Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 16 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
16
Dung lượng
621,63 KB
Nội dung
Nghiên cứu mức protein và lyzin trong khẩu phần thức ăn nuôi gà lai M13 Thái Hoà - (Thái Hoà - Ai Cập) thương phẩm Phùng Đức Tiến, Dương Thị Oanh, Lê Thị Nga, Nguyễn Thị Mười, Phạm Thị Lụa, Nguyễn Thị Tình Trung tâm Nghiên cứu Gia cầm Thuỵ Phương Tóm tắt Gà lai M13 Thái hoà (Thái Hoà - Ai Cập) nuôi thịt đến 5 tuần tuổi theo 9 khẩu phần. Ba mức Protein, mỗi mức protein ứng vơi 3 mức axit amin cho thấy khẩu phần 5 có hiệu quả kinh tế nhất (mức năng lượng trao đổi 2950 kcal/kg thức ăn, protein: 21%, mức lyzin tổng số: 1,1% ở giai đoạn 0 – 3 tuần tuổi và mức protein: 20%, lyzin: 1% giai đoạn 4 – 5 tuần tuổi. Tỷ lệ sống cao: 99,67%. Khối lượng cơ thể đạt 340g. Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối 12,52g/con/ngày. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cơ thể thấp: 2,21kg. Tiêu tốn protein/kg tăng khối lượng cơ thể: 451g. Chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng cơ thể: 14.040 đồng. Chỉ số sản xuất 43,81. Chỉ số kinh tế: 3,12. Thành phần hoá học và thành phần các axit amin của thịt gà M13 tương đương gà Thái Hoà Thịt gà có hàm lượng protein thô: 21,8%, sắt 7,2mg/100g, DHA: 66mg/100g. Cholesterol: 60mg/100g. Hàm lượng các axit amin không thay thế trong thịt gà cao. Kết quả chuyển giao ngoài sản xuất có các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đạt tương tương với nuôi tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương. Thu nhập/100 con từ 487-490 nghìn đồng. 1. Đặt vấn đề Gà Thái Hoà là món ăn đặc sản (thịt đen, xương đen) được rất nhiều người ưa chuộng và còn được sử dụng như một nguồn dược phẩm bổ dưỡng có tác dụng tốt đối với sức khoẻ con người đặc biệt là phụ nữ có thai, người già, trẻ em và một số người bệnh về tim, gan, thận (Asia Pacfic Biotech New, 1998 [8]). Tuy nhiên, giống gà này có khối lượng cơ thể nhỏ và năng suất trứng rất thấp (Triệu Xương Diên và CS, 2001 [1]). Gà lai thương phẩm M 13 (3/4 Thái Hòa, 1/4 Ai Cập) da, thịt, xương đen, chân năm ngón mang đặc điểm, phẩm chất thịt của gà Thái Hoà. Các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật vượt trội so với gà Thái Hoà và hiện nay đang được phát triển trong sản xuất. Gà M13 nuôi thịt đến 5 tuần tuổi, tỷ lệ nuôi sống 97,75%; khối lượng đạt 272,3g (Phùng Đức Tiến, Nguyễn Thị Mười và CS, 2007 [4]). Gà M13 đã được Hội đồng khoa học Viện Chăn nuôi đề nghị cho phép triển khai sản xuất thử nghiệm. Song song với tiến bộ về di truyền thì nghiên cứu chế độ dinh dưỡng cho giống gà này là rất cần thiết vì trong chăn nuôi, thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả kinh tế. Trong dinh dưỡng thì protein là thành phần quan trọng được nhiều nhà khoa học quan tâm đến. Hiệu quả sử dụng protein sẽ đạt được tối đa khi tỷ lệ các axit amin trong thức ăn gần với tỷ lệ axit amin theo nhu cầu. Cân bằng axit amin cho gia cầm thường lấy lyzin làm chuẩn vì thế việc xác định lyzin thích hợp trong thức ăn cho gia cầm là vấn đề cần thiết. Hiệu quả sử dụng protein khẩu phần thấp, vật nuôi chậm lớn. Do vậy khẩu phần ăn chăn nuôi cần có tỷ lệ protein cũng như tỷ lệ các axit amin không thay thế phù hợp với nhu cầu của mỗi giống, mỗi giai đoạn để vật nuôi phát huy được tiềm năng sinh trưởng tối ưu. Xuất phát từ nhu cầu của sản xuất và để góp phần hoàn thiện quy trình chăn nuôi gà M13 thương phẩm, chúng tôi tiến hành đề tài trên với mục tiêu: Xác định mức protein và mức lyzin thích hợp trong khẩu phần nuôi gà lai M13 thương phẩm. 2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 2.1. Vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu Đề tài triển khai trên 2700 con gà lai M13 từ 0 – 5 tuần tuổi, tỷ lệ trống mái theo tự nhiên Khẩu phần cho gà thí nghiệm được phối trộn từ các nguyên liệu: ngô, cám gạo, khô dầu đậu tương, gluten ngô, bột cá nhạt, premix vitamin, premix khoáng, methionine, lyzin tổng hợp. Địa điểm nghiên cứu: tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thuỵ Phương (Viện Chăn Nuôi). Thời gian nghiên cứu: năm 2009-2010. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Khẩu phần thí nghiệm Khẩu phần thí nghiệm được thiết lập theo mô hình 2 nhân tố ngẫu nhiên hoàn toàn: gồm 3 mức protein: mức I (20-19%), mức II (21-20 %), mức III (22-21%) kết hợp với 3 mức lyzin: mức I (0,94-0,85%), mức II (1,1-1,0%) và mức III (1,27- 1,15%) tương ứng với hai giai đoạn nuôi gà thí nghiệm 0-3 và 4-5 tuần tuổi, tổng là 9 khẩu phần thí nghiệm, mỗi khẩu phần được khảo sát 3 lần (bảng 1). Bảng 1. Sơ đồ thí nghiệm Chỉ tiêu KP1 KP2 KP3 KP4 KP5* KP6 KP7 KP8 KP9 Số lần lặp lại 3 Tổng số gà (con) 300 300 300 300 300 300 300 300 300 Giá trị dinh dưỡng khẩu phần Giai đoạn 0 – 3 tuần tuổi ME (kcal/kgTĂ) 2950 Protein (%) 20 21 22 Lyzin TS (%) 0,94 1,10 1,27 0,94 1,10 1,27 0,94 1,10 1,27 Các axit amin khác Được cân đối theo lyzin Giai đoạn 4 – 5 tuần tuổi ME (kcal/kgTĂ) 2950 Protein (%) 19 20 21 Lyzin TS (%) 0,85 1,00 1,15 0,85 1,00 1,15 0,85 1,00 1,15 Các axit amin khác Được cân đối theo lyzin Ghi chú: KF: khẩu phần. KP5* Khuyến cáo nuôi gà xương đen thịt đen Triệu Xương Diên, Vương Tuyền, 2001 Gà thí nghiệm được nuôi trên nền (có chất độn chuồng) trong chuồng thông thoáng tự nhiên. Các quy trình chăm sóc, vệ sinh thú y phòng bệnh theo quy trình của Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thuỵ Phương - Viện Chăn nuôi [6]. Các lô thí nghiệm đảm bảo đồng đều về giống, chế độ chăm sóc, quy trình vệ sinh phòng bệnh, chỉ khác nhau về yếu tố thí nghiệm. Trước khi lập khẩu phần, tất cả các loại nguyên liệu thức ăn được phân tích thành phần dinh dưỡng tại Phòng phân tích thức ăn và sản phẩm chăn nuôi Viện Chăn nuôi. 2.2.2. Phương pháp xác định các chỉ tiêu nghiên cứu Vật chất khô: TCVN-4326-2001; Protein thô: TCVN-4328-2001; Lipit thô: TCVN-4331- 2001; Xơ thô: TCVN-4329-1993; Can xi: TCVN-1526-1986; Phốt pho: TCVN-1525-2001, hàm lượng các axit amin: HPLC. Giá trị năng lượng trao đổi của các nguyên liệu thức ăn được dựa theo thành phần và giá trị dinh dưỡng thức ăn gia súc gia cầm, Việt Nam (Viện Chăn nuôi, 2001). Sắt: được xác định bằng phương pháp quang phổ hấp phụ nguyên tử trên máy Perkin Emer; Hàm lượng DHA được xác định theo phương pháp AOAC 963.22. Hàm lượng cholesterol được xác định bằng phương pháp AOAC 970.51. 2.2.3. Các chỉ tiêu theo dõi Tỷ lệ nuôi sống (%), khối lượng cơ thể (g), tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cơ thể (kg), một số chỉ tiêu về năng suất, chất lượng thịt, hiệu quả kinh tế, … 2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu Số liệu thí nghiệm được thu thập hàng ngày và được xử lý thống kê ANOVA – GLM bằng phần mềm Minitab phiên bản 13.1. Các kết quả thí nghiệm được trình trong các bảng số liệu là giá trị trung bình của 3 lần thí nghiệm. 3. Kết quả và thảo luận 3.1. Ảnh hưởng của protein, lyzin đến tỷ lệ nuôi sống gà thí nghiệm Bảng 2. Ảnh hưởng của protein, lyzin tương tác protein và lyzin đến tỷ lệ nuôi sống gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (%) T T Mức protein P Mức Lyzin P I (20-19%) II (21-20%) III ( 22- 21%) I (0,94-0,85%) II (1,1-1,0%) III (1,27-1,15%) 1 99,89 100,00 99,89 0,61 99,89 99,89 100,00 0,61 2 99,89 99,78 99,67 0,48 99,67 99,67 99,78 0,48 3 99,44 99,67 99,44 0,57 99,22 99,44 99,67 0,06 4 98,94 99,00 98,44 0,06 98,56 98,72 98,78 0,12 5 98,22 98,67 98,00 0,09 98,00 98,00 98,33 0,09 Ảnh hưởng tương tác protein và lyzin T T KP 1 KP 2 KP 3 KP 4 KP 5 KP 6 KP 7 KP 8 KP 9 SEM P Pr I * Pr I * Pr I * Pr II * Pr II * Pr II * Pr III* Pr III* Pr III* L I L II L III L I L II L III L I L II L III 1 99,67 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 99,67 100,0 0,05 0,03 2 99,67 100,0 100,0 99,33 100,0 100,0 100,0 99,67 99,33 0,08 0,06 3 99,00 99,33 100,0 99,33 100,0 99,67 99,33 99,67 99,33 0,10 0,33 4 98,67 98,83 99,33 98,67 99,67 98,67 98,33 98,67 98,33 0,12 0,32 5 98,00 98,00 98,67 98,00 99,67 98,33 98,00 98,00 98,00 0,14 0,10 Ghi chú: TT: tuần tuổi, Pr: Protein, L: lyzin Gà thí nghiệm nuôi với các chế độ dinh dưỡng khác nhau có tỷ lệ nuôi sống cao qua các tuần tuổi, kết thúc 5 tuần tuổi đạt 98 – 99,67%. Khi phân tích thống kê cho thấy các mức protein, lyzin cũng như tương tác protein và lyzin không có ảnh hưởng đến tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (P>0,05). Kết quả này tương tự với kết quả của Phùng Đức Tiến, Nguyễn Thị Tình và CS, 2007 [5] khi nghiên cứu nhu cầu protein và axit amin trên gà sao nuôi thịt 0 – 12 tuần tuổi. 3.2. Ảnh hưởng của protein, lyzin đến khối lượng cơ thể gà thí nghiệm Bảng 3. Ảnh hưởng của protein, lyzin, tương tác protein và lyzin đến khối lượng cơ thể gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (g) T T Mức protein P Mức Lyzin P I (20-19%) II (21-20%) III ( 22- 21%) I (0,94-0,85%) II (1,1-1,0%) III (1,27-1,15%) S S 27,99 27,87 27,90 0,36 28,01 27,89 27,86 0,25 1 61,57 62,27 61,98 0,25 62,09 62,03 61,70 0,68 2 107,65 a 109,95 b 109,88 b 0,00 108,63 109,75 109,09 0,10 3 164,87 a 170,95 b 171,56 b 0,00 167,88 a 170,06 b 169,44 b 0,00 4 236,37 a 250,34 b 251,56 b 0,00 244,00 a 247,17 b 247,10 b 0,00 5 316,19 a 337,03 b 338,18 b 0,00 327,00 a 332,66 b 331,74 b 0,00 Ảnh hưởng tương tác protein và lyzin T T KP 1 KP 2 KP 3 KP 4 KP 5 KP 6 KP 7 KP 8 KP 9 SEM P Pr I * L I Pr I * L II Pr I * L III Pr II * L I Pr II * L II Pr II * L III Pr III* L I Pr III* L II Pr III* L III S S 28,11 27,97 27,89 27,85 27,95 27,81 28,05 27,76 27,87 0,04 0,49 1 61,98 61,39 61,33 62,18 62,75 61,89 62,10 61,96 61,88 0,12 0,54 2 107,6 a 108,0 a 107,4 a 109,0 a 111,0 b 111,0 b 109,4 b 110,3 b 110,0 b 0,21 0,02 3 164,3 a 165,7 a 164,6 a 169,2 b 172,2 b 171,5 b 170,1 b 172,3 b 172,3 b 0,36 0,04 4 236,3 a 236,4 a 236,5 a 247,0 b 252,4 c 251,7 c 248,8 b 252,8 c 253,1 c 0,53 0,00 5 314,6 a 317,7 a 316,3 a 332,4 b 340,0 c 338,7 c 334,0 b 340,3 c 340,2 c 0,70 0,00 Ghi chú: Theo hàng ngang các số mang các chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê với p< 0,05 * Ảnh hưởng của protein Khối lượng gà thí nghiệm lúc 01 ngày tuổi, 1 tuần tuổi tương đương nhau ở các lô thí nghiệm (P>0,05). Từ 2 tuần tuổi hàm lượng protein khẩu phần có ảnh hưởng rõ rệt đến khối lượng cơ thể gà (P<0,05), khối lượng gà có xu hướng tăng khi tăng hàm lượng protein khẩu phần. Kết thúc 5 tuần tuổi, gà thí nghiệm nuôi với mức protein I cho khối lượng là 316,19g, thấp hơn rõ rệt so với gà nuôi ở mức protein II và III đạt lần lượt là 337,03g, 338,18g (P<0,001). * Ảnh hưởng của lyzin Hai tuần đầu, khối lượng cơ thể gà ở các lô thí nghiệm với các khẩu phần có mức lyzin khác nhau sai khác không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Từ 3 – 5 tuần tuổi, khối lượng gà thấp nhất ở mức lyzin I, cao nhất ở mức lyzin II, sau đó đến mức lyzin III. Mức lyzin I có khối lượng cơ thể ở 5 tuần tuổi đạt 327,0g. Mức lyzin II đạt 332,66g và mức lyzin III đạt 331,74g (P<0,001). * Ảnh hưởng tương tác giữa protein và lyzin Ở tuần đầu tương tác protein và lyzin chưa có ảnh hưởng rõ đến khối lượng gà giữa các khẩu phần nuôi với chế độ dinh dưỡng khác nhau (P>0,05). Đến 2 tuần tuổi khối lượng gà giữa các lô đã có sự sai khác theo xu hướng tăng khi nuôi với khẩu phần có hàm lượng protein tăng và hàm lượng lyzin tăng (P<0,05). Khi kết thúc thí nghiệm gà nuôi với KP8 cho khối lượng cao nhất đạt 340,3g, tiếp theo là các lô đạt khối lượng tương đương khi nuôi với KP9, KP5, KP6 lần lượt đạt 340,2; 340,0; 338,7g. Gà nuôi với KP1 cho kết quả thấp nhất đạt 314,6g. 3.3. Ảnh hưởng của protein, lyzin đến sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm Bảng 4. Ảnh hưởng của protein, lyzin, tương tác protein và lyzin đến sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (g/con/ngày) T T Mức protein P Mức Lyzin P I (20-19%) II (21-20%) III ( 22- 21%) I (0,94-0,85%) II (1,1-1,0%) III (1,27-1,15%) 1 4,80 4,82 4,88 0,11 4,87 4,88 4,83 0,84 2 6,58 a 6,64 b 6,72 b 0,00 6,65 6,82 6,77 0,07 3 8,17 a 8,34 b 8,50 b 0,00 8,46 a 8,61 b 8,62 b 0,00 4 10,21 a 10,49 b 10,95 b 0,00 10,87 a 11,02 b 11,10 b 0,00 5 11,40 a 11,74 b 12,04 b 0,00 11,86 a 12,21 c 12,09 b 0,00 Ảnh hưởng tương tác protein và lyzin T T KP 1 KP 2 KP 3 KP 4 KP 5 KP 6 KP 7 KP 8 KP 9 SEM P Pr I * L I Pr I * L II Pr I * L III Pr II * L I Pr II * L II Pr II * L III Pr III* L I Pr III* L II Pr III* L III 1 4,84 4,77 4,78 4,90 4,97 4,87 4,86 4,89 4,86 0,02 0,68 2 6,51 6,66 6,58 6,68 6,89 6,86 6,76 6,90 6,87 0,04 0,98 3 8,11 a 8,25 a 8,17 a 8,60 b 8,74 c 8,79 cd 8,68 bc 8,85 b 8,90 d 0,06 0,02 4 10,27 a 10,09 a 10,28 a 11,11 b 11,45 c 11,47 c 11,24 bc 11,50 c 11,54 c 0,11 0,01 5 11,19 a 11,62 b 11,40 ab 12,21 c 12,52 d 12,43 cd 12,17 c 12,50 d 12,45 cd 0,10 0,04 Ghi chú: Theo hàng ngang các số mang các chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 *Ảnh hưởng của protein Nhìn chung protein có tác động rõ rệt tới tốc độ sinh trưởng của gà thí nghiệm, từ 2 đến 5 tuần tuổi các mức protein khác nhau cho tốc độ sinh trưởng khác nhau. Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối tăng khi mức protein tăng, tuy nhiên sự sai khác giữa mức protein II và III không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). *Ảnh hưởng của lyzin Kết quả cho thấy mức lyzin khác nhau có ảnh hưởng tới tốc độ sinh trưởng của gà từ 3–5 tuần tuổi sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05), lúc 5 tuần tuổi đạt 11,86g/con/ngày (mức I), 12,21g/con/ngày (mức II) và 12,09 g/con/ngày (mức III). * Ảnh hưởng tương tác protein và lyzin Từ tuần thứ ba cho đến 5 tuần tuổi gà có tốc độ sinh trưởng khác nhau khi khẩu phần có mức protein và lyzin khác nhau (P<0,05). Tốc độ sinh trưởng xu hướng tăng khi protein tăng kết hợp với lyzin trung bình. Ở 5 tuần tuổi tốc độ sinh trưởng đạt cao nhất là 12,52 g/con/ngày khi nuôi gà với KP5, thấp nhất KP1 đạt 11,19 g/con/ngày. Kết quả cũng cho ta thấy tốc độ sinh trưởng của gà thí nghiệm nuôi với KP8, KP9, KP6 cho kết quả tương đương với KP5 đạt lần lượt là 12,50; 12,45; 12,43g/con/ngày. Kết quả này cũng tương tự với kết quả nghiên cứu trên vịt CV Super M của Trần Quốc Việt và CS, 2008 [7]. 3.4. Ảnh hưởng của protein, lyzin đến tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cơ thể Mức protein I cho tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cao 2,46 kg/kg tăng khối lượng lúc 5 tuần tuổi. Mức protein II và III có tiêu tốn thức ăn thấp hơn 2,25 kg/kg tăng khối lượng cơ thể. Các mức lyzin không ảnh hưởng rõ rệt đến tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng mặc dù có xu hướng giảm khi axit amin tăng, cụ thể ở 5 tuần tuổi mức lyzin I: 2,35/kg tăng khối lượng, mức II và III là 2,3 kg/kg tăng khối lượng nhưng sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Bảng 5. Ảnh hưởng của protein, lyzin, tương tác protein và lyzin đến tiêu tốn thức ăn/ kg tăng khối lượng của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (kg) T T Mức protein P Mức Lyzin P I (20-19%) II (21-20%) III ( 22- 21%) I (0,94-0,85%) II (1,1-1,0%) III (1,27-1,15%) 1 1,70 1,64 1,66 0,08 1,66 1,67 1,67 0,65 2 1,96 1,88 1,88 0,05 1,92 1,89 1,91 0,59 3 2,20 b 2,07 a 2,06 a 0,00 2,13 2,10 2,10 0,16 4 2,39 b 2,21 a 2,20 a 0,00 2,29 2,26 2,25 0,18 5 2,46 b 2,25 a 2,25 a 0,00 2,35 2,30 2,30 0,07 Ảnh hưởng tương tác protein và lyzin T T KP 1 KP 2 KP 3 KP 4 KP 5 KP 6 KP 7 KP 8 KP 9 SEM P Pr I * L I Pr I * L II Pr I * L III Pr II * L I Pr II * L II Pr II * L III Pr III* L I Pr III* L II Pr III* L III 1 1,68 1,72 1,71 1,65 1,63 1,65 1,65 1,65 1,66 0,01 0,48 2 1,95 1,95 1,97 1,92 1,86 1,87 1,90 1,87 1,88 0,01 0,89 3 2,21 2,20 2,20 2,11 2,05 2,06 2,09 2,04 2,05 0,01 0,89 4 2,40 c 2,41 c 2,38 c 2,25 ab 2,18 a 2,19 a 2,24 ab 2,18 a 2,18 a 0,02 0,04 5 2,47 b 2,47 b 2,45 b 2,30 ab 2,21 a 2,24 a 2,28 a 2,23 a 2,22 a 0,02 0,00 Ghi chú: Theo hàng ngang các số mang các chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 Tương tác giữa protein và lyzin có xu hướng tăng tiêu tốn thức ăn khi gà nuôi với mức protein I và KP4, KP7 có mức protein khác nhau kết hợp với lyzin I nhưng sự sai khác này chỉ có ý nghĩa thống kê p < 0,05 ở 4 và 5 tuần tuổi. ở 5 tuần tuổi TTTĂ/kg tăng KLCT thấp nhất là KP5 hết 2,21kg. 3.5. Ảnh hưởng của protein, lyzin đến tiêu tốn protein/kg tăng khối lượng cơ thể Bảng 6. Ảnh hưởng của protein, lyzin, tương tác protein và lyzin đến tiêu tốn protein/kg tăng khối lượng của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (g) T T Mức protein P Mức Lyzin P I (20-19%) II (21-20%) III ( 22- 21%) I (0,94-0,85%) II (1,1-1,0%) III (1,27-1,15%) 1 340,56 a 345,27 a 364,17 b 0,00 348,78 349,73 351,50 0,67 2 392,00 a 395,39 a 414,69 b 0,01 403,82 397,52 400,74 0,06 3 439,96 a 435,71 a 453,52 b 0,00 447,87 b 440,21 a 441,11 a 0,02 4 469,55 ab 454,92 a 475,17 b 0,00 472,34 b 464,09 a 463,21 a 0,00 5 478,33 a 459,43 a 481,61 a 0,00 479,81 b 469,73 a 469,83 a 0,02 Ảnh hưởng tương tác protein và lyzin T T KP 1 KP 2 KP 3 KP 4 KP 5 KP 6 KP 7 KP 8 KP 9 SEM P Pr I * L I Pr I * L II Pr I * L III Pr II * L I Pr II * L II Pr II * L III Pr III* L I Pr III* L II Pr III* L III 1 336 343 343 347 342 347 364 364 364 2,94 0,53 2 390 391 395 403 390 393 418 412 414 3,25 0,91 3 441 ab 440 ab 439 a 443 ab 431 a 433 a 460 b 449 b 451 b 2,74 0,03 4 471 b 472 b 466 ab 463 ab 450 a 452 a 483 c 470 b 472 b 2,20 0,04 5 480 bc 479 bc 476 bc 470 b 451 a 457 a 490 c 478 bc 477 bc 2,00 0,02 Ghi chú: Theo hàng ngang các số mang các chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 Mức protein II cho hiệu quả sử dụng protein cao nhất, tiêu tốn protein/kg tăng khối lượng thấp là 459,43g lúc 5 tuần tuổi. Mức lyzin II có tiêu tốn protein/kg tăng khối lượng thấp hơn mức lyzin I và III. Lúc 5 tuần tuổi tiêu tốn protein/kg tăng khối lượng ở mức lyzin I cao nhÊt 479,81g. Ảnh hưởng tương tác giữa protein và lyzin đến chỉ tiêu này sai khác có ý nghĩa thống kê p < 0,05 từ 3-5 tuần tuổi.KP5 có tiêu tốn protein thấp nhất 431, 451g ứng với 3 và 5 tuần tuổi. 3.6. Ảnh hưởng của protein, lyzin đến tiêu tốn lyzin/kg tăng khối lượng Bảng 7. Ảnh hưởng của protein, lyzin, tương tác protein và lyzin đến tiêu tốn lyzin/kg tăng khối lượng của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (g) T T Mức protein P Mức Lyzin P I (20-19%) II (21-20%) III ( 22- 21%) I (0,94-0,85%) II (1,1-1,0%) III (1,27-1,15%) 1 18,81 18,14 18,26 0,16 15,62 a 18,33 b 21,27 c 0,00 2 21,64 20,75 20,79 0,07 18,08 a 20,84 b 24,25 c 0,00 3 24,27 b 22,87 a 22,72 a 0,00 20,06 a 23,09 b 26,71 c 0,00 4 25,44 b 23,43 a 23,34 a 0,00 20,76 b 23,93 a 27,53 ab 0,00 5 25,70 b 23,46 a 23,44 a 0,00 20,90 b 24,02 a 27,68 b 0,00 Ảnh hưởng tương tác protein và lyzin T T KP 1 KP 2 KP 3 KP 4 KP 5 KP 6 KP 7 KP 8 KP 9 SEM P Pr I * L I Pr I * L II Pr I * L III Pr II * L I Pr II * L II Pr II * L III Pr III* L I Pr III* L II Pr III* L III 1 15,77 18,87 21,78 15,52 17,91 20,99 15,55 18,20 21,04 0,47 0,35 2 18,35 21,49 25,08 18,03 20,44 23,77 17,88 20,58 23,91 0,51 0,07 3 20,73 a 24,19 b 27,88 c 19,82 a 22,60 b 26,18 c 19,64 a 22,47 b 26,06 c 0,55 0,00 4 21,71 a 25,54 b 29,06 c 20,33 a 23,16 b 26,80 bc 20,24 a 23,08 b 26,72 bc 0,58 0,00 5 21,94 a 25,73 bc 29,44 c 20,45 a 23,05 b 26,87 bc 20,31 a 23,29 b 26,73 bc 0,58 0,00 Ghi chú: Theo hàng ngang các số mang các chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 Mức protein III cho hiệu quả sử dụng lyzin cao nhất, tiêu tốn lyzin/kg tăng khối lượng thấp là 23,44g lúc 5 tuần tuổi. Mức lyzin I có tiêu tốn lyzin/kg tăng khối lượng thấp hơn mức lyzin II và III. Lúc 5 tuần tuổi tiêu tốn lyzin/kg tăng khối lượng ở mức lyzin III cao nhÊt 27,68g. Ảnh hưởng tương tác giữa protein và lyzin đến chỉ tiêu này rất rõ rệt ở 3-5 tuần tuổi, mức lyzin I tiêu tốn thấp nhất, mức lyzin II và II tương đương. 3.7. Ảnh hưởng của protein, lyzin đến chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng cơ thể Chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng cơ thể của gà thí nghiệm tăng theo các tuần tuổi. Mức protein II cho chi phí thấp nhất, lúc 5 tuần tuổi là 14,310 ngàn đồng/ kg tăng khối lượng cơ thể. Mức protein I cao nhất là 15,343 ngàn đồng/kg tăng khối lượng cơ thể. Quan hệ tương tác giữa protein và lyzin thấy rõ rệt ở KP5, cho chi phí thấp nhất 14,04 ngàn đồng/kg tăng khối lượng cơ thể. Bảng 8. Ảnh hưởng của protein, lyzin, tương tác protein và lyzin đến chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (1000 đồng) T T Mức protein P Mức Lyzin P I (20-19%) II (21-20%) III ( 22- 21%) I (0,94-0,85%) II (1,1-1,0%) III (1,27-1,15%) 1 10,988 10,826 11,143 0,05 10,756 10,970 11,230 0,01 2 12,647 12,395 12,688 0,66 12,455 12,470 12,805 0,18 3 14,194 b 13,659 a 13,875 a 0,09 13,817 13,813 14,098 0,24 4 15,089 b 14,199 a 14,460 ab 0,00 14,526 14,494 14,728 0,13 5 15,343 b 14,310 a 14,619 ab 0,00 14,734 14,636 14,903 0,21 Ảnh hưởng tương tác protein và lyzin T T KP 1 KP 2 KP 3 KP 4 KP 5 KP 6 KP 7 KP 8 KP 9 SEM P Pr I * L I Pr I * L II Pr I * L III Pr II * L I Pr II * L II Pr II * L III Pr III* L I Pr III* L II Pr III* L III 1 10,62 11,07 11,27 10,75 10,71 11,09 10,97 11,13 11,33 0,08 0,47 2 12,40 12,61 12,98 12,44 12,22 12,55 12,58 12,58 12,88 0,15 0,58 3 13,99 14,15 14,43 13,65 13,50 13,82 13,85 13,75 14,04 0,12 0,53 4 14,86 15,12 15,26 14,24 14,02 14,33 14,51 14,29 14,49 0,10 0,15 5 15,12 c 15,34 c 15,55 c 14,42 b 14,04 a 14,46 b 14,68 b 14,50 b 14,62 b 0,11 0,04 Ghi chú: Theo hàng ngang các số mang các chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 3.8. Ảnh hưởng của protein, lyzin, tương tác protein và lyzin đến chỉ số sản xuất Bảng 9. Ảnh hưởng của protein, lyzin, tương tác protein và lyzin đến chỉ số sản xuất của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi T T Mức protein P Mức Lyzin P I (20-19%) II (21-20%) III ( 22- 21%) I (0,94-0,85%) II (1,1-1,0%) III (1,27-1,15%) 1 51,60 54,11 53,43 0,05 53,33 53,16 52,65 0,62 2 39,19 a 41,63 b 41,50 b 0,00 40,21 41,37 40,74 0,31 3 35,49 a 39,11 b 39,42 b 0,00 37,20 a 38,53 b 38,30 b 0,02 4 34,88 a 40,11 b 40,23 b 0,00 37,49 a 38,91 b 38,82 b 0,00 5 36,07 a 42,28 b 42,15 b 0,00 39,02 a 40,87 b 40,60 b 0,00 Ảnh hưởng tương tác protein và lyzin T T KP 1 KP 2 KP 3 KP 4 KP 5 KP 6 KP 7 KP 8 KP 9 SEM P Pr I * L I Pr I * L II Pr I * L III Pr II * L I Pr II * L II Pr II * L III Pr III* L I Pr III* L II Pr III* L III 1 52,59 51,12 51,10 53,80 55,05 53,48 53,61 53,31 53,37 0,41 0,44 2 39,23 39,48 38,85 40,31 42,66 41,94 41,09 41,97 41,44 0,37 0,76 3 35,13 35,65 35,70 37,94 39,92 39,48 38,52 40,02 39,71 0,42 0,71 [...]... phép áp dụng khẩu phần 5 có mức năng lượng trao đổi 2950 kcal/kg thức ăn, protein: 21%, mức lyzin tổng số: 1,1% ở giai đoạn 0 – 3 tuần tuổi và mức protein: 20%, lyzin: 1% giai đoạn 4 – 5 tuần tuổi nuôi gà M13 (Thái Hoà x (Thái Hoà - Ai Cập) thương phẩm là tiến bộ kỹ thuật Tài liệu tham khảo 1 2 3 4 5 6 7 8 Triệu Xương Diên, Vương Tuyền, 2001 Làm thế nào để nuôi tốt gà xương quạ - Ô kê (gà Ác), Nhà... tôi chọn KP5 có hàm lượng protein( 2 1-2 0%), lyzin( 1, 1-1 ,0%) tương ứng hai giai đoạn 0-3 , 4-5 tuần tuổi để triển khai tại huỵện Đông Anh Hà Nội Theo dõi 3 gia đình, mỗi gia đình nuôi 3000 con gà M13 thương phẩm với khẩu phần thức ăn có mức năng lượng trao đổi là 2950 kcal/kg thức ăn, protein 21%, lyzin 1,1 % ở giai đoạn 0 – 3 tuần tuổi, protein 20%, lyzin 1% ở giai đoạn 4 – 5 tuần tuổi Kết quả chuyển... luận Gà lai M13 Thái hoà – (Thái Hoà -Ai Cập) nuôi thịt đến 5 tuần tuổi theo 9 KP, cho thấy khẩu phần 5 có hiệu quả kinh tế nhất: Tỷ lệ sống cao: 99,67% Khối lượng cơ thể đạt 340g Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối 12,52g/con/ngày Tiêu tốn thức ăn/ kg tăng khối lượng cơ thể thấp: 2,21kg Tiêu tốn protein/ kg tăng khối lượng cơ thể: 451g Tiêu tốn lyzin/ kg tăng khối lượng cơ thể: 23,05g Chi phí thức ăn/ kg tăng... Mức lyzin II cũng cho hiệu quả kinh tế cao hơn mức lyzin I và III, sự sai khác này có ý nghĩa thống kê P . Nghiên cứu mức protein và lyzin trong khẩu phần thức ăn nuôi gà lai M13 Thái Hoà - (Thái Hoà - Ai Cập) thương phẩm Phùng Đức Tiến, Dương Thị Oanh, Lê. định mức protein và mức lyzin thích hợp trong khẩu phần nuôi gà lai M13 thương phẩm. 2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 2.1. Vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu Đề tài triển khai. Trung tâm Nghiên cứu Gia cầm Thuỵ Phương Tóm tắt Gà lai M13 Thái hoà (Thái Hoà - Ai Cập) nuôi thịt đến 5 tuần tuổi theo 9 khẩu phần. Ba mức Protein, mỗi mức protein ứng vơi 3 mức axit amin