Nghiên cứu tách protein và lipid trong cao su thiên nhiên để sản xuất các sản phẩm giá trị cao

48 2.1K 10
Nghiên cứu tách protein và lipid trong cao su thiên nhiên để sản xuất các sản phẩm giá trị cao

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Cao su là một trong những loại vật liệu có những tính năng vô cùng quý giá. Khác với các vật liệu rắn, cao su có độ bền cơ học thấp hơn nhưng các đại lượng biến dạng, đàn hồi lớn hơn nhiều lần. Khác với vật liệu lỏng được đặc trưng bằng độ bền cơ học vô cùng nhỏ và đại lượng biến dạng không thuận nghịch lớn. Cao su trong nhiều lĩnh vực được dùng như một loại vật liệu chịu lực có đại lượng biến dạng đàn hồi nhỏ. Mủ cao su trở thành một vật liệu không thể thay thế trong nhiều ứng dụng cần thiết, dùng trong nhiều ngành nghề khác nhau đặc biệt là trong lĩnh vực y tế. Như găng tay cao su, dụng cụ để gây mê, dụng cụ dùng cho nha khoa, dụng cụ dùng trong phẫu thuật…Mủ cao su thiên nhiên đứng đầu danh sách các chất chống lại các bệnh về truyền nhiễm. Với các tính chất đặc biệt mủ cao su được lựa chọn cho việc xử lý các căn bệnh chết người như AIDS, gan, và nhiều bệnh khác nhưng vấn đề dị ứng với các thành phần protein và lipid trong mủ cao su ngày càng tăng trên thế giới. Đây là vấn đề an toàn sức khỏe cho người sử dụng các sản phẩm từ mủ cao su thiên nhiên. Các bệnh nhân thường bị tổn thương với các sản phẩm chế tạo từ mủ cao su thiên nhiên gây ra các hiện tượng dị ứng, nhiều khi là nguyên nhân dẫn đến tử vong ngay sau khi sử dụng găng tay mổ hay bao cao su latex. Trước thực tế này, em đã chọn đề tài:” Nghiên cứu tách protein và lipid trong cao su thiên nhiên để sản xuất các sản phẩm giá trị cao” làm đề tài nghiên cứu đồ án tốt nghiệp.

Đồ án tốt nghiệp 1 GVHD: T.S Đặng Đức Long PHẦN MỞ ĐẦU Cao su là một trong những loại vật liệu có những tính năng vô cùng quý giá. Khác với các vật liệu rắn, cao su có độ bền cơ học thấp hơn nhưng các đại lượng biến dạng, đàn hồi lớn hơn nhiều lần. Khác với vật liệu lỏng được đặc trưng bằng độ bền cơ học vô cùng nhỏ và đại lượng biến dạng không thuận nghịch lớn. Cao su trong nhiều lĩnh vực được dùng như một loại vật liệu chịu lực có đại lượng biến dạng đàn hồi nhỏ. Mủ cao su trở thành một vật liệu không thể thay thế trong nhiều ứng dụng cần thiết, dùng trong nhiều ngành nghề khác nhau đặc biệt là trong lĩnh vực y tế. Như găng tay cao su, dụng cụ để gây mê, dụng cụ dùng cho nha khoa, dụng cụ dùng trong phẫu thuật… Mủ cao su thiên nhiên đứng đầu danh sách các chất chống lại các bệnh về truyền nhiễm. Với các tính chất đặc biệt mủ cao su được lựa chọn cho việc xử lý các căn bệnh chết người như AIDS, gan, và nhiều bệnh khác nhưng vấn đề dị ứng với các thành phần protein và lipid trong mủ cao su ngày càng tăng trên thế giới. Đây là vấn đề an toàn sức khỏe cho người sử dụng các sản phẩm từ mủ cao su thiên nhiên. Các bệnh nhân thường bị tổn thương với các sản phẩm chế tạo từ mủ cao su thiên nhiên gây ra các hiện tượng dị ứng, nhiều khi là nguyên nhân dẫn đến tử vong ngay sau khi sử dụng găng tay mổ hay bao cao su latex. Trước thực tế này, em đã chọn đề tài:” Nghiên cứu tách protein và lipid trong cao su thiên nhiên để sản xuất các sản phẩm giá trị cao” làm đề tài nghiên cứu đồ án tốt nghiệp. SVTH: Võ Thị Xuân Liễu Lớp: 10SHLT Đồ án tốt nghiệp 2 GVHD: T.S Đặng Đức Long CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cao su thiên nhiên 1.1.1. Lịch sử nghiên cứu [2] [3] [17][18] Cao su thiên nhiên được loài người phát hiện và sử dụng vào nửa cuối thế kỷ XVI ở Nam Mỹ. Vào thời gian này những thổ dân ở đây chỉ biết trích cây lấy nhựa rồi tẩm vào vải sợi làm giày dép đi rừng, leo núi. Năm 1615, con người bắt đầu biết đến cao su qua sách có tựa đề “De la monarquia Indian” của Juan de Torquenmada, viết về lợi ích và công dụng phổ cập của cây cao su. - Năm 1743, Francois Fresneau đã có những bàn vẽ mô tả tường tận về cây cao su và không ngừng tìm cách nghiên cứu chiết rút cao su, ông chính là người đầu tiên đề nghị sử dụng nguyên liệu này - Năm 1791, hai nhà hóa học Pháp là Herissant và Macquer đã hòa tan được cao su với dung môi là ete và tinh dầu thông. - Sau thời kỳ chế biến vật dụng từ dung dịch, đến thời kỳ công nghiệp cao su phát triển vượt bậc, là thời kỳ mà Thomas Hancok khám phá ra “quá trình nghiền hay cán dẻo cao su” từ những lần quan sát công việc làm. - Đến năm 1831, Charles Gooyear nổ lực tìm cách cải thiện chất liệu cao su, chủ yếu là tìm một chất làm khô các thành phần nhựa của mủ cao su. Đến năm 1839, ông đã phát minh ra quá trình lưu hóa cao su. Vậy là quá trình lưu hóa đã là bước quyết định nhất của công nghiệp cao su. Công nghiệp sản xuất cao su kỹ thuật bắt đầu phát triển mạnh mẽ để hỗ trợ cho tất cả các ngành khoa học kỹ thuật từ sau phát minh ra quá trình lưu hóa. Bắt đầu từ đây, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ hai phát triển mạnh mẽ và đạt được vô số những thành tựu mà cuộc cách mạng khoa học SVTH: Võ Thị Xuân Liễu Lớp: 10SHLT Hình 1.1. Mủ cao su Đồ án tốt nghiệp 3 GVHD: T.S Đặng Đức Long lần thứ nhất không có được. Hầu hết những thành tựu khoa học kỹ thuật trong gia đoạn này đều có sự hỗ trợ đắc lực của các vật liệu cao su kỹ thuật, đặc biệt là các miếng đệm kỹ thuật, cơ khí ô tô, máy công cụ…. 1.1.2. Một số tính chất cao su thiên nhiên [2] [3] [18] Cao su là một loại vật liệu polyme vừa mềm, vừa có độ bền cơ học cao và có khả năng biến dạng lớn. Mủ cao su thiên nhiên là nhũ tương trong nước của các hạt cao su với hàm lượng phần khô ban đầu từ 28% đến 40%. Một gam mủ cao su với hàm lượng phần khô khoảng 40% chứa 5.10 13 hạt với đường kính trung bình khoảng 0,26μm. Tính chất cơ lý, tính năng kỹ thuật của cao su thiên nhiên được xác định bằng mạch cacbuahydro tạo thành từ mắt xích izopenten. Cao su thiên nhiên là polyizopen mà mạch đại phân tử của nó được hình thành từ các mắt xích izopenten cis đồng phân liên kết với nhau ở vị trí 1,4. Ngoài các mắt xích izopenten tham gia vào hình thành mạch đại phân tử ở vị trí 3,4. Khối lượng phân tử trung bình của cao su thiên nhiên là 1,3.10 6 . Mức độ dao động khối lượng tử rất nhỏ (từ 10 5 đến 2.10 5 ). 1.1.2.1. Tính chất vật lý của cao su thiên nhiên Cao su thiên nhiên ở nhiệt đô thấp có cấu trúc tinh thể. Vận tốc kết tinh lớn nhất được xác định ở nhiệt độ -25 0 C. Quá trình nóng chảy các cấu trúc tinh thể của cao su thiên nhiên xảy ra cùng với hiện tượng hấp phụ nhiệt (17KJ/kg). Ở nhiệt độ SVTH: Võ Thị Xuân Liễu Lớp: 10SHLT Hình 1.2. Mắt xích isopren Hình 1.3. Mạch polyisopenten Đồ án tốt nghiệp 4 GVHD: T.S Đặng Đức Long 20 0 C đến 30 0 C cao su sống dạng crếp kết kinh ở đại lượng biến dạng dãn dài 70%, hỗn hợp cao su đã lưu hóa kết tinh ở đại lượng biến dạng dãn dài 200%. Đặc trưng bằng các tính chất vật lý: + Khối lượng riêng [kg/m3] 913 + Nhiệt độ thủy tinh hóa [0C] -70 + Hệ số giãn nở thể tích [dm3/0C] 656.10 -4 + Nhiệt dẫn riêng [w/m.0K] 0,14 + Nhiệt dung riêng [kJ/kg.0K] 1,88 + Nửa chu kỳ kết tinh ở - 250C [h] 2÷4 + Thẩm thấu điện môi ở tần số dao động 1000hec/s 2,4 ÷ 2,7 + Tang của góc tổn thất điện môi 1,6.10 -3 + Điện trở riêng [Ω.m]: - Crep trắng : 5.10 12 - Crep hong khói: 3.10 12 Tính cách âm của cao su thiên nhiên được đánh giá bằng vận tốc truyền âm trong đó. Ở nhiệt độ 25 0 C vận tốc truyền âm trong cao su thiên nhiên là 37m/s. Vận tốc truyền âm giảm khi tăng nhiệt độ hợp phần cao su. Ở nhiệt độ môi trường từ 25 0 C đến 30 0 C hàm lượng pha tinh thể của cao su thiên nhiên là 40%. Cao su thiên nhiên có thể trộn hợp với các loại cao su không phân cực khác (cao su polyizopren, cao su butadien, cao su butyl) với bất kỳ tỷ lệ nào. 1.1.2.2. Thành phần hóa học [3] [14] Cao su thiên nhiên gồm nhiều chất hóa học khác nhau: - Nước 52÷ 70% - Cao su 30 ÷ 40% - Protein 2÷ 3% - Chất khoáng 0,3 ÷ 0,7% - Acid béo và dẫn xuất 1 ÷ 2% - Glucid và heteroid 1% SVTH: Võ Thị Xuân Liễu Lớp: 10SHLT Đồ án tốt nghiệp 5 GVHD: T.S Đặng Đức Long Bảng 1.1. Hàm lượng các hợp chất phi cao su theo tiêu chuẩn Malaysia [11] STT Thành phần Hàm lượng [ % ] SMREQ SMR-5 SMR-10 SMR-20 SMR-50 1 Chât khoáng 0,5 0,6 0,75 1,0 1,5 2 Chất chứa nitơ 0,65 0,65 0,65 0,65 0,65 3 Chất bốc 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 4 Đồng 8.10 -4 8.10 -4 8.10 -4 8.10 -4 8.10 -4 5 Mangan 1.10 -4 1.10 -4 1.10 -4 1.10 -4 1.10 -4 + Thành phần hóa học của các chất trích ly bằng axeton: 51% acid béo (acid oleic, acid steoric) giữ vai trò làm trợ xúc tiến cho quá trình lưu hóa. + Axít béo trong cao su tồn tại ở nhiều dạng khác nhau. 3% là este của các axít béo, 7% gluco. Phần còn lại là các axít amin béo và các hợp chất photpho hữu cơ 0,08% đến 0,16% các hợp chất hữu cơ kiềm tính: C 17 H 42 O 3 và C 20 H 30 O. Những hợp chất này có khả năng chống lại phản ứng oxy hóa mạch cacbuahydro và giữ vai trò chất phòng lão hóa học tự nhiên cho cao su. + Các chất chứa nitơ trong cao su thiên nhiên gồm protein và các sản phẩm phân hủy protein là các axít amin. Thành phần hóa học của protein được xác định bằng phương pháp Kendal gồm: 50 ÷ 55%C ; 6,5 ÷ 7,3%H ; 21 ÷ 24%O ; 15 ÷ 18%N ; 0 ÷ 2,4%S. Khối lượng phân tử của protein là 3400. Các protein trong cao su làm tăng vận tốc quá trình lưu hóa, đồng thời bảo vệ cao su dưới tác dụng của các quá trình oxy hóa. Protein làm giảm tính năng kỹ thuật của các sản phẩm cao su vì tăng khả năng hút ẩm và giảm tính cách điện của vật liệu. + Thành phần của chất khoáng – thành phần của chất trơ trong quá trình thiêu kết polyme, gồm các chất của kim loại kiềm. kiềm thổ: muối natri, kali, magie, các oxit kim loại kiềm, kiềm thổ và cả các kim loại cá hóa trị thay đổi như Fe 2 O 3 ; MnO 2 ; CuO… Hàm lượng chất khoáng trong cao su phụ thuộc chủ yếu vào phương pháp sản xuất. SVTH: Võ Thị Xuân Liễu Lớp: 10SHLT Đồ án tốt nghiệp 6 GVHD: T.S Đặng Đức Long 1.1.2.3. Tính chất cơ lý Cao su thiên nhiên có khả năng lưu hóa bằng lưu huỳnh phối hợp với các loại xúc tiến lưu hóa thông dụng. Hỗn hợp cao su lưu hóa ở nhiệt độ 143±2 [ 0 C] trong thời gian lưu hóa tối đa là 20 ÷ 30 phút. Các tính chất cơ lý phải đạt là : + Độ bền kéo đứt [Mpa] 23 + Độ dãn dài tương đối [%] 700 + Dãn dài dư [%] ≤ 12 + Độ cứng tương đối [shore] 65 Bảng 1.2. Thành phần tiêu chuẩn để xác định các tính chất cơ lý STT Thành phần Hàm lượng [P.K.L] 1 Cao su thiên nhiên 100 2 Lưu huỳnh 3,0 3 Mercaptobenzothiazol 0,7 4 ZnO 5,0 5 Axit Steoric 0,5 1.1.3. Ứng dụng của cao su thiên nhiên [3][18] Hợp phần cao su thiên nhiên với các chất độ hoạt tính có đàn tính cao, chịu lạnh tốt, chịu tác dụng lực động học tốt. Cao su thiên nhiên là cao su dân dụng. Sản xuất các mặt hàng dân dụng như săm lốp xe máy, xe đạp; các sản phẩm công nghiệp như băng chuyền, băng tải, dây cu-roa làm việc trong môi trường không có dầu mỡ. Cao su thiên nhiên không độc nên từ nó có thể sản xuất các sản phẩm dùng trong y học và trong công nghiệp thực phẩm. 1.1.4. Bảo quản [2] Phân biệt quá trình bảo quản ngắn hạn và quá trình bảo quản dài hạn. Để chặn đứng hiện tượng đông tụ trên đường vận chuyển cần thêm vào latex các hợp SVTH: Võ Thị Xuân Liễu Lớp: 10SHLT Đồ án tốt nghiệp 7 GVHD: T.S Đặng Đức Long chất kiềm để tăng pH của nó lên, tránh xa điểm đẳng điện của latex. Chất hay được sử dụng nhất cho việc bảo quản ngắn hạn là amonium, kế đó là sulfite sodium. Lưu ý là những chất như formol, bisulfite sodium và các chất hữu cơ dẫn xuất của phenol như pentachloro phenol sử dụng cũng được; nhưng chủ yếu chúng chỉ có tác dụng sát trùng cho latex (trong khi amoniac co tác dụng hỗn hợp, vừa sát trùng vừa nâng cao pH). 1.2. Hệ thống latex và latex cao su 1.2.1. Hệ thống latex [2] Latex là mủ cao su ở trạng thái phân tán nằm lơ lửng trong dung dịch chứa nhiều chất vô cơ và hữu cơ. Latex có trong nhu mô cây, tạo từ những tế bào sống gồm những nguyên sinh chất, nhân và các thành phần hiện diện. Tế bào latex được một lớp nguyên sinh chất mỏng bao phủ, bao cả không bào lớn là nơi nguyên sinh chất tiết ra latex. Dù là mạch thẳng hay mạch nhánh, các mạch đều định vị trong nhu mô thực vật, đặc biệt trong vùng tạo lập libe vỏ. Các cơ quan khác của cây cũng đều chứa latex. Tùy theo trường hợp, latex cao su có chứa: - Ở dạng dung dịch: nước, các muối khoáng, acid, các muối hữu cơ, glucid, hợp chất phenolic, alkaloid ở trạng thái tự do hay trạng thái dung dịch muối. - Ở trạng thái dung dịch giả: các protein, phytosterol, chất màu, tamin, enzyme - Ở dạng nhủ tương: các amidon, lipid, tinh dầu, nhựa, sáp, polyterpenic 1.2.2. Cấu tạo của latex [3] [17] [1] Hạt latex có cấu tạo từ hai lớp: lớp trong cùng là cacbuahydro, vỏ bọc bên ngoài là lớp hấp phụ làm nhiệm vụ bảo vệ latex không bị keo tụ. Thành phần hóa SVTH: Võ Thị Xuân Liễu Lớp: 10SHLT Hình 1.4. Các lớp cao su thiên nhiên Đồ án tốt nghiệp 8 GVHD: T.S Đặng Đức Long học chủ yếu của lớp hấp phụ là các hợp chất chứa nitơ thiên nhiên: protein, các chất béo và muối xà phòng của các axít béo. Các hạt latex cao su thiên nhiên mang điện tích âm. Giá trị điện tích phụ thuộc vào nồng độ mủ cao su, trị số pH của môi trường và dao động từ -40mV đến -110mV. Khối lượng riêng của latex phụ thuộc vào nồng độ (hàm lượng khô) pha cao su trong nó (khối lượng riêng pha cao su là 914 kg/m3, khối lượng riêng của môi trường nhũ hóa là 1020 kg/m 3 ). Hiện tượng keo tụ latex thường do axit gây nên. Trong môi trường axit, ion H + rất linh động do có lực điện tích đã tịnh tiến đến bề mặt hạt latex, tách đẩy lớp vỏ bề mặt ra khổi lớp cacbuahydro làm pha cacbuahydro tiếp xúc lại với nhau, dính vào nhau và xuất hiện hiện tượng keo tụ. Hiện tượng keo tụ latex trong quá trình bảo quản là kết quả tác dụng của các ion H + được hình thành trong quá trình oxy hóa các loại men luôn luôn tồn tại trong latex. Để ngăn chặn hiện tượng keo tụ này, khi khai thác mủ cao su thường sử dụng các chất ổn định pH của môi trường là NH 3 0,5%, duy trì pH môi trường từ 10 ÷ 11. Bảng 1.3. Thành phần latex 1.2.3. Lutoides [18] Những khảo sát qua kính hiển vi về latex tiết ra từ cây cao su đã chứng minh là các phần tử cao su không phải cấu tạo nên “ pha ” bị phân tán duy nhất của latex. Có sự hiện diện của vài tiểu cầu thuộc về nhựa và có màu vàng, ngoài các phần tử cao su ra. Các tiểu cấu này hiện diện với số nhỏ, chúng có dạng hình cầu và nói chung to hơn các phần tử cao su được gọi là các phần tử Frey – Wyssling. Màu vàng SVTH: Võ Thị Xuân Liễu Lớp: 10SHLT STT Thành phần latex [ % ] Phương pháp cô đặc Ly tâm Bay hơi Cô đặc Serum 1 Cao su 60 7,5 68 2 Chất trích ly bằng axeton 3,5 11 5,7 3 Chất tan trong nước 1,5 35,0 11,2 4 Hợp chất chứa nitơ 0,3 2,5 0,57 5 Khoáng chất 0,4 3,0 5,3 6 KOH - - 1,3 Đồ án tốt nghiệp 9 GVHD: T.S Đặng Đức Long đó là do sự hiện hữu của sắc tố caroten. Những phần tử này được gọi là “ lutoides ”. Điều chú ý là phần lutoides chỉ phân ly được qua phép ly tâm với điều kiện là latex không bị pha loãng hay cho amoniac vào. Các lutoides ở trạng thái lơ lửng tự kết tụ dần khi latex được giữ trong vài giờ và dưới kính hiển vi dạng của chúng thay đổi dần dần. Lutoides thể hiện đặc tính qua hàm lượng nước rất cao, khoảng 75% đến 85%; và ngoài nước ra còn có muối, protein và các chất tan trong aceton (có lẽ là phospholipid). Phần vàng phân ly qua phép ly tâm vẫn chứa các phần tử cao su. Bảng 1.4. Hàm lượng các chất phi cao su của phần vàng và phần trắng trích khô Thành phần Trích khô phần vàng (lutoides) Trích khô phần trắng (pha cao su bị phân tán) Tro 0,9 – 1,1 4,0 – 7,0 Mg (mg MgO/g cao su) 0,5 – 0,7 4,0 – 12,0 P (mg P 2 O 5 /g cao su) 2,0 – 4,2 16 – 28 Đạm 0,4 – 0,5 1,2 – 2,0 Trích ly với aceton 2,3 – 2,9 4,3 – 7 Chỉ số acid từ trích ly aceton 180 – 250 500 – 850 Trích ly nước 1,0 – 2,0 10,0 – 20,0 Phần vàng thì không bền, khi phơi ra không khí nó tự biến đổi màu nhanh chóng. Sự biến màu này là nhờ vào hoạt tính của các enzyme, oxide hóa. Các enzyme này trong phần vàng hoạt động mạnh hơn trong phần trắng. Tính không bền của phần vàng giúp latex tươi chịu sự đông đặc hóa từng phần. Phương pháp này được dùng nhiều nhất trong việc chế biến crêp semelle, sản phẩm từ sự đông đặc latex, trắng nhiều hơn hết. SVTH: Võ Thị Xuân Liễu Lớp: 10SHLT Đồ án tốt nghiệp 10 GVHD: T.S Đặng Đức Long 1.2.4. Thành phần hóa học của latex [3] [6] 1.2.4.1. Hydrocacbon cao su Pha phân tán của latex chủ yếu gồm có gần 90% hydrocacbon cao su với công thức là (C 5 H 8 )n . Cao su của cây Hevea Brasiliensis thu lấy ở những điều kiện bình thường gồm có hàng loạt polymer đồng chủng mà phân tử khối từ 5.10 4 đến 3.10 6 . 1.2.4.2. Đạm Chủ yếu đó là protein hay những chất dẫn xuất từ quá trình dehydrat hóa enzyme. Một latex tươi có hàm lượng cao su khô là 40% thì đạm vào khoảng 2%, trong đó protein chiếm từ 1% đến 1,5%. Tỉ lệ thay đổi theo thành phần bách phân của cao su trong latex. Protein bình thường bám vào các hạt tử cao su toàn bộ giúp vào việc ổn định thể giao trạng. Điểm đẳng điện của toàn bộ protein latex được xác định giữa 4,6 và 4,7. Xung quanh pH này, các hạt tử đều là điện trung hòa và độ ổn định của latex xuống thấp; chính sự kiện này đặt ra vấn đề đông đặc hóa latex bằng acid. Protein có thể tách ra thành nhiều nhóm khác nhau ứng với tính hòa tan và điểm đẳng điện khác nhau. Latex có chứa các chất đạm kiềm tự nhiên, gây ra hiện tượng hôi thối cholin, colamin, trigonellin và stachydrin. Các protein chứa ở trong latex có một tầm quan trọng cho quá trình chế biến cao su vì chúng khống chế một số tính chất tốt của cao su thô, ảnh hưởng tới khả năng lưu hóa, sự lão hóa của cao su sống, tính dẫn điện và sự nội phát nhiệt của cao su lưu hóa. Cấu trúc của Endo Native Beta-1 ,3-glucanase (HEV B 2), gây dị ứng chủ yếu từ Hevea Brasiliensis: [14] SVTH: Võ Thị Xuân Liễu Lớp: 10SHLT [...]... thành phần protein và lipid trong cao su thiên nhiên [8] [9] [16] [18] 1.3.1 Dị ứng với protein và lipid trong cao su thiên nhiên trên thế giới Một cuộc nghiên cứu ở Thái Lan thống kê về sự nhạy cảm của mủ cao su trong những ống đựng cao su và đối với công nhân ở các nhà máy sản xuất găng tay cao su Cuộc nghiên cứu này cho rằng trong ngành công nghiệp nhựa cao su, sự nhạy cảm của mủ cao su rất nguy... trong hai ngày 3 và 4/11/2010, tại khách sạn Equatorial - TP Hồ Chí Minh Trong phiên 2 của Hội nghị với chủ đề Cơ hội và thách thức trong phát triển các sản phẩm cao su, báo cáo thứ 7 của Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Bích, Giám đốc Trung tâm công nghệ, Viện nghiên cứu cao su Việt Nam, đánh giá một số phương pháp loại bỏ protein trong cao su ly tâm và sản phẩm từ cao su ly tâm 1.4 Một số nghiên cứu về vấn đề ngăn... Quốc với tiêu đề xác định cao su tự nhiên và nghiên cứu hoạt động sinh tổng hợp cao su trong cây 1.4.2 Trong nước - Luận án nghiên cứu sinh của tác giả Nguyễn Văn Sơn tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương về vấn đề: Nghiên cứu bệnh mày đay và viêm da ở người lao động tiếp xúc với cao su tự nhiên và sản phẩm, kiến nghị giải pháp dự phòng” cho thấy tỷ lệ nhạy cảm với cao su tự nhiên ở công nhân là 8,05%... nhiễm xuất hiện - Phần còn lại của các chất chất hoá học (dị ứng tế sau 48 – 96 giờ và có biểuhóa học trong quá trình chế bào gián tiếp) - Loại 1: quá mẫn hiện trên da biến các sản phẩm từ mủ cao - Phân vùng ngứa, bỏng rát ,su chủ yếu là thiuram và cảm với các protein khó chịu, nổi mày đay sau 5carbamate trong mủ cao su (dị – 60 phút, viêm mũi, hen- Phần còn lại của các loại ứng trực tiếp) suyễn và các. .. phần protein và lipid thường ít được biết đến Báo cáo từ hiệp hội các nước sản xuất cao su thiên nhiên về vấn đề dị ứng mủ cao su thì có ba loại phản ứng dị ứng, triệu chứng và nguyên nhân cho các phản ứng được đưa ra như sau Bảng 1.6 Phân loại dị ứng Loại phản ứng Triệu chứng Nguyên nhân - Chứng viêm da gây - Rát da, da khô có nốt và- Do chất bột, nhiệt độ và độ cảm giác bứt rứt khó đau pH quá cao, ... 0,18% Nồng độ ure 0,05% Việc loại bỏ protein trong cao su tự nhiên chủ yếu dựa vào các phương pháp làm thay đổi tương tác giữa cao su và protein ở giai đoan latex, đó là các tương tác vật lý và hóa học Trước tiên được tách với chất biến tính urê sau đó tiến hành ly tâm với tốc độ cao Bổ sung SDS 1% vào mẫu phân tích nhằm mục đích ổn định lượng latex, xử lý những protein có cấu trúc bâc 2,3,4 thành những... nghiên cứu về vấn đề ngăn ngừa dị ứng sản phẩm cao su thiên nhiên [15] [19] 1.4.1 Thế giới - Năm 1995, luận án của tác giả Donald H Beezhold, quỹ Giáo dục và Nghiên cứu Guthrie với tiêu đề Phương pháp để loại bỏ các protein từ mủ cao su tự nhiên - Tác giả Xuchu Wang Phòng thí nghiệm Công nghệ sinh học cây trồng nhiệt đới, Bộ Nông nghiệp, Viện Sinh học nhiệt đới và Công nghệ sinh học, Trung Quốc Viện... có hàm lượng cao su khô là 35% thì ta phải cho vào 10% rượu ethylic 96 0 mới có được sự đông đặc ngay lập tức; với latex có 15% cao su thì lượng ethanol 96 0 cho vào phải tới 80% thể tích Lớp protein bám quanh hạt tử cao su hút nước mạnh và lớp vỏ phân tử nước chống lại sự tiếp xúc va chạm giữa các hạt tử cao su với nhau trong khi đó rượu độ cao là một chất khử nước mạnh Khi nồng độ rượu trong serum... trường hợpprotein có tính dược học cao nghiêm trọng khác, quá mẫnđược tìm thấy trong cao su tự cảm nhiên 1.3.2 Dị ứng với protein và lipid trong mủ cao su ở Việt Nam [15] Tại hội nghị và Triển lãm quốc tế RubberVietnam 2010 do Hiệp hội Cao su Việt Nam phối hợp với Công ty ASIF International (M) Sdn Bhd tổ chức, đã diễn ra SVTH: Võ Thị Xuân Liễu Lớp: 10SHLT Đồ án tốt nghiệp 20 GVHD: T.S Đặng Đức Long trong. .. nó sẽ hạ trị số hút nước bình thường của lớp protein bám quanh các hạt tử cao su Chỉ một yếu tố về điện tích không đủ để đảm bảo cho latex ổn định và sự đông đặc xảy ra Sự đông đặc latex bằng aceton xảy ra theo tiến trình tương tự Trong công nghiệp cao su và latex người ta thường dùng aceton để đông đặc latex hơn là dùng rượu vì sự đông đặc bằng rượu chỉ dùng trong phòng thí nghiệm nghiên cứu thôi . đồ án tốt nghiệp. SVTH: Võ Thị Xuân Liễu Lớp: 10SHLT Đồ án tốt nghiệp 2 GVHD: T.S Đặng Đức Long CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cao su thiên nhiên 1.1.1. Lịch sử nghiên cứu [2] [3] [17][18] Cao

Ngày đăng: 04/10/2014, 07:41

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • PHẦN MỞ ĐẦU

  • CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

    • 1.1. Cao su thiên nhiên

      • 1.1.1. Lịch sử nghiên cứu [2] [3] [17][18]

      • 1.1.2. Một số tính chất cao su thiên nhiên [2] [3] [18]

        • 1.1.2.1. Tính chất vật lý của cao su thiên nhiên

        • 1.1.2.2. Thành phần hóa học [3] [14]

          • Bảng 1.1. Hàm lượng các hợp chất phi cao su theo tiêu chuẩn Malaysia [11]

          • 1.1.2.3. Tính chất cơ lý

            • Bảng 1.2. Thành phần tiêu chuẩn để xác định các tính chất cơ lý

            • 1.1.3. Ứng dụng của cao su thiên nhiên [3][18]

            • 1.1.4. Bảo quản [2]

            • 1.2. Hệ thống latex và latex cao su

              • 1.2.1. Hệ thống latex [2]

              • 1.2.2. Cấu tạo của latex [3] [17] [1]

                • Bảng 1.3. Thành phần latex

                • 1.2.3. Lutoides [18]

                  • Bảng 1.4. Hàm lượng các chất phi cao su của phần vàng và phần trắng trích khô

                  • 1.2.4. Thành phần hóa học của latex [3] [6]

                    • 1.2.4.1. Hydrocacbon cao su

                    • 1.2.4.2. Đạm

                    • 1.2.4.3. Lipid

                    • 1.2.4.4. Glucid

                    • 1.2.4.5. Khoáng

                      • Bảng 1.5. Bảng các nguyên tố có trong một latex chưa đậm đặc nhưng đã được tác dụng với amoniac

                      • 1.2.5. Tính chất của latex [2] [3]

                        • 1.2.5.1. Tính chất vật lý

                        • 1.2.5.2.Tính chất sinh hóa

                        • 1.2.5.3. Tính chất thể giao trạng

                        • 1.2.5.3. Sự đông đặc latex

                        • 1.3. Vấn đề dị ứng với thành phần protein và lipid trong cao su thiên nhiên [8] [9] [16] [18]

                          • 1.3.1. Dị ứng với protein và lipid trong cao su thiên nhiên trên thế giới

                            • Bảng 1.6. Phân loại dị ứng

Trích đoạn

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan