địa phương

- Chiến lược chuẩn toàn cầu

- Chiến lược xuyên quốc gia

3.1 Chiến lược quốc tế

Công ty cố gắng tạo giá trị bằng cách chuyển kỹ năng và sản phẩm có giá trị sang thị trườngnước ngoài nơi mà đối thủ cạnh tranh thiếu kỹ năng và những sản phẩm đó

Áp lực đáp ứng yêu cầu địa phương

Chiến lược quốc tế

Chiến lược xuyên quốc gia

Chiến lược đa địa phương

Chiến lược chuẩn toàn cầu

Trang 8

Chiến lược quốc tế là có lợi nhất nếu công ty có một năng lực giá trị cốt lõi mà các nhà cạnhtranh bản địa thiếu và nếu công ty đối mặt với áp lực yếu đối với yêu cầu của địa phương vàviệc giảm chi phí.

3.2 Chiến lược đa địa phương

Công ty sẽ định hướng về việc đạt được sự đáp ứng yêu cầu địa phương tối đa Họ tùy biến sảnphẩm đề nghị và chiến lược marketing để đáp ứng yêu cầu địa phương do đó nhiều công tythường có cơ cấu chi phí cao

Chiến lược đa thị trường nội địa thường được sử dụng khi công ty gặp áp lực lớn trong việc đápứng nhu cầu địa phương còn áp lực về chi phí thì thấp

Lý thuyết tham khảo thêm về Chiến lược đa địa phương (Multidomestic strategy)

Các công ty theo đuổi chiến lược đa nội địa sẽ định hướng bản thân hướng về việc đạt được sự đáp ứng nội địa lớn nhất Các công ty đa nội địa sẽ phục vụ theo yêu cầu của khách hàng cho cảsản phẩm mà họ cung cấp và chiến lược marketing của họ phải thích nghi với các điều kiện quốc gia khác nhau Họ cũng hướng đến việc thiết lập một tập hợp hoàn chỉnh của các hoạt động tạo ra giá trị, bao gồm sản xuất, marketing và R& D tại mỗi thị trường mà họ kinh doanh

- Các công ty thường bị thất bại bởi việc tạo ra lợi ích kinh tế của đường cong kinh nghiệm và tính lợi ích nên vài công ty đa nội địa có những cấu trúc chi phí khá cao

- Chiến lược đa nội địa sẽ có ý nghĩa nhất khi mà có nhiều sức ép về sự đáp ứng nội địa

và ít sức ép về việc cắt giảm chi phí

- Chiến lược này không thích hợp trong các ngành công nghiệp mà sức ép về chi phí là khắc nghi

- Chiến lược này các công ty cũng thường gặp phải là mất sự tập trung, không còn hướng đến hạt nhân của công ty mẹ

Các hình thức địa phương hóa

Địa phương hóa sản phẩm

Địa phương hóa sản phẩm là một khía cạnh của chiến lược địa phương hóa, nó đòi hỏicác công ty phải không ngừng hoàn thiện và cải tiến sản phẩm để thích nghi với nhu cầu đặcthù của người tiêu dùng tại địa phương Sản phẩm ngoài những công dụng, đặc tính còn cónhững công dụng, đặc tính riêng để phù hợp với nhu cầu của từng địa phương khác nhau, nênviệc nghiên cứu thị trường, thiết kế sản phẩm là cực kỳ quan trọng Sản phẩm tạo ra ngoài

“phần cứng” còn phải có thêm “phần mềm”, đó là giá trị, cảm nhận mà khách hàng kỳ vọngkhi mua một sản phẩm Các công ty thường thành công trong việc sản xuất sản xuất sản phẩmđáp ứng nhu cầu khách hàng trong nước nên khi mở rộng thị trường ra các nước khác thì họthường gặp khó khăn, nhu cầu ở mỗi khu vực, mỗi quốc gia, mỗi địa phương là khác nhau Ví

dụ người tiêu dùng ở Bắc Mỹ thường sử dụng xe gắn máy như là một phương tiện thể thao vàgiải trí, do đó họ tìm kiếm những sản phẩm có công suất lớn và tốc độ nhanh Còn ở Châu Á

Trang 9

thì xe gắn máy thường sử dụng như một phương tiện vận chuyển nên họ đòi hỏi giá phí phải

rẻ và dễ dàng sửa chữa, bảo trì

Địa phương hóa lợi nhuận

Nó thể hiện việc tái đầu tư lợi nhuận vào thị trường địa phương Các công ty thực hiệnhoạt động này thông qua việc dùng lợi nhuận để mở rộng sản xuất kinh doanh tại địa phương,xây dựng nhà máy mới Các nhà chức trách địa phương thường ủng hộ những hoat động này

vì nó góp phần phát triển kinh tế địa phương và tạo công ăn việc làm cho người dân bản xứ.Pepsico, công ty nước giả khát và thực phẩm lớn thứ hai thế giới Pepsico vào VN khá sớm,xây dựng nhà máy ở Bình Dương, liên tục mở rộng thị phần và năm 2005 trở thành công ty cóthị phần về nước giải khát lớn nhất VN Công ty đã giành ra 73 triệu USD để đầu tư xây dựngnhà máy sản xuất nước giải khát ở Bắc Ninh PepsiCo gần đây đã quyết định đầu tư 250 triệuUSD vào Việt Nam trong vòng ba năm kể từ năm 2011, đưa tổng số tiền đầu tư của họ lênhơn 500 triệu USD kể từ năm 1994 khi các sản phẩm của công ty lần đầu tiên được tung vàothị trường Việt Nam

Địa phương hóa sản xuất

Địa phương hóa bao hàm việc sản xuất hàng hóa tại chỗ, nơi mà công ty đang đầu tư.Phần lớn công ty bước vào thị trường quốc tế ở giai đoạn đầu chủ yếu là xuất khẩu Nhưng đó

là chiến lược trong ngắn hạn còn về dài hạn thì nó sẽ xây dựng nhà máy, thành lập chi nhánh

để hoạt động tại nước đó Nó sẽ tiến dần đến nội địa hóa sản phẩm đó Công ty Hoàng AnhGia Lai, giai đoạn đầu nó hoạt động chủ yếu trong lĩnh và chế biến gỗ xuất khẩu Nó lấynguồn từ Lào, Việt Nam đưa về nhà máy chế biến ở VN Sau khi trở thành MNC nó tiến hànhthành lập nhà máy, xí nghiệp, chi nhánh tại Lào Tiến hành khai thác, chế biến để tiêu thụ ởLào và xuất khẩu ra các nước khác

Địa phương hóa quản trị

Có nhiều cách để một công ty địa phương hóa hoạt động quản trị Họ có thể khuyếnkhích các nhà quản trị đến từ nước mình học tập văn hóa địa phương, nơi mà công ty đangtiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh Qua nghiên cứu cho thấy các nhà quản trị nhiều tuổihọc tập, tiếp thu văn hóa địa phương tốt hơn các nhà quản trị trẻ Các công ty có thể tuyểndụng, đào tạo, phân quyền cho các nhà quản trị bản xứ Hỗ trợ họ trong công việc để họ hoànthành tốt nhiệm vụ của mình

3.3 Chiến lược chuẩn toàn cầu

Các công ty sẽ tập trung việc gia tăng lợi nhuận bằng việc cắt giảm chi phí

Công ty không biến đổi sản phẩm đề nghị và chiến lược marketing theo điều kiện của từng địaphương bởi vì sự biến đổi này làm tăng chi phí Thay vào đó, công ty đưa ra thị trường sảnphẩm tiêu chuẩn toàn cầu để gặt hái lợi nhuận tối đa nhờ qui mô và đường cong kinh nghiệm.Chiến lược toàn cầu sẽ đạt ý nghĩa cao nhất tại nơi mà áp lực cao về sự cắt giảm chi phí và nơi

mà các yêu cầu địa phương là thấp nhất

Trang 10

3.4 Chiến lược xuyên quốc gia

Chiến lược xuyên quốc gia được áp dụng khi các công ty phải đối mặt với áp lực lớn về việccắt giảm chi phí và các yêu cầu địa phương cao

Các công ty phải khai thác lợi ích kinh tế nhờ qui mô và hiệu ứng của đường cong kinhnghiệm, họ phải làm tất cả để tập trung vào áp lực đáp ứng yêu cầu địa phương

Họ duy trì dòng chảy của kỹ năng lao động và sản phẩm đề nghị không chỉ trong một cách thức

từ công ty nước chính quốc sang công ty con ở nước ngoài mà hơn nữa dòng chảy này cũng sẽ

từ công ty con đến chính quốc và từ công ty con này sang công ty con khác

4 Mô hình 5 áp lực cạnh tranh

Khi phân tích các đối thủ theo mô hình áp lực cạnh tranh, các công ty sẽ thấy được lợi thế sosánh của mình, từ đó sẽ tìm ra được chiến lược kinh doanh, sao cho hiệu quả mang lại là caonhất

5 Các hình thức xâm nhập thị trường quốc tế

Quyết định chọn lựa hình thức xâm nhập cũng là một vấn đề quan tâm đặc biệt của các công tykhi tiến hành kinh doanh quốc tế Quyết định này bị chi phối bởi luật lệ của nước sở tại (HostCountry), và nước chủ nhà (Home Country), loại hình kinh doanh của công ty, tiềm lực và các triết lýquản lý của công ty, đồng thời phụ thuộc vào ưu điểm của từng dạng sở hữu xâm nhập

Các hình thức hoạt động kinh doanh Quốc tế bao gồm:

a Xuất khẩu:

 Khái Niệm :

- Phần lớn các công ty bắt đầu mở rộng thị trường thông qua hoạt động Xuất khẩu Đây là conđường truyền thống của sự bắt đầu quốc tế hóa Đặc trưng của hình thức xuất khẩu đó là sản phẩmvật chất sẽ vượt ra khỏi biên giới quốc gia trong quá trình kinh doanh quốc tế Phạm vi, mức độ xâmnhập vào thị trường nước ngoài cũng như việc những hoạt động chủ yếu của công ty cần phải điều

Trang 11

chỉnh cho phù hợp với thị trường nước ngoài, lệ thuộc vào hình thức xuất khẩu mà công ty cần phảiđiều chỉnh cho phù hợp với thị trường nước ngoài lệ thuộc vào hình thức xâm nhập mà công ty lựachọn.

- Trong trường hợp xuất khẩu gián tiếp, phần lớn các nhiệm vụ hoạt động quốc tế được thựchiện với đối tượng thứ ba (các đơn vị trung gian xuất khẩu) và các công ty kinh doanh này không thểnào biết được sản phẩm của mình được tiêu thụ như thế nào tại thị trường hải ngoại

- Trong trường hợp xuất khẩu trực tiếp,công ty sẽ tiến hành các chức năng marketing và bánhàng sẽ được thực hiện trực tiếp với đối tác nước ngoài Điều này đòi hỏi cơ cấu tổ chức và chiếnlược của công ty phải thay đổi cho phù hợp, và đáp ứng với nhu cầu riêng biệt của thị trường hảingoại

Ưu điểm:

- Tránh được các vấn đề của chu kỳ kinh tế

- Thu được ngoại tệ

- Rủi ro thấp do các hoạt động ở nước ngoài là ít nhất

- Là loại hình ít phải quản lý nhất

- Là dạng tiếp cận thử nghiệm các hoạt động kinh doanh quốc tế

- Không phải chuyển giao bí quyết công nghệ

- Thu tiền ngay

- Được sự ủng hộ của chính phủ chủ nhà vì quốc gia quan tâm tới cán cân thanh toán

Nhược điểm:

- Vấp phải hàng rào thương mại

- Chi phí vận tải cao

- Bị ảnh hưởng mạnh bởi tỷ giá hối đoái

- Bị phụ thuộc vào các nhà phân phối ở nước ngoài

- Thu được ít những hiểu biết về thị trường

- Thời gian phân phối dài

- Lợi nhuận ít nhất

Đặc điểm của các công ty xuất khẩu:

- Khi các công ty là nhỏ

- Có thiên hướng né tránh rủi ro

- Khi có lợi thế so sánh tại nước chủ nhà

- Khi nằm trong khu vực mậu dịch tự do

- Khi chưa sử dụng hết năng lực sản xuất

- Và khi mới bắt đầu làm quen với kinh doanh quốc tế

b Cấp phép nhượng quyền kinh doanh (Licensing):

 Khái Niệm:

Trang 12

Việc chuyển nhượng bản quyền được thực hiện bởi một hợp đồng trong đó người được chuyểnnhượng mua quyền được sản xuất, kinh doanh sản phẩm hoặc dịch vụ với một giá cả thỏa thuận nàođó.

Ưu điểm:

- Tránh được hàng rào thương mại

- Thu tiền ngay

- Không phải tiến hành hoạt động đầu tư mới nên rủi ro thấp

- Bảo vệ chống sự bắt chước

- Xâm nhập nhanh,bao phủ rộng với tốc độ sản sinh lợi nhuận có thể nhanh hơn

- Ít nỗ lực quản lý

Nhược điểm:

- Phải chuyển giao bí quyết công nghệ

- Gặp các rắc rối với vấn đề luật pháp

- Thiếu sự kiểm tra hoặc khó khăn trong việc kiểm tra Người cho thuê bản quyền cóthể làm tổn hại đến người cho thuê ở những khía cạnh như: làm rò rỉ bí quyết công nghệ haylàm tổn hại đến uy tín của người cho thuê khi họ sử dụng tên tuổi nhãn hiệu sản phẩm mộtcách không khôn ngoan và người thuê nhãn hiệu có thể trở thành đối thủ cạnh tranh tiềmnăng với người cho thuê

- Lợi nhuận bị hạn chế, không phải là giải pháp dài hạn

Điều kiện sử dụng:

- Đầu tư thấp nhưng mở rộng nhanh

- Khi thị trường có nhiều khó khăn cho việc xâm nhập

- Khi hàng rào thương mại cao

- Khi người nhận công nghệ nhận thức rõ giá trị của công nghệ

- Khi nhu cầu cao nhưng vốn đầu tư bị hạn chế

- Khi tiến bộ công nghệ diễn ra nhanh

c Cấp giấy phép đặc quyền kinh doanh (Franchising):

ở thị trường nước ngoài

Ưu điểm:

- Xâm nhập nhanh với vốn đầu tư ít

- Ảnh hưởng nhãn hiệu quốc tế mạnh

Ngày đăng: 04/10/2014, 21:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w