TDTT trong giai đoạn mới đã khẳng định phương hướng “Phát triển TDTT là bộ phận quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế – Xã hội của Đảng và nhà nước, nhằm bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người, công tác TDTT phải góp phần tích cực nâng cao sức khỏe, giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống lành mạnh, làm phong phú đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân, nâng cao năng suất lao động của xã hội và năng lực chiến đấu của lực lượng vũ trang”.
BÀI VIẾT KINH NGHIỆM QUẢN LÍ SĨ SỐ HỌC SINH TRONG GIỜ THỂ DỤC I / Đặt vấn đề: Giáo dục thể chất là một mặt của giáo dục toàn diện, đồng thời là một bộ phận không thể tách rời của sự nghiệp giáo dục của Đảng và nhà nước ta. Sự nghiệp giáo dục nói chung và giáo dục thể chất nói riêng đã góp phần hết sức quan trọng trong việc đào tạo thế hệ trẻ phát triển toàn diện, hoàn thiện về nhân cách, trí tuệ và thể chất để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, giữ vững và tăng cường an ninh quốc phòng. Tầm quan trọng của TDTT thể hiện rõ trong tư tưởng và việc làm của Chủ Tịch Hồ Chí Minh – Người dạy: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần đến sức khỏe mới thành công”. TDTT trong giai đoạn mới đã khẳng định phương hướng “Phát triển TDTT là bộ phận quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế – Xã hội của Đảng và nhà nước, nhằm bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người, công tác TDTT phải góp phần tích cực nâng cao sức khỏe, giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống lành mạnh, làm phong phú đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân, nâng cao năng suất lao động của xã hội và năng lực chiến đấu của lực lượng vũ trang”. Trong cuộc sống hiện nay, vị trí công tác TDTT trong nhà trường càng được xác định theo đúng tầm quan trọng của nó. Thông qua giáo dục trong bộ môn thể dục, bồi dưỡng cho học sinh những đức tính dũng cảm, giúp học sinh biết được kĩ năng cơ bản để tập luyện giữ gìn sức khỏe, nâng cao thể lực, góp phần rèn luyện nếp sống lành mạnh, tác phong nhanh nhẹn, kỉ luật, thói quen tự giác tập luyện thể dục thể thao, giữ gìn vệ sinh. Có sự tăng tiến về thể lực, thi đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể và thể hiện khả năng của bản thân về thể dục thể thao, biết vận dụng những điều đã học vào nếp sinh hoạt ở trong và ngoài nhà trường, góp phần chuẩn bị cho thế hệ trẻ có nếp sống, tác phong công nghiệp. 1 - Mục tiêu TDTT trong trường phổ thông giúp học sinh biết được một số kiến thức, kĩ năng cơ bản để tập luyện giữ gìn sức khỏe, nâng cao thể lực. - Góp phần rèn luyện nếp sống lành mạnh, tác phong nhanh nhẹn, kỉ luật, thói quen tự giác tập luyện thể dục thể thao, giữ gìn vệ sinh. - Có sự tăng tiến về thể lực, đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể và thể hiện khả năng của bản thân về thể dục thể thao. - Biết vận dụng ở mức nhất định những điều đã học vào nếp sinh hoạt ở trường và ngoài nhà trường. Giáo dục thể chất trong nhà trường phổ thông là một môn học được thực hiện ngoài thời gian học tập trên lớp của học sinh. Tuy cũng là một môn học chính khóa nhưng mang đặc thù riêng nên được tiến hành dạy và học ở ngoài trời, được giảng dạy chéo buổi với các môn học văn hóa khác. Chính vì thế nhiều học sinh cảm nhận đây là một môn phụ không quan trọng dẫn đến việc các em đi học không đều, không nhiệt tình tập luyện theo yêu cầu từng phân môn và của giáo viên. Bên cạnh vấn đề nêu trên môn thể dục còn có một đặc trưng riêng là đòi hỏi học sinh có một năng khiếu của bản thân, tính năng động trong học tập thì mới có thể tiếp thu kiến thức và kĩ năng thể hiện các bài tập bổ trợ và từng bước hoàn thiện được các yêu cầu kĩ thuật mà bộ môn đòi hỏi. Từ đó nhiều học sinh không có năng khiếu về thể thao rất sợ học môn này kể cả những học sinh có học lực khá giỏi ở các môn văn hóa khác, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến các em hay nghỉ học hoặc có đến trường nhưng không vào học giờ thể dục. Là một giáo viên giảng dạy tôi suy nghĩ rất nhiều về việc một số học sinh thiếu ý thức học thể dục như đã nêu trên. Từ đó trong quá trình giảng dạy tôi cố gắng tìm biện pháp để quản lý học sinh trong giờ học thể dục được tốt hơn, buộc các em nhận thức đúng hơn về tầm qun trọng của môn học, thực hiện một cách nghiêm túc trong học tập, coi trọng môn học thể dục như các môn học khác. Vì vậy tôi chọn đề tài “Quản lí sĩ số học sinh trong giờ học thể dục”. Để viết sáng kiến kinh nghiệm, nhằm trình bày một số giải pháp quản lí học sinh trong giờ dạy thể dục của mình để đồng nghiệp cùng tham khảo. 2 II / Những khó khăn: Từ ngày đầu Cách mạng Tháng Tám, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất quan tâm chăm lo sức khỏe của toàn dân, Người thường nói: “ mỗi một người dân mạnh khỏe góp phần cho cả nước mạnh khỏe”, “ Dân cường thì nước thịnh. Tôi mong đồng bào bào ta ai cũng gắng tập thể dục. Tự tôi ngày nào cũng tập.” Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến mục tiêu giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ. Trong văn kiện Đại Hội Đảng lần thứ VII nêu rõ “Giáo dục đào tạo cùng với khoa học và công nghệ phải thực sự trở thành quốc sách hàng đầu, chuẩn bị tốt hành trang cho thế hệ trẻ đi vào thế kỉ 21” và khẳng định: “Sự cường tráng về thể chất là nhu cầu của bản thân con người, đồng thời là vốn quí để tạo ra tài sản trí tuệ và vật chất cho xã hội”. Chỉ thị 36 CT/TW của Ban Bí Thư TW Đảng: “Thực hiện GDTC trong tất cả các trường học, làm cho việc tập luyện TDTT trở thành nếp sống hằng ngày cho hầu hết học sinh sinh viên và các tầng lớp nhân dân trong cả nước”. Điều 41 Hiến pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 1992 cũng nêu rõ: “Việc dạy và học thể dục là bắt buộc trong nhà trường”. * Tóm lại: Qua những chỉ thị, nghị quyết, thông tư của Đảng, nhà nước chứng tỏ các cấp chính quyền rất quan tâm đến công tác giáo dục thể chất của học sinh nói riêng, và nhân dân nói chung, tạo những điều kiện thuận lợi nhất để các em phát triển toàn diện về Đức – Trí - Thể – Mĩ, góp phần cải tạo nòi giống, đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để đáp ứng những yêu cầu xã hội, trong quá trình giảng dạy thể dục trong trường phổ thông, để học sinh tham gia đầy đủ trong các giờ học thể dục là một điều khó bởi những nguyên nhân chủ quan và khách quan đã nêu ở trên. Bên cạnh đó còn có những nguyên nhân khác cũng ảnh hưởng đến việc duy trì sĩ số học sinh trong từng giờ thể dục. Theo tôi những nguyên nhân sau đây cũng là nguyên nhân cũng làm cho giáo viên khó quản lí học sinh trong giờ dạy của mình. 3 - Nguyên nhân thứ nhất : Phần nhiều học sinh là con em lao động không có năng khiếu về thể thao do đó khó thực hiện yêu cầu kĩ thuật cao của môn học từ đó dẫn đến các em chán nản và trốn học các môn thể thao như bóng chuyền, đá cầu, cầu lông. - Nguyên nhân thứ hai : Một số học sinh có sức khỏe yếu không đủ khả năng tập luyện những bài học đòi hỏi nặng về thể lực dẫn đến các em sợ rồi trốn học những nội dung như chạy bền, nhảy cao, chạy nhanh. - Nguyên nhân thứ ba : Do môn học thể dục ngoài trời nhất là vào mùa nắng thời tiết nóng bức, học tập ngoài sân cát nóng không có bóng cây, trong khi đó một phần học sinh là con em sống trong khu vực chợ không quen với thời tiết nắng nóng nên thường trốn tiết. - Nguyên nhân thứ tư : Do học tập chéo buổi học với các môn văn hóa khác. Vì vậy vào những ngày học 5 tiết văn hóa vào buổi sáng, buổi chiều những em nhà ở xa thường hay vắng học vì đi học đường xa không có thời gian nghỉ ngơi nên cũng hay trốn học vì mệt mỏi. - Nguyên nhân thứ năm : Nguyên nhân thuộc về giáo viên. Một số giáo viên thực hiện giờ giấc thiếu nghiêm túc. Đôi khi học sinh đến trường nhưng không thấy giáo viên dạy, hoặc trong quá trình giảng dạy giáo viên không nhiệt tình hướng dẫn chỉ bảo, sửa sai từ đó dẫn đến nhàm chán làm học sinh chán nản từ đó không hăng hái học tập. III / Những biện pháp thực hiện : Thông qua các hoạt động thể dục thể thao rèn luyện cho học sinh tác phong khỏe mạnh, nhanh nhẹn, tính kỉ luật và một số phẩm chất đạo đức cần thiết chính là góp phần chuẩn bị cho thế hệ trẻ có nếp sống lành mạnh, tốt đẹp. Góp phần giáo dục đào tạo thế hệ trẻ trở thành những con người có ích cho xã hội, chuẩn bị về thể lực và nếp sống cho người lao động tương lai thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để quản lí học sinh trong giờ dạy một cách đầy đủ theo tôi giáo viên tìm biện pháp lôi cuốn học sinh vào môn học. Muốn vậy giáo viên phải tìm cách khắc phục những nguyên nhân dẫn đến hiện hượng giảm sĩ số trong giờ học như 4 đã nêu ở trên. Sau đây là một vài biện pháp mà tôi áp dụng trong quá trình giảng dạy có hiệu quả. 1. Tôi luôn thực hiện nghiêm túc giờ dạy không để các em chờ đợi dẫn đến chán nản. Bản thân làm cho học sinh nhận thức đúng về môn học, môn học thể dục cũng là một môn quan trọng nó mang lại sức khỏe cho con người. Và con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực chính của sự nghiệp phát triển xã hội. Đảng và nhà nước luôn quan tâm về “Chiến lược con người”. Tư tưởng đó được thể hiện rất rõ trong các nghị quyết, chỉ thị. Và giáo dục thể chất là một bộ phận của nền văn hóa xã hội, là di sản quý giá của con người, là sự sáng tạo được sử dụng các biện pháp chuyên môn áp dụng cho từng lứa tuổi với các bài tập và lượng vận động phù hợp nhằm mục đích hoàn thiện thể chất và nâng cao sức khỏe cho người tập. Chính vì thế trách nhiệm của học sinh phải học tập nghiêm túc không được xem thường. Trong quá trình giảng dạy giáo viên phải nghiêm khắc sử lý những em trốn học bằng các biện pháp sử phạt vừa mang tính giáo dục vừa mang tính bổ trợ cho môn học như : phạt chạy vòng quanh sân trường với thời gian khoảng 2-3 phút đối với nữ và 4-5 phút đối với nam, biện pháp này mang tính chất (rèn luyện sức bền). Sức bền là khả năng làm việc của cơ thể trong một thời gian đối với cường độ cao mà sự mệt mỏi xuất hiện muộn, sức bền thong hoạt động TDTT đặc trưng cho hoạt động thể lực kéo dài với sự tham gia của một khối lượng cơ bắp lớn, nhờ sự hấp thụ O 2 để cung cấp năng lượng cho cơ hoạt động chủ yếu bằng con đường ưa khí. Hay phạt bật cóc 2 x 15m đối với nữ và 3 x 15m đối với nam, biện pháp này mang tính chất (rèn luyện sức mạnh). Đặc điểm hóa học của cơ có vai trò rất lớn đến sự phát triển sức mạnh, chính những bài tập về sức mạnh làm tăng hàm lượng protit trong cơ đồng thời làm tăng quá trình phân giải không có O 2 , tăng sự hoạt động của các men và làm tăng số lượng đơn vị vận động, ức chế được sự hoạt động của các cơ đối kháng sẽ làm tăng sự vận động của cơ…chính các hình thức sử phạt này vừa làm cho các em sợ vừa rèn luyện thể lực cho các em đồng thời răn đe các em khác thường trốn tiết không dám vi phạm. 5 2. Giáo dục thể chất là một quá trình giáo dục, đặc trưng của nó thể hiện ở việc giảng dạy các động tác bao gồm trang bị những tri thức về TDTT, rèn luyện các kĩ năng và hình thành kĩ xảo vận động, phát triển các phẩm chất thể lực. Năng lực thể thao là một thành phần rất quan trọng trong cấu trúc nhân cách , năng lực bao gồm một tổ hợp những đặc điểm tâm lí, sinh lí cần thiết nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho con người hoàn thành tốt hơn. Sự phát triển của năng lực bao giờ cũng theo một xu thế từ thấp đến cao, từ năng lực chung đến năng lực riêng và ngày càng được hoàn thiện hơn, và năng lực luôn luôn bị chi phối bởi yếu tố bẩm sinh di truyền và sự giáo dục rèn luyện của mỗi người. Nắm tâm lí phần nhiều học sinh thiếu năng khiếu thực hiện hoàn chỉnh các yêu cầu kỹ thuật cao trong các môn thể thao như cầu lông, bóng chuyền…. Trong quá trình giảng dạy tôi luôn đưa ra những yêu cầu kĩ thuật từ thấp đến cao, từ nhẹ đến nặng, từ đơn giản đến phức tạp. Sau quá trình giảng dạy, làm mẫu tôi thường chọn các em có năng khiếu và tố chất về thể thao lên thực hiện lại kĩ thuật động tác mẫu cho cả lớp xem. Sau đó phân lớp ra thành nhiều nhóm để thực hiện luyện tập. Trong mỗi nhóm luyện tập đều có những em thực hiện tốt các yêu cầu kĩ thuật để các em kèm nhau luyện tập . Giáo viên phải thường xuyên giám sát, đôn đốc và sửa sai đúng lúc cho từng nhóm, tìm biện pháp giáo dục phù hợp trên cơ sở phát huy tính tích cực, sáng tạo, biết điều chỉnh và tổ chức hoạt động, tạo điều kiện phát triển tốt tố chất và khả năng cho các em. Cách này giúp các em yếu mạnh dạn tập luyện theo bạn bè từng bước có cảm giác với bóng, với cầu rồi hình thành kĩ năng vận động, tạo hưng phấn luyện tập cho các em, nhờ vậy khắc phục được tình trạng chán nản rồi bỏ học. 3. Từ tuổi thiếu niên, các em đã bắt đầu tri giác những đặc điềm cơ thể của mình một cách hoàn toàn mới và đến tuổi thanh niên các em vẫn tiếp tục chú ý đến hình dáng bên ngoài của mình như trang phục, thể hình, nước da, kiểu tóc… hình ảnh thân thể là một thành tố quan trọng của sự ý thức ở thanh niên mới lớn. Hiểu được tâm lí các em sợ nắng ảnh hưởng đến vẻ đẹp của nước da khi tập thể dục nên thường bỏ học. Bên cạch việc điểm danh trước buổi học bằng 6 cách lập danh sách điển danh hàng tuần để nắm bắt được số học sinh bỏ học tiết trước, tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến các em bỏ học để có biện pháp sử lí kịp thời, quy định nội quy giờ giấc học tập chặt chẽ. Khi thực hiện nội dung tập luyện phải phong phú, phương pháp dạy học phải khoa học, tổ chức giờ học phải linh hoạt phát huy tính tích cực của học sinh, giảng giải và làm mẫu có trọng tâm, chính xác. Ngoài ra trong từng buổi học tôi thường tổ chức một vài trò chơi nhỏ để hỗ trợ cho môn học. Trò chơi là phương tiện chuyên môn để thực hiện các nhiệm vụ cơ bản của Giáo dục thể chất. Song đối với học sinh trung học phổ thông trò chơi có một ý nghĩa đặc biệt, nó thúc đẩy quá trình nhận thức hiện thực của các em, bởi vì trò chơi bao giờ cũng lấy từ cuộc sống xung quanh. Từ đó hình thành những hành vi, nét tính cách, tiếp nhận những quy tắc và luật lệ của đời sống xã hội. Trò chơi bao giờ cũng gắn liền với sự phát triển trí tuệ và ý chí, sự sáng tạo độc lập và tính năng động tích cực của hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu hoạt động thể lực của bản thân. Khi tổ chức trò chơi phải chia nhóm để các em thi đua với nhau nhằm tăng thêm tính hứng thú của trò chơi. Tạo không khí vui vẻ thoải mái quên đi thời tiết nóng bức và làm cho các em không bỏ tiết. 4. Trong quá trình giảng dạy bộ môn thể dục trong nhà trường phổ thông thể lực của học sinh luôn là vấn đề trăn trở đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn này, việc các em có thể lực yếu kém không chỉ ảnh hưởng đến việc phát triển thể chất mà còn ảnh hưởng đến việc học tập của các em, việc làm cấp thiết là cần có sự thay đổi tư duy trong việc hướng dẫn tập luyện và rèn luyện thể lực cho học sinh. Đối với học sinh có thể lực yếu, trong quá trình giảng dạy môn chạy bền trước khi vào luyện tập tôi thường phân nhóm của lớp ra làm ba nhóm sức khỏe. Nhóm 1: sức khỏe tốt (nhóm học sinh nam). Nhóm 2: sức khỏe trung bình (nhóm học sinh nam và nữ). Nhóm 3: sức khỏe yếu (nhóm học sinh nữ). 7 Thời gian của chạy bền trong một tiết là 5-6 phút. Bước vào luyện tập cho nhóm 1 chạy trước 1 phút, sau đó cho nhóm 2 chạy theo, nhóm 3 chạy sau nhóm 2 là 1 phút. Khi đủ thời gian quy định cho các em đi bộ và làm động tác hồi tĩnh. Tôi thường khuyến khích các em trong học tập bằng cách không đòi hỏi các em tập luyện đạt yêu cầu như những học sinh bình thường, mà chỉ yêu cầu các em tập một cách nghiêm túc, nhiệt tình theo tình trạng sức khỏe và thể lực của mình, và từng bước cải thiện được thể lực cho các em. Khi kiểm tra tôi hạ yêu cầu điểm chuẩn đối với những học sinh này. Tác dụng của việc làm này giúp các em bốt ngán sợ môn thể dục. Từ đó việc học sinh bỏ tiết cũng giảm dần. 5. Khi dạy tôi thường tìm hiểu tình hình học sinh của các lớp để biết được lớp nào có nhiều học sinh ở xa từ đó có ý kiến với ban giám hiệu sắp xếp thời gian học tập hợp lí tạo điều kiện cho học sinh đi học thuận lợi ít mệt mỏi. Bằng phương pháp giảng dạy như trên tôi đã uốn nắn được các em có ý thức học môn thể dục giảm được tình trạng học sinh bỏ học và chất lượng môn học được nâng lên. IV / Kết quả đạt được: Bằng những biện pháp thực hiện như trên trong những năm qua việc quản lí học sinh trong giờ học của tôi đã có những tiến bộ đáng kể. Trong nhưng năm đầu mới về dạy trong từng tiết học, học sinh thường vắng tiết nhiều. Có những em thường xuyên vắng mặt trong tiết thể dục đến cuối năm có nhiều em không đạt yêu cầu về số điểm. Nhưng những năm gần đây học sinh có ý thức học môn này rất tốt. Hiện tượng học sinh vắng nhiều không còn nữa. Trong các giờ học học sinh thường thực hiện nghiêm túc từ đồng phục, giờ giấc đến tập luyện. Đặc biệt trong năm học 2007-2008 cho đến nay việc học sinh thực hiện giờ giấc học sinh tôi dạy rất tốt. việc nâng cao ý thức học tập môn thể dục trong học sinh đã góp phần thúc đẩy phong trào thể dục thể thao trong nhà trường càng ngày càng mạnh mẽ thể hiện qua các kết quả đạt được trong những cuộc thi do ngành và địa phương tổ chức. 8 Kết quả thu được qua bảng thống kê cho thấy rõ việc học sinh trốn học với các lí do qua các năm học đã được giảm dần, điều đó đã khẳng định việc áp dụng các biện pháp đã mang lại kết quả khả quan. 9 V / Kết luận Qua nghiên cứu tài liệu và thực tiễn giảng dạy, bản thân nhận thức rõ được tầm quan trọng trong công tác giáo dục thể chất trong nhà trường phổ thông là tạo những điều kiện thuận lợi nhất để bồi dưỡng cho học sinh những đức tính dũng cảm, giúp học sinh biết được kĩ năng cơ bản để tập luyện giữ gìn sức khỏe, nâng cao thể lực, góp phần rèn luyện nếp sống lành mạnh, tác phong nhanh nhẹn, kỉ luật, thói quen tự giác tập luyện thể dục thể thao, giữ gìn vệ sinh, có sự tăng tiến về thể lực. Hình thành con người mới, phát triển toàn diện về “Đức - Trí - Thể - Mĩ”, góp phần cải tạo nòi giống, đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Trên đây là một số kinh nghiệm qua thực tiễn giảng dạy mà theo tôi đây là những biện pháp tích cực giúp giáo viên quản lý tốt học sinh trong giờ dạy của mình, để rút ra những biện pháp giảng dạy nhằm thu hút học sinh học tập, giảm tình trạng học sinh bỏ học, trốn học như nêu ở trên đã mang lại kết quả khả quan. Tuy bản thân đã có những cố gắng nhưng khả năng có hạn, nên chắc chắn còn nhiều thiếu sót, rất mong được sự đóng góp tận tình của BGH, của đồng nghiệp để bản thân được học hỏi, từng bước nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để hoàn thành nhiệm vụ của mình ngày một tốt hơn. 10 . của TDTT thể hiện rõ trong tư tưởng và việc làm của Chủ Tịch Hồ Chí Minh – Người dạy: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần đến sức khỏe mới thành công”. TDTT. phương hướng “Phát triển TDTT là bộ phận quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế – Xã hội của Đảng và nhà nước, nhằm bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người, công tác TDTT phải góp phần. xã hội và năng lực chiến đấu của lực lượng vũ trang”. Trong cuộc sống hiện nay, vị trí công tác TDTT trong nhà trường càng được xác định theo đúng tầm quan trọng của nó. Thông qua giáo dục trong