Hàm lượng lipid

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tách protein và lipid trong cao su thiên nhiên để sản xuất các sản phẩm giá trị cao (Trang 37 - 48)

Tiến hành chiết Soxlết với mẫu ban đầu là mẫu sau khi tách protein, chưa ngâm trong hỗn hợp dung môi chiết. Hàm lượng lipid trong mẫu ban đầu: 0,195%. Sau đó tiến hành chiết Soxlet với các mẫu đã tiến hành chiết với hỗn hợp dung môi. Tương ứng với mỗi tỉ lệ dung môi chiết, ta có 3 biểu đồ mô tả mối tương quan của tỉ lệ dung môi chiết, thời gian chiết đối với hàm lượng lipid có trong mẫu.

Hàm lượng lipid từ ban đầu là 0,195% đã giảm xuống còn 0,131% trong 1h đầu tiên chiết. Tiến hành chiết trong vòng 5h thì hàm lượng lipid giảm xuống còn 0,057%. Sau 6h chiết thì hàm lượng lipid còn 0,056%, không giảm so với thời gian chiết là 5h. Với chiết bằng hỗn hợp dung môi chloroform/metanol tỉ lệ 1/1 thì hàm

lượng lipid không giảm nhiều so với lượng ban đầu. Nên đã tiến hành khảo sát ở các tỉ lệ dung môi khác để tìm được giá trị tối ưu hơn.

Với tỉ lệ dung môi chiết chloroform/metanol là 1/1 thì làm lượng lipid có trong mẫu giảm rất ít so với hàm lượng ban đầu. Hàm lượng lipid sau khi ủ 1h còn 0,177%, ủ 2h là 0,171%, ủ 3h là 0,165%, ủ 4h là 0,159%, ủ trong 5h là 0,158% và trong 6h thì hàm lượng lipid không giảm xuống nữa vẫn ở mức 0,158%. Hàm lượng lipid chỉ giảm 0,035% qua 6h ủ với dung môi so với hàm lượng ban đầu. Tỉ lệ dung môi

Biểu đồ 3.7. Đồ thi mô tả hàm lượng lipid sau khi chiết bằng dung môi tỉ lệ 1/2

1/1không chiết được thành phần lipid trong mủ cao su tối đa. Trên biểu đồ thể hiện rõ điều này, đường đồ thị không có sự thay đổi đáng kể.

Qua đồ thị mô tả thấy rõ hàm lượng lipid trong mủ cao su giảm xuống rõ rệt trong 1h đầu tiên ủ, từ hàm lượng lipid ban đầu là 0,193% giảm xuống 0,1% còn 0,093% trong 1h đầu, hàm lượng lipid còn 0,046% trong 2h, sau 3h còn 0,032%, sau 4h còn 0,023%, sau 5h còn 0,016% và sau 6h thì hàm lượng lipid không giảm nhiều nữa mà chỉ giảm một ít so với ủ trong 5h là 0,001%. Hàm lượng lipid còn rất ít khi ủ ở 6h, nên đã không khảo sát những thời gian tiếp theo vì hàm lượng lipid nhỏ quá không thể xác định bằng phương pháp chiết Soxlet.

Biểu đồ 3.8. Đồ thi mô tả hàm lượng lipid sau khi chiết bằng dung môi tỉ lệ 2/1 Biểu đồ 3.8. Biểu đồ mô tả hàm lượng lipid sau khi chiết bằng dung môi tỉ lệ 2/1

Biểu đồ 3.9 đã cho so sánh cụ thể hàm lượng lipid của mẫu sau khi chiết bằng hỗn hợp dung môi ở những tỉ lệ khác nhau. Hàm lượng lipid ban đầu của mẫu là 0,195%, tiến hành chiết ở tỉ lệ dung môi 1/1 thì hàm lượng lipid thấp nhất thu được sau 6h ngâm là 0,056%. Tương tự với mẫu khi chiết bằng hỗn hợp dung môi tỉ lệ 1/2 thì hàm lượng lipid thấp nhất là 0,158% và chiết bằng hỗn hợp dung môi tỉ lệ 2/1 thì hàm lượng lipid thấp nhất là 0,015%. Vì hàm lượng lipid thấp nhất thu được là 0,015% nên chiết mẫu bằng hỗn hợp dung môi tỉ lệ 2/1 được coi là điều kiện tối ưu nhất trong thí nghiệm này.

Biểu đồ 3.9. Biểu đồ so sánh hàm lượng lipid trong mẫu sau khi chiết bằng hỗn hợp dung môi ở các tỉ lệ khác nhau

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Từ các kết quả của quá trình nghiên cứu rút ra được một số kết luận sau:

- Hàm lượng protêin trong cao su thiên nhiên thông qua hàm lượng nitơ sau khi ủ bằng urê sẽ giảm xuống một cách đáng kể.

- Việc loại bỏ protêin trong mủ cao su bằng cách ủ với urê nhưng phải có sự có mặt của chất hoạt động bề mặt SDS với khối lượng là 1%.

- Điều kiện tối ưu cho quá trình tách protêin trong mủ cao su thiên nhiên là quá trình ủ sử dụng hàm lượng urê là 0,15%, thời gian ủ 60phút, nhiệt độ ủ là nhiệt độ phòng, tiến hành ly tâm mẫu ở 7500vòng/phút trong thời gian 40phút. Với những điều kiện trên thì thu được latex có hàm lượng protêin là 0,16%. - Lượng lipid có mặt trong mủ cao su thiên nhiên cũng là một tác nhân gây dị ứng, việc tách lipid được thực hiện sau khi mẫu đã tiến hành tách protein trước.

- Điều kiện tối ưu cho việc tách lipid trong nghiên cứu tìm được là: chiết mẫu trong hỗn hợp dung môi chloroform/metanol tỉ lệ 2/1 trong thời gian 5h. Mẫu cuối cùng thu được chưa hàm lượng protêin và lipid rất thấp, hoàn toàn có thể sử dụng cho công đoạn sản xuất tiếp theo.

Sau khi thực hiện đề tài tới giai đoạn hiện nay, em có một số kiến nghị sau:

- Do thời gian làm đề tài ngắn nên em kiến nghị tiếp tục khảo sát lượng chất gây dị ứng có trong mẫu bằng phương pháp ELISA.

- Nên thử nghiệm tiến hành tách protein bằng enzyme protease trước rồi sau đó mới tiến hành ủ với urê.

- Do trong thời gian làm nghiêm cứu phòng thí nghiệm chưa có ezyme lipase nên kiến nghị sử dụng ezyme này song song với việc sử dụng hỗn hợp dung môi chiết chloroform/metanol để khảo sát phương pháp nào tối ưu hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Lê Anh Đào, Đặng Văn Liếu (2005), Thực hành hóa học hữu cơ, Nxb Đại học

Sư phạm

2. ThS. Đỗ Thành Thanh Sơn – Công nghệ chế biến cao su.

TS Nguyễn Hoài Hương, Chủ nhiệm Bùi Văn Thế Vinh – Bài giảng thực hành

hóa sinh – Trường Đại học kỹ thuật công nghệ thành phố Hồ Chí Minh.

3. Kỹ sư Nguyễn Hữu Trí (2004), Công nghệ cao su thiên nhiên - Nhà xuất bản

Khoa học kỹ thuật

4. Phạm Thị Thanh Mẫn– Công nghệ phân tích thực phẩm – Trường cao đẳng

lương thực thực phẩm

5. PGS.TS Trần Thị Xô – Thí nghiệm hóa sinh – Đại học Bách khoa Đà Nẵng. TÀI LIỆU TIẾNG ANH

6. Adya P. Singh, Seung Gon Wi, Gap Chae Chung, Yoon Soo Kim and Hunseung Kang - The micromorphology and protein characterization of

rubber particles in Ficus carica, Ficus benghalensis and Hevea brasiliensis Adya

7. D’Auzac, J. and J.L.Jacob – 1989 – The composition of latex from Hevea

brasiliensis as a lacticiferous cytoplasm

8. Donald H. Beezhold, Owego, N. Y. – Methods to remove proteins from natural

rubber latex – Guthrie Foundation for Education and Research, Sayre, Pa.

9. Phan Trung Nghia 3, Yoshimasa Yamamoto 1, Warunee Klinklai 2, Takayuki Saito 1, Seiichi Kawahara1

1. Department of Materials Science and Technology, Faculty of Engineering, Nagaoka University of Technology, Nagaoka, Niigata 940-2188, Japan

2. Department of Materials and Metallurgical Engineering, Faculty of Engineering, Rajamangala University of Technology, Thanyaburi, Pathumthani 12110, Thailand

3. Faculty of Chemical Technology, Hanoi University of Technology, Vietnam

10. Seiichi Kawahara, Warunee Klinklai, Hirofumi Kuroda, Yoshinobu Isono -

Removal of proteins from nature rubber with urea

11. SMR Bulletin Rubber Research Institute of Malaysia . 1973; 17.

12. William W. Schloman - Reduce lipid natural rubber latex – The University of

Akron, Akron, Ohio

TÀI LIỆU INTERNET

13. http://www.chemistryexplained.com

14. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/Structure/mmdb/mmdbsrv.cgi

15. http://translate.googleusercontent.com/translate_c?hl=vi&langpair=en%

16. http:// www.infohiway.com / spinabifida / latex.html .

17. http://en.wikipedia.org/wiki/Rubber

18. http://ebook.edu.vn

19. http://www.lrc-tnu.edu.vn

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU...1

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU...2

1.1. Cao su thiên nhiên...2

1.2. Hệ thống latex và latex cao su ...7

1.3. Vấn đề dị ứng với thành phần protein và lipid trong cao su thiên nhiên [8] [9] [16] [18]...19

1.4. Một số nghiên cứu về vấn đề ngăn ngừa dị ứng sản phẩm cao su thiên nhiên [15] [19]...20

CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP, VẬT LIỆU...21

2.1. Quy trình nghiên cứu [6] [7] [8] [9] [16]...21

2.2. Nguyên liệu, hóa chất...23

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ THẢO LUẬN...31

3.1. Tổng hàm lượng chất khô...31

3.2. Hàm lượng nitơ ...31

3.3. Hàm lượng lipid...37

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...41

TÀI LIỆU THAM KHẢO...42 PHỤ LỤC HÌNH ẢNH

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tách protein và lipid trong cao su thiên nhiên để sản xuất các sản phẩm giá trị cao (Trang 37 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w