Thành tựu trong kinh tế:

Một phần của tài liệu quá trình ra nhập apec và định hướng phát triển của việt nam (Trang 48 - 50)

V. VIỆT NAM – APEC CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI CỘNG ĐỒNG DOANH NGHIỆP

3.1.2.1Thành tựu trong kinh tế:

Sau 20 năm đổi mới, trong đó có 10 năm trở lại đây là thành viên APEC, Việt Nam đã đạt được tốc độ phát triển kinh tế cao, trung bình 7% mỗi năm và riêng 2 năm 2005-2006 đạt trên 8%. Quan hệ đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam ngày càng được mở rộng và nâng cao. Trong đó APEC đóng một vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế ở Việt Nam, trong đó

chiếm 84% xuất khẩu của Việt Nam và 76% đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Đây là một trong những thành tích cao nhất trong số 21 nền kinh tế thành viên. Đầu tư trực tiếp nước ngoài từ các nước APEC vào Việt Nam cũng chiếm một tỷ trọng rất lớn. Các thành viên của APEC chiếm 75% vốn FDI, 50% nguồn viện trợ phát triển (ODA), 73% xuất khẩu và 79% nhập khẩu của Việt Nam.. Về mặt này, Việt Nam là một bên tham gia quan trọng của hệ thống đa phương của APEC, 10 năm là thành viên của APEC đã mang lại cho Việt Nam rất nhiều lợi ích để phát triển bền vững và tăng trưởng kinh tế.

Là thành viên của APEC, Việt Nam có thể tiếp cận tốt hơn với nhiều nguồn vốn hơn, với công nghệ hiện đại và kiến thức quản lý thông qua các hoạt động thương mại và đầu tư chặt chẽ hơn với các thành viên APEC khác, trong đó có cả những nền kinh tế lớn nhất thế giới (như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, Ca-na-đa). Các sự kiện hàng năm của APEC như Hội nghị Thượng đỉnh CEO APEC, Hội chợ Cơ hội Đầu tư, Đối thoại giữa các nhà lãnh đạo với Hội đồng tư vấn doanh nhân APEC (ABAC) đang kết nối một cách có hiệu quả các doanh nghiệp Việt Nam với cộng đồng doanh nghiệp khu vực để làm ăn cùng có lợi. Vào ngày 15/11/2006 khai mạc diễn đàn đầu tư APEC thông qua hội thảo này, các nền kinh tế thành viên APEC sẽ giới thiệu về môi trường, tiềm năng và cơ hội đầu tư của mình. Qua đó, Doanh nghiệp của các nền kinh tế thành viên APEC sẽ có cơ hội để tiếp xúc, tìm kiếm những khả năng hợp tác cụ thể về đầu tư, kinh doanh.

Sau khi gia nhập APEC Việt Nam đã giới thiệu về các chính sách mới như luật đầu tư, luật danh nghiệp… định hướng thu hút đầu tư trong thời gian tới để tăng cường nguồn vốn đầu tư bên ngoài vào, trong đó APEC APEC là một đối tác đầu tư có nhiều tiềm năng to lớn. Trong số 3 trung tâm kinh tế lớn của thế giới là Mỹ, Nhật Bản, EU thì có 2 trung tâm thuộc APEC. Các nền kinh tế khác như Đài Loan, Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc đang tiềm ẩn những nguồn lực đầu tư dồi dào. Vì thế, các nhà đầu tư APEC có mặt trong hầu hết các ngành kinh tế của Việt Nam; trong đó tập trung nhiều nhất trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng với 3.956 dự án, tổng vốn đầu tư 25,7 tỷ USD. Riêng

trong lĩnh vực công nghiệp, đầu tư của APEC tập trung nhiều nhất vào lĩnh vực công nghiệp nặng với 1.735 dự án, tổng vốn đầu tư gần 11,3 tỷ USD. Trong lĩnh vực dịch vụ, APEC có 1.018 dự án với tổng vốn đầu tư 13,2 tỷ USD. Các dự án của APEC đầu tư tại Việt Nam hiện đang thu hút một số lượng lớn lao động trẻ Việt Nam; trong đó chủ yếu là lao động có trình độ về công nghệ và tay nghề. Tính tới thời điểm này, đã có 16/21 nền kinh tế thành viên APEC đầu tư vào Việt Nam với 5.681 dự án còn hiệu lực; tổng vốn đầu tư đăng ký trên 41,7 tỷ USD; vốn thực hiện đạt trên 20 tỷ USD (chiếm 69,2% vốn thực hiện của đầu tư nước ngoài tại Việt Nam). Các nền kinh tế thành viên APEC cũng có lượng vốn ODA vào Việt Nam lớn nhất.

Những điều trên cho ta thấy việc đầu tư của APEC vào Việt Nam rất lớn, rất có tiềm năng phát triển trong thời gian tới chính vì vậy chính phủ Việt Nam có rất nhiều chính sách ưu đãi để thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư từ APEC vào trong nước. Nhờ những chính sách đó mà các nhà đầu tư coi Việt Nam là điểm đến lý tưởng, có thể chỉ ra 1 vài ví dụ là: Bắt đầu hoạt động tại Việt Nam từ năm 2002, đến nay Canon Việt Nam đã có 3 nhà máy tại Hà Nội và Bắc Ninh với tổng vốn 306 triệu USD, thu hút 10.000 lao động. Ông Sachio Kageyama, Tổng Giám đốc Canon Việt Nam, khẳng định, với các nhà đầu tư, Việt Nam là mảnh đất có tiềm năng lớn chưa được khai thác hết. Sự kiện Intel, hãng sản xuất chip và linh kiện điện tử hàng đầu thế giới của Mỹ, nâng tổng vốn đầu tư vào nhà máy tại TP HCM lên 1 tỷ USD…

Một phần của tài liệu quá trình ra nhập apec và định hướng phát triển của việt nam (Trang 48 - 50)