1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Văn hóa tổ chức tại vietcombank

11 1,9K 15

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 98 KB

Nội dung

Học phần Hành vi tổ chức MỤC LỤC MỞ ĐẦU 2 I.LÝ THUYẾT CHUNG 3 I.1.Văn hóa của tổ chức 3 I.1.1.Khái niệm 3 I.1.2.Cấu trúc văn hóa của tổ chức 3 I.2.Tác động của văn hóa tới hành vi của người lao động trong tổ chức 4 I.2.1.Khái niệm hành vi của người lao động 4 I.2.2.Tác động của văn hóa tới hành vi của người lao động 4 II.1.Giới thiệu về Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam 6 II.2.Văn hóa của Vietcombank 7 II.3.Sự tác động của văn hóa đến hành vi của người lao động tại Vietcombank 8 KẾT LUẬN 11 Nhóm 8 – Lớp HP 1302BMKT3411 1 Học phần Hành vi tổ chức MỞ ĐẦU Hiện nay trên thế giới tồn tại nhiều nên văn hóa khác nhau và mỗi nền văn hóa ấy lại có những tác động khác nhau đến con người và cảnh vật nơi đó. Đối với mỗi tổ chức cũng tương tự như thế, cũng có những văn hóa của riêng mình và văn hóa đó sẽ quyết định đến nhận thức, cách làm việc và hành vi của người lao động (NLĐ) trong tổ chức. Vì vậy, văn hóa tổ chức là một yếu tố rất quan trọng mà nhà quản lý cần xây dựng và duy trì để đưa đơn vị của họ phát triển nhanh và bền vững. Các nhà nghiên cứu đều cho rằng văn hóa tổ chức càng cao thì việc thực hiện chức năng của bộ máy quản lý càng đầy đủ và rõ ràng hơn, uy tín của bộ máy quản lý do đó cũng được nâng lên. Khi xây dựng văn hoá công ty, các nhà quản lý phải chú trọng đến sự ăn khớp giữa văn hóa tổ chức với những gì cần thiết cho sự thành công của chiến lược phát triển công ty. Để hiểu rõ hơn văn hóa tổ chức là gì, biểu hiện và sự ảnh hưởng của nó đến hành vi NLĐ như thế nào, chúng ta cùng đi nghiên cứu đề tài “Phân tích văn hóa doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần ngoại thương Việt Nam và sự ảnh hưởng của văn hóa đó đến hành vi người lao động trong doanh nghiệp” Nhóm 8 – Lớp HP 1302BMKT3411 2 Học phần Hành vi tổ chức I. LÝ THUYẾT CHUNG I.1.Văn hóa của tổ chức I.1.1. Khái niệm Văn hóa tổ chức là hệ thống những giá trị, những niềm tin, những tập quán thuộc về tổ chức và chúng tác động qua lại với cơ cấu chính thức để hình thành những chuẩn mực hoạt động mà tất cả các thành viên trong tổ chức noi theo. I.1.2. Cấu trúc văn hóa của tổ chức Xây dựng văn hoá tổ chức là một trong những yếu tố giúp doanh nghiệp thích ứng với những thay đổi trong môi trường bên ngoài. Những thay đổi về chính trị, kinh tế, xã hội, công nghệ thông tin đang tác động đến hoạt động sản xuất, kinh doanh. Chính vì vậy, trước hết, thông qua vai trò của tư vấn về lĩnh vực này, tổ chức phải có các công cụ để tìm kiếm các dữ liệu và phân tích được các dữ liệu cần thiết nhằm nhận diện được đúng điểm mạnh, yếu của văn hóa hiện đang tồn tại trong tổ chức và giúp hình dung được văn hóa mà tổ chức sẽ hướng tới để họ thích nghi được với những thay đổi, phát triển. Muốn vậy, lãnh đạo tổ chức cũng phải hiểu được cấu trúc để hình thành nên văn hóa tổ chức gồm những bộ phận nào, quan hệ giữa các bộ phận ra sao và các bộ phận này có vai trò như thế nào? Có thể hình dung cấu trúc này như kết cấu của tòa nhà, đơn giản nhất, nó phải gồm ba yếu tố: • Cấu trúc văn hóa hữu hình. Xếp vào nhóm này là các yếu tố liên quan đến cách kiến trúc trụ sở của tổ chức, cách tổ chức không gian làm việc, trang phục của thành viên trong tổ chức, dòng chảy thông tin trong tổ chức đi như thế nào, ngôn ngữ sử dụng trong các thông điệp • Các giá trị văn hóa ngầm định Nhóm yếu tố ngầm định là những quy định không thành văn nhưng được mọi người tự giác tuân thủ, ai không tuân theo dường như cảm thấy mình có lỗi. Chẳng hạn, văn hóa truyền thống của Việt Nam vốn đề cao tính cộng đồng, cái cá nhân là cái thuộc về cộng đồng. Giá trị này cũng được đưa vào và biểu hiện trong nhiều tổ chức Việt Nam. Ví dụ, sáng ra đến cơ quan, mọi người Nhóm 8 – Lớp HP 1302BMKT3411 3 Học phần Hành vi tổ chức thường ngồi cùng nhau ít phút bên ấm trà chuyện trò về thế sự, hỏi thăm nhau rồi mới vào việc. Ai không tham gia cảm thấy không phải và dường như sẽ có khó khăn khi hòa nhập, chia sẻ trong công việc. Cũng có thể xếp các yếu tố nghi lễ được sử dụng trong các sự kiện quan trọng của doanh nghiệp, logo của doanh nghiệp vào nhóm này. • Các giá trị văn hóa, chia sẻ, tuyên bố và được thừa nhận. Giá trị văn hóa của một tổ chức phải mất nhiều năm mới tạo dựng được và giá trị chỉ khẳng định được thông qua việc thâm nhập, chuyển tải các biểu hiện của giá trị vào các nhóm yếu tố ngầm định và yếu tố hữu hình. Điều này cho thấy, giá trị khi đã được xác lập muốn xóa bỏ nó cũng không dễ trong ngày một ngày hai, nhưng giá trị cũng có thể bị suy thoái, bị thay đổi trong một số điều kiện. Như vậy, trước hết, cái quan trọng nhất khi nhìn tổ chức ở góc độ văn hóa là các giá trị văn hóa nào đã được tổ chức đề xướng, quán triệt hay tuân thủ. Đây không chỉ là câu khẩu hiệu treo trên tường hoặc bài phát biểu của Giám đốc tổ chức mà chúng ta phải tìm thấy sự hiển diện của các giá trị này qua nhiều nhóm yếu tố văn hóa khác. I.2. Tác động của văn hóa tới hành vi của người lao động trong tổ chức I.2.1. Khái niệm hành vi của người lao động Hành vi của người lao động trong tổ chức được chi phối và quyết định bởi sự nhận thức, thái độ, năng lực của bản thân người lao động. Con người với tư cách là thành viên của tổ chức, chịu sự chi phối và tác động của nhân tố thuộc tổ chức như văn hóa, lãnh đạo, quyền lực, cơ cấu tổ chức, các nhóm của tổ chức mà người lao động tham gia là thành viên nhóm. I.2.2. Tác động của văn hóa tới hành vi của người lao động Văn hóa doanh nghiệp là những giá trị, những niềm tin, những tập quán thuộc về doanh nghiệp và chúng tác động qua lại tới cơ cấu chính thức để hình thành những chuẩn mực hoạt động mà tất cả các thành viên trong doanh nghiệp noi theo. Văn hóa cũng có tác động đến hành vi của NLĐ trong doanh nghiệp, đó là: Nhóm 8 – Lớp HP 1302BMKT3411 4 Học phần Hành vi tổ chức Trình độ văn hoá là sự hiểu biết cơ bản của NLĐ về tự nhiên và xã hội. Trình độ văn hoá tạo ra khả năng tư duy và sáng tạo cao. Người có trình độ văn hóa sẽ có khả năng tiếp thu và vận dụng một cách nhanh chóng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đồng thời trong quá trình làm việc họ không những vận dụng chính xác mà còn linh hoạt và sáng tạo các công cụ sản xuất để tạo ra hiệu quả làm việc cao nhất. • Văn hóa khích lệ sự đổi mới, sáng tạo: Trong những doanh nghiệp có môi trường văn hóa làm việc tốt, mọi nhân viên luôn luôn được khuyến khích đưa ra sáng kiến, ý tưởng… khi đó nhân viên sẽ trở nên năng động, sáng tạo hơn và cũng gắn bó hơn với doanh nghiệp. • Trong một doanh nghiệp, văn hóa có thể khuyến khích cam kết làm việc của cá nhân vì những điều lớn hơn cả lợi ích cá nhân. • Văn hóa có tác động không nhỏ đến quá trình nhận thức của NLĐ trong doanh nghiệp, văn hóa doanh nghiệp giúp cho NLĐ hiểu được giá trị của bản thân họ trong doanh nghiệp, điều này có tác động đến hành vi làm việc của họ tại doanh nghiệp đó. • Văn hóa doanh nghiệp tạo cho tất cả thành viên trong doanh nghiệp cùng chung thân làm việc, vượt qua những giai đoạn thử thách, những tình thế khó khăn của công ty và họ có thể làm việc quên thời gian. • Văn hóa doanh nghiệp tạo được sự khích lệ, động lực cho người và trên hết tạo nên khí thế của một tập thể chiến thắng. Nhưng xét về ảnh hưởng tiêu cực, nền văn hóa yếu kém sẽ gây ra những thiệt hại cho doanh nghiệp. Chẳng hạn trong một doanh nghiệp, cơ chế quản lý cứng nhắc, độc đoán sẽ làm nhân viên sợ hãi, thụ động và thờ ơ hoặc chống đối lại lãnh đạo, nhân viên sẽ bỏ doanh nghiệp đi bất cứ lúc nào. II. LIÊN HỆ THỰC TẾ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM Nhóm 8 – Lớp HP 1302BMKT3411 5 Học phần Hành vi tổ chức II.1. Giới thiệu về Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trước đây, nay là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) được thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/4/1963, với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam). Là ngân hàng thương mại nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn thực hiện thí điểm cổ phần hoá, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chính thức hoạt động với tư cách là một Ngân hàng TMCP vào ngày 02/6/2008 sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổ phần hóa thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Ngày 30/6/2009, cổ phiếu Vietcombank (mã chứng khoán VCB) chính thức được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM. Trải qua 50 năm xây dựng và phát triển, Vietcombank (VCB) đã có những đóng góp quan trọng cho sự ổn định và phát triển của kinh tế đất nước, phát huy tốt vai trò của một ngân hàng đối ngoại chủ lực, phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế trong nước, đồng thời tạo những ảnh hưởng quan trọng đối với cộng đồng tài chính khu vực và toàn cầu. Từ một ngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại, VCB ngày nay đã trở thành một ngân hàng đa năng hoạt động đa lĩnh vực, cung cấp cho khách hàng đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốc tế; trong các hoạt động truyền thống như kinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng, tài trợ dự án…cũng như mảng dịch vụ ngân hàng hiện đại: kinh doanh ngoại tệ và các công vụ phái sinh, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử… Sau gần nửa thế kỷ hoạt động trên thị trường, VCB hiện có trên 13.560 cán bộ nhân viên, với gần 400 Chi nhánh/Phòng Giao dịch/Văn phòng đại diện/Đơn vị thành viên trong và ngoài nước, gồm Hội sở chính tại Hà Nội, 1 Sở Giao dịch, 1 Trung tâm Đào tạo, 78 chi nhánh và hơn 300 phòng giao dịch trên toàn quốc, 3 công ty con tại Việt Nam, 2 công ty con tại nước ngoài, 1 văn phòng đại diện tại Singapore, 5 công ty liên doanh, liên kết. Bên cạnh đó, VCB còn phát triển một hệ thống Autobank với khoảng 1.835 ATM và 32.178 điểm chấp nhận thanh Nhóm 8 – Lớp HP 1302BMKT3411 6 Học phần Hành vi tổ chức toán thẻ (POS) trên toàn quốc. Hoạt động ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới hơn 1.300 ngân hàng đại lý tại 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. II.2. Văn hóa của Vietcombank Qua nửa thế kỷ hình thành và phát triển, lớp lớp cán bộ nhân viên VCB đã tạo dựng nên một ngân hàng lớn mạnh và tên tuổi đồng thời cũng đã hình thành nên một tính cách, một văn hóa VCB với những đặc trưng rất quý báu: o Tin cậy - Giữ gìn chữ Tín và lành nghề. o Chuẩn mực – Tôn trọng nguyên tắc và ứng xử chuẩn mực. o Sẵn sàng đổi mới – Luôn hướng đến cái mới hiện đại và văn minh. o Bền vững – Vì lợi ích lâu dài. o Nhân văn – Trọng đức, gần gũi và biết thông cảm sẻ chia. Vietcombank tin cậy – Giữ gìn chữ Tín và Lành nghề Chữ Tín luôn là cơ sở thiết lập, duy trì và phát triển mọi mối quan hệ, đặc biệt trong lĩnh vực Ngân hàng vì vậy người Vietcombank phải luôn coi trọng việc giữ gìn chữ Tín. Để xây dựng được chữ Tín đòi hỏi một quá trình lâu dài và bằng nhiều nỗ lực trong khi đó chỉ “một lần bất tín” là “vạn sự bất tin”. Vietcombank chuẩn mực – Tôn trọng nguyên tắc và ứng xứ chuẩn mực Giá trị thương hiệu Vietcombank không chỉ được khẳng định thông qua uy tín của Vietcombank, chất lượng sản phẩm dịch vụ của Vietcombank mà một phần quan trọng còn bắt nguồn từ phong cách làm việc chuyên nghiệp. Để đạt được điều này người Vietcombank phải luôn tôn trọng nguyên tắc và ứng xử chuẩn mực trong mọi hoạt động của mình. Đó là: o Chuẩn mực trong diện mạo và hình ảnh bên ngoài: Ngân hàng là ngành kinh doanh dịch vụ cao cấp vì vậy hình ảnh và diện mạo bên ngoài của mỗi cá nhân luôn đóng góp một phần quan trọng vào chất lượng dịch vụ cung ứng đến khách hàng và đối tác. o Chuẩn mực trong xử lý công việc: Người ta thường nói Ngân hàng là ngành kinh doanh rủi ro vì vậy người Vietcombank luôn tuân thủ nghiêm ngặt các quy định có liên quan của pháp luật và các quy định nội bộ trong Ngân Nhóm 8 – Lớp HP 1302BMKT3411 7 Học phần Hành vi tổ chức hàng. Mỗi cá nhân cần ý thức được vai trò, vị trí của mình trong guồng máy Vietcombank đề có cách hành xử trong công việc một cách phù hợp nhất. o Chuẩn mực trong hành vi ứng xử: Tôn trọng đối tượng giao tiếp, ứng xử hoà nhã và lịch sự là những nguyên tắc mà người Vietcombank luôn rèn luyện và thực hiện nhằm đạt được kết quả làm việc cao nhất. Vietcombank sẵn sàng đổi mới – Luôn hướng đến cái mới, hiện đại và văn minh Lịch sử phát triển của VCB cũng là lịch sử của quá trình liên tục đổi mới. Đổi mới từ hạ tầng công nghệ đến mô thức quản trị, từ định hướng phát triển để sản phẩm dịch vụ, từ nhận thức đến hành động… Lịch sử luôn đặt VCB trước những thách thức cam go đòi hỏi phải tìm tòi, sáng tạo, học hỏi những hướng đi mới, cách thức mới để tiếp tục tồn tại và phát triển. Thực tiễn hoạt động kinh doanh đối ngoại lâu năm cũng là một cơ hội giúp VCB luôn tiếp cận với cái mới, cái tiên tiến… và đó cũng là một yếu tố tạo nên bản sắc “sẵn sàng đổi mới” của người VCB. Vietcombank bền vững – Vì lợi ích lâu dài. Phát triền bền vững là mục tiêu xuyên suốt của Vietcombank và để đảm bảo mục tiêu đó, Vietcombank luôn tôn trọng các nguyên tắc an toàn bình đẳng và hài hoà lợi ích các bên trong quá trình hoạt động. Vietcombank nhân văn – Trọng đức, gần gũi và biết thông cảm sẻ chia Luôn coi trọng mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người, giữ gìn đạo đức trong kinh doanh, tận tâm hết lòng vì công việc đoàn kết giúp đỡ đồng nghiệp là những giá trị nhân văn được lớp lớp cán bộ Vietcombank giữ gìn và phát triển trong gần nửa thập kỷ qua. Chính nhờ những giá trị quý giá này mà Vietcombank đã tạo nên sự khác biệt trên thương trường, vượt qua mọi khó khăn và gặt hái được những thành công rực rỡ như ngày hôm nay. II.3. Sự tác động của văn hóa đến hành vi của người lao động tại Vietcombank Vietcombank có văn hóa doanh nghiệp mạnh, môi trường văn hóa phong phú và nhiều bản sắc, giá trị… do đó, gắn kết được các cá nhân trong tổ chức. Nhóm 8 – Lớp HP 1302BMKT3411 8 Học phần Hành vi tổ chức Văn hóa mạnh của VCB được thể hiện ở đặc trưng nhất với tầm nhìn, sứ mạng mà VCB đã đưa ra. VCB không những duy trì mà còn gia tăng những tư tưởng cốt lõi của mình, mô hình tổ chức của VCB trước và sau cổ phần dù có sự thay đổi trong vị trí của VCB nhưng tất cả đều thể hiện định hướng phát triển theo mô hình Tập đoàn tài chính đa năng. Văn hóa doanh nghiệp của VCB được thể hiện rất rõ ở bề nổi, là những điều mà mọi người bên ngoài, khách hàng, người tham quan thấy được qua logo, slogan, cardvisit, trang phục của nhân viên, cách trang trí, phong cách giao tiếp của nhân viên. VCB được đánh giá cao ở phong cách làm việc lịch sự, chuyên nghiệp của nhân viên, sẵn sàng phục vụ khách hàng, mang đến cho khách hàng sự thoải mái nhất. Ở bề chìm, văn hóa doanh nghiệp được tạo nên bởi đức tính kỷ luật, trung thành, cần mẫn, sáng tạo, của đoàn thể nhân viên trong doanh nghiệp. Cách cư xử, giao tiếp với cấp trên, cấp dưới giống như một gia đình lớn. Chính vì vậy văn hóa doanh nghiệp của VCB được nhiều tạp chí kinh tế đánh giá rất cao. Từ năm đặc trưng rất quý báu của VCB là tin cậy, chuẩn mực, sẵn sàng đổi mới, bền vững và nhân văn ta thấy được sự tác động của văn hóa doanh nghiệp đến NLĐ đó là: Thứ nhất, bài học về chữ Tín không chỉ là biểu hiện của một triết lý kinh doanh bền vững mà sâu xa hơn còn là nhân cách của mỗi con người. Chính vì vậy người Vietcombank cần tôn trọng nguyên tắc “Nói là Làm” trong mọi lúc mọi nơi và trong mọi mối quan hệ. Giữ gìn chữ Tín không thôi chưa đủ, để được tin cậy người Vietcombank phải luôn chứng tỏ được năng lực giải quyết công việc của bản thân và phải tỏ ra lành nghề. Có như vậy khách hàng mới phó thác tài sản cho Vietcombank và sử dụng dịch vụ của Vietcombank; cấp trên mới tin tưởng giao việc cho cấp dưới, đồng nghiệp mới tin cậy hợp tác và cùng nhau làm việc Thứ hai, người Vietcombank luôn chú trọng giữ gìn lời ăn tiếng nói và diện mạo bên ngoài xứng tầm với giá trị hình ảnh và thương hiệu Vietcombank mà mình là một đại diện. Nhóm 8 – Lớp HP 1302BMKT3411 9 Học phần Hành vi tổ chức Thứ ba, cuộc sống luôn vận động và luôn có cái mới tiến bộ hơn ra đời. Chính vì vậy người Vietcombank phải luôn có ý thức chủ động tìm tòi học hỏi cái mới và khi nhận biết đó chính là cái mới hiện đại hơn, văn minh hơn thì phải tìm cách vận dụng vào công việc hàng ngày nhằm đạt được hiệu quả và chất lượng cao nhất. Tuy nhiên, để thực hiện được cái mới thường phải xoá bỏ cái cũ lạc hậu vì vậy người Vietcombank phải tự trang bị cho mình tư tưởng tiến bộ, sẵn sàng đón nhận sự đổi mới và cùng chung sức ủng hộ, cống hiến để sự đổi mới của ngân hàng đạt được thành công. Thứ tư, để duy trì các mối quan hệ bền vững, cơ sở nền tảng đề phát triền kinh doanh thành công, người Vietcombank không chỉ quan tâm đến lợi ích riêng của mình mà còn phải cân nhắc tạo điều kiện để khách hàng và đối tác cùng thành công. Vietcombank không kinh doanh theo kiểu lợi mình hại người, không vì lợi ích trước mắt, ngắn hạn mà làm tổn thương đến lợi ích lâu dài. Người Vietcombank luôn có tầm nhìn xa và rộng. Làm việc không chỉ vì lợi ích hôm nay mà còn vì lợi ích của các thế hệ Vietcombank mai sau. Thứ năm, để tiếp tục phát huy các giá trị Nhân văn cao đẹp, người Vietcombank luôn đặt mình vào vị trí của đối tượng tiếp xúc (khách hàng, đối tác, đồng nghiệp ) để thấu hiểu cặn kẽ không chỉ những thuận lợi mà cả những khó khăn mà đối tượng tiếp xúc đang gặp phải, để có thể đưa ra các cách giải quyết “vừa thấu tình vừa đạt lý” và chắc chắn cũng là cách giải quyết tối ưu nhất. Nhóm 8 – Lớp HP 1302BMKT3411 10 [...]...Học phần Hành vi tổ chức KẾT LUẬN Tóm lại, văn hóa tổ chức có vai trò quan trọng đối với sự phát triển và tồn tại của một tổ chức Văn hóa trong tổ chức có ý nghĩa quan trọng và ảnh hưởng sâu sắc trong hành vi của người lao động Văn hóa của tổ chức có liên quan đến cách nhận thức và lối hành xử của các thành viên đối với bên trong và bên ngoài tổ chức đó Đồng thời, văn hóa của tổ chức chính là sự hiện... và cụ thể nhất của tổ chức đó mà mọi người có thể dễ dàng nhận ra Do đó, sẽ không có tổ chức này có văn hóa giống tổ chức kia, dù họ có thể giống nhau nhiều điểm Qua nghiên cứu, tìm hiểu văn hóa tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam, chúng ta cũng đã phần nào hình dung và hiểu được thế nào là văn hóa tổ chức Nhờ xây dựng được văn hóa doanh nghiệp hiệu quả, hợp lý mà Vietcombank đã tạo... hợp lý mà Vietcombank đã tạo dựng nên một ngân hàng lớn mạnh và có tên tuổi trên thị trường Vì vậy mỗi tổ chức cần có nền văn hóa riêng phù hợp với điều kiện của mình để tạo ra ảnh hưởng tích cực tới hành vi của người lao động, từ đó tạo ra hiệu quả trong việc quản lí nhân lực và các hoạt động của tổ chức Nhóm 8 – Lớp HP 1302BMKT3411 11 . vi tổ chức MỤC LỤC MỞ ĐẦU 2 I.LÝ THUYẾT CHUNG 3 I.1 .Văn hóa của tổ chức 3 I.1.1.Khái niệm 3 I.1.2.Cấu trúc văn hóa của tổ chức 3 I.2.Tác động của văn hóa tới hành vi của người lao động trong tổ. 1302BMKT3411 10 Học phần Hành vi tổ chức KẾT LUẬN Tóm lại, văn hóa tổ chức có vai trò quan trọng đối với sự phát triển và tồn tại của một tổ chức. Văn hóa trong tổ chức có ý nghĩa quan trọng và. nhất của tổ chức đó mà mọi người có thể dễ dàng nhận ra. Do đó, sẽ không có tổ chức này có văn hóa giống tổ chức kia, dù họ có thể giống nhau nhiều điểm. Qua nghiên cứu, tìm hiểu văn hóa tại Ngân

Ngày đăng: 03/10/2014, 17:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w