Giải pháp để khai thác lợi ích từ việc tham gia APEC của Việt Nam

Một phần của tài liệu quá trình ra nhập apec và định hướng phát triển của việt nam (Trang 52 - 57)

V. VIỆT NAM – APEC CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI CỘNG ĐỒNG DOANH NGHIỆP

3.2.2.Giải pháp để khai thác lợi ích từ việc tham gia APEC của Việt Nam

Với mục tiêu đặt ra ban đầu khi tham gia APEC là tập trung vào việc mở rộng thị trường xuất khẩu, thu hút đầu tư trong và ngoài nước, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ Việt Nam, phát triển nền kinh tế tăng trưởng cao và bền vững. Việt Nam cần phải có những hướng đi thích hợp tham gia vào các hoạt động của APEC theo các định hướng lớn như:

- Tập trung vào công tác thuận lợi hóa thương mại và đầu tư.

- Xây dựng và ngày càng hoàn thiện kế hoạch nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu.

- Tăng cường đối thoại đa phương và song phương, vận động sự ủng hộ trong khuôn khổ APEC.

Trên cơ sở các định hướng lớn nêu trên Việt Nam cần có những biện pháp cụ thể như sau

Thứ nhất, tăng cường các hoạt động hợp tác hỗ trợ kỹ thuật, nâng cao năng lực thể chế và con người, đặc biệt là các chương trình trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực APEC nhằm nâng cao khả năng thích ứng của Việt Nam trong quá trình hội nhập, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật kinh tế thương mại theo hướng phù hợp với các chuẩn mực quốc tế, nâng cao trình độ cán bộ làm công tác hội nhập kinh tế quốc tế sao cho có đủ kiến thức và trình độ theo chuẩn quốc tế.

Thứ hai, tiến hành minh bạch hóa cơ chế chính sách thương mại đầu tư của Việt Nam và sử dụng APEC như là cơ sở để xúc tiến thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Trong đó, phải chuản bị sẵn sàng tham gia cơ chế tham vấn rà soát Kế hoạch Hành động Quốc gia (IAP) nhằm làm minh bạch chính sách thương mại và đầutư của Việt Nam.

Thứ ba, tiếp tục tập trung vào các chương trình thuận lợi hóa thương mại bên cạnh việc phát huy các kết quả đạt được trong các vấn đề về tiêu chuẩn chất lượng, thừa nhận lẫn nhau trong lĩnh vực viễn thông, thủ tục hải quan, thương mại điện tử.

Thứ tư, thu hút trợ giúp của APEC trong lĩnh vực tập hợp và xử lý các số liệu thống kê góp phần phục vụ việc xây dựng chính sách phát triển kinh tế của đất nước.

Có thể thấy tất cả những giải pháp trên bao hàm nội dung của những vấn đề thuộc về cải cách cơ cấu. Một cách khác, cải cách cơ cấu sẽ phải ngày càng được quan tâm khi các hàng rào thuế quan được dỡ bỏ và tự do hóa thương mại được thực hiện ở mức ngày càng cao. Điều này là đặc biệt quan trọng với các nước đang phát triển ở trình độ thấp như Việt Nam. Như đã đề cập, cải cách cơ cấu, một cách ngắn gọn có thể được triển khai đồng thời trên nhiều lĩnh vực như cải cách pháp luật, giảm bớt các rào cản phi quan thuế, tư nhân hóa các công ty độc quyền nhà nước (điều này đặc biệt quan trọng với Việt Nam), tự do hóa thị trường ( đặc biệt là các thị trường trong dịch vụ viễn thông, dịch vụ công cộng, hàng không, dịch vụ tài chính), và tăng cường tính linh hoạt của thị trường lao động. Mối quan hệ giữa doanh nghiệp và quá trình cải cách cơ cấu là rõ ràng. Việc giảm chi phí tăng tính hiệu quả của kinh tế trong nước, cải cách cơ cấu sẽ thúc đẩy khả năng cạnh tranh kinh tế quốc tế của Việt Nam.

Các giải pháp nhằm cải cách cơ cấu thông qua việc cải thiện chức năng của thị trường, tận dụng tối đa và có hiệu quả các nguồn lực, giúp cho Việt Nam đạt được các mục tiêu kinh tế xã hội trên diện rộng. Quá trình cải cách với những khung pháp lý minh bạch và công bằng sẽ nâng cao lòng tin của các nhà đầu tư và doanh giới nhất là trong môi trường đầy biến động của nền kinh tế khu vực và toàn cầu. Thêm vào đó việc phối hợp với các tổ chức trong nước xúc tiến ngoại thương, hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận thị trường quốc tế, duy trì tỷ giá hối đoái ổn định để tăng cường tích lũy và chuyển thành vốn sản xuất, cung cấp vốn ban đầu cho doanh nghiệp vừa và nhỏ với doanh nghiệp lớn trong nước cũng là những giải pháp mà Việt Nam cần phải tính đến.

Thực hiện đồng thời các giải pháp sẽ góp phần thúc đẩy hơn nữa quá trình tự do hóa thương mại và đầu tư, và hướng tới một mục tiêu về một khu vực thương mại tự do châu Á- Thái Bình Dương mà trong đó Việt Nam là một thành viên.

Nhìn chung, những thách thức đặt ra khi tham gia APEC đòi hỏi Việt Nam phải có những giải pháp thích hợp nhanh chóng đồng bộ ở cả cấp vĩ mô và vi mô nhằm đẩy nhanh quá trình hội nhập và tận dụng triệt để lợi thế đem lại cho đất nước. Điều quan trọng trước tiên là cần xây dựng một nhận thức đúng đắn nhất và thống nhất trong nội bộ vấn đề hội nhập và có quyết tâm chính trị của tất cả các cấp các ngành trong tiến trình hội nhập vào khu vực và thế giới. Thế giới đã khẳng định, hội nhập hiện đã trở thành một xu thế tất yếu mà bất kỳ một nền kinh tế nào không muốn tụt hậu thì không thể đứng ngoài.

Đồng thời, cũng phải làm sao để giới kinh doanh nhận thức và ủng hộ sự nghiệp hội nhập, đây chính là một trong những điều kiện quan trọng trong thực hiện và quyết định sự thành bại của hội nhập.

B -Nhận định chung:

- Khi mới được thành lập vào năm cuối cùng của thập niên 80, APEC thực chất chỉ là một diễn đàn đối thoại khu vực về hợp tác thương mại và đầu tư mà không có vai trò như một tổ chức hợp tác kinh tế với những cam kết ràng buộc về nghĩa vụ đối với các thành viên. Các thỏa thuận hợp tác trong khuôn khổ APEC vì vậy không mang tính ràng buộc cao như trong ASEAN, NAFTA hay WTO. Hợp tác APEC dựa trên các nguyên tắc cơ bản là tự nguyện, linh hoạt, không ràng buộc và đồng thuận. Là tập hợp của 21 nền kinh tế thành viên, APEC bao gồm các nền kinh tế năng động thuộc 4 châu lục với 2,6 tỷ dân, chiếm khoảng 40% dân số thế giới; tổng GDP đạt trên 19 ngàn tỷ USD, xấp xỉ 60% GDP toàn cầu và tổng giá trị giao dịch thương mại đạt 5,5 ngàn tỷ USD, chiếm hơn 57% thương mại thế giới. Thành viên của APEC rất đa dạng, bao gồm các nền kinh tế phát triển nhất thế giới như: Mỹ, Nhật, Úc, Canada cũng như những nền kinh tế đang phát triển như: Trung Quốc, Nga và Việt Nam... Những số liệu nói trên cho thấy rằng APEC thực sự là một khu vực kinh

tế đóng vai trò đầu tàu trong quá trình ổn định và phát triển của thương mại quốc tế.

- Xét về mặt thương mại, thị trường APEC có tiềm năng rất lớn đối với các doanh nghiệp của ta. Thống kê những năm gần đây cho thấy kim ngạch xuất khẩu sang thị trường 2,6 tỷ dân này chiếm khoảng 70% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Những mặt hàng ta có thế mạnh xuất khẩu đều có đối tác ở các thành viên APEC và nhiều mặt hàng mang tính chiến lược đều đã và đang được xuất khẩu rất mạnh sang khu vực này. Trong APEC, Việt Nam có nhiều đối tác quan trọng như các nước ASEAN, Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ, Australia. Ngoài ra, 75% đầu tư trực tiếp nước ngoài và hơn 50% viện trợ phát triển chính thức (ODA) vào Việt Nam hiện nay cũng đến từ các thành viên APEC. Từ đó, có thể khẳng định sự ổn định và phát triển của các thành viên APEC có ảnh hưởng đáng kể đến sự tăng trưởng kinh tế liên tục của Việt Nam trong những năm qua cũng như trong thời gian tới.

- Để thúc đẩy tiến trình hội nhập của nền kinh tế Việt Nam vào kinh tế khu vực và thế giới, Việt Nam đã chính thức gia nhập APEC vào ngày 14/11/1998 cùng với Nga và Peru. Trong 11 năm qua, tuy là thành viên mới của APEC nhưng Việt Nam đã tích cực, chủ động tham gia ngày càng sâu rộng vào hầu hết các chương trình hợp tác của APEC về tự do hoá và thuận lợi hóa thương mại, đầu tư, hợp tác kinh tế kỹ thuật và tạo thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp... khẳng định quyết tâm của Việt Nam tiếp tục một cách kiên định đường lối và chính sách đổi mới kinh tế, hội nhập sâu rộng hơn vào kinh tế khu vực và thế giới. Hơn thế, tự tin vào khả năng của mình, Việt Nam đã tuyên bố đăng cai năm APEC 2006 tại Hội nghị Cấp cao APEC 10, Los Cabos, Mê-xi-cô, cuối năm 2002. Điều này cho thấy sự trưởng thành nhanh chóng của Việt Nam, một thành viên non trẻ nhất trong APEC, về cả hợp tác chuyên môn lẫn khả năng tổ chức những Hội nghị lớn mang tầm khu vực và quốc tế. Việc tổ chức một cách thành công cả về nội dung lẫn hậu cần cho Hội nghị các Quan chức Cao cấp APEC lần thứ nhất cùng hàng chục Hội nghị liên quan tại Hà Nội

cuối tháng 2/2006 vừa qua đã được bạn bè quốc tế đánh giá rất cao và là sự khởi đầu tốt đẹp cho cả năm APEC 2006 tại Việt Nam.

- Chìa khóa cho sự thành công của APEC là duy trì được mối quan hệ đối tác bền vững giữa Chính phủ với cộng đồng doanh nghiệp. Kinh doanh luôn là động lực cho phát triển kinh tế và APEC ghi nhận rằng việc tạo dựng một môi trường, trong đó kinh doanh được chú trọng phát triển, sẽ là yếu tố sống còn để đem lại việc làm và nâng cao mức sống. Do vậy, APEC đã đặt mục tiêu xây dựng và phát triển một môi trường kinh doanh an toàn, minh bạch, công bằng và ổn định thông qua các biện pháp như cắt giảm thuế và các rào cản phi thuế đối với thương mại, tăng cường tiếp cận thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu, tạo thuận lợi cho thương mại thông qua việc giảm các chi phí giao dịch và khuyến khích sự đi lại của doanh nhân, hài hòa hóa các thủ tục hải quan, các loại tiêu chuẩn và quy trình đánh giá hợp chuẩn nhằm xây dựng các nền kinh tế có sự phát triển toàn diện. APEC đã và đang phấn đấu tạo dựng một môi trường thuận lợi cho việc lưu chuyển một cách an toàn và hiệu quả các loại hàng hoá, dịch vụ cũng như con người giữa các thành viên thông qua quá trình phối hợp chính sách và hợp tác kinh tế, kỹ thuật.

- Thực tế cho thấy, hợp tác APEC đã mang lại không ít cơ hội thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc mở rộng sản xuất, tăng cường quan hệ đối tác kinh doanh và tiếp cận thị trường. Tuy nhiên, nó cũng tạo ra một số thách thức đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Dù vậy, bản chất hợp tác của APEC là dựa trên nguyên tắc tự nguyện, linh hoạt và không ràng buộc nên xét trong ngắn hạn, mức độ tác động của các biện pháp và chương trình hợp tác đã và đang được thực thi không bộc lộ một cách trực tiếp, mạnh mẽ như các biện pháp và cam kết đưa ra trong WTO và ASEAN hay trong các Thỏa thuận thương mại tự do… Xét về dài hạn, hợp tác APEC là thực sự có ích đối với tổng thể nền kinh tế Việt Nam nói chung cũng như cộng đồng doanh nghiệp trong nước nói riêng bởi các tác động chính sách của APEC thường mang tính định hướng lâu dài với mục tiêu khuyến khích quá trình kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp và khu vực tư nhân, là cầu nối cho các

doanh nghiệp khu vực và cũng là nơi tập dượt của các doanh nghiệp trong nước trước khi bước vào sân chơi với những cam kết ràng buộc và khó khăn hơn của ASEAN, WTO hay trong các thỏa thuận thương mại tự do khu vực và song phương mà Việt Nam đã và sẽ tham gia như với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ...

Một phần của tài liệu quá trình ra nhập apec và định hướng phát triển của việt nam (Trang 52 - 57)