Theo số liệu của trạm khí tượng thuỷ văn, chế độ dòng chảy sông Đào như sau: + Chế độ nước: Mực nước trung bình 1,52 m, mực nước cao nhất 5,77 m, mực nước thấp nhất -0,24 m + Lưu lượng:
Trang 2luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào Các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc
Hà Nội, ngày 12 tháng 03 năm 2012
Tác giả
Vũ Hồng Minh
Trang 3quản lý bảo vệ chất lượng nước sông Đào Nam Định” tác giả đã nhận được
sự giúp đỡ nhiệt tình của đồng nghiệp, thầy cô và các cán bộ ở các cơ quan khác Tác giả xin chân thành bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến:
+ Tiến sĩ Vũ Hoàng Hoa, người hướng dẫn chính cho luận văn đã giúp đỡ, chỉ bảo và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình làm luận văn từ khi tìm đề tài đến khi hoàn thiện luận văn
+ Các thầy, cô trong Khoa Môi trường - trường Đại Học Thuỷ Lợi - Hà Nội
đã chỉ bảo, đóng góp ý kiến cho luận văn
+ Các cán bộ của các sở: Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Nam Định; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nam Định đã cung cấp các tài
l iệu và đóng góp ý kiến thực tiễn cho luận văn
+ Cuối cùng là gia đình, bạn bè luôn khích lệ, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này
Xin chân thành cảm ơn!
H ọc viên
Vũ Hồng Minh
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Nam Định là một tỉnh nằm ở đồng bằng Bắc Bộ, Việt Nam Nam Định tiếp giáp với vịnh Bắc Bộ ở phía Đông tiếp giáp với Thái Bình ở phía Bắc, Ninh Bình ở phía Nam, Hà Nam ở phía Tây Bắc
Nền kinh tế của Nam Định đang dần phát triển mạnh và được hưởng lợi thế
từ tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh Nam Định có mạng lưới giao thông dày đặc thuận lợi để mở rộng trao đổi thương mại và xã hội trong nội tỉnh Sự phát triển kinh tế ở tỉnh kéo theo nhiều vấn đề về môi trường, ô nhiễm từ những hoạt động sản xuất có thể dẫn tới ô nhiễm môi trường đất, ô nhiễm không khí và đặc biệt là môi trường nước các con sông chảy qua địa bàn tỉnh
Sông Đào là một sông chính có vị trí quan trọng đối với sự phát triển của tỉnh Nước sông Đào có thể dùng vào nhiều mục đích như cấp nước cho sinh hoạt, cung cấp nước cho việc tưới tiêu tại nhiều khu vực nông nghiệp Sông Đào cũng có vai trò quan trọng trong việc vận tải đường thuỷ, có vai trò rất quan trọng với việc điều tiết nước, vì sông Đào là một nhánh của sông Hồng, chảy qua thành phố Nam Định trước khi đổ vào sông Đáy
Hiện nay, nước sông đang có dấu hiệu bị ô nhiễm bởi nước thải từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt nước thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp và thủ công nghiệp
Trong những năm gần đây, Nam Định đã có những nỗ lực khác nhau nhằm giảm thiểu những ảnh hưởng xấu đến môi trường từ những hoạt động sản xuất kinh
tế nhưng việc quản lý vẫn còn thiếu sót, hạn chế Vì vậy đề tài “Nghiên cứu đánh
giá ô nhiễm nước và quản lý bảo vệ chất lượng nước sông Đào Nam Định” được
chọn nhằm tìm ra những biện pháp giúp giảm thiểu những tác động xấu do hoạt
động sản xuất, sinh hoạt tới môi trường nước sông Đào
Trang 52 Mục đích nghiên cứu của đề tài luận văn
Đánh giá hiện trạng môi trường nước sông Đào tại Nam Định Nghiên cứu
đề xuất các biện pháp quản lý phù hợp hạn chế thấp nhất những tác động xấu tới môi trường nước sông Đào
3 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
a) Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ứng dụng
- Đối tượng nghiên cứu: chất lượng nước mặt sông Đào
- Phạm vi nghiên cứu: lưu vực sông Đào tỉnh Nam Định
b) Phương pháp nghiên cứu, công cụ sử dụng
* Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu: thu thập số liệu hiện có liên quan
đến đề tài, thu thập tất cả các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, đặc điểm địa hình địa mạo, thuỷ văn, hiện trạng môi trường nước khu vực nghiên cứu, các biện pháp quản lý lưu vực sông đang được sử dụng Thu thập các tài liệu liên quan đến cấp phép xả thải quản lý môi trường nước
- Phương pháp điều tra khảo sát thực địa: nhằm hiểu rõ vùng nghiên cứu và
thu thập số liệu còn thiếu về chất lượng nước, nguồn thải phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu
- Phương pháp tính toán thuỷ văn
- Phương pháp chuyên gia: ý kiến các chuyên gia về thuỷ văn, môi trường có
nhiều kinh nghiệm hiểu biết về tỉnh Nam Định, chế độ thuỷ văn sông Đào
* Công cụ ứng dụng:
- Sử dụng bản đồ để mô phỏng khu vực nghiên cứu và lưu trữ thông tin
- Tin học: sử dụng GIS trong mô phỏng lưu vực sông Đào, tính toán lưu vực, sử dụng excel để tính toán xử lý số liệu, sử dụng máy tính để lưu trữ xử lý số liệu
4 Nội dung của luận văn
Ngoài phần mở đầu khẳng định tính cấp thiết của đề tài, các mục tiêu cần đạt được khi thực hiện đề tài, các cách tiếp cận và phương pháp thực hiện để đạt được
Trang 6các mục tiêu đó, phần kết thúc, phần phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương chính:
Chương 1: Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội và yêu cầu quản lý bảo vệ chất
lượng nước sông Đào Nam Định
Chương 2 Nghiên cứu đánh giá ô nhiễm môi trường nước lưu vực sông Đào Nam Định
Chương 3 Nghiên cứu đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải và đề xuất biện pháp quản lý kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm nước trên sông Đào
Trang 7Chương 1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÀ
YÊU CẦU QUẢN LÝ BẢO VỆ CHẤT LƯỢNG NƯỚC
SÔNG ĐÀO NAM ĐỊNH 1.1 Đặc điểm tự nhiên tỉnh Nam Định
1.1.1 Vị trí địa lý
Hình 1.1 Bản đồ tỉnh Nam Định
Nam Định là tỉnh thuộc đồng bằng Nam châu thổ Sông Hồng, có toạ độ địa
lý từ 19o52’ đến 20o30’ vĩ độ Bắc và từ 105o55’ đến 106o35’ kinh độ Đông
Phía Bắc giáp với tỉnh Hà Nam,
Phía Đông giáp tỉnh Thái Bình;
Phía Tây giáp tỉnh Ninh Bình;
Phía Nam giáp với biển Đông
Trang 8Như vậy, Nam Định nằm trong vùng ảnh hưởng của tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh
1.1.2 Diện tích:
Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 1.652,29 km2, với 1 thành phố, 8 huyện,
194 xã, 20 phường và 15 Thị trấn [Nguồn: Niên giám thống kê của tỉnh Nam Định 2010]
Lưu vực sông Đào được xác định dựa trên bản đồ GIS hệ thống tưới tiêu tỉnh Nam Định, bản đồ địa hình tỉnh Nam Định, sự phân bố kênh tiêu quanh khu vực sông Đào Phạm vi của lưu vực sông Đào sẽ được khoanh vùng bao quanh các kênh tiêu
hướng vào sông Đào Khi đó ta có lưu vực sông Đào như hình 1.2
Dựa trên số liệu do Cổng thông tin điện tử của Chính phủ cung cấp, dựa trên
bản đồ GIS hệ thống tưới tiêu tỉnh Nam Định, dựa trên phạm vi lưu vực sông Đào
Nam Định và địa giới hành chính các xã, ta xác định được dân số, diện tích của lưu vực sông Đào Nam Định như bảng 1.1 Theo bảng 1.1 tổng diện tích lưu vực sông Đào là 244,25 km2, tổng dân số 451955 người ta tính được mật độ dân số trung bình
ở lưu vực sông Đào là 1850 người/km2
Bảng 1.1 Lưu vực sông Đào Nam Định
)
Dân số
(người)
Tổng diện tích
(km 2 )
Tổng dân số
Trang 9Khu vực Diện tích
(km 2 )
Dân số
(người)
Tổng diện tích
(km 2 )
Tổng dân số
(Nguồn: Cổng thông tin điện tử của Chính phủ 2010)
1.1.3 Đặc điểm địa hình
Địa hình Nam Định khá bằng phẳng, có xu hướng thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, có thể chia thành 2 vùng chính là vùng đồng bằng và vùng ven biển
- Vùng đồng bằng gồm các huyện Ý Yên, Mỹ Lộc, Vụ Bản, thành phố Nam Định, Nam Trực, Trực Ninh, Xuân Trường Vùng đồng bằng chiếm phần lớn diện tích
Trang 10Hình 1 2 Bản đồ lưu vực sông Đào - Nam Định
Trang 11đất tự nhiên của tỉnh, với các điều kiện thổ nhưỡng thuận lợi cho phát triển kinh tế
nông nghiệp, công nghiệp và các ngành nghề truyền thống
- Vùng ven biển gồm các huyện Nghĩa Hưng, Hải Hậu, Giao Thuỷ có địa hình tương đối bằng phẳng, với bờ biển dài 72 km, sông bị chia cắt mạnh mẽ bởi các của sông lớn là cửa Ba Lạt (sông Hồng), cửa Đáy (sông Đáy), cửa Lạch Giang (sông Ninh Cơ) và cửa Hà Lạn (sông Sò) Vùng đồng bằng ven biển đất đai phù nhiêu có tiềm năng phát triển kinh tế tổng hợp ven biển như nuôi trồng, đánh bắt hải sản, đóng tàu, du lịch biển
1.1.4 Đặc điểm thuỷ văn
- Hệ thống sông ngòi: Hệ thống sông ngòi khá dày với mật độ khoảng 0,6 –
0,9km/km2 Các sông lớn chảy qua địa phận Nam Định bao gồm sông Hồng, sông Đáy, sông Đào, sông Ninh Cơ
Sông Đào (còn gọi là sông Nam Định), là một phân lưu của sông Hồng Sông Đào nối với sông Hồng ở ngã 3 Hưng Long, nối với sông Đáy ở ngã 3 Độc Bộ Toàn bộ chiều dài sông là 33 km, 2 bên bờ sông Đào có hệ thống đê, kè, do vậy nước thải từ các khu dân cư, khu công nghiệp, làng nghề không trực tiếp thải ra sông mà phải thông qua các trạm bơm tiêu nước dọc sông Đào Theo số liệu của trạm khí tượng thuỷ văn, chế độ dòng chảy sông Đào như sau:
+ Chế độ nước: Mực nước trung bình 1,52 m, mực nước cao nhất 5,77 m, mực nước thấp nhất -0,24 m
+ Lưu lượng: lưu lượng nước lớn nhất 6650 m3
/s, lưu lượng trung bình 896
m3/s
Bên cạnh các sông lớn, Nam Định còn có hệ thống sông nội đồng với tổng chiều dài 279 km phân bố đều khắp trên địa bàn các huyện rất thuận lợi cho hoạt
động nông nghiệp, công nghiệp, giao thông đường thuỷ Sông nội đồng trong trong
lưu vực sông Đào có sông Vĩnh Giang bắt nguồn từ sông Hồng chảy qua huyện Mỹ
Lộc, thành phố Nam Định, huyện Vụ Bản, huyện Ý Yên Nước từ sông Vĩnh Giang được bơm ra sông Đào qua trạm bơm sông Chanh, trạm bơm Mỹ Trung, trạm bơm
Cốc Thành, trạm bơm Kênh Gia, trạm bơm Quán Chuột Ngoài ra còn có sông
Trang 12Hùng Vương chảy khu vực xã Thành Lợi (huyện Vụ Bản) tiếp nhận nước thải từ làng nghề dệt nhuộm Quả Ninh (xã Thành Lợi), sau đó được bơm ra sông Đào qua
trạm bơm Cốc Thành và trạm bơm Mỹ Trung
Theo Sở TN&MT Nam Định chế độ nước sông ở Nam Định chia làm hai mùa rõ rệt: mùa lũ từ tháng 5 đến tháng 10, mùa cạn từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau
- Thuỷ triều: Thuỷ triều tại vùng biển Nam Định thuộc loại nhật triều, biên
độ triều trung bình từ 1,6 – 1,7 m, lớn nhất là 3,3m và nhỏ nhất là 0,1m
1.1.5 Đặc điểm khí hậu
Nam Định mang đầy đủ những đặc điểm của tiểu khí hậu vùng Đồng bằng sông Hồng, là khu vực nhiệt đới, gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, có 4 mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông) Theo Sở TN&MT tỉnh Nam Định và theo Niên giám thống kê
tỉnh Nam Định 2010, Nam Định có những đặc điểm khí hậu sau:
- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm từ 23-25oC Mùa đông, nhiệt độ trung bình là 18,9 oC, tháng lạnh nhất là tháng 1 và tháng 2 Mùa hạ, nhiệt độ trung bình
là 27oC, tháng nóng nhất là tháng 7 và tháng 8
- Độ ẩm: Độ ẩm không khí tương đối cao, theo niên giám thống kê tỉnh Nam
Định 2010, độ ẩm trung bình năm của Nam Định là 83%, tháng có độ ẩm cao nhất
là 90% (tháng 4), thấp nhất là 76% (tháng 11)
- Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình trong năm từ 1.500-1.800 mm Lượng
mưa phân bổ không đều trong năm, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm gần 80% lượng mưa cả năm Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, chiếm 20%
lượng mưa cả năm
- Nắng: Hàng năm trung bình có tới 250 ngày nắng, tổng số giờ nắng từ
1650-1700 giờ Vụ hè thu có số giờ nắng cao khoảng 1.100 - 1.200 giờ, chiếm 70%
số giờ nắng trong năm
- Gió: Hướng gió thịnh hành thay đổi theo mùa, tốc độ gió trung bình cả năm là 2 - 2,3 m/s Mùa đông hướng gió thịnh hành là gió đông bắc, tốc độ gió trung bình 2,4 - 2,6 m/s, những tháng cuối mùa đông, gió có xu hướng chuyển dần
Trang 13về phía đông Mùa hè hướng gió thịnh hành là gió đông nam, tốc độ gió trung bình 1,9 - 2,2 m/s, tốc độ gió cực đại (khi có bão) là 40 m/s Vùng ven biển còn chịu ảnh hưởng của gió đất (hướng thịnh hành là là tây và tây nam), gió biển (hướng thịnh hành là đông nam)
- Bão: Hàng năm thường chịu ảnh hưởng của bão hoặc áp thấp nhiệt đới, bình quân từ 4 - 6 cơn/năm
1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội tỉnh Nam Định
1.2.1 Dân số và phân bố dân cư
Bảng 1.2 Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2010 phân theo huyện, thành phố
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Nam Định 2010)
Theo bảng 1.2 thành phố Nam Đinh có mật độ dân số lớn nhất (5282 người/km2), còn huyện Nghĩa Hưng mật độ dân số nhỏ nhất (702 người/km2) Theo
bảng 1.1 ta xác định mật độ dân số trung bình khu vực sông Đào là 1850 người/km2
lớn hơn mật độ dân số trung bình của Nam Định (1108 người/km2)
Trang 14Bảng 1.3 Dân số trung bình năm 2010 phân theo khu vực
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Nam Định 2010)
Từ bảng 1.3, ta tính được tỷ lệ dân số tại tỉnh Nam Định, có 83% dân số sống
ở nông thôn, chỉ có 17% dân số sống ở thành thị
21,4% ( Nguồn: Sở Công thương tỉnh Nam Định)
Sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh đa dạng ngành nghề, phong phú sản phẩm, trong đó ngành dệt may, cơ khí đúc, điện tử, gia công kim loại và chế biến là những ngành mũi nhọn
Trang 15Các cơ sở sản xuất phân bố tập trung chủ yếu tại các KCN, CCN và các làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Ngoài ra, còn có công ty, cơ sở sản xuất phân
bố rải rác xen lẫn khu dân cư
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Nam Định có 11 KCN được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch Tuy nhiên mới có 03 KCN (KCN Hoà Xá, KCN Mỹ Trung và KCN tàu thuỷ Vinashin) đi vào hoạt động, 01 KCN (KCN Bảo Minh) đang trong giai đoạn giải phóng mặt bằng Các KCN khác đang trong giai đoạn triển khai thực
hiện hoặc kêu gọi nhà đầu tư (Nguồn: Sở Công thương tỉnh Nam Định 2010 )
Toàn tỉnh Nam Định có 20 CCN được UBND tỉnh phê duyệt dự án đầu tư, trong đó có 8 CCN có tỷ lệ lấp đầy 100% (bao gồm CCN Xuân Tiến, Xuân Hùng - huyện Xuân Trường, Vân Chàng - Huyện Nam Trực, CCN thị trấn Cổ Lễ, thị trấn Cát Thành - huyện Trực Ninh, CCN La Xuyên, Yên Xá - huyện Ý Yên, CCN Nghĩa Sơn - huyện Nghĩa Hưng); 02 CCN tỷ lệ lấp đầy là 90% (gồm CCN huyện lỵ Xuân
Trường và CCN Trực Hùng - huyện Trực Ninh) (Nguồn: Sở Công thương tỉnh Nam
Định 2010 )
Tỉnh Nam Định có 90 làng nghề đang hoạt động với nhiều loại hình sản xuất
đa dạng và phong phú; hàng hoá của làng nghề có mặt ở khắp các tỉnh trong nước, một số mặt hàng đã xuất khẩu ra nước ngoài Các ngành nghề chủ yếu là dệt may, sản xuất vật liệu và các thiết bị sản xuất như máy tuốt lúa, xay xát, máy cày, cuốc,
dao, kéo, phụ tùng xe máy, thủ công mỹ nghệ (Nguồn: Sở Công thương tỉnh Nam
Định 2010 )
* Nông nghiệp
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nam Định, năm 2009 tổng giá trị sản xuất nông, lâm, thuỷ sản (theo giá cố định) đạt 4.221,6 tỷ đồng, tăng 0,1% so với năm 2008 Cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm tỷ trọng trồng trọt, tăng tỷ trọng chăn nuôi và dịch vụ
- Ngành chăn nuôi phát triển theo hướng giảm chăn nuôi nhỏ lẻ trong nông
hộ, tăng chăn nuôi hàng hoá theo mô hình trang trại, gia trại quy mô vừa và nhỏ Toàn tỉnh có 543 trang trại chăn nuôi, tăng 239 trang trại so với năm 2008, trong đó
Trang 16chủ yếu là trang trại chăn nuôi lợn và gia cầm Số lương gia súc, gia cầm phân theo huyện, thành phố trong tỉnh Nam Định năm 2010 được trình bày qua bảng 1.4
Bảng 1.4 Số lương gia súc, gia cầm phân theo huyện, thành phố
trong tỉnh Nam Định năm 2010
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Nam Định 2010)
- Cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ chuyển đổi theo hướng đa dạng hoá cây trồng, đa thời vụ, mở rộng nhanh diện tích những cây có hiệu quả kinh tế cao Từ năm 2005 đến năm 2009, diện tích lúa nước giảm 1.643 ha, diện tích cây trồng cạn như cây công nghiệp hàng năm tăng 492 ha Tuy vậy sản lượng lúa bình quân đầu người của tỉnh Nam Định vẫn cao hơn sản lượng lúa bình quân đầu người của đồng bằng sông Hồng Diện tích lúa phân theo huyện, thành phố trong tỉnh Nam Định
năm 2010 được trình bày qua bảng 1.5
Trang 17Bảng 1.5 Diện tích lúa phân theo huyện, thành phố trong tỉnh Nam Định
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Nam Định 2010)
- Khai thác thuỷ sản năm 2009 đạt 38.564 tấn, tăng 15.081 tấn so với năm 2005 Phát triển khai thác, đánh bắt xa bờ góp phần tăng nhanh sản lượng cung cấp cho nhu cầu của nhân dân trong tỉnh Diện tích nuôi trồng thuỷ sản tăng bình quân 2,76%/năm, sản lượng tăng 12,5%/năm Tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản năm
2009 là 15.542 ha, tổng sản lượng là 42.199 tấn
- Tổng diện tích rừng bao gồm rừng ngập mặn ở các huyện Giao Thuỷ, Nghĩa Hưng và rừng phòng hộ đồi núi tại hai huyện Ý Yên, Vụ Bản là 4.950ha Rừng ngập mặn chủ yếu là các loại Trang, Bần chua, Sú, Vẹt; rừng phòng hộ chủ yếu là phi lao, vẹt, keo, thông, bạch đàn
* Du lịch dịch vụ
Khách du lịch đến Nam Định không nhiều, thời gian lưu trú ngắn nên doanh thu của ngành du lịch còn thấp Trong giai đoạn 2005 - 2009, lượng khách du lịch tăng bình quân 6,87%/năm, năm 2009, lượng khách du lịch đến là 1.500.000 lượt
Trang 18* Cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế của toàn quốc, đồng bằng sông Hồng và của tỉnh Nam Định
từ năm 2005 đến năm 2010 được thể hiện trong bảng 1.6
Bảng 1.6 Cơ cấu kinh tế của toàn quốc, đồng bằng sông Hồng và của tỉnh Nam
Định từ năm 2007 đến năm 2010
%
- Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 20,34 22,21 20,91 20,58
2 Đồng bằng sông Hồng 100,00 100,00 100,00 100,00
- Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 13,95 14,37 12,92 12,35
- Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 30,20 30,61 29,77 29,50
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Nam Định 2010)
Nhìn bảng 1.6 ta thấy tỉnh Nam Định có cơ cấu các ngành công nghiệp và xây dựng có xu hướng tăng, trong khi cơ cấu các ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản, dịch vụ có xu hướng giảm Tuy nhiên so với cơ cấu kinh tế của cả nước và các tỉnh đồng bằng sông Hồng thì cơ cấu các ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản của Nam Định vẫn còn rất cao, cơ cấu các ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ chiếm tỷ lệ thấp Điều này cho thấy kinh tế của tỉnh Nam Định vẫn chưa phát triển mạnh
1.2.3 Định hướng phát triển kinh tế xã hội
Kinh tế, xã hội của Nam Đinh đến năm 2020 có nhiều thay đổi trong đó vấn
đề gia tăng dân số, thay đổi cơ cấu các ngành công nghiệp, nông nghiệp dịch vụ cần
Trang 19được quan tâm xem xét Theo quy hoạch tổng thể phát triển KTXH tỉnh Nam Định đến năm 2020 đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 87/2008/QĐ- TTg ngày 03/7/2008 tình hình phát triển kinh tế, xã hội sẽ thay đổi theo những xu hướng như sau:
a) Sự gia tăng dân số, vấn đề di cư vào các vùng đô thị
Tỷ lệ tăng dân số bình quân thời kỳ 2011 - 2015 bình quân là 0,92%, thời kỳ
2016 - 2020 khoảng 0,9% Dự báo dân số toàn tỉnh đến năm 2015 là 2.157 nghìn người và năm 2020 khoảng 2.255 nghìn người
Cơ cấu lao động thay đổi mạnh mẽ theo hướng giảm lao động sản xuất nông nghiệp, tăng nhanh lao động công nghiệp - xây dựng và lao động dịch vụ Dự báo năm 2020 lao động nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 28%
Tỉnh Nam Định tiếp tục nâng cao tỷ lệ đô thị hoá, phấn đấu đưa tỷ lệ đô thị hoá đạt 45% vào năm 2020
b) Dự báo tốc độ phát triển của ngành công nghiệp trong quy hoạch phát triển
Dự báo đến năm 2015, tỷ trọng ngành công nghiệp chiếm 37,7% trong cơ cấu kinh tế, năm 2020 chiếm 42,0% Tốc độ tăng trưởng là 17,1% (năm 2015) và
15,11% (năm 2020) (Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nam Định đến năm 2020)
Cơ cấu các ngành công nghiệp đến năm 2020 được trình bày qua bảng 1.7
Trang 20Bảng 1.7 Dự báo cơ cấu các ngành công nghiệp đến năm 2020
2
- Công nghiệp chế biến thực phẩm và đồ uống 8,7%
( Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nam Định đến năm 2020)
Từ bảng 1.7 ta thấy đến năm 2020 các ngành cơ khí, điện tử, gia công kim loại, dệt may, da giầy rất phát triển Trong tương lai phải tìm cách kiểm soát các nguồn thải này
- Đối với ngành tiểu thủ công nghiệp và làng nghề: Củng cố và phát triển các nghề và làng nghề truyền thống, mở rộng dần quy mô sản xuất sang các vùng lân cận Chú trọng xây dựng cơ sở sản xuất tập trung, kết hợp với phân tán ở các hộ gia đình Tăng nhanh số lượng và chất lượng các doanh nghiệp nhỏ và vừa Từng bước giải quyết tốt vấn đề môi trường và đời sống xã hội làng nghề Lựa chọn để xây dựng và đăng ký thương hiệu cho một số làng nghề nổi tiếng
- Quy hoạch các KCN, CCN trên địa bàn: Củng cố và mở rộng các KCN, CCN
+ Đối với KCN: đến năm 2015, đầu tư xây dựng 10 KCN mới theo quy
hoạch phát triển KCN Các KCN dự kiến năm 2020 được trình bày qua bảng 1.8
Trang 21Bảng 1.8 Các KCN dự kiến năm 2020
Quy hoạch phát triển
(ha)
( Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nam Định đến năm 2020)
Năm 2010 tại lưu vực sông Đào mới có KCN Hoà Xá và KCN Mỹ Trung đi vào hoạt động
+ Đối với CCN: Phấn đấu lấp đầy 20 CCN đã được phê duyệt và phát triển,
mở rộng thêm một số CCN khác
c) Dự báo tốc độ phát triển ngành nông nghiệp trong tương lai
Theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nam Định đến năm
2020 tỷ trọng ngành nông - lâm - ngư nghiệp trong cơ cấu kinh tế giảm từ 25% năm
2010 xuống còn 19% năm 2015 và đến năm 2020, tỷ trọng ngành nông - lâm - ngư nghiệp giảm xuống còn 8% Giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tăng bình quân 4,1%/năm giai đoạn 2011 - 2015 và 2,9%/năm giai đoạn 2016 - 2020 Phấn đấu giảm tỷ trọng của ngành nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng của ngành thuỷ sản trong cơ
Trang 22- Chăn nuôi: Chuyển chăn nuôi tận dụng quy mô nhỏ, phân tán sang chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá áp dụng phương pháp công nghiệp Mở rộng mô hình trang trại chăn nuôi vừa và nhỏ Tăng cường công tác thú y, phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia cầm, gia súc
- Thuỷ sản:
+ Tiếp tục đẩy mạnh nuôi trồng thuỷ sản ở vùng nước mặn, lợ; tăng cường chuyển diện tích làm muối kém hiệu quả, diện tích trồng lúa ở các vùng đất úng, trũng năng suất thấp sang nuôi trồng thuỷ sản Trong đó, tập trung đầu tư cao vào một số loài hải sản có hiệu quả kinh tế cao như: tôm sú, cua, ngao, cá bống bớp, tôm càng xanh và cá rô phi đơn tính thương phẩm Dự kiến diện tích nuôi trồng thuỷ sản tăng lên 17.000 ha vào năm 2010 và khoảng 18.400 ha vào năm 2020;
+ Đầu tư xây dựng một số khu neo đậu trú bão ở các cửa: Quần Vinh và Giao Thủy
d) Phát triển dịch vụ trong tương lai
- Hình thành các cụm thương mại - dịch vụ tại khu vực có vị trí giao lưu thuận lợi, có thể kết nối với các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hoá tập trung hoặc gắn với các khu vực, cụm công nghiệp tại các địa điểm: thành phố Nam Định, Lạc Quần, Gôi, Thịnh Long, Quất Lâm và các thị trấn: Liễu Đề, Cổ Lễ, Lâm, Yên Định, Chợ Cồn, Ngô Đồng, Mỹ Lộc
- Phát triển du lịch tại Vườn quốc gia Xuân Thuỷ, các khu du lịch biển: Thịnh Long, Quất Lâm Nghiên cứu xây dựng khu du lịch biển Rạng Đông
Trang 23- Dự kiến tốc độ tăng trưởng tổng mức lưu chuyển bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ bình quân giai đoạn năm 2010 là 13,5%/năm, giai đoạn 2011 - 2020 là 14%/năm
Nhận xét
Từ những phân tích trên ta thấy từ năm 2010 đến năm 2020 dân số toàn tỉnh
sẽ tăng khoảng 300.000 người đòi hỏi sự phát triển cơ sở hạ tầng hợp lý, tỷ trọng các ngành nông nghiệp sẽ giảm từ 29,5% xuống 8%, trong khi đó ngành dịch vụ tỷ trọng tăng từ 34,1% lên 50%, ngành công nghiệp tăng từ 36,5% lên 42% Điều này yêu cầu việc củng cố, mở rộng các KCN, CCN Do đó áp lực ô nhiễm từ các khu
vực sản xuất công nghiệp cũng sẽ tăng lên
1.3 Yêu cầu nghiên cứu quản lý bảo vệ chất lượng nước sông Đào Nam Định
Nước sông Đào phục vụ cho nhiều mục đích trong đó đáng lưu ý là nước sông Đào là nguồn cấp nước chính cho nhà máy nước Nam Định, cấp nước sinh
hoạt cho cả thành phố Nam Định và các xã ven sông Đào Trong tương lai do dân
số lưu vực sông Đào tăng lên do vậy nhu cầu nước dùng cho sinh hoạt cũng tăng Ngoài ra nước sông Đào còn phục vụ cho các hoạt động sản xuất công nghiệp và
sản xuất nông nghiệp trong lưu vực sông Đào Vì vậy nếu nước sông Đào bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Nam Định
Lưu vực sông Đào trong tương lai sẽ có sự phát triển mạnh về công nghiệp, dẫn tới gia tăng chất thải công nghiệp, ngoài ra việc sản xuất nông nghiệp dẫn tới
dư lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tác động tới chất lượng nước sông Đào
Mặt khác sự gia tăng dân số nhanh chóng trong thời gian tới kéo theo sự gia tăng
chất thải sinh hoạt Nước thải công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt trong lưu vực sông Đào được tập trung trong các kênh tiêu trước khi bơm ra sông Đào nhờ các tram bơm gây ô nhiễm nước sông Đào
Vào mùa kiệt, lượng nước trong sông ít, lại bị lấy rất nhiều để cung cấp cho
sản xuất nông nghiệp nên tổng lượng nước càng giảm khiến cho khả năng tự làm
Trang 24sạch nước sông trong các sông, lạch trong vùng sẽ suy giảm Vì vậy vào mùa kiệt
áp lực ô nhiễm nước sông Đào sẽ càng gia tăng
Do đó trong thời điểm hiện tại, chúng ta cần đánh giá được những vấn đề bức xúc, xác định được các khu vực và thời điểm sông Đào có nguy cơ ô nhiễm cao
để có giải pháp kịp thời quản lý và kiểm soát Bởi vì trong các thập kỷ tới nếu để ô nhiễm ở lưu vực sông Đào gia tăng, khi mà ô nhiễm sông Đào ảnh hưởng tới các nguồn nước cần cho phát triển kinh tế xã hội của lưu vực sông Đào, chúng ta sẽ phải trả giá rất nhiều, đặc biệt là chi phí để phục hồi chất lượng nước, phục hồi môi trường trong toàn lưu vực sông Đào
Từ các phân tích trên cho thấy vấn đề bảo vệ chất lượng nước sông Đào là rất cần thiết phải quan tâm xem xét ngay từ thời điểm hiện nay Đây là lý do đề tài
“Nghiên cứu đánh giá ô nhiễm nước và quản lý bảo vệ chất lượng nước sông Đào Nam Định” được lựa chọn làm nội dung của luận văn nhằm đóng góp một
phần nhỏ để từng bước giải quyết các tồn tại về môi trường trong khu vực sông Đào
đã nêu ở trên
Trang 25CHƯƠNG 2
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC
2.1 Giới thiệu chung
Trong chương 2 này luận văn sẽ đi nghiên cứu đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường nước mặt tại lưu vực sông Đào, Nam Định Có 2 vấn đề chính cần giải quyết:
- Điều tra, đánh giá các nguồn gây ô nhiễm nước, xác định được các chất ô nhiễm và tải lượng, áp lực của nó gây ra trong lưu vực sông Đào
- Đánh giá thực trạng chất lượng nước lưu vực sông Đào
Trên cơ sở phân tích nêu trên trong chương này sẽ giải quyết các vấn đề sau đối với vùng nghiên cứu:
1) Phân tích đánh giá các nguồn gây ô nhiễm sông Đào
2) Tính toán và đánh giá tải lượng các chất gây ô nhiễm
3) Đánh giá chất lượng nước lưu vực sông Đào
2.2 Phân tích đánh giá các nguồn gây ô nhiễm nước
2.2.1 Phân loại các nguồn gây ô nhiễm nước
Nguồn ô nhiễm có thể phân loại theo 2 cách: theo cách thức các chất ô nhiễm
từ nguồn gia nhập vào nguồn nước và theo các hoạt động sản sinh ra các chất ô nhiễm Đây là cơ sở để phân loại nguồn gây ô nhiễm nước sông Đào
1) Theo cách thức các chất ô nhiễm từ nguồn gia nhập vào nguồn nước trong vùng có thể chia các nguồn gây ô nhiễm nước ra làm 2 loại: nguồn ô nhiễm điểm và nguồn ô nhiễm diện
+ Nguồn tập trung (hay nguồn điểm): là nguồn nước thải của các nhà máy, các khu tập trung dân cư chảy vào sông qua các cửa xả tại 1 vị trí xác định có thể cho phép đo đạc để xác định lưu lượng, thành phần và CLN thải Trong thực tế, kiểm soát ô nhiễm nước có thể thông qua điều tra, kiểm sát tại thực địa để xác định các nguồn thải tập trung và kiểm soát chúng Nguồn ô nhiễm có thể thấy rõ nhất là tại các cống xả nước thải của các cơ sở công nghiệp trực tiêp chảy vào sông
Trang 26+ Nguồn phân tán (hay nguồn diện): là nguồn các chất ô nhiễm gia nhập vào nước sông phân tán dọc theo chiều dài sông không tại vị trí xác định dẫn đến ô nhiễm trên diện rộng và khó khăn trong việc xác định lưu lượng chất thải Đối với các nguồn thải phân tán chỉ có thể kiểm soát và hạn chế các chất thải chảy xuống nguồn nước thông qua các biện pháp thu gom và quản lý chặt chẽ, giáo dục nâng cao ý thức cộng đồng dân cư và đông viên họ tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường Một số loại hình của nguồn ô nhiễm phân tán là nước thải sinh hoạt và nước thải từ hoạt động nông nghiệp
2) Theo các hoạt động sản sinh ra các chất ô nhiễm có thể chia ra các loại nguồn ô nhiễm:
+ Nguồn ô nhiễm do nước thải công nghiệp: đó là nước thải của các khu công nghiệp tập trung và các cơ sở sản xuất công nghiệp phân tán, làng nghề gọi chung là nước thải công nghiệp
+ Nguồn ô nhiễm do nước thải sinh hoạt: nước thải của các khu dân cư tập trung (các thị xã, thị trấn và của các khách du lịch) và nước thải sinh hoạt của các khu dân cư phân tán (các làng xã), gọi chung là nước thải sinh hoạt
+ Nguồn ô nhiễm do hoạt động sản xuất nông nghiệp: nước hồi quy sau tưới của các khu canh tác nông nghiệp và nước thải của các cơ sở chăn nuôi gọi chung là nước thải nông nghiệp
+ Các nguồn ô nhiễm khác: nước thải do nuôi trồng thuỷ sản, hoạt động cảng, du lịch…
Như vậy
Đối với lưu vực sông Đào, ta có thể xác định được cụ thể các hoạt động sản sinh ra chất gây ô nhiễm nước Vì vậy các nguồn gây ô nhiễm nước sông Đào có thể phân ra:
- Nguồn ô nhiễm nước do nước thải sinh hoạt
- Nguồn ô nhiễm nước do hoạt động công nghiệp
- Nguồn ô nhiễm nước do hoạt động nông nghiệp
- Các nguồn ô nhiễm khác (nuôi trồng thuỷ sản, du lịch )
Trang 27Sau đây là đánh giá chi tiết về các nguồn ô nhiễm nước sông Đào Việc đánh giá tác động của từng nguồn thải tới chất lượng nước sông Đào sẽ là cơ sở để lựa chọn nguồn ô nhiễm để kiểm soát
2.2.2 Đánh giá chung về các nguồn gây ô nhiễm sông Đào
Hai bên bờ sông Đào có đê kè, bên ngoài đê chỉ có 1 vài khu đất có với các
cơ sở sản xuất nhỏ, chất thải ra sông không đáng kể Vì vậy các chất thải công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt trong lưu vực sông Đào đều được tập trung trong các kênh tiêu trước khi bơm ra sông Đào nhờ các trạm bơm Danh sách vị trí các cửa tiêu thoát nước thải được trình bày trong bảng 2.1
Bảng 2.1 Vị trí các cửa tiêu thoát nước thải ra sông Đào
Trạm bơm Kênh Gia
H uyện Nam Trực Xã Nghĩa An
Trạm bơm An Lá Trạm bơm Bái Hạ Thị trấn Nam Giang Trạm bơm Kim Lũng
Huyện Vụ Bản Xã Thành Lợi Trạm bơm Mỹ Trung
Trạm bơm Cốc Thành
(Nguồn: Trung tâm nghiên cứu Thuỷ văn và Tài nguyên nước)
Trang 28Hình 2.1 Vị trí các cửa tiêu thoát nước thải trong lưu vực sông Đào
2.2.3 Đánh giá nguồn ô nhiễm nước do nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt tại là 1 nguyên nhân gây ô nhiễm nước sông Đào Nước thải sinh hoạt trong khu vực hầu hết chưa được xử lý, hệ thống xả nước thải của các khu dân cư tập trung đều xả trực tiếp vào hệ thống tiêu thoát nước chung hoặc xả trực tiếp ra kênh mương sau đó đổ ra sông Đào qua các cửa tiêu Đối với thành phố Nam Định, nước thải sinh hoạt được xử lý một phần (chủ yếu xử lý bằng các bể tự
hoại) sau đó dẫn ra sông Vĩnh Giang trước khi bơm ra sông Đào nhờ trạm bơm Kênh Gia và trạm bơm Cốc Thành Trạm bơm Quán Chuột ở thành phố Nam Định
đang sửa chữa nên nước thải bơm ra sông Đào không nhiều
Theo bảng 1.2, thành phố Nam Định là nơi có mật độ dân cư lớn nhất (5213 người/km2
), gấp 5 lần mật độ trung bình của khu vực sông Đào, đây cũng là nơi có
số dân và tỷ lệ dân sống ở thành thị cao hơn so với các huyện nên áp lực do ô nhiễm
chất thải sinh hoạt đến sông Đào là đáng quan tâm
Trang 29Các khu vực thị trấn, các huyện do mật độ dân số còn thấp nên ảnh hưởng không đáng kể đến chất lượng nước lưu vực sông Đào Tuy nhiên lưu vực sông Đào
là vùng dân số phát triển trong tương lai Dân số trong vùng sau 10 đến 20 năm tới
sẽ có sự biến động với dân số tăng, dân cư thành phố tập trung nhiều hơn do thành phố mở rộng, công nghiệp, dịch vụ phát triển Theo quy hoạch tổng thể phát triển KTXH tỉnh Nam Định đến năm 2020 đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 87/2008/QĐ- TTg ngày 03/7/2008 thì tỷ lệ tăng dân số bình quân thời kỳ 2011 - 2015 bình quân là 0,92%, thời kỷ 2016 - 2020 khoảng 0,9% Vì vậy đến năm 2020 sự gia tăng dân số ở khu vực sông Đào sẽ gây ra những áp lực nhiều hơn đến chất lượng nước sông Đào
Nhận xét:
Nước thải sinh hoạt tại lưu vực sông Đào chủ yếu vẫn chưa được xử lý, được
xả thải ra sông Đào qua các cửa tiêu Trong tương lai áp lực ô nhiễm do nước thải sinh hoạt sẽ thay đổi theo hướng gia tăng rất nhanh, tập trung tại khu vực thành phố Nam Định và thị trấn huyện Nếu cứ duy trì như tình trạng hiện nay tức là nước thải sinh hoạt không được xử lý mà xả ra sông thì việc ô nhiễm nguồn nước do nước thải sinh hoạt trong lưu vực sông Đào sẽ không thể tránh khỏi và sẽ ảnh hưởng đến phát triển kinh tế Điều này đòi hỏi cần phải tính toán, xác định mức độ ô nhiễm do nước thải sinh hoạt từ đó có biện pháp kiểm soát nguồn thải này
2.2.4 Đánh giá ô nhiễm nước do hoạt động công nghiệp
Nguồn gây ô nhiễm sông Đào do hoạt động công nghiệp bao gồm nước thải của các khu công nghiệp tập trung và các cơ sở sản xuất công nghiệp phân tán, làng nghề
a) Các KCN, CCN tập trung và tình hình nước thải
Theo Sở Công thương tỉnh Nam Định 2010 trong lưu vực sông Đào có 02 KCN là KCN Hoà Xá, KCN Mỹ Trung (thành phố Nam Định), 02 CCN là CCN Vân Chàng (thị trấn Nam Giang – Nam Trực) và CCN An Xá (thành phố Nam Định).Cả KCN Hoà Xá, KCN Mỹ Trung, CCN An Xá và CCN Vân Chàng đều đã
đi vào hoạt động Theo trung tâm nghiên cứu thuỷ văn và tài nguyên nước tổng
Trang 30lượng nước thải của các cơ sở công nghiệp tập trung trong lưu vực sông Đào là
1190 m3/ngày
* Đặc điểm KCN Hoà Xá
Theo theo Quyết định số 2808/2003/QĐ-UB ngày 3-11-2003 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Nam Định , KCN Hoà Xá được xây dựng với tổng diện tích 326,8 ha thuộc địa bàn 2 xã Lộc Hoà và Mỹ Xá (thành phố Nam Định) Nước thải của KCN Hoà Xá khoảng 1000 m3/ngày (N guồn: Trung tâm Quan trắc và Phân tích Tài nguyên Môi trường tỉnh Nam Định)được tập trung xử lý, sau đó có 2/3 lượng nước thải dẫn về tram bơm Cốc Thành, 1/3 lượng nước thải dẫn về trạm bơm Kênh Gia trước khi bơm ra sông Đào Hiện nay trạm xử lý nước thải tập trung của KCN Hoà
Xá hoạt động chưa hiệu quả, do hệ thống thu gom nước thải chưa hoàn thiện do vậy đoạn sông Đào chảy qua khu vực tram bơm Cốc Thành và tram bơm Kênh Gia có
nguy có bị ô nhiễm mạnh
Các ngành nghề sản xuất trong KCN Hoà Xá bao gồm lắp ráp và chế tạo cơ khí chiếm 25% diện tích, chế biến sản phẩm nông nghiệp 15% diện tích, sản xuất vật liệu xây dựng cao cấp và thiết bị nội thất 20% diện tích; sản xuất hàng tiêu dùng 20%
diện tích, dệt may 20% diện tích (Nguồn: Ban quản lý các KCN tỉnh Nam Định)
Tính đến năm 2010 trong KCN Hoà Xá có hơn 100 doanh nghiệp sản xuất nhiều lĩnh vực (danh sách các doanh nghiệp chính trong KCN Hoà Xá năm 2010 được trình bày trong Phụ lục 1) Nước thải từ KCN Hoà Xá rất đa dạng do có nhiều ngành nghề thải ra và thường có nồng độ BOD cao do nước thải của KCN Hoà Xá
chủ yếu từ ngành chế biến thức phẩm và dệt nhuộm, có thể ảnh hưởng xấu tới môi trường sông Đào
Trang 31của khu CN Nước thải ở đây sau khi được xử lý được dẫn ra kênh Vĩnh Giang trước khi bơm ra sông Đào qua 2 trạm bơm là Kênh Gia và Cốc Thành Hiện nay
hiệu quả xử lý của nước thải tại KCN Mỹ Trung còn thấp, do trạm xử lý nước thải
tập trung ở KCN Mỹ Trung chưa xây dựng xong nên đoạn sông Đào chảy qua khu
vực tram bơm Cốc Thành và tram bơm Kênh Gia có nguy có bị ô nhiễm cao (Nghị quyết của ban thường vụ tỉnh uỷ số 15- NQ/TU )
* Đặc điểm CCN Vân Chàng
Năm 2005, Cụm công nghiệp Vân Chàng được thành lập trên cơ sở làng nghề rèn truyền thống Vân Chàng, thuộc thị trấn Nam Giang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Đinh
Cụm công nghiệp tập trung Vân Chàng có diện tích 12 ha Theo trung tâm nghiên cứu thuỷ văn và tài nguyên nước tổng lượng nước thải của CCN Vân Chàng
là 18 m3/ngày Hiện tại CCN Vân Chàng có hơn 10 DN (danh sách các doanh nghiệp trong CCN Vân Chàng được trình bày trong phụ lục 2) Sản phẩm chủ yếu là phụ tùng xe đạp, xe máy, chậu nhôm, cán kéo kim loại
Nguyên liệu đầu vào tại các cơ sở sản xuất ở đây chủ yếu là phế liệu, phế phẩm (chiếm 90%) được thu gom, phân loại chuyển về nơi sản xuất với số lượng như: sắt thép 6000 tấn/tháng, nhôm 800 tấn/tháng, than đá 500 tấn/tháng, điện năng 36.000 kW/ tháng, nước 1000 m3/tháng Lượng hóa chất tiêu thụ mỗi năm: xút ăn
da 100 tấn, Natricabonat 70 tấn, H2SO4 15 tấn, NaNO3 100 tấn Máy móc thiết bị sản xuất đều trong tình trạng quá lạc hậu, phần lớn là do người dân địa phương tự thiết kế, lắp đặt Chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất không được thu gom xử lý triệt để nên ảnh hưởng tới môi trường xung quanh Nước thải trong quá trình sản xuất chủ yếu là chất rắn lơ lửng được thải ra các kênh tiêu trước khi bơm ra sông Đào qua trạm bơm Kinh Lũng
* Đặc điểm CCN An Xá
CCN An Xá được thành lập từ năm 2005 quy mô 98 ha, thuộc thành phố Nam Định Theo Ban quản lý các KCN tỉnh Nam Định, hiện tại CCN An Xá có khoảng 30 doanh nghiệp, sản xuất đa ngành nghề trong đó chủ yếu là các ngành
Trang 32may mặc, cơ khí, chế biến thực phẩm do vậy nước thải chứa nhiều cặn lơ lửng, kim loại nặng, hoá chất tẩy rửa, phẩm màu, chất hữu cơ (danh sách các doanh nghiệp trong CCN An Xá được trình bày qua phụ lục 3) Theo Trung tâm Quan trắc và Phân tích Tài nguyên Môi trường tỉnh Nam Định tổng lượng nước thải của CCN An
Xá là 166 m3/ngày Nước thải của CCN An Xá sau khi được xử lý qua hệ thống xử
lý nước thải tập trung được dẫn ra kênh Vĩnh Giang sau đó bơm ra sông Đào qua trạm bơm Cốc Thành và Kênh Gia Theo Ban quản lý các KCN tỉnh Nam Định,
mặc dù công suất của hệ thống xử lý nước thải tập trung là 3000 m3
/ngày đêm, tuy nhiên hiệu quả xử lý còn thấp, nên chất ô nhiễm từ KCN vẫn ảnh hưởng tới môi
trường nước sông Đào
b) Các cơ sở công nghiệp phân tán, làng nghề và tình hình nước thải
Hiện nay trong vùng có rất nhiều các cơ sở công nghiệp phân tán với các ngành nghề rất đa dạng và phong phú như chế biến thực phẩm ở thành phố Nam Định, dệt vải ở xã Thành Lợi, làng nghề sơn mài xã Liên Minh (huyện Vụ Bản), làng nghề làm phở ở xã Đồng Sơn (huyện Nam Trực), sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ ở
Mỹ Phúc (huyện Mỹ Lộc) … Đặc điểm chung của các cơ sở này là nằm xen kẽ trong các khu dân cư với các quy mô khác nhau Các cơ sở này hình thành trên cơ
sở tự phát của người dân nên nước thải phần lớn chưa có hệ thống xử lý hoặc có hệ thống xử lý nhưng chất lượng nước thải sau xử lý chưa đảm bảo tiêu chuẩn cho phép đã thải trực tiếp ra môi trường ảnh hưởng đến người dân và môi trường xung quanh.Theo sở TN&MT Nam Định, tổng lượng nước thải ở các cơ sở sản xuất chính ước tính là 6000 m3
/ngày, chủ yếu là nước thải dệt nhộm chiếm 74% lượng
nước thải Các chất ô nhiễm từ các cơ sở phân tán và làng nghề trong lưu vực sông Đào chủ yếu là chất hữu cơ, phẩm màu
Trang 33Các KCN, CCN đã xây dựng hệ thống xử lý nhưng không hiệu quả do chưa
có hệ thống thu gom nước thải bao gồm KCN Hoà Xá, CCN An Xá
Nước thải từ các KCN Hoà Xá, Mỹ Trung, CCN An Xá được dẫn ra kênh Vĩnh Giang sau đó bơm ra sông Đào qua trạm bơm Cốc Thành và Kênh Gia Nước thải từ CCN Vân Chàng có hàm lượng chất rắn lơ lửng cao được bơm ra sông Đào qua tram bơm Kinh Lũng
Các cơ sở công nghiệp phân tán, làng nghề nằm rải rác tại các huyện, chất thải chưa nhiều chất hữu cơ, phẩm mầu gây nên hiện tượng phú dưỡng, ô nhiễm cục
bộ Trong tương lai, khi các KCN theo quy hoạch vào hoạt động sẽ tăng ô nhiễm môi trường nước sông Đào
Do nguy cơ ô nhiễm sông Đào từ các hoạt động sản xuất công nghiệp rất cao nên đòi hỏi phải tính toán đánh giá mức độ ô nhiễm của nguồn thải này tạo cơ sở cho các biện pháp kiểm soát quản lý ô nhiễm vùng sông Đào
2.2.5 Đánh giá ô nhiễm nước do hoạt động nông nghiệp
Nguồn gây ô nhiễm nước do hoạt động sản xuất nông nghiệp gồm: nước hồi quy sau tưới từ các khu vực canh tác và nước thải do hoạt động chăn nuôi trong khu vực
Dân cư phần trung lưu và hạ lưu sông Đào nhìn chung sinh sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp trồng lúa và hoa màu trong đó canh tác lúa nước là chủ yếu Theo niên giám thống kê 2010 tỉnh Nam Định, diện tích trồng lúa chiếm tới 80,62% diện tích cây hàng năm Do canh tác nông nghiệp trong vùng chủ yếu là lúa nước nên khu vực canh tác thường tập trung ở vùng ven sông để thuận lợi cho việc tưới tiêu Theo Sở TN&MT Nam Định, trong quá trình sản xuất nông nghiệp, phân bón hoá chất và thuốc trừ sâu được người dân sử dụng không theo quy định về chủng loại và lượng dùng gây ra hiện tượng dư thừa, dẫn đến hàm lượng chất dinh dưỡng trong nước hồi quy sẽ chảy ra các kênh tiêu trước khi được được bơm ra sông Đào qua các trạm bơm (được liệt kê trong bảng 2.1) gây ô nhiễm nguồn nước
Ngành chăn nuôi theo hướng giảm chăn nuôi nhỏ lẻ trong nông hộ, tăng chăn nuôi hàng hoá theo mô hình trang trại, gia trại quy mô vừa và nhỏ Phần lớn các cơ
sở chăn nuôi nằm trong khu dân cư, chất thải phát sinh từ các trang trại được tập
Trang 34trung với khối lượng lớn Theo sở TN& MT Nam Định hiện nay lưu vực sông Đào mới chỉ có 20% cơ sở chăn nuôi xây dựng bể biogas để xử lý chất thải Do vậy chất
thải chăn nuôi chứa nhiều chất hữu cơ, chất dinh dưỡng sẽ đưa ra các kênh tiêu
trước khi bơm ra sông Đào qua các trạm bơm chính (bảng 2.1) gây ô nhiễm môi
trường nước sông Đào
Nhận xét:
Việc sử dụng phân bón hoá học, thuốc trừ sâu, nước thải từ ngành chăn nuôi hiện nay vẫn chưa kiểm soát được, dẫn tới ảnh hưởng tới chất lượng nước sông Đào Sự ô nhiễm chất dinh dưỡng gây nên hiện tượng phú dưỡng trong kênh tiêu và sông, lạch trong vùng Ngoài ra chất độc hại trong thuốc trừ sâu tác động lâu dài thông qua tích tụ sinh học cũng ảnh hưởng đến người dân trong vùng Vì vậy việc tính toán, đánh giá mức độ ô nhiễm đối với ngành nông nghiệp là cần thiết, đảm bảo
cơ sở cho các biện pháp kiểm soát quản lý ô nhiễm vùng sông Đào
2.2.5 Các nguồn ô nhiễm khác
Theo Sở TN&MT Nam Định việc nuôi trồng thuỷ sản chưa phát triển nên
luận văn sẽ không xem xét tính toán đánh giá mức độ ô nhiễm
2.3 Tính toán đánh giá tải lượng chất ô nhiễm
Phần này sẽ tính toán tải lượng các chất ô nhiễm cho khu vực sông Đào và quan tâm tới thời gian tính toán là mùa kiệt vì khi đó tác động do ô nhiễm là lớn nhất vì nước trong sông Đào ít Việc tính tải lượng sẽ tính chi tiết cho từng huyện, thành phố trong khu vực sông Đào Việc tính toán tải lượng chất ô nhiễm sẽ là cơ sở
để xác định thông số ô nhiễm cần quan tâm kiểm soát
Để tính toán tải lượng chất ô nhiễm, luận văn sẽ lựa chọn thông số chất lượng nước đặc trưng cho từng loại ô nhiễm như sau
- Ô nhiễm vật lý: lựa chọn thông số tổng chất rắn lơ lửng (TSS) làm thông số đặc trưng để tính toán tải lượng
- Ô nhiễm hữu cơ: lựa chọn thông số BOD5 làm thông số đặc trưng để tính toán tải lượng
Trang 35- Ô nhiễm chất dinh dưỡng: do lưu vực sông Đào chịu tác động của các chất dinh dưỡng có trong nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp nên ta chọn tổng
N, tổng P làm thông số đặc trưng để tính toán tải lượng
Việc tính toán tải lượng các chất ô nhiễm được tiến hành theo hình thức như sau: + Tính tải lượng chất ô nhiễm lần lượt cho từng nguồn ô nhiễm
+ Với mỗi thông số ô nhiễm ta tính tổng tải lượng cho từng huyện, thành phố
và toàn vùng sông Đào
+ Tính áp lực ô nhiễm của từng chất ô nhiễm cho các huyện, thành phố trong khu vực sông Đào làm cơ sở để phân tích nhận xét, đánh giá thông số và khu vực cần quan tâm kiểm soát ô nhiễm
2.3.1 Tính toán tải lượng ô nhiễm do nước thải sinh hoạt
a) Giới thiệu chung
Tải lượng các chất ô nhiễm tiềm năng do nước thải sinh hoạt của các khu đô thị và vùng nông thôn tính theo các loại thông số đặc trưng: TSS, BOD5, tổng N, tổng P
Trang 36Bảng 2.2 Hệ số phát sinh chất thải khi không xử lý
TT Chất ô nhiễm
(g/người/ngày)
Khối lượng (g/người/ngày)
Khối lượng trung bình (g/người/ngày)
Khối lượng trung bình (g/người/ngày)
c) Tải lượng ô nhiễm do nước thải sinh hoạt khu vực đô thị
Dựa theo số liệu diện tích trong bảng 1.1, bảng 1.2 ta xác định được tỷ lệ diện tích của mỗi huyện trong lưu vực sông Đào với diện tích của huyện tương ứng trong tỉnh Nam Định, kết hợp với số liệu dân số thành thị trong tỉnh (bảng 1.3) ta tính dân số thành thị theo huyện, thành phố trong lưu vực sông Đào Dân số trung bình thành thị phân theo huyện, thành phố trong lưu vực sông Đào năm 2010 được trình bày qua bảng 2.4
Trang 37Bảng 2.4 Dân số trung bình thành thị phân theo huyện, thành phố trong
l ưu vực sông Đào năm 2010
(Nguồn: Niên giám thống kê Nam Định 2010)
Hầu hết nước thải sinh hoạt lưu vực sông Đào đều được xử lý bằng bể tự hoại thông thường Theo Sở Tài nguyên môi trường Nam Định tại khu vực thành thị
có khoảng 80% nước thải sinh hoạt đã được xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại thông thường, còn các vùng nông thôn ở mức khoảng 60% Vì vậy tải lượng tiềm năng các chất ô nhiễm do nước thải sinh hoạt trong thực tế sẽ gồm 2 thành phần: tải lượng phần nước thải chưa qua xử lý và tải lượng phần nước thải đã qua xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại thông thường
Theo công thức (2.1) và số liệu bảng bảng 2.4 ta có kết quả tính toán tải
lượng chất ô nhiễm tiềm năng do nước thải sinh hoạt đô thị được thể hiện trong bảng 2.5
Trang 38Bảng 2.5 Tải lượng các chất ô nhiễm tiềm năng do nước thải sinh hoạt đô thị trong
l ưu vực sông Đào
T
Tải lượng (kg/ngày) Chưa xử lý Đã xử lý sơ bộ bằng bể
* Phân tích, nhận xét các kết quả tính toán
Kết quả tính toán từ bảng 2.5 cho thấy tải lượng các chất ô nhiễm tiềm năng
do nước thải sinh hoạt đô thị lưu vực sông Đào lớn nhất là thành phố Nam Định (TSS = 11027 kg/ngày; BOD5 = 5078 kg/ngày, tổng N= 923 kg/ngày, tổng P =249 kg/ngày), đứng thứ 2 là khu vực huyện Nam Trực, thấp nhất là khu vực huyện Ý Yên (TSS = 70 kg/ngày; BOD5 = 32 kg/ngày, tổng N=5 kg/ngày, tổng P= 1,4 kg/ngày) do đây là nơi có dân số vùng đô thị ít
d) T ải lượng ô nhiễm do nước thải sinh hoạt vùng nông thôn
Dựa theo số liệu diện tích các huyện (bảng 1.1, bảng 1.2) ta xác định được tỷ
lệ diện tích của mỗi huyện trong lưu vực sông Đào với diện tích của huyện tương ứng trong tỉnh Nam Định, kết hợp với số liệu về dân số trung bình nông thôn trong
tỉnh Nam Định (bảng 1.3) ta tính dân số nông thôn theo huyện, thành phố trong lưu vực sông Đào Dân số trung bình nông thôn phân theo huyện, thành phố trong lưu vực sông Đào được trình bày qua bảng 2.6
Trang 39Bảng 2.6 Dân số trung bình nông thôn phân theo huyện, thành phố trong
l ưu vực sông Đào
Theo công thức (2.1) và số liệu bảng bảng 2.6 ta có kết quả tính toán tải
lượng chất ô nhiễm tiềm năng do nước thải sinh hoạt đô thị được thể hiện trong bảng 2.7
Kết quả tính toán được thể hiện trong bảng 2.7
Bảng 2.7 Tải lượng các chất ô nhiễm tiềm năng do nước thải sinh hoạt nông thôn
trong l ưu vực sông Đào
TT Khu vực
Tải lượng (kg/ngày) Chưa xử lý Đã xử lý sơ bộ bằng
bể tự hoại thông thường Tổng
* Phân tích, nhận xét các kết quả tính toán
Kết quả tính toán từ bảng 2.7 cho thấy Tải lượng các chất ô nhiễm tiềm năng
do nước thải sinh hoạt nông thôn lưu vực sông Đào lớn nhất là huyện Vụ Bản (TSS
= 4587 kg/ngày; BOD5 = 2114 kg/ngày, tổng N=382 kg/ngày, tổng P=106 kg/ngày),
Trang 40kg/ngày; BOD5 = 603 kg/ngày, tổng N=110 kg/ngày, tổng P=30 kg/ngày) do huyện Nghĩa Hưng có số dân cư nông thôn ít nhất
e) Tổng hợp và đánh giá tải lượng ô nhiễm do nước thải sinh hoạt lưu vực sông Đào
* Tổng hợp tải lượng ô nhiễm
Từ các kết quả tính toán ở bảng 2.5 và bảng 2.7 ta có bảng tổng hợp chung về
ô nhiễm nước thải sinh hoạt lưu vực sông Đào như bảng 2.8
Bảng 2.8 Bảng tổng hợp tải lượng các chất ô nhiễm tiềm năng do nước thải sinh
hoạt trong lưu vực sông Đào
2.3.2 Tính toán, ước tính tải lượng ô nhiễm do nước thải công nghiệp
a) Nội dung tính toán
Trong phần này luận văn sẽ ước tính tải lượng chất ô nhiễm tiềm năng (TSS, BOD5, tổng N, tổng P) do hoạt động công nghiệp theo:
- KCN và cụm công nghiệp tập trung