quá trình ra nhập apec và định hướng phát triển của việt namquá trình ra nhập apec và định hướng phát triển của việt namquá trình ra nhập apec và định hướng phát triển của việt namquá trình ra nhập apec và định hướng phát triển của việt namquá trình ra nhập apec và định hướng phát triển của việt namquá trình ra nhập apec và định hướng phát triển của việt namquá trình ra nhập apec và định hướng phát triển của việt namquá trình ra nhập apec và định hướng phát triển của việt namquá trình ra nhập apec và định hướng phát triển của việt namquá trình ra nhập apec và định hướng phát triển của việt namquá trình ra nhập apec và định hướng phát triển của việt namquá trình ra nhập apec và định hướng phát triển của việt namquá trình ra nhập apec và định hướng phát triển của việt namquá trình ra nhập apec và định hướng phát triển của việt nam
LỜI MỞ ĐẦU Cho tới nay, Việt Nam đã là thành viên chính thức của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) được 12 năm. Trong những năm qua, Việt Nam đã chủ động, tích cực tham gia các chương trình hợp tác thương mại, đầu tư trong APEC, mở rộng quan hệ với từng thành viên. Năm 2006, Việt Nam trở thành nước chủ nhà của APEC với việc tổ chức trên 100 Hội nghị, hội thảo từ cấp chuyên viên đến cấp Bộ trưởng để chuẩn bị cho Hội nghị các nhà Lãnh đạo Kinh tế APEC được tổ chức vào tháng 11/2006. Để có thể chủ động hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng theo đường lối của.Đảng và Nhà nước, đồng thời giúp các doanh nghiệp khai thác các cơ hội kinh doanh từ việc đăng cai tổ chức APEC 2006, chúng ta đã và đang từng bước khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế nói chung và trên diễn đàn nói riêng. Để thấy được tầm quan trọng và ảnh hưỏng của APEC tới các nền kinh tế của thế giới và đặc biệt là các nền kinh tế thành viên trong diễn đàn ta lần lượt đi tìm hiểu sơ bộ về cơ cấu tổ chức cũng như hoạt động của diễn đàn. 1 Biểu tượng của APEC B.NỘI DUNG I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN 1. Bối cảnh lịch sử - Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) ra đời trong bối cảnh nền kinh tế quốc tế đang đương đầu với những thách thức lớn: chủ nghĩa toàn cầu vốn phát triển mạnh sau thế chiến thứ hai bắt đầu gặp phải những khó khăn nan giải với nhiều vấn đề bế tắc trong tiến trình đàm phán Hiệp Uruguay/WTO; chủ nghĩa khu vực hình thành và phát triển mạnh; khủng hoảng kinh tế trong những năm 1980 đặt ra những đòi hỏi có tính khách quan cần tập hợp lực lượng của những nền kinh tế trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương để đương đầu với cạnh tranh quốc tế gay gắt. APEC ra đời là kết quả hội tụ của các yếu tố trên nhằm khắc phục những khó khăn của chủ nghĩa toàn cầu, đồng thời nhằm liên kết các nền kinh tế phát triển trong khu vực như Mỹ, Canađa, Australia, Nhật Bản, các nền kinh tế công nghiệp mới như Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore và các nước đang phát triển như Trung Quốc, ASEAN lại với nhau, đưa khu vực này trở thành động lực cạnh tranh mạnh của nền kinh tế thế giới. 2. Qúa trình hình thành Ngay từ những năm 1960, ý tưởng về liên kết kinh tế khu vực đã được một số học giả người Nhật Bản đưa ra. Năm 1965, hai học giả người Nhật Bản Kojima và Kurimoto đã đề nghị thành lập một "Khu vực mậu dịch tự do Thái Bình Dương" mà thành viên gồm năm nước công nghiệp phát triển, có thể mở cửa cho một số thành viên liên kết là các nước đang phát triển ở khu vực lòng chảo Thái Bình Dương. Sau đó, một số học giả khác như Tiến sĩ Saburo Okita (cựu Ngoại trưởng Nhật Bản) và Tiến sĩ John Crawford (Đại học Tổng hợp 2 Quốc gia Ôt-xtrây-lia) đã sớm nhận thức được sự cần thiết phải xây dựng sự hợp tác có hiệu quả về kinh tế ở khu vực. Tư tưởng này đã thúc đẩy những nỗ lực hình thành Hội đồng Hợp tác Kinh tế Thái Bình Dương (PECC) năm 1980. Chính PECC sau này đã cùng với ASEAN đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành chế độ tư vấn kinh tế rộng rãi giữa các nền kinh tế trong khu vực cũng như thúc đẩy ý tưởng thành lập APEC. - Vào cuối những năm 1980, một số quan chức chính phủ Nhật Bản, đặc biệt Bộ trưởng Bộ Thương mại và Công nghiệp (MITI) lúc đó là Hajime Tamura, đã gợi ý thành lập một diễn đàn hợp tác có tính chất kỹ thuật về các vấn đề kinh tế khu vực. Mỹ lúc đầu tỏ ra ít quan tâm đến gợi ý này vì đang tập trung thúc đẩy tiến triển của vòng đàm phán U-ru-goay của GATT và hình thành Khu vực Mậu dịch Tự do Bắc Mỹ (NAFTA), trong khi chính phủ Công Đảng của Thủ tướng Bob Hawke ở Ôt-xtrây-lia lúc đó đã nhận thức được tầm quan trọng thiết yếu của mối quan hệ kinh tế, thương mại với châu Á đối với Ôt-xtrây-lia nên đã kịp thời nắm bắt và thúc đẩy ý tưởng về một diễn đàn hợp tác kinh tế. - Tháng 1 năm 1989, tại Xê-un, Hàn Quốc, Thủ tướng Bob Hawke đã nêu ý tưởng về việc thành lập một Diễn đàn tư vấn kinh tế cấp Bộ trưởng ở châu Á - Thái Bình Dương với mục đích phối hợp hoạt đjộng của các chính phủ nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế ở khu vực và hỗ trợ hệ thống thương mại đa phương. Australia, Nhật Bản, Malaysia, Hàn Quốc, Thái Lan, Philippines, Singapore, Brunei, New Zealand, Indonesia, Canada và Mỹ đã ủng hộ sáng kiến này. Tháng 11 năm 1989, các Bộ trưởng Ngoại giao và Kinh tế của các nước nói trên đã họp tại Can-bê-ra, Ôt-xtrây-lia quyết định chính thức thành lập APEC. - Sau đó, APEC kết nạp thêm Trung Quốc, Hồng Công và Đài Loan (với tên gọi theo tiếng Anh là Chinese Taipei) vào tháng 11 năm 1991; Mexico, Papua New Ghine tháng 11 năm 1993; Chile tháng 11 năm 1994 và tạm ngừng thời hạn xét kết nạp thành viên trong ba năm. Đến tháng 11 năm 1998, APEC kết nạp thêm ba thành viên mới là Peru, Liên bang Nga và Việt Nam, đồng thời 3 quyết định tạm ngừng thời hạn xem xét kết nạp thành viên mới trong mười năm để củng cố tổ chức. - Đến nay APEC đã có 21 nước thành viên, bao gồm cả hai khu vực kinh tế mạnh và năng động nhất thế giới: khu vực Đông Á và khu vực Bắc Mỹ (gồm Mỹ, Ca-na-đa và Mê-hi-cô) với những nét đặc thù và vô cùng đa dạng về chính trị, xã hội, kinh tế và văn hóa. Chỉ trong mười năm đầu tồn tại và phát triển, các nền kinh tế thành viên APEC đã đóng góp gần 70% cho sự tăng trưởng chung của nền kinh tế toàn cầu. - So với toàn thế giới, APEC có vị trí quan trọng, diện tích chiếm 46%, dân số chiếm 41,2%(với khoảng 2,5 tỷ dân), mật độ dân số bằng 89,8%, GDP chiếm 57,7%(19.000 tỷ đô la Mỹ mỗi năm), GDP bình quân đầu người bằng 140,1%, chiếm 47% thương mại thế giới, xuất khẩu chiếm 50,1%, xuất khẩu bình quân đầu người bằng 121,7%. Tỷ lệ xuất khẩu so với GDP đạt 19,1%, tuy thấp hơn tỷ lệ 22% của thế giới, nhưng lại có những thành viên đạt rất cao, như: Singapore 196,5%; Hồng Kông; 163,3%; Malaysia 121,2%; Brunei 74,5%; Thái Lan; 67,7%; Việt Nam 59,6%; Đài Loan 53% - Trong số 14 nền kinh tế lớn nhất thế giới có GDP lớn hơn 500 tỷ USD (Mỹ, Nhật Bản, Đức, Anh, Pháp, Trung Quốc, Italia, Canada, Tây Ban Nha, Mexico, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia, Hà Lan), thì có 7 là thành viên của APEC, trong đó có 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ, Nhật Bản. Đặc biệt, gần đây Trung Quốc với tốc độ kinh tế liên tục tăng cao và tăng trong thời gian dài kỷ lục… 3. Sự gia nhập của các nền kinh tế thành viên 3.1 Các nền kinh tế thành viên Thứ tự Ngày Quốc gia Địa điểm Trang chủ 1. 6–7 tháng 11 Úc Canberra 4 năm 1989 2. 29–31 tháng 7 năm 1990 Singapore 3. 12–14 tháng 11 năm 1991 Hàn Quốc Seoul 4. 10–11 tháng 9 năm 1992 Thái Lan Bangkok 5. 19–20 tháng 11 năm 1993 Hoa Kỳ Seattle 6. 15 tháng 11 năm 1994 Indonesia Bogor 7. 19 tháng 11 năm 1995 Nhật Bản Osaka 8. 25 tháng 11 năm 1996 Philippines Manila / Subic 9. 24–25 tháng 11 năm 1997 Canada Vancouver 10. 17–18 tháng 11 năm 1998 Malaysia Kuala Lumpur 11. 12–13 tháng 9 năm 1999 New Zealand Auckland 12. 15–16 tháng 11 năm 2000 Brunei Darussalam 13. 20–21 tháng 10 năm 2001 Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Thượng Hải 14. 25–27 tháng 10 năm 2002 Mexico Los Cabos 15. 20–21 tháng 10 năm 2003 Thái Lan Bangkok 16. 20–21 tháng 11 năm 2004 Chile Santiago de Chile http://www.apec2004.cl 17. 18–19 tháng 11 năm 2005 Hàn Quốc Busan http://www.apecbusan.org/ 18. 18-19 tháng 11 Việt Nam Hà Nội http://www.apec2006.vn 5 năm 2006 19. Tháng 11 năm 2007 Úc Sydney http://www.apec2007.org/ 20. Tháng 11 năm 2008 Peru Lima http://www.apec2008.org.pe/ 21. Tháng 11 năm 2009 Singapore Singapore http://www.apec2009.sg/ 22. Tháng 11 năm 2010 Nhật Bản Yokohama 23. 2011 Hoa Kỳ Honolulu 24. 2012 Nga Đảo Russky 3.2 Đặc điểm của các nền kinh tế thành viên khi gia nhập 1. Australia - Tốc độ tăng GDP nhỉnh hơn một chút so với Mỹ, Đức, Pháp. Xếp hạng 3 trên thế giới về tốc độ phát triển con người năm 2007, tài khoản hiện tại âm hơn 7% GDP. Phát triển ở mức trung bình 3.6% mỗi năm cho hơn 15 năm. Trong thập kỷ vừa qua, lạm phát thông thường là 2-3 %, lãi suất cơ bản là 5- 6%. - APEC ủng hộ tích cực cho việc mở cửa thương mại và miễn thuế, đầu tư trong điều kiện cần thiết cho sự phát triển kinh tế của Australia. Tổ chức lãnh đạo cấp cao của APEC tập hợp nguồn sức mạnh và là một trong những cuộc họp quan trọng hàng năm của thế giới, là một phần không thể thiếu bảo đảm cho sự an ninh và ổn định của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. 2. Trung Quốc - Khi “cơn bão” tài chính tiền tệ năm 1997 tác động nặng nề đối với nền kinh tế của nhiều quốc gia Đông Á, Trung Quốc đã chấp nhận để mức thu ngân sách giảm xuống còn 14% GDP; cam kết không phá giá đồng NDT, nhờ đó vẫn 6 đảm bảo nhịp tăng trưởng GDP hàng năm trên 8%. Kết quả, Trung Quốc đã thành công trong việc tránh được cuộc khủng hoảng này. Năm 2005 là năm kết thúc Kế hoạch 5 năm lần thứ 10 của Trung Quốc. Kế hoạch 5 năm lần thứ 11 (2006-2010) đề ra những mục tiêu chủ yếu trong việc phát triển kinh tế và xã hội như sau: tăng trưởng GDP đạt mức 8%; tạo ra 9 triệu việc làm mới ở thành thị; tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị giữ ở mức 4,6%; chỉ số giá cả không tăng hơn 4% và giữ cán cân ổn định trong thanh toán quốc tế. Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 16 (2002) chỉ rõ: tổng sản phẩm quốc nội đến năm 2020 sẽ tăng gấp ba Lần so với năm 2000, nâng cao đáng kể vị thế kinh tế và sức cạnh tranh quốc tế của Trung Quốc. 3. Hong Kong - Hong Kong có nền kinh tế quốc tế hóa cao độ, môi trường kinh doanh thuận lợi,thể chế pháp luật kiện toàn, thị trường tự do cạnh tranh, hệ thống mạng lưới tiền tệ, tài chính,chứng khoán rộng khắp,cơ sở hạ tầng tốt, hệ thống giao thông, dịch vụ hoàn chỉnh. “Báo cáo tình hình đầu tư của thế giới năm 2004” của Hội nghị Phát triển và Mậu dịch LHQ xem Hong Kong là hệ thống kinh tế tốt nhất thứ hai của Châu Á về thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. 4. Nhật Bản - Từ 1974 đến nay tốc độ phát triển tuy chậm lại, song Nhật Bản tiếp tục là một nước có nền kinh tế công nghiệp, tài chính, thương mại, dịch vụ, khoa học kỹ thuật lớn đứng thứ hai trên thế giới (chỉ sau Mỹ). Nhưng trong những năm 1997-1998, Nhật Bản lại gặp khó khăn lớn, tập trung vào các bê bối trong hệ thống ngân hàng và thị trường địa ốc. - Khu vực các doanh nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn do tính cứng nhắc trong cơ cấu công ty và thị trường lao động. Sau đó, Nhật Bản xúc tiến 6 chương trình cải cách lớn; trong đó có cải cách cơ cấu kinh tế, giảm thâm hụt 7 ngân sách, cải cách khu vực tài chính và sắp xếp lại cơ cấu Chính phủ Dù diễn ra chậm, nhưng cải cách đang đi dần vào quỹ đạo, trở thành xu thế không thể đảo ngược ở Nhật Bản và gần đây đã đem lại kết quả đáng khích lệ. - Cán cân thương mại dư thừa và dự trữ ngoại tệ hiện đứng hàng đầu thế giới, nên nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài rất nhiều. Nhật Bản là nước có nhiều tập đoàn tài chính, ngân hàng đứng hàng đầu thế giới. Mặc dù vậy, Nhật Bản có 2 vấn đề dài hạn chính cần được giải quyết sớm là mật độ dân cư quá cao và xu thế lão hoá của dân cư đang tăng lên. 5. Hàn Quốc - Bắt đầu từ thập niên 60 của thế kỷ XX, kinh tế Hàn Quốc bắt đầu phát triển với tốc độ nhanh, đến giữa thập niên 80 đã trở thành nước công nghiệp phát triển mới (NICS). Đặc điểm của nền kinh tế Hàn Quốc là một nền kinh tế thị trường nhưng sự điều tiết của Nhà nước đóng vai trò quan trọng. - Tháng 2-2003, Tổng thống Rô Mu Hiên công bố chính sách và mục tiêu kinh tế mới: về lâu dài, xây dựng ổn định và thịnh vượng trên bán đảo Triều Tiên; biến Hàn Quốc thành một trung tâm kinh doanh của khu vực Đông Bắc Á; đổi mới quản lý chính phủ; tăng quyền lực cho chính quyền địa phương; cân bằng sự phát triển giữa các khu vực địa lý, xây dựng hệ thống phúc lợi tập thể với việc giảm bớt khoảng cách giàu nghèo; cải cách chế độ lao động; cải cách khu vực nông nghiệp - thủy hải sản; lấy khoa học và kỹ thuật là trọng tâm; xây dựng thủ đô hành chính mới. 6. Philippines - Philippines là một nền kinh tế kết hợp giữa nông nghiệp, công nghiệp nhẹ và dịch vụ. Từng là quốc gia giàu có thứ hai ở jChâu Á ( sau Nhật Bản), Philippines dần trở thành một trong những nước nghèo nhất trong vùng từ khi giành lại độc lập năm 1946. Quá trình phục hồi kinh tế của nước này đã diễn ra 8 khá mạnh mẽ, nhưng so với các nước Đông Á khác, tốc độ này vẫn còn hạn chế. - Trong thời kỳ đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1998, kinh tế Philippines đã bị ảnh hưởng rất nhiều. Điều này càng trầm trọng hơn vì giá cả tăng cao, lạm phát, và thiên tai. Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế giảm từ 5% năm 1997 xuống 0,6% năm 1998; sau đó đã hồi phục vào khoảng 3% năm 1999 và 4% năm 2000 và tới năm 2004, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế đạt hơn 6% . - Đồng Peso Philippines được đánh giá là đồng tiền được quản lý tốt nhất năm 2005. Một luật thuế giá trị gia tăng (E-VAT) mở rộng mới đã được áp dụng từ ngày 1-11-2005, như một biện pháp nhằm cắt giảm nợ nước ngoài và cải thiện các dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, sức khoẻ, phúc lợi xã hội, và xây dựng đường sá. 7. Russia (LB Nga) - LB Nga có tiềm năng kinh tế rất lớn. Chiếm 3% dân số thế giới, Nga có nguồn năng lượng lớn nhất thế giới, chiếm 13% tổng trữ lượng dầu mỏ và 34% trữ lượng khí đốt của thế giới đã được phát hiện. Nga đứng đầu thế giới về xuất khẩu khí đốt và đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu dầu mỏ. - Sản lượng điện của Nga chiếm 12% tổng sản lượng điện toàn cầu. Hiện nay Tổ hợp nhiên liệu - năng lượng Nga là một trong những tổ hợp quan trọng nhất và phát triển nhanh nhất trong nền kinh tế Nga, chiếm khoảng 1/4 GDP, 1/3 sản lượng công nghiệp và 1/2 nguồn thu ngoại tệ cho đất nước. - Ngoài dầu mỏ, khí đốt và vàng, Nga có sản lượng khai thác kim cương đứng đầu thế giới. Sản lượng kim cương của Nga đạt 33,019 triệu cara, trị giá 1,676 tỷ USD. Đặc biệt, đến ngày 21-8-2006, Nga đã trả hết 21,3 tỷ USD nợ của 18 nước thành viên Câu lạc bộ Paris. Nga dự kiến trả hết số nợ thời Liên Xô cũ trong năm 2006. 9 - Bên cạnh đó, nhằm tăng vai trò quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế, Chính phủ Nga đang thúc đẩy quá trình tái quốc hữu hóa các doanh nghiệp lớn, trước hết thuộc khu vực năng lượng từng mang lại gần một nửa lợi nhuận về thuế và giá trị xuất khẩu. Quá trình tái quốc hữu hóa nền kinh tế Nga tuy có gây tâm lý lo ngại cho một số người; nhưng cho tới nay vẫn không gây ra tác động tiêu cực nào đối với tăng trưởng kinh tế Nga cũng như việc các nhà đầu tư phương Tây đang quay trở lại đầu tư vào Nga. - Chính phủ LB Nga thông qua Chương trình phát triển kinh tế - xã hội trung hạn 2006-2008, hướng mạnh vào 4 trọng điểm ưu tiên trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, nhà ở và phát triển nông thôn với tổng số vốn đầu tư của Nhà nước 160 tỷ Rúp, cùng với những giải pháp tăng thu nhập cho người lao động. Sức mua của người dân tăng, thị trường tiêu dùng sôi động và các nhà phân tích kinh tế đã nói đến sự bùng nổ tiêu dùng ở Nga. 8. Singapore - Singapore có nền kinh tế thị trường tự do, Chính phủ nắm vai trò chủ đạo. Là một trong những nền kinh tế thịnh vượng nhất thế giới, Xingapo trở thành đầu mối giao lưu thương mại quốc tế quan trọng (cảng biển Singapore là một trong những cảng biển trọng tải lớn tấp nập nhất thế giới). Sau giai đoạn chịu ảnh hưởng nặng nề của suy thoái kinh tế toàn cầu từ năm 2001-2003, GDP thực tế năm 2004 của Singapore tăng mức kỷ lục 8%. Chính phủ đang cố gắng hướng đến việc xây dựng một nền kinh tế ít bị tác động bởi những biến động bên ngoài và trở thành trung tâm tài chính và công nghệ cao của Đông Nam Á. 9. Thái Lan - Thái Lan là một nước nông nghiệp truyền thống. Bắt đầu từ năm 1960, Thái Lan thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội lần thứ nhất và đến nay là kế hoạch lần thứ chín. Những năm 1970, nước này thực hiện chính sách 'hướng xuất khẩu': ASEAN, Mỹ, Nhật, Châu Âu là thị trường xuất khẩu chính 10 [...]... TRIỂN CỦA VIỆT NAM 1.1 Quá trình tham gia và hoạt động của Việt Nam với APEC - Tháng 6/1996, Việt Nam chính thức nộp đơn xin gia nhập APEC và Hội nghị Thượng đỉnh thường niên APEC tại Vancuvo, Canada, tháng 11/1997 đã quyết định kết nạp Việt Nam, Nga, Peru là thành viên chính thức của APEC vào tháng 11/1998, nâng tổng số thành viên lên 21 nước và vùng lãnh thổ Tại Hội nghị bộ trưởng APEC lần thú 10... những lợi ích mà Việt Nam có được trong quá trình tham gia APEC Khó có thể đo lường những lợi ích cụ thể về thương mại và đầu tư mà Việt Nam có được trong quá trình tham gia APEC Nhưng điều đặc biệt quan trọng là thông qua việc gia nhập và tham gia APEC, Việt Nam tạo ra được một môi trường thuận lợi hơn để phát triển thông qua các hoạt động ở một diễn đàn đa phương như APEC, Việt Nam có cơ hội để thúc... tới và góp phần tăng cường và hoàn thiện các cơ chế hợp tác của APEC Đây là sáng kiến quan trọng của Việt Nam, để lại dấu ấn của Việt Nam trong tiến trình phát triển của APEC • Thứ ba, các Nhà Lãnh đạo thông qua các khuyến nghị cải cách APEC với nhiều biện pháp cụ thể nhằm làm cho APEC ngày càng có sức sống mạnh mẽ, năng động, hiệu quả hơn Đây là kết quả hết sức có ý nghĩa đối với tương lai phát triển. .. nhằm chuẩn bị và đưa ra các khuyến nghị trình Hội nghị Bộ trưởng về các vấn đề tổ chức, chương trình hoạt động của APEC, chương trình hành động tiến tới tự do hóa thương mại và đầu tư, kế hoạch hành động của các nền kinh tế thành viên và các chương trình hợp tác kinh tế, khoa học - công nghệ của APEC, xem xét và điều phối ngân sách và chương trình công tác của các Uỷ ban, các Nhóm công tác và Nhóm đặc... nghị - Hội nghị Bộ trưởng APEC quyết định phương hướng hoạt động của APEC và ấn định thời gian thực hiện chương trình hành động cho năm sau Các quyết định của Hội nghị được thể hiện trong Tuyên bố chung, bao gồm: - Quyết định về các vấn đề tổ chức: xác định mục tiêu, nguyên tắc hoạt động của APEC; thành lập các uỷ ban, hội đồng ; thành lập quỹ APEC và qui định tỷ lệ đóng góp của các thành viên; vấn đề... trưởng Doanh nghiệp vừa và nhỏ, Hội nghị Bộ trưởng Du lịch Hội nghị đã thông qua Tuyên bố Hà Nội của Hội nghị Lãnh đạo Kinh tế APEC lần thứ 14, khẳng định sự nhất trí cao của các Nhà Lãnh đạo về những kết quả của APEC 2006 và định hướng phát triển của APEC b Hội nghị liên bộ trưởng ngoại giao-thương mại APEC Địa diểm: Hà Nội, 15-16/11 Ngày thứ tư của Tuần lễ cấp cao APEC diễn ra với hàng loạt các hoạt... năm và kết quả sẽ được trình lên Hội nghị Bộ trưởng và Hội nghị các nhà 29 Lãnh đạo Kinh tế APEC phê duyệt Các chủ đề nghiên cứu cho từng năm dự kiến bao gồm cải cách quản lý (regulatory reform), quản lý khu vực công, chính sách cạnh tranh, tăng cường cơ sở hạ tầng pháp lý kinh tế Cuối cùng, vào năm 2010, APEC sẽ tổng kết các hoạt động về cải cách cơ cấu IV QUÁ TRÌNH RA NHẬP APEC VÀ PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT... là văn bản thể hiện bước đi của Việt Nam nhằm thực hiện các mục tiêu BoGo về tự do hóa thương mại và đầu tư, mà còn là công cụ quan trọng để phổ biến các thông tin về chính sách kinh tế-thương mại của Việt Nam cho các doanh nghiệp thuộc nền kinh tế APEC _ Quá trình thực hiện của Việt Nam 30 Về triển khai thực hiện kế hoạch hành động riêng IAP, ngay từ tháng 10/1998, Việt Nam đã nộp bản IAP được đánh... đạo của Hội nghị Quan chức cao cấp và có quan hệ thông tin trực tiếp thường xuyên với các thành viên, các Uỷ ban, các Nhóm công tác và các Nhóm đặc trách của APEC Mới đây, Ban Thư ký APEC quyết định nâng cấp trang Mạng (website) của mình nhằm giới thiệu về APEC, giúp cho việc tiếp cận các thông tin về hoạt động của APEC được dễ dàng hơn - Ban Thư ký APEC giữ vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển. .. các mối đe doạ dịch bệnh và tiếp tục cuộc chiến chống khủng bố vì nguy cơ này có thể gây ra sự bất ổn kinh tế sâu sắc đối với toàn khu vực Hội nghị APEC 14 : 18-19 tháng 11 năm 2006 tại Hà Nội, Việt Nam Chủ đề của năm APEC 2006 Việt Nam là Hướng tới một cộng đồng năng động vì sự phát triển bền vững và thịnh vượng” Các thành viên APEC xác định rõ rằng đây là mục tiêu lâu dài mà APEC cần phải nỗ lực hơn . thương mại và đầu tư vì trình độ phát triển của các nước APEC không bằng nhau; + Hợp tác: APEC chủ trương hợp tác kinh tế, khoa học, kỹ thuật để thúc đẩy kinh tế tăng trưởng và phát triển bền. quỹ APEC và qui định tỷ lệ đóng góp của các thành viên; vấn đề kết nạp thành viên mới. Quyết định nguyên tắc, mục tiêu, nội dung các chương trình hoạt động và đánh giá tiến trình hợp tác của APEC. Lan vào tháng 10. Việc lập ra cơ chế Hội nghị Cấp cao thường niên với tư cách là cơ quan quyết định chính sách cao nhất của APEC đánh dấu một bước tiến quan trọng trong sự phát triển của APEC. 14 b.